PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ MỞ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Chính sách việc làm trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (Trang 31 - 38)

5. Chính sách cho lao động nữ.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ MỞ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, theo lý thuyết phát triển là một bộ phận quan trọng

của phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Điều này có ý nghĩa hơn khi toàn nhân loại đang chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới với những hành trang về khoa học kỹ thuật phát triển chưa từng thấy trong lịch sử với những dự định vĩ đại trong tương lai. Trong bối cảnh ấy xây dựng chiến lược việc làm để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần đưa đất nước sánh vai cùng nhân loại trong thế kỷ tơí và trong thiên niên kỷ mới, là yêu cầu khách quan của cuộc sống xã hội nước ta. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, con người đã được đặt đúng vị trí trung tâm của sự phát triển. Mọi chính sách, mọi giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đều hướng vào mục tiêu phục vụ con người. Từ những định hướng như vậy chính sách việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động đã được thay đổi về cơ bản cả về nhận thức và quá trình thực hiện. Từ chỗ người lao động thụ động trông chờ vào sự sắp xếp việc làm của nhà nước đã chuyển sang người lao động tích cực, chủ động tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội, thông qua việc đầu tư phát triển sản xuất và dịch vụ... Nhà nước tập trung xây dựng và ban hành luật pháp, cơ chế hành chính về chính sách lao động, xây dựng các chương trình giải quyết việc làm. Có thể nói đường lối đổi mới của Đảng đã tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức, trong phương thức tạo mở việc làm cho lao động, đã huy động được mọi nguồn lực đầu tư phát triển và tạo việc làm. Các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người lao động đã được sự ủng hộ đồng tình của xã hội nên góp phần quan trọng tạo việc làm cho người lao động xã hội, góp phần hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng lao động.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát chúng ta vẫn còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng kinh tế và tạo mở việc làm, vì vậy vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của xã hội trong việc giải quyết việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao, việc chuyển dịch cơ cấu và chất lượng lao động còn chậm...

Từ những thành công và những hạn chế trong việc giải quyết việc làm chiến lược việc làm trong thơì kỳ tới (2001 - 2010) nhằm đạt được mục tiêu là

chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm phần lớn lao động có nhu cầu làm việc nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân. Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2010 là tạo việc làm cho khoảng 13,5 triệu lao động, bình quân mỗi năm 1,35 triệu người, tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, phấn đấu lao động trong nông nghiệp đạt 50% công nghiệp, xây dựng 23%, dịch vụ 27%, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%, tăng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 85%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, năng suất lao động tăng 4- 5% năm.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, phương hướng phát triển việc làm tập trung vào những nội dung cơ bản là:

- Về giải quyết việc làm: hướng chủ đạo có hướng cơ bản là thúc đẩy phát triển kinh tế để tạo mở việc làm, hình thành và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá lớn trên cơ sở áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, góp phần tăng năng suất lao động và tính cạnh tranh của hàng hoá. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu lao động. Dự kiến lao động trong khu vực nông nghiệp 5 năm đầu tăng 1,3 triệu và trong 5 năm sau sẽ giảm 50vạn. Đẩy mạnh và phát triển các loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch với chất lượng cao vừa mang đậm bản sắc dân tộc vừa hiện đại. Dự kiến sẽ thu hút thêm số lao động vào khu vực dịch vụ trong 10 năm là 3,7 triệu người, trong đó 5 năm đầu là 1,9 triệu người. Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp cao, các khu công nghiệp khu kinh tế mở để thu hút lao động có trình độ kỹ thuật cao. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước, sử dụng phù hợp các công nghệ có khả năng thu hút nhiều lao động, dự kiến trong 10 năm tới trong khu vực công nghiệp, số lao động sẽ tăng 4,9 triệu người, trong đó 5 năm đầu tăng 2,5 triệu người. Khuyến khích và mở mang kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, các ngành nghề truyền thống để thu hút lao động tại chỗ.

Một trong những hướng cơ bản để giải quyết việc làm là đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia. Dự kiến 10 năm tới sẽ đưa từ 0,8 đến 1 triệu người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Một hướng tạo mở việc làm có

tính xã hội rộng rãi và tích cực là hỗ trợ về vốn thông qua cũng quốc gia của chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Dự kiến trong 10 năm quỹ sẽ góp phần thu hút 2,5 - 3 triệu lao động, tổchức đào tạo nghề và bổ túc nghề gắn với việc làm cho 1,5 - 2 triệu lao động.

- Về phát triển nguồn nhân lực: Thế kỷ XXI được các nhà khoa học gọi là thế kỷ của nền kinh tế tri thức với những bước đột phá mới về khoa học và công nghệ. Để nền kinh tế nước ta hoà nhịp với nền kinh tế nhân loại, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà trước hết phải tăng nhanh bộ phận lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực tin học và công nghệ. Đồng thời phổ cập nghề cho lao động phổ thông nhất là lao động nông thôn, giúp họ có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động hiện đại tăng cơ hội và khả năng lựa chọn việc làm.

- Hoàn thiện các chính sách lao động, việc làm và thị trường lao động nhằm tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng cho mọi người trong việc phát triển sản xuất tạo việc làm cho mình và thu hút lao động xã hội. Khuyến khích và tôn vinh những người làm giàu chính đáng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người lao động. Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát cung cầu trong thị trường lao động.

- Phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài trên cơ sở tôn trọng sự độc lập, chủ quyền đất nước. Chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế liên doanh, liên kết tạo việc làm.

Để thay đổi căn bản tình hình lao động việc làm, cần đột phá vào một số lĩnh vực then chốt đó là: tiếp tục đổi mới và tạo lập đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để giải phóng tiềm năng sức lao động xã hội, tạo động lực và sức bật mạnh mẽ cho phát triển việc làm, phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đa dạng hoá phương thức hoá và loại hình dạy nghề. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Ưu tiên giải quyết việc làm đối với thanh niên, bộ đội xuất ngũ, con em người có công, người thất nghiệp dài hạn và lao động thiếu việc làm ở nông thôn. Cần nâng cao hơn nữa năng lực và đổi

mới phương thức hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp về lao động việc làm...

Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các phương hướng và nhiệm vụ phát triển việc làm của đất nước, cần phải có đồng bộ các giải pháp mà trước hết là các giải pháp chính sách vĩ mô. Các chính sách đó là:

- Về các chính sách kinh tế: cần hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế thu hút nhiều lao động xã hội, nhất là lao động tại chỗ. Khuyến khích đối với các dự án đầu tư thu hút nhiều lao động. Đặc biệt cần hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp lớn, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất với kỹ thuật và công nghệ cao, tạo đà tăng trưởng và nâng cao sức mạnh cạnh tranh.

- Về chính sách phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nhân tố cơ bản để thực hiện thành công, sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy ngoài các chính sách để nâng cao thể chất của con người Việt Nam, cần có các chính sách khuyến khích người lao động học tập suốt đời, ưu đãi và tôn vinh những người thực sự tài giỏi. Cần có các chính sách đầu tư tập trung đào tạo lao động có trình độ cao cho các khu công nghệ cao và các ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế trí thức công nghệ tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới...

- Về chính sách phát triển thị trường lao động: cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật và chính sách nhằm mở rộng thị trường lao động. Đổi mới cơ chế hoạt động và tăng cường năng lực cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, tạo mọi điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động tiếp cận hệ thống thông tin này.

- Về chính sách xuất khẩu lao động: Một trong những đổi mới quan trọng trong chính sách xuất khẩu lao động và chuyên gia là thực hiện đa dạng hoá thị trường và thành phần tham gia xuất khẩu lao động. Để thực hiện đa dạng hoá cần đổi mới chính sách tài chính, cải cách các thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng, giảm phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp. Tập trung xây dựng một số doanh nghiệp mạnh chuyên doanh xuất khẩu lao động, có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Tuy nhiên điều cơ bản trong cạnh tranh vẫn là chất lượng của đội ngũ lao

động và chuyên gia. Vì vậy cần có chính sách đầu tư đào tạo nguồn lao động và chuyên gia có tay nghề, kiến thức, chuyên môn và kiến thức pháp luật, cần xúc tiến xây dựng pháp lệnh xuất khẩu lao động và chuyên gia.

- Về chính sách bảo đảm cho người lao động: song song với việc hoàn thiện chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội cần nhanh chóng xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động khi bị mất việc làm.

Các chính sách, các biện pháp phát triển việc làm cần phải được thực hiện từng bước và có trọng tâm, trọng điểm và trước hết phải tập trung vào một số chương trình với những mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể như:

+ Chương trình phát triển kinh tế trọng điểm tạo nhiều việc làm: xây dựng các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: chương trình thâm cạnh hơn 8 triệu ha đất nông nghiệp, phân bố lại lao động dân cư gắn với chương trình trồng 5 triệu hécta rừng và bảo vệ 10 héc ta rừng tự nhiên; đầu tư nuôi trồng đánh bắt và chế biến hải sản, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn... xây dựng các chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ bao gồm chương trình phát triển các khu công nghiệp cao, chương trình đầu tư xây dựng các chương trình trọng điểm của nhà nước, chương trình phát triển các trung tâm văn hóa thể thao, du lịch. Xây dựng các chương trình mở rộng, phát triển làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ...

+ Chương trình hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho con người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các đối tượng yếu thế nhằm đạt được 20 - 25% trong tổng số việc làm tăng thêm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cụ thể dạy nghề và bổ túc nghề gắn với tạo việc làm cho 1,5 - 2 triệu lao động; cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm cho 2,5 - 3 triệu lao động.

+ Chương trình xuất khẩu lao động và chuyên gia: phấn đấu đến năm 2001 trở đi có khoảng 0,8 - 1 triệu lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài.

+ Chương trình đào tạo nghề: tập trung vào 4 chương trình cụ thể là chương trình đào tạo chính quy dài hạn, chương trình đào tạo nghề cho lao động trong các làng nghề, phố nghề, chương trình đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cho xã hội, đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường.

Phát triển việc làm không chỉ có ý nghĩa tạo việc làm thuần tuý mà còn có ý nghĩa rất to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội một cách bền vững. Vì vậy phải coi phát triển việc làm là công việc của toàn Đảng, toàn dân, phải được đổi mới cơ bản về nhận thức, về cơ chế pháp luật, chính sách và trong tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành các địa phương.

Một phần của tài liệu Chính sách việc làm trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w