Xây dựng điều lệ công ty_Những vấn đề lý luận và thực tiễn bao gồm: CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG: Khái niệm, vai trò, quy định của pháp luật về xây dựng Điều lệ trong công ty. CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ PHÁP LUẬT VÀ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG: Thực trạng quy định pháp luật về việc xây dựng và áp dụng Điều lệ Công ty, thực trạng xây dựng và áp dụng Điều lệ tại các công ty. CHƯƠNG III. NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN: Nguyên nhân, hướng hoàn thiện.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 2
I.1 Khái niệm 2
I.2 Vai trò 3
I.3 Quy định của pháp luật về xây dựng Điều lệ trong công ty 7
I.3.1Những loại hình công ty pháp luật yêu cầu xây dựng Điều lệ 7
I.3.2 Nguyên tắc xây dựng Điều lệ 8
I.3.3 Quy định của pháp luật Doanh ghiệp về Điều lệ qua các lần sửa đổi 14
I.4 Mối quan hệ giữa Điều lệ và Luật Doanh nghiệp 18
CHƯƠNG II NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ PHÁP LUẬT VÀ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG 22
II.1 Thực trạng quy định pháp luật về việc xây dựng và áp dụng Điều lệ Công ty 22
II.2 Thực trạng xây dựng và áp dụng Điều lệ tại các công ty 29
CHƯƠNG III.NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN 33
III.1 Nguyên nhân 33
III.2 Hướng hoàn thiện 34
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với dòng chảy phát triển của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Viêt Nam cũng đangkhông ngừng phát triển, đặc biệt từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO,thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường giao lưu, mở rộng các mối quan hệ về mọi mặt
từ kinh tế, văn hóa, giáo dục
Để đáp ứng được sự vận động chung đó, đòi hỏi mỗi chủ thể kinh tế mà mũi nhọn làcác doanh nghiệp trong nước cần có những bước đột phá không ngừng nhằm tạo nênđộng lực chung cho nền kinh tế quốc gia Và một trong những phương tiện để giúp cácpháp nhân có cơ sở vững chắc để phát triên đó là Điều lệ Công ty
Vai trò của Điều lệ đối với một công ty có thể ví như Luật riêng của một quốc gia Nó
là công cụ để những “người cầm quyền” quản lý được hoạt động của công ty nói chung
và củng cố sự ổn định về quyền lực của những người nắm giữ nói riêng Xuất phát từ vaitrò mang tính nội bộ đó, Điều lệ còn thể hiện một cách gián tiếp vai trò mang tính vĩ môkhi tác động đến các chủ thể thứ ba, cũng như cả môi trường kinh doanh của nền kinh tếnói chung
Với đề tài “Xây dựng Điều lệ Công ty – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, trongphạm vi của một bài tiểu luận tác giả xin được trình bày một cách khái quát nhất về lýluận và thực tiễn của việc xây dựng và thực hiện Điều lệ của các công ty, từ đó xác địnhnguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục những hạn chế còn tồn tại.Với mong muốn có thể hướng đến những khía cạnh mới, mở ra những vẫn đề lý luậncho những công trình nghiên cứu ở quy mô rộng hơn
Trang 3CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I.1 Khái niệm
Pháp luật Việt Nam đã quy định xây dựng Điều lệ là một trong những điều kiện bắtbuộc cho sự tồn tại hợp pháp của một số loại hình công ty nhất định Đây không chỉ làđiều kiện mang tính pháp lý mà còn là điều kiện mang tính kinh tế, bởi lẽ nó có vai tròquan trong trong việc quản lý hoạt động cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển chungcủa công ty Vậy điều lệ công ty là gì?
