1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách tiền tệ Quốc gia và các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay

35 1,4K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 200,5 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài: Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát...

Trang 1

Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là cáccông cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụngđối với nền kinh tế Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọncác công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn

là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với cácnhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứukinh tế Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế như hiệnnay thì việc nghiên cứu về chính sách tiền tệ cụ thể là các công cụ của chínhsách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao Với mục đíchtrau dồi kiến thức đã học và góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách tiền

tệ ,em quyết định chọn đề tài: “Chính sách tiền tệ Quốc gia và các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay”.

Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương được bố cục như sau:

Chương 1: Lý luận chung về chính sách tiền tệ Quốc gia

Chương 2: Thực trạng kinh tế Việt Nam và việc thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Một số ý kiến đề xuất đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáoNguyễn thị Hoài Phương đã giúp em hoàn thành đề án này

Trang 2

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

1.1.Khái niệm, vị trí của CSTT.

1.1.1.Khái niệm CSTT.

Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trungương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ , biện pháp của mìnhnhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăngtrưởng kinh tế

Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo haihướng: chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền ,giảm lãi suất để thúc đẩysản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng-chính sách tiền tệchống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãisuất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưngthất nghiệp tăng-chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền)

1.1.2.Vị trí của CSTT.

Trong hệ thống các công cụ đIều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sáchtiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếpvào lĩnh vực lưu thông tiền tệ.Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chínhsách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chínhsách kinh tế đối ngoại

Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sáchchính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằmlàm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn

1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ :

1.2.1.Ổn định giá trị đồng tiền:

NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giátrị đồng tiền của nước mình.Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2

Trang 3

mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trongnước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoạitệ).Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ

lệ lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được, để có một tỷ

lệ lạm phát giảm phảI chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên

1.2.2.Tăng công ăn việc làm:

CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng cóhiệu qủa các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnhhưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế.Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảmthì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên

1.2.3.Tăng trưởng kinh tế :

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạchđịnh các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng

đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thểhiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.Mục tiêu này chỉ đạt được khikết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà Mối quan hệ giữa cácmục tiêu: Có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời Nhưng xemxét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhauthậm chí triệt tiêu lẫn nhau.Vậyđể đạt được các mục tiêu trên một cách hàihoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với cácchính sách kinh tế vĩ mô khác

1.3 Các công cụ của CSTT.

1.3.1.Nghiệp vụ thị trường mở

* Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là những hoạt động mua bánchứng khoán do NHTW thực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ sốtiền tệ qua đó điều tiết lượng tiền cung ứng

* Cơ chế tác động: Khi NHTW mua (bán) chứng khoán thì sẽ làm cho cơ

số tiền tệ tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm đi) Nếu thị

Trang 4

trường mở chỉ gồm NHTW và các NHTM thì hoạt động này sẽ làm thay đổilượng tiền dự trữ của các NHTM (R ), nếu bao gồm cả công chúng thì nó sẽlàm thay đổi ngay lượng tiền mặt trong lưu thông(C)

* Đặc điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi

là một công cụ năng động, hiệu quả, chính xác của CSTT vì khối lượng chứngkhoán mua (bán) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, íttốn kém về chi phí, dễ đảo ngược tình thế.Tuy vậy, vì được thực hiện thôngqua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trênthị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phảI có sự phát triểnđồng bộ của thị trường tiền tệ, thị trường vốn

1.3.2 Dự trữ bắt buộc

* Khái niệm: Dự trữ bắt buộc là số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các

NH phảI giữ lại, do NHTW qui định, gửi tại NHTW, không hưởng lãi, khôngđược dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhấtđịnh trên tổng số tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán, sự

ổn định của hệ thống ngân hàng

* Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trựctiếpđến số nhân tiền tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của cácNHTM Mặt khác khi tăng (giảm ) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vaycủa các NHTM giảm (tăng), làm cho lãI suất cho vay tăng (giảm), từ đó làmcho lượng cung ứng tiền giảm (tăng)