Theo quy định Luật Doanh nghiệp của Việt Nam, thì không định nghĩa điều lệ là gì
mà chỉ liệt kê các nội dung chính phải có của một bản điều lệ quy định cụ thể tại điều 22Luật sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp 2009
Luật công ty mẫu của Mỹ cũng không định nghĩa Còn từ điển về luật của họ thì giảinghĩa đó là những điều khoản hành chính do một tổ chức lập nên để quy định công việcquản trị bên trong và giao dịch với bên ngoài của tổ chức ấy Có thể hiểu thì đó là bảnthỏa thuận giữa những người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông vớinhau cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của luật pháp (luật doanhnghiệp, luật thuế, luật lao động ) để ấn định cách tạo lập, hoạt động và giải thể của mộtdoanh nghiệp Trong ý nghĩa đó điều lệ giống như một bản hợp đồng có “tính chất quyđịnh” Tuy nhiên, vì công ty là “con người do luật pháp đặt ra” nên - khác với các bảnhợp đồng thông thường – điều lệ có thể trưng ra được cho những người thứ ba và buộc họphải chấp nhận (“tính chất đối kháng”) khi giao dịch với công ty
Dựa trên mối quan hệ giữa các chủ thể cùng tồn tại trong công ty, điều lệ công ty cóthể hiểu là một cam kết được đồng ý bởi các chủ sở hữu công ty, giữa những người sánglập với nhau cũng như giữa những người sáng lập với những người góp vốn (thành viênhợp danh, thành viên góp vốn vào công ty hợp danh, thành viên công ty trách nhiệm hữu
Trang 4hạn, cổ đông) nhằm xác lập các nội dung về danh tính công ty, cách thức thành lập, gópvốn, bộ máy tổ chức, quản lý, hoạt động của công ty, cách thức công ty chấm dứt tồn tại
Như vây, xét ở các khía cạnh khác nhau thì Điều lệ có thể được định nghĩa theonhững cách khác nhau, tuy nhiên trước hết ta nên hiểu một cách cơ bản Điều lệ Công tyđược xem như một bản hợp đồng được đồng ý bởi các bên trong công ty mang tính chấtquy định Nó được xây dựng dựa trên các khuôn khổ, hành lang pháp lý mà pháp luật đề
ra mặt khác lại cho doanh nghiệp được phép tự do chỉnh sửa, miễn là không trái với quyđịnh của pháp luật
I.2 Vai trò
Điều lệ Công ty là một trong những văn bản quan trọng nhất trong việc quản trị, quản
lý và điều hành Công ty
Cùng với các quy định của Pháp luật mà Công ty phải tuân thủ, chấp hành thì Điều lệCông ty là một trong những văn bản quan trọng nhất trong việc điều hành và quản lý,thậm chí có thể coi là bản "Điều luật riêng" của một Công ty Điều lệ quy định những vấn
đề cốt lõi và nền tảng cho sự vận hành của Công ty như cơ cấu tổ chức quản lý, thẩmquyền và thể thức thông qua các quyết định của bộ máy điều hành, nguyên tắc phân chia
Trang 5lợi nhuận, xử lý lỗ và giải quyết tranh chấp nội bộ Luật sửa đổi và bổ sung Luật Doanhnghiệp 2009 đã dành Điều 22 nêu về Nội dung Điều lệ công ty.
Bản Điều lệ thực sự có vai trò không thể thay thế trong quá trình hoạt động của Công
ty Thành viên, cổ đông sẽ nhìn vào Bản Điều lệ để biết được quyền lợi và nghĩa vụ củamình Người ngoài có thể đọc Bản Điều lệ để biết được công ty làm gì, đại diện theopháp luật của nó là ai? thẩm quyền của Công ty được ấn định ra sao để có thể ký hợpđồng với Công ty mà không sợ ký kết sai người có thẩm quyền Nếu muốn trở thànhthành viên, cổ đông của Công ty, hoặc chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng phần vốngóp, cổ phần thì tiến hành theo các bước nào? Việc tổ chức, cơ cấu lại Công ty, thậm chí
cả việc giải thể doanh nghiệp được tiến hành như thế nào? Bản Điều lệ chính là nơi cácđối tượng liên quan với Công ty tìm thấy quyền lợi và nghĩa vụ của mình
Trong toàn bộ các văn kiện cấu thành Công ty thì Điều lệ đóng một vai trò thực sựquan trọng khi Công ty hoạt động, bởi lẽ:
Thứ hai, Điều lệ được xem như một bản hợp đồng giữa Công ty với các cổ đông và giữa
các cổ đông
Trang 6Điều lệ do các cổ đông sáng lập công ty lập ra Điều lệ có mục đích là ấn định quyềnhạn và bổn phận của các cổ đông, của các thành viên hội đồng quản trị và mối tươngquan giữa các loại cổ đông với nhau Bản Điều lệ chính là văn bản điều chỉnh hoạt độngnội bộ của Công ty Trên thế giới, thực tế những quy định trong Điều lệ khá quan trọngtrong giải quyết những tranh chấp giữa các cổ đông Công ty Thực tế tại Anh năm 1915
đã xảy ra tranh chấp giữa các thành viên của Công ty Một thành viên đã đưa ra toà án đểkiện về một số sai sót mà các thành viên khác đã phạm phải Các thành viên bị kiên phản
tố ở Toà rằng theo Điều lệ, tranh chấp này do trọng tài xem xét Toà chấp nhận phản tố
và bác đơn Dó đó việc quy định những điều khoản một cách cụ thể không những giúpcho các cổ đông lựa chọn con đường giải quyết đúng đắn mà còn góp phần làm tối giảnhóa quá trình giải quyết bởi dựa trên giá trị hiệu lực của Điều lệ công ty đã được thừanhận trước đó
Thứ ba, Điều lệ được xem như một văn kiện cơ bản trong hoạt động của Công ty.
Có thể thấy Điều lệ thực sự quan trọng trong quá trình hoạt động của Công ty Cổđông sẽ nhìn vào Điều lệ để biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình Người ngoài cóthể đọc Điều lệ để biết được Công ty làm gì, đại diện theo pháp luật của nó là ai, thẩmquyền của công ty được ấn định ra sao để có thể ký hợp đồng với công ty mà không sợ kýkết sai người có thẩm quyền Nếu muốn trở thành cổ đông của công ty thì phải làm sao?Nếu muốn chuyển nhượng cổ phần thì tiến hành theo các bước nào? Bản Điều lệ chính lànơi các đối tượng liên quan với Công ty tìm thấy quyền lợi và nghĩa vụ của mình Thôngqua đó, ta thấy Điều lệ có thể được xem như một kênh thông tin cung cấp những thôngtin cụ thể mang tính pháp lý của Công ty, cung cấp cho chính các thành viên của Công tytrong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các đối tác trong quá trìnhhợp tác kinh doanh, các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý
Thứ tư, Điều lệ và ý tưởng của người sáng lập.
Bản Điều lệ quy định quyền lợi nghĩa vụ của các thành viên trong công ty, nhưng thực
sự, nó lại chính là sự sắp đặt mà người sáng lập Công ty đưa ra nhằm cân bằng quyền lợi
Trang 7trong Công ty cũng như tạo cơ chế vận hành để công ty phát triển Đồng thời, Bản Điều
lệ thường nhằm thu hút được nhiều người khác bỏ vốn mà vẫn giữ được quyền kiểm soátcho cổ đông sáng lập Bản Điều lệ do vậy, thực chất là thể hiện ý đồ của những ngườisáng lập trong tương quan của họ với những cổ đông khác Và theo ý nghĩa này, thựcchất, Bản Điều lệ là một nghệ thuật sắp xếp trong hành lang luật pháp của người sáng lậphay người nắm số vốn lớn nhất để thực hiện ý đồ kinh doanh của mình Do đó, ta có thểhiểu, Điều lệ chính là hiện thân cho ý chí của người sáng lập, là công cụ để quản lý đảmbảo sự vận hành công ty luôn nằm trong sự kiểm soát, cũng như bảo vệ quyền lực của họtrong chính công ty đó Nhưng không vì thế mà việc xây dựng Điều lệ là chuyện riêngcủa những người sáng lập, xuất phát từ Điều lệ là sự thể hiện ý chí của người sáng lậpnên các thành viên mới tuy không tạo ra Điều lệ nhưng khi gia nhập Công ty luôn phảithông qua hoặc cam kết tuân thủ Điều lệ – ấn định những nguyên tắc về tổ chức nội bộ,hoạt động, giải thể của Công ty, từ đó điều chỉnh các quyền, nghĩa vụ của các thành viêntrong Công ty Tránh việc để những người sáng lập lạm dụng quyền hạn của mình
Tóm lại, Cùng với quy định của pháp luật, Điều lệ là một trong những văn bản quan
trọng nhất trong việc điều hành, quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh, tranh chấp trongmột Công ty Điều lệ quy định những vấn đề cốt lõi và nền tảng như cơ cấu tổ chức quản
lý, thẩm quyền và thể thức thông qua các quyết định của bộ máy điều hành, nguyên tắcphân chia lợi nhuận, xử lý lỗ và giải quyết tranh chấp nội bộ Điều lệ chính là bản hợpđồng giữa các thành viên, cổ đông Công ty với nhau và giữa Công ty với các thành viên,
cổ đông Vì vậy, các cá nhân, tổ chức khi cùng nhau góp vốn thành lập công ty, cần phảinghiêm túc trong việc nghiên cứu, bàn thảo để đi đến thống nhất một bản điều lệ phảnánh đúng tinh thần của pháp luật và của thành viên, cổ đông Công ty Đối với các Công
ty đang trong giai đoạn phát triển ổn định cũng nên rà soát lại điều lệ nhằm phát hiệnnhững thiếu sót để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn, giảm thiểu khả năng tranh chấp xảy
ra và trong trường hợp có tranh chấp cũng dễ dàng giải quyết
Trang 8I.3 Quy định của pháp luật về xây dựng Điều lệ trong công ty.