* Đặc điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp NHTW chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác độngcủa nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc làảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền).Song tính linh hoạt của nókhông cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó cóthể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM

1.3.3 Chính sách tái chiết khấu:

Trang 5

* Khái niệm: Đây là hoạt động mà NHTW thực hiện cho vay ngắn hạnđối với các NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc điều chỉnhlãi suất tái chiết khấu (đối với thương phiếu) và hạn mức cho vay tái chiếtkhấu (cửa sổ chiết khấu)

* Cơ chế tác động: Khi NHTW tăng (giảm ) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạnchế (khuyến khích) việc các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho khả năng chovay của các NHTM giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh

tế giảm (tăng).Mặt khác khi NHTW muốn hạn chế NHTM vay chiết khấu củamình thì thực hiện việc khép cửa sổ chiết khấu lại.Ngoài ra, ở các nước có thịtrường chưa phát triển (thương phiếu chưa phổ biến để có thể làm công cụtáI chiết khấu) thì NHTW còn thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc chovay táI cấp vốn ngắn hạn đối với các NHTM

* Đặc điểm: Chính sách tái chiết khấu giúp NHTW thực hiện vai trò làngười cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi các NHTM gặp khó khăntrong thanh toán, và có thế kiểm soát đựoc hoạt động tín dụng của cácNHTM, đồng thời có thể tác động tới việc đIều chỉnh cơ cấu đầu tư đối vớinền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể.Tuy vậy,hiệu qủa của cộng cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của cácNHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó, sai lệchthông tin về cung cầu vốn trên thị trường

Trên đây là 3 công cụ tác động gián tiếp tới qui mô lượng tiền cung ứng,trong một nền kinh tế nếu NHTW sử dụng có hiệu quả cấc công cụ này thì sẽkhông cần đến bất cứ một công cụ nào khác.Tuy vậy trong những điều kiện

cụ thể (các quốc gia đang phát triển; các giai đoạn kinh tế quá nóng ) thì đểđạt được mục tiêu của mình, NHTW có thể sử dụng các công cụ điều tiết trựctiếp sau:

1.3.4 Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM

* Khái niệm: Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM là việc NHTWquy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượngnào đó trong một thời gian nhất định(một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát

Trang 6

mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tếdựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởnglạm phá tiêuthụ ) sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể chovay vượt quá hạn mức do NHTW quy định

* Cơ chế tác động: Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đốivới lượng tiền cung ứng, việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụngcho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theomục tiêu của NHTM

* Đặc điểm: Giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứngkhi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rấtcao trong những giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nềnkinh tế.Song nhược điểm của nó rất lớn: triệt tiêu động lực cạnh tranh giữacác NHTM, làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinhnhiều hình thức tín dụng ngoài sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quákìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên

1.3.5 Quản lý lãi suất của các NHTM:

* Khái niệm: Quản lý lãi suất của các NHTM là việc NHTW đưa ra mộtkhung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTMđiều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng củanền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình

* Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm

sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làmcho lượng tiền cung ứng thay đổi theo

* Đặc điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứngtheo mục tiêu của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa

có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.Song, nó dễ làmmất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãI suất là

“giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu

về vốn trong nến kinh tế Mặt khác việc thay đổi quy định đIều chỉnh lãi suất

dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh củamình

Trang 7

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ VIỆC THỰC HIỆN

CSTT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.Thực trạng kinh tế VN thời gian qua.

2.1.1.Kinh tế VN năm 2006.

* Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng

8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷsản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch

vụ tăng 8,29%.Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp vàthuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựngđóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phầntrăm

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng 4%của năm 2005, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp và thuỷ sảnchậm lại vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh Khu vực côngnghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng của năm ngoái do sản xuấtcông nghiệp giảm (dầu thô khai thác đạt 17 triệu tấn, thấp hơn mức 18,5 triệutấn của năm 2005; công nghiệp chế biến và điện, nước, ga cũng giảm so vớimức tăng trưởng năm trước Khu vực dịch vụ tăng cao hơn mức tăng trưởngchung của nền kinh tế, trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn duy trì đượcmức độ tăng cao như thương nghiệp; vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch;khách sạn, nhà hàng; tài chính ngân hàng, bảo hiểm

* Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực

công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp vàthuỷ sản.Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực

Trang 8

nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%.

* Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2006 ước tính bằng 110,2% dự

toán cả năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 103%; thu từ dầu thô bằng126%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 106,3%; thu

viện trợ bằng 148% Chi ngân sách Nhà nước năm 2006 bằng 108,4% dự toán

cả năm, bảo đảm được các kế hoạch chi cho đầu tư phát triển và chi thườngxuyên Bội chi ngân sách Nhà nước cả năm bằng mức dự toán cả năm, trong

đó 74,2% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 25,8% từ nguồn vaynước ngoài

* Về nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theogiá cố định) ước tính tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng3,6%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%

* Về sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 490,82nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực doanhnghiệp Nhà nước tăng 9,1% (Trung ương quản lý tăng 11,9%; địa phươngquản lý tăng 2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài tăng 18,8% (Dầu mỏ và khí đốt giảm 6,5%, các ngành kháctăng 25,4%) Nguyên nhân khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp hơn,chủ yếu do giảm số doanh nghiệp, giảm nhiều nhất là doanh nghiệp Nhà nướcđịa phương quản lý do tiếp tục thực hiện triệt để hơn chủ trương của Nhànước về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước

* Về đầu tư

Thực hiện vốn đầu tư năm 2006 theo giá thực tế ước tính đạt 398,9 nghìn

tỷ đồng, bằng 105,9% kế hoạch năm, trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng50,1%, bằng 103,2%; vốn ngoài Nhà nước chiếm 33,6%, bằng 105,7%; vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,3%, bằng 116,1%

Trang 9

Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2006 ước

tính thực hiện 64,1 nghìn tỷ đồng, bằng 114,1% kế hoạch cả năm, trong đóvốn đầu tư do trung ương quản lý xấp xỉ 18 nghìn tỷ đồng, bằng 103,3%; vốn

do địa phương quản lý 46,1 nghìn tỷ đồng, bằng 119%

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2006 tiếp tục phát triển Tính từ

đầu năm đến 18/12/2006, cả nước có 797 dự án đầu tư nước ngoài được cấpgiấy phép với tổng số vốn đăng ký 7,57 tỷ USD, bình quân 1 dự án đạt 9,5triệu USD Cũng đến thời điểm trên, còn có 486 lượt dự án được tăng vốn với

số vốn tăng thêm 2,36 tỷ USD; tính chung cả cấp mới và tăng vốn đến18/12/2006 đạt 9,9 tỷ USD và như vậy cả năm 2006 sẽ đạt trên 10 tỷ USD, làmức cao nhất từ trước đến nay và cũng là một trong những sự kiện kinh tế nổibật nhất trong năm 2006 Trong tổng vốn đăng ký thuộc các dự án ĐTNNđược cấp phép năm nay, công nghiệp và xây dựng chiếm 68,4%; dịch vụchiếm 30%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 1,6% Có 43 tỉnh, thành phố có

dự án đầu tư nước ngoài mới cấp phép trong năm 2006, trong đó có 12 tỉnh,thành phố có số vốn đăng ký từ 100 triệu USD trở lên Có 39 quốc gia vàvùng lãnh thổ được cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam trong năm 2006

* Về thương mại, giá cả và dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt

580,7 nghìn tỷ đồng (tính theo giá thực tế) tăng 20,9% so với năm trước vàtăng trên 13%, nếu loại trừ yếu tố giá, đây là mức tăng tương đối cao so vớimức tăng trưởng, chứng tỏ sức mua tăng và tiêu dùng của dân cư tăng lên.Trong tổng mức, kinh tế nhà nước tăng 8,2%; kinh tế tập thể tăng 20,8%; kinh

tế cá thể tăng 22,4%; kinh tế tư nhân tăng 25%; kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài tăng 21,5% Phân tích theo ngành kinh tế, thương nghiệp tăng 19,9%;khách sạn, nhà hàng tăng 22,3%; dịch vụ tăng 31,6% và du lịch lữ hành,chiếm 0,7% tổng mức nhưng tăng 30,5%

Giá tiêu dùng tháng 12/2006 tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 6,6%

Trang 10

so với tháng 12/2005, thấp hơn mức tăng trưởng và đạt mục tiêu về lạm phát

mà Quốc hội đã đề ra Giá của tất cả các nhóm hàng hoá và dịch vụ trongtháng 12 đều tăng so với cuối năm trước, trong đó hàng ăn và dịch vụ ăn uốngtăng 7,9%, là nhân tố chính đóng góp vào tăng giá tiêu dùng; các nhóm cònlại tăng phổ biến từ 3,5% đến 6,5%; riêng giá phân nhóm bưu chính, viễnthông giảm 2,9% Giá bình quân năm 2006 tăng 7,5% so với năm trước, thấphơn mức tăng của 2 năm liền trước (giá bình quân năm 2005 tăng 8,3%, năm

2004 tăng 7,7%)

Giá vàng tháng 12/2006 đã tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 27,2%

so với cuối năm trước Bình quân giá vàng năm 2006 tăng 36,6% so với năm

2005, trong đó tăng mạnh ở các quí II và III với các mức tăng tương ứng là

47,6% và 44,5% Giá đô la Mỹ tháng 12/2006 không tăng so với giá tháng 11,

nhưng tăng 1% so với cuối năm 2005 Bình quân giá đô la Mỹ năm nay tăng0,9% so với năm ngoái và không chênh lệch nhiều giữa các quí, mức giaođộng chỉ từ 0,9% tới 1,1% Như vậy, nếu quan sát từ năm 2003 đến nay, giá

đô la Mỹ tăng thấp đáng kể so với giá vàng và tăng thấp so với mức tăng giátiêu dùng

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính đạt

84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhậpkhẩu tăng 20,1%; nhập siêu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu(các con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%)

Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt

4,9% so với kế hoạch cả năm, trong đó khu vực kinh tế trong 16,7 tỷ USD,tăng 20,5% so với năm trước, đóng góp 39,8% vào mức tăng chung; khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô 14,5 tỷ USD, tăng 30,1%, đónggóp 46,9% và dầu thô 8,3 tỷ USD, tăng 12,9%, đóng góp 13,3% Năm nay, cóthêm cao su và cà phê đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD nâng tổng sốcác mặt hàng có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên là 9, trong đó 4 mặt hàng lớn

Trang 11

truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt

hàng đạt trên 3,3 tỷ USD Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm nay tăng

mạnh, do phát triển nông nghiệp đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao,trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất (+58,3%); cà phê tăng tới 49,9%(hoàn toàn do được lợi về giá); riêng gạo giảm cả kim ngạch và lượng, chủyếu do nguồn cung không tăng

Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 44,41 tỷ USD, vượt 4,5% so

với kế hoạch năm 2006 và tăng 20,1% so với năm trước, trong đó khu vựckinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ USD, tăng 19,9% và đóng góp 62,6% vàomức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng20,4%, đóng góp 37,4%

Nhập khẩu máy móc, thiết bị và hầu hết các vật tư, nguyên liệu cho sảnxuất trong nước đều tăng so với năm trước, đặc biệt là nhiều loại vật tư chủyếu (trừ xăng dầu, phôi thép và phân u rê) có lượng nhập khẩu tăng khá