I.3.1Những loại hình công ty pháp luật yêu cầu xây dựng Điều lệ.
Do sự phức tạp về tổ chức, hoạt động cũng sự tác động đến nhiều mối quan hệ, nênPháp luật hiên nay đưa ra những quy định mang tính bắt buộc đối với các pháp nhântrong việc xây dựng Điều lệ Đây được xem như một điều kiện nền tảng cho sự thành lập,tồn tại hợp pháp cua các pháp nhân trong đời sống kinh tế Góp phần tạo nên tính ổn địnhcũng như lành mạnh trong môi trường kinh doanh
Như đã đề cập, những đối tượng yêu cầu phải xây dựng Điều lệ sẽ là các pháp nhân,bao gồm: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty Hợp danh Điều đó đồng nghĩa vớiviệc Công ty tư nhân không cần có Điều lệ vì nó không phái pháp nhân
Luật Doanh nghiệp đã dành ba Điều luật để quy định về việc xây dựng Điều lệ bao
gồm từ Điều 17 đến Điều 19, quy định chi tiết, cụ thể về hồ sơ đăng ký kinh doanh đối
với từng loại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân cũng như cơ quanđăng ký kinh doanh tiến hành việc Đăng ký kinh doanh được nhanh chóng thuận lợi hơn Luật Doanh nghiệp bảo đảm nguyên tắc chung phổ biến là việc áp dụng mô hình tổchức quản lý, phương thức điều hành doanh nghiệp theo hướng coi đó là công việc nội bộcua chủ sở hữu Doanh nghiệp, các nhà đầu tư Luật chỉ đưa ra “khung cơ bản” để các nhàđầu tư lựa chọn quyết định Do đó, phần lớn những quy định về tổ chức quản lý Doanhnghiệp là quy định có tính chất hướng dẫn để Điều lệ công ty quy định cụ thể
Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý điều hành doanh nghiệp có một số nguyên tắc bắt
buộc tuân thủ nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư nhỏ, hạn chế tối đa kha năngcho nhà đầu tư lớn và người quản lý điều hành doanh nghiệp có thể lạm dụng vị trí, lợithế của mình để tư lợi hoặc có các quyết định ảnh hưởng đến lợi ích các cổ đông khác,đặc biệt là cổ đông nhỏ
Trang 9Như vậy, việc bắt buộc xây dựng Điều lệ trong các pháp nhân đã thể hiện Pháp luật
không chỉ tạo điều kiện cho các chủ thể chủ động tự do trong kinh doanh mà còn mangtính định hướng chung cho các Công ty vận động và phát triển để tạo nên tính đồng bộcho toàn bộ nền kinh tế nói chung
I.3.2 Nguyên tắc xây dựng Điều lệ
Điều lệ Công ty trước hết có thể xem là một bản hợp đồng được đồng ý bởi các bêntrong công ty mang tính chất quy định Nó được xây dựng dựa trên các khuôn khổ, hànhlang pháp lý mà pháp luật đề ra mặt khác lại doanh nghiệp được phép tự do chỉnh sửa,miễn là không trái pháp luật
Xét về mặt điều hành, Điều lệ Công ty được hiểu như là “pháp luật của doanh nghiệp”trong đó Doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh hoạt động của mình một cách có ý chí riêng
mà lại không trái pháp luật Xét về mặt kinh doanh, Điều lệ đóng một vai trò quan trọngkhông kém vì nó cho biết cơ cấu, nội dung Doanh nghiệp, cách thức kinh doanh, hoạtđộng mà Doanh nghiệp đề ra cho người mong muốn góp vốn hay giao dịch với Công ty.Cũng bởi lẽ đó mà những đối tác đầu tư, những khách hàng luôn quan tâm, tìm hiểu kĩ vềĐiều lệ trước khi cam kết điều gì Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần biết ai sẽ là người
kí kết hợp đồng với họ, bởi thông qua Điều lệ Công ty, pháp luật có quy định ai là ngườiđại diện
Để hoạt động suôn sẻ, tránh được những tranh chấp phát sinh và rắc rối với pháp luật,doanh nghiệp cần quan tâm một số điểm cơ bản trong cách soạn thảo thành lập điều lệcông ty như sau:
Điều lệ không được trái với các quy định của pháp luật và không xâm phạm quyền lợicủa bên thứ ba;
Điều lệ Công ty là một hợp đồng nhiều bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận
để quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, tổ chức quản lý, hoạt động của Công ty;
Trang 10Điều lệ phải có đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sungLuật Doanh nghiệp 2009
Thứ nhất, Điều lệ Công ty không được làm trái lại với những quy định của pháp luật
hay xâm phạm quyền lợi bên thứ 3 Đây là nguyên tắc đầu tiên và rất cơ bản khi soạnthảo điều lệ công ty
Ví dụ: Trong Điều lệ Công ty T không thể quy định điều khoản: Công ty T hoạt độngtrong lĩnh vực tài chính tư vấn trốn thuế cho doanh nghiệp;
Hay các chủ công ty gồm ông A, B, C, D là các cổ đông sáng lập, khi sáng lập họ muốncon trai ông A làm giám đốc công ty, điều này sẽ không thể quy định trực tiếp trong điều
lệ bởi lẽ chưa có cơ sở nào cho thấy con trai ông A sẽ đồng ý làm giám đốc, và như vậy
đã là xâm phạm quyền tự do của con trai ông A
Thứ hai, Điều lệ Công ty là một hợp đồng nhiều bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện,
thỏa thuận để quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, tổ chức quản lý, hoạt động củaCông ty Như vậy, điều lệ Công ty trước khi được xác lập phải trải qua các bước họp vàđàm phán, thảo luận những vấn đề cần được nêu ra trong Điều lệ Các bên trong Công typhải xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình cũng như cách thức thực hiện nó để chuyểnhóa vào trong Điều lệ
Ví dụ: Về nghĩa vụ góp vốn của cổ đông sáng lập, cổ đông cần góp bao nhiêu vốn, gópvốn dưới hình thức nào : tài sản, tiền mặt hay quyền sử dụng đất… cổ đông góp nhiều lầnhay một lần qua phương tiện nào: trực tiếp hay chuyển khoản ngân hàng, thời hạn choviệc góp vốn là bao lâu Đối với các hình thức góp vốn đặc biệt như góp bằng quyền sửdụng đất cần quy định thêm thời hạn tiến hành làm thủ tục chuyển giao quyền sử dụngcho Công ty
Về tổ chức quản lý Công ty, khi soạn thảo cũng cần lưu ý, thảo luận đề ra rõ ràng về
cơ cấu quản lý công ty để tránh xảy ra tình trạng lạm quyền, đối với công ty cổ phần,
Trang 11phần quy định này càng trở nên quan trọng hơn Hội đồng quản trị, ban giám đốc, bankiểm soát cần phải được ghi nhận trong điều lệ, kèm theo là nội dung hoạt động, quyềnhạn, nghĩa vụ của các ban đó đồng thời chỉ rõ ai là người đại diện theo pháp luật của công
ty Xác định đúng và quy định rõ các vấn đề trong điều lệ công ty góp phần giảm thiểutranh chấp nội bộ công ty
Thứ ba, điều lệ phải có đủ các nội dung chủ yếu theo quy định pháp luật như sau:
1 Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện
2 Ngành, nghề kinh doanh
3 Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ
4 Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danhđối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệmhữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần
5 Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữuhạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổphần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần
6 Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợpdanh; của cổ đông đối với công ty cổ phần
7 Cơ cấu tổ chức quản lý
8 Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
9 Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ
10 Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý vàthành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên
Trang 1211 Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối vớicông ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần.