Nhập khẩu máy móc, thiết bị tăng 24,1%; xăng dầu 5,8 tỷ USD, tăng 16,4%

(nhưng lượng nhập giảm 3,8%); phân bón tăng 5,1%; chất dẻo tăng 26,8%;

hoá chất 18,6%; giấy các loại tăng 30,5%; vải tăng 23,1%; riêng nguyên phụ liệu dệt, may, da giảm 14,1%, và đang có xu hướng giảm do tăng sản xuất

thay thế ở trong nước; sắt, thép 2,9 tỷ USD, giảm 0,9%, nhưng lượng tăng

1,8% nhờ giá giảm

Xuất khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,1 tỷ USD, tăng 19,6% so với

năm 2005, trong đó một số dịch vụ có tỷ trọng cao đạt mức tăng trên 20%như: du lịch, tăng 23,9%; vận tải hàng không tăng 35,5%; dịch vụ hàng hải

tăng 27,5%; dịch vụ tài chính tăng 22,7% Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 ước

tính đạt 5,12 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước, trong đó du lịch tăng16,7% và cước phí vận tải, bảo hiểm (cif) chiếm 33,7%, tăng 20,1% Nhậpsiêu dịch vụ năm 2006 chỉ còn khoảng 22 triệu USD (năm trước 220 triệuUSD)

Trang 12

Vận chuyển hành khách năm 2006 ước tính đạt 1386,6 triệu lượt khách

và 58,7 tỷ lượt khách.km, tăng 9,1% về lượt khách và tăng 10,2% về lượtkhách.km so với năm 2005, trong đó vận chuyển hành khách bằng đường bộchiếm 85,7% số lượt hành khách vận chuyển, tăng 10,1%; đường sông tăng4,3%; hàng không tăng 15,5%; đường biển tăng 11,1% Khối lượng hànhkhách luân chuyển tăng chủ yếu do tăng luân chuyển bằng đường bộ vàđường hàng không Riêng vận chuyển hành khách bằng đường sắt giảm cả về

số lượt khách và lượt khách.km

Vận chuyển hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 350,4 triệu tấn và 88,6 tỷ

tấn.km, tăng 8,1% về tấn và tăng 9,3% về tấn.km so với năm trước Trong đó,vận tải cả trung ương, địa phương cũng như vận chuyển trên cả tuyến đườngtrong nước, quốc tế và các ngành đường đều tăng cả về tấn hàng hoá vàtấn.km

Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006 ước tính đạt 3,6 triệu lượt người,

tăng 3% so với năm 2005, chưa đạt được mức tăng trưởng như mong đợi và làmức tăng tương đối thấp so với tốc độ tăng 18,8% của 2005, chủ yếu dokhách đến từ Trung Quốc giảm tới 28% Ngoài ra, khách đến từ một số nướcnhư Cam-pu-chia, Lào, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a…đều giảm từ 7,7% đến 22%.Theo mục đích đến, khách du lịch nghỉ ngơi chiếm 57,7% nhưng chỉ tăng1,5% so với năm 2005; đi công việc tăng 16,2%; thăm thân nhân tăng 10,4%;riêng khách đến với các mục đích khác giảm 13,1% Các nước có lượngkhách đến nước ta đạt trên 100 nghìn lượt người vẫn giữ mức tăng trưởng caonhư Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ôx-trây-lia, Thái Lan và Xin-ga-po

Bưu chính, Viễn thông 2006 tiếp tục là năm sôi động Trên thị trường

thông tin di động, có thêm mạng điện thoại di động EVN từ tháng 3/2006, thửnghiệm dịch vụ điện thoại di động CDMA của Viễn thông Hà Nội từ tháng11/2006; các nhà cung cấp không ngừng đưa ra các loại hình dịch vụ mới và

đa dạng để thu hút khách hàng; kết cấu hạ tầng viễn thông ngày càng hoàn

Trang 13

thiện Mạng lưới bưu chính được củng cố.Ước tính đến hết tháng 12/2006,trên cả nước đã có 25,4 triệu thuê bao điện thoại, tăng 60,5% so với cùng thờiđiểm năm 2005, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông chiếm tới 67,4%thị phần với 17,1 triệu thuê bao (7,6 triệu thuê bao cố định và 9,5 triệu thuêbao di động).Số thuê bao internet phát triển năm 2006 của toàn mạng ước tínhđạt 1,19 triệu thuê bao, bằng 95,9% so với năm 2005, do khách hàng chuyểnsang sử dụng thuê bao băng rộng (ADSL).Ước tính đến cuối năm 2006, cảnước có 4,1 triệu thuê bao internet (với 1,77 triệu thuê bao thuộc Tập đoàn