12 Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh
13 Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty
14 Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
15 Họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đạidiện theo pháp luật, của chủ sở hữu công ty, của các thành viên hoặc người đại diện theo
uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của người đại diện theo pháp luật, của các
cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổphần
16 Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quyđịnh của pháp luật
Lưu ý thêm rằng: xuyên suốt Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2009 có để
ngõ nhiều điều luật nhường phần cho ý chí của chủ công ty quy định theo điều lệ cũngnhư quy định các tỷ lệ phần tối đa hoặc tối thiểu về số vốn để ra quyết định nào đó
Ví dụ: Quy định quyền của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn “Thành viên hoặc
nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền” 1 Ta có thểthấy Luật doanh nghiệp 2005 đã tạo sẵn các hành lang cho sự quy định của điều lệ, nhưngđiều lệ công ty nếu có quy định cũng không được phá vỡ những mức tối đa hay tối thiểu
do luật định
Một số nội dung quan tâm khi tiến hành việc soạn thảo nội dung Điều lệ doanh nghiệp
1 khoản 2 điều 41 Luật Doanh nghiệp 2005.
Trang 13Một trong những nội dung quan trọng trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký thànhlập doanh nghiệp mà bất kỳ nhà đầu tư cũng như tổ chức tư vấn pháp lý không thể bỏ qua
đó là việc tư vấn xây dựng điều lệ doanh nghiệp cho phù hợp Trên thực tế, pháp luậtdoanh nghiệp đã quy định khá cụ thể về nội dung chính của một bản điều lệ doanh nghiệp
và ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận những quy định này trong các văn bản pháp luật Cụthể nội dung các điều khoản của Điều lệ Doanh nghiệp theo quy định tại Điều 22 LuậtDoanh nghiệp 2005
Đó là những điều khoản “cứng” phải có trong nội dung của một bản điều lệ Tuynhiên, đối với những loại hình doanh nghiệp khác nhau thì nội dung chi tiết của từng điềukhoản sẽ được dự liệu theo các hướng khác nhau cho phù hợp với điều kiện của từngcông ty, trong đó có những điều khoản tùy nghi và có những điều khoản bắt buộc Ở đâyngười viết phân tích thành hai nhóm: nhóm thứ nhất, các điều khoản bắt buộc gồm cáckhoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 13 và các điều khoản tùy nghi 6, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16
Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ đi sâu phân tích nội dung một số điềukhoản tùy nghi đã liệt kê
Thứ nhất, đối với quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty đối với Công
ty hợp danh, Công ty TNHH, của cổ đông Công ty cổ phần (khoản 6 điều 22) Trườnghợp này trên cơ sở tại các điều luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên Công ty màchủ đầu tư tiến hành xây dựng các quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các thành viên công tymình Tuy nhiên, nội dung các quyền này bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các quy định tạiĐiều 41, 42 đối với thành viên Công ty TNHH; Điều 79, 80 đối với cổ đông Công ty cổphần; Điều 134, 140 đối với thành viên Công ty hợp danh Chủ đầu tư có thể thỏa thuậnvới nhau để quyết định các quyền và nghĩa vụ cụ thể cho phù hợp với điều kiện của cácchủ đầu tư và loại hình doanh nghiệp mình dự định thành lập theo hướng mở rộng hoặcthu hẹp phạm vi quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty, miễn sao phải tuân thủ đầy đủcác quy định của pháp luật
Trang 14Thứ hai, về thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh
chấp nội bộ (khoản 9, điều 22) Trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHHmột thành viên cá nhân làm chủ sở hữu thì các loại hình doanh nghiệp khác đều phải cóquy định này trong điều lệ của doanh nghiệp Tỷ lệ số phiếu thông qua các vấn đề quantrọng của doanh nghiệp sẽ tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp Ví dụ như quy địnhtại Điều 52 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2009 tại khoản 2, 3 quy định:
“2 Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường
hơp sau đây:
a Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.
b Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3 Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận; tỷ lệ cụ thể
do Điều lệ công ty quy định”.
Theo như quy định này thì Pháp luật đã dành quyền rất lớn cho các sáng lập viên củaDoanh nghiệp được tự do thỏa thuận một tỷ lệ cụ thể để thông qua các quyết định liênquan đến vấn đề quản trị doanh nghiệp và sự thỏa thuận này bắt buộc phải cao hơn tỷ lệ
mà pháp luật đã dự liệu bên trên Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ tỷ lệ thông qua
có thể thấp hơn con số Luật đã dự liệu đó là trường hợp Công ty TNHH hai thành viêntrở lên hoặc công ty hợp danh chỉ có hai thành viên tham gia thành lập Công ty thì tỷ lệthông qua có thể do các nhà đầu tư thỏa thuận và ghi vào Điều lệ của Công ty
Trang 15Thứ ba, quy định về căn cứ xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho các thành viên
và nhân viên Công ty Vấn đề này cũng được luật quy định khá chi tiết Ví dụ như đối vớicông ty cổ phần pháp luật cho phép các doanh nghiệp thỏa thuận về thù lao, tiền lương vàlợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Chỉ khicác thành viên không tự thỏa thuận được và không ghi được vào Điều lệ Công ty thì bắtbuộc mới phải tuân thủ quy định tại Điều 117 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp2009
Trên đây là một số quy định liên quan đến vấn đề xây dựng nội dung chi tiết của mộtbản Điều lệ Doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền Và để xây dựng được một bản Điều lệ Doanh nghiệp hoàn chỉnh và đúngluật, thì bên cạnh những yếu tố về mặt nội dung nhà đầu tư cũng cần chú ý tới một sốnguyên tắc cơ bản khác như: Không trái pháp luật, không được xâm phạm đến lợi ích củabên thứ ba, tự nguyện và thỏa thuận trong giới hạn pháp luật quy định Tuân thủ chặtchẽ quy định của Pháp luật và tôn trọng thỏa thuận của các thành viên sẽ là giúp chodoanh nghiệp xây dựng được Bản Điều lệ thống nhất không trái luật và có tính ổn địnhlâu dài trên thực tế - điều này sẽ vô cùng có lợi cho doanh nghiệp khi đi vào hoạt độngsản xuất kinh doanh
I.3.3 Quy định của pháp luật Doanh ghiệp về Điều lệ qua các lần sửa đổi
Trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Doanh nghiệp 1999, đồng thời ghi nhận bổsung các thủ tục cần thiết đã phát sinh và thực hiện trên thực tế Luật Doanh nghiệp 2005
đã dành bốn Điều từ 16 đến 19 quy định chi tiết, cụ thể về hồ sơ đăng ký kinh doanh đốivới từng loại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân cũng như cơ quanđăng ký kinh doanh tiến hành việc Đăng ký kinh doanh được nhanh chóng thuận lợi hơn2
Trang 16Với những đòi hỏi thực tế của công cuộc đổi mới, những quy định của Luật Công ty
và Luật Doanh nghiệp tư nhân ban hành trước đây đã bộc lộ những điểm không phù hợpvới những nói dung tương ứng của một số Luật khác có lien quan như Luật Dân sự, LuậtThương mại Sự sửa đổi hai đạo luật này và xây dựng một Luật thống nhất điều chỉnhcác loại hình công ty và doanh nghiệp tư nhân theo hướng mở rộng thêm các loại hìnhdoanh nghiệp khác, phù hợp với thực tiễn, nhằm tang cường tính linh hoạt cho các nhàđầu tư phù hợp với khả năng của họ đồng thời tang cường vai trò quản lý nhà nước, giámsát bằng pháp luật đối với doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp chủ yếu điều chỉnh các mối quan hệ giữa các bên có liên quantrong quá trình thành lập, tổ chức quản lý doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách,giải thể đối với các loại hình doanh nghiệp
Trước khi có Luật Doanh nghiệp các doanh nghiệp của các tổ chức chịnh trị, chính trị