Bưu chính, Viễn thông) Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông năm 2006 ước

tính đạt 37,4 nghìn tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 34,8nghìn tỷ đồng

2.1.2.Kinh tế VN năm 2007.

* Những thành tựu đạt được

Kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ

là thành tựu nổi bật nhất, cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam năm 2007.Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,44%, đạt kế hoạch đề ra (8,0 - 8,5%), caohơn năm 2006 (8,17%) và là mức cao nhất trong vòng 11 năm gần đây Vớitốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của cácnước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%) và cao nhấttrong các nước ASEAN (6,1%) Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tếchủ yếu đều đạt mức khá: Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản ước tăng3,0%/ so với mức 3,32% cùng kỳ 2006, khu vực công nghiệp và xây dựngtăng 10,33% (riêng công nghiệp tăng 10,32%)/ so với mức 10,4% và 10,32%cùng kỳ và khu vực dịch vụ tăng 8,5%/ so với mức 8,29% của năm 2006.(tính theo giá so sánh năm 1994)

Nếu không có thiên tai, dịch bệnh lớn như vừa trải qua, tốc độ tăng GDPchắc chắn còn cao hơn 8,5%.Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dịch theohướng tích cực.Tỷ trọng GDP khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm còn

Trang 14

dưới 20,0%/ so với 20,81% năm 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăngdần và chiếm trên 41,7% so với 41.56% và khu vực dịch vụ tăng nhẹ, chiếm38,30% so với 38,08% trong 2 năm tương ứng Nét mới trong năm 2007 là tỷtrọng khu vực dịch vụ tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định, quý sau cao hơnquý trước, trong điều kiện có khó khăn nhiều mặt, nhất là dịch vụ vận tải, dulịch, thương mại, tài chính ngân hàng trong bối cảnh hội nhập WTO.

Tổng số chi ngân sách nhà nước cả năm 2007 ước đạt dự toán năm Bộichi ngân sách cả năm ước đạt 5% GDP Đến nay ngân sách trung ương đã cấpchuyển 100% dự toán chi bổ sung cân đối cho các địa phương, trong đó một

số địa phương có khó khăn đã được cấp đủ 100% trợ cấp cân đối ngân sáchtheo dự toán để chủ động nguồn xử lý các nhiệm vụ chi trong tháng cuối năm.Bên cạnh đó, việc bảo đảm lương thực cho công tác cứu trợ nhân dân và kinhphí để hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do mưa lũ gây ra cũng được chútrọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu đề ra

Kết quả tăng trưởng kinh tế vĩ mô và ổn định nền tài chính quốc gia năm

2007 như trên có nguyên nhân trực tiếp là các ngành sản xuất và dịch vụ tiếptục phát triển và tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá cao Tính chung năm 2007, giá trịsản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) ước tăng 17,0% so với năm

2006, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10,4% (trung ương quản

lý tăng 13,4%; địa phương quản lý tăng 3,5%); khu vực ngoài nhà nước tăng20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,0% (dầu mỏ và khí đốtgiảm 7,37%, các ngành khác tăng 23,1%)

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục: Ước tính vốn đăng kýmới và vốn tăng thêm của các dự án cũ bổ sung cả năm 2007 đạt trên 20,3 tỉUSD, tăng 8,3 tỉ USD, so năm 2006 (12 tỉ USD), vượt kế hoạch 7 tỉ USD và

là mức cao nhất từ trước đến nay Tổng số vốn FDI năm 2007 đạt mức gầnbằng vốn đầu tư của 5 năm 1991 - 1995 là 17 tỉ USD và vượt qua năm cao

Trang 15

nhất 1996 là 10,1 tỉ USD Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào dịch vụ 63,7% vàcông nghiệp 35,0%, ngành nông - lâm nghiệp thủy sản 1,3%

Trong năm 2007 cả nước đã thu hút 350 lượt dự án tăng vốn với số vốntrên 3,2 tỉ USD vốn đầu tư tăng thêm của các dự án cũ Nét mới trong thu hútvốn FDI năm 2007 là cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch từ công nghiệp sang lĩnhvực dịch vụ khách sạn, căn hộ cho thuê, nhà hàng, du lịch, tài chính, ngânhàng Tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2007 của nước ta đạt 20,3 tỉUSD là mức cao nhất từ trước đến nay

Vốn đầu tư thực hiện năm 2007 ước đạt 5,1 tỉ USD, tăng 1,2 tỉ USD(30,7%) so năm 2006 (39,56 tỉ USD) Vốn đầu tư gián tiếp từ thị trườngchứng khoán cả năm ước đạt từ 4,5 đến 5 tỉ USD năm 2007

Xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng với tốc độcao: Ước tính cả năm kim ngạch xuất khẩu đạt 47,7 tỉ USD, tăng 21% so năm

2006 (7,9 tỉ USD) và vượt 15,5% so kế hoạch Trong đó khu vực kinh tế trongnước chiếm 42% và tăng 22,3%; khu vực FDI chiếm 58% và tăng 18,4%, (kể

cả dầu thô) nếu không có dầu thô, tăng 30,4% so với năm 2006) Có 10 mặthàng đạt trên 1 tỉ USD Những thành tựu trên đây đã nâng vị thế của ViệtNam lên tầm cao mới Quy mô nền kinh tế đã lớn mạnh hơn so năm 2006.Thu nhập quốc dân theo GDP năm 2007 tính bình quân đầu người đạt 835USD, tăng 15 USD so kế hoạch Dự trữ ngoại tệ đạt 20 tỉ USD, là mức cao sovới các năm trước Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh của năm 2007, nhữngkết quả đạt được về kinh tế như trên là những thành tựu to lớn, cơ bản và rấtđáng tự hào Nguyên nhân của những thành tựu đó có nhiều, trong đó đườnglối đổi mới của Đảng và các chính sách kinh tế tài chính có tác dụng kíchthích sản xuất, mở rộng dịch vụ của Nhà nước và sự điều hành của Chính phủ

có vai trò quyết định

Thành tựu đó của kinh tế Việt Nam năm nay cũng được quốc tế thừanhận Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới đánh giá khá lạc quan "Việt

Trang 16

Nam tăng trưởng kinh tế tốt Năm nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũngtăng mức kỷ lục cả về vốn cam kết và vốn thực hiện, cho thấy tín hiệu tíchcực từ cải cách đang hấp dẫn các nhà đầu tư Chi trả nợ nước ngoài đạt kếhoạch Nợ công và nợ nước ngoài vẫn ở mức kiểm soát được Thị trườngchứng khoán đi vào ổn định, các nhà đầu tư bắt đầu thận trọng hơn" (BáoTuổi Trẻ 30-11-2007).

* Những bất cập và hạn chế

Giá cả tăng cao, không đạt được mục tiêu đề ra Chỉ số giá tiêu dùng ướctăng 12,4% so với tháng 12-2006 Đây là tốc độ tăng giá cao nhất trong nhữngnăm gần đây, vượt qua tốc độ tăng GDP và không đạt mục tiêu đề ra Nhómhàng tăng giá cao nhất trong năm qua là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng18,92%, riêng lương thực tăng 15,4%, giá thực phẩm tăng 21,16%, thứ 2 lànhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%, thứ 3 là đồ dùng và dịch vụ kháctăng 9,02%, thứ 4 là dược phẩm, y tế tăng 7,05% và thứ 5 là may mặc, mũnón, giày dép tăng 5,47% ở Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá cả ước cảnăm tăng trên 12%