xã hội, tổ chức xã hội chưa rõ hoạt động theo luật nào Và việc ban hành Luật Doanhnghiệp, đặc biệt là quy định về công ty TNHH là căn cứ pháp lý để các doanh nghiệpthuộc các tổ chức nói trên đăng ký và hoạt động theo Luật này
Do tính chất và địa vị pháp lý của từng loại hình doanh nghiệp là khác nhau nên cơcấu tổ chức pháp lý cũng không giống nhau Mục tiêu của Luật Doanh nghiệp là:
Thứ nhất, thiết lập các nguyên tắc tổ chức, quản lý thông tin rõ ràng, minh bạch thông
qua việc xây dựng cơ cấu cơ bản trong tổ chức quản lý nội bộ công ty
Thứ hai, bảo đảm sự giám sát nội bộ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể lien quan đến
quản lý, điều hành doanh nghiệp, thể thức làm việc và thông qua quyết định của các cơquan
Luật Doanh nghiệp bảo đảm nguyên tắc chung phổ biến trên đó là việc áp dụng môhình tổ chức quản lý, phương thức điều hành doanh nghiệp theo hướng coi đó là côngviệc nội bộ cua chủ sở hữu doanh nghiệp, các nhà đầu tư Luật chỉ đưa ra “khung cơ bản”
Trang 17để các nhà đầu tư lựa chọn quyết định Do đó, phần lớn những quy định về tổ chức quản
lý doanh nghiệp là quy định có tính chất hướng dẫn để Điều lệ công ty quy định cụ thể.Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý điều hành Doanh nghiệp có một số nguyên tắc bắtbuộc tuân thủ nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư nhỏ, hạn chế tối đa khả năngcho nhà đầu tư lớn và người quản lý điều hành Doanh nghiệp có thể lạm dụng vị trí, lợithế của mình để tư lợi hoặc có các quyết định ảnh hưởng đến lợi ích các cổ đông khác,đặc biệt là cổ đông nhỏ Luật Công ty 1990 chưa quy định củ thể thể thức, trình tự thủ tụccần thiết để triệ tập họp và thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồngthành viên, thiếu các quy định về kiểm soát các giao dịch lớn của người quản lý Công ty.trên thực tế trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường các cổ đông lớn luôn chiphối được quá trình ra quyết định quản lý về điều hành Công ty, loại trừ ảnh hưởng củađông đảo các cổ đông nhỏ - là những người chỉ có quyền góp vốn và chia lợi nhuận màkhông có cơ hội tham gia quản lý, điều hành Công ty
Luật Doanh nghiệp quy định rõ theo hướng tăng thêm quyền cho những nhà đầu tư,chủ sở hữu đối với các vấn đề lớn, quan trọng của doanh nghiệp, mặt khác đưa ra các quyđịnh cụ thể về thẩm quyền triệu tập, cũng như điều kiện và thể thức tiến hành họp Hộiđồng thành viên, Hội đồng cổ đông, nguyên tắc thông qua của cơ quan này Lần đầu tiên,Luật Doanh nghiệp đưa ra chế định kiểm soát các giao dịch lớn thông qua quy định: cácquyết định và giao dịch lớn có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản Công ty phải được sựchấp thuận của chủ sở hữu doanh nghiệp và đó cũng là căn cứ pháp lý để các cổ đôngthiểu số giám sát và thực hiện các quyền nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân lý giải tại sao các doanh nghiệp nhỏ hay đổ vỡ, songmột trong những sai lầm chung nhất lại diễn ra ngay từ lúc mới đầu khi doanh nghiệp lựachọn lý tương kinh doanh trong rất nhiều trường hợp đổ vỡ, lý do xuất phát từ việc xemnhẹ quy định thủ tục, hành lang ban đầu
Một trong những nguyên nhân chung nhất được rút ra đó là: Không xác định đượcnhu cầu của thì trường; Tiến hành kinh doanh mà không có kế hoạch phù hợp; Không
Trang 18chịu học hỏi và không tìm kiếm sự giúp đỡ Và việc xây dựng, áp dụng Điều lệ cũngcũng là một trong những công cụ để các công ty khắc phục được các lý do đổ vỡ trên3.Quy định về Điều lệ đóng một vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư lựa