Nguyên nhân tăng giá: Về khách quan, giá thế giới tăng, thiên tai, dịch

bệnh lan rộng, gây thiệt hại nặng nề Về nguyên nhân chủ quan do điều hànhgiá yếu, dự báo sai, điều hành chính sách tiền tệ chưa tốt "Việc lúng túngtrong điều hành thị trường tiền tệ cũng là một lý do khiến tốc độ tăng giá tiêudùng (CPI) vượt quá tốc độ tăng GDP" (đánh giá của Thủ tướng Nguyễn TấnDũng tại hội nghị Kế hoạch và Đầu tư năm 2007, ngày 30-11-2007 Theođánh giá của chuyên gia kinh tế WB tại Hà Nội: Lượng tiền lưu thông quálớn, tỷ lệ tăng tín dụng trên 38%, so với tốc độ tăng GDP khoảng 8% thì con

số đó là rất nhiều, dù cho các ngân hàng thương mại phải tăng tỷ lệ dự trữ,nhưng lượng tiền lưu thông vẫn rất nhiều Do dòng vốn đổ vào thị trườngmạnh nhưng chưa có cơ quan điều tiết đủ năng lực, chính sách ngoại hối,ngoại tệ chưa phát huy tác dụng vì chính sách của Chính phủ trong thị trường

Trang 17

tiền tệ và hối đoái không nhất quán Chính phủ mua USD vào nhiều và bơmtiền đồng ra thị trường có thể làm giảm giá đồng USD sẽ gây bất lợi cho xuấtkhẩu và tạo sức ép cho lạm phát (Báo Tuổi trẻ 30-11-2007)

Nhập siêu lớn Chung cả năm, nhập siêu ước lên tới trên 13,1 tỉ USD,

bằng 27,5% kim ngạch xuất khẩu Điều này thể hiện rõ nhất trong 2 thángcuối năm Đáng chú ý là 3 mặt hàng nhập khẩu tăng gấp hơn 2 lần so năm

2006 là ô-tô nguyên chiếc xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ động thực vật,không có mặt hàng nào giảm so với năm 2006 về kim ngạch

Kim ngạch nhập khẩu cả năm 2007 ước đạt 60,8 tỉ USD, tăng 35,5% sonăm 2006 Nguyên nhân nhập siêu cao có nhiều nhưng nguyên nhân kháchquan do giá cả nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thị trường thế giới tăng cao,nhất là xăng dầu, sắt thép, phôi thép, nhựa, vải sợi, phân bón, thức ăn gia súc.Nguyên nhân chủ quan do lúng túng trong điều hành xuất nhập khẩu của Nhànước và các doanh nghiệp Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn nhiều

so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu; công tác dự báo thị trường chưa tốt,chất lượng hàng hóa xuất khẩu chưa cao, sức cạnh tranh còn hạn chế

Tốc độ giải ngân vốn ODA tuy có tiến bộ, nhưng vẫn chậm so với yêucầu Trong 2 năm 2006 - 2007 cả nước mới giải ngân đươc 3,9 tỉ USD, tươngđương 32% tổng vốn ODA dự kiến giải ngân thời kỳ 2006 - 2010 Nguyênnhân chính là do thiếu quy trình phù hợp, thủ tục phức tạp, thiếu rõ ràng, thiếucác quy định trách nhiệm của Việt Nam - nhà tài trợ, công tác di dân, giảiphóng mặt bằng triển khai dự án, tổ chức đấu thầu lúng túng.Tỷ trọng vốnFDI trong nông nghiệp chỉ đạt 1,8% tổng số vốn đầu tư năm 2007 là quá thấp

và không cân đối

Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, chưa đều và chưa bềnvững Khuyết điểm này tồn tại đã nhiều năm nhưng vẫn tái diễn lại trong năm

2007 Trong công nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao 17%,nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm vẫn thấp khoảng 10,2% Khoảng

Ngày đăng: 12/04/2013, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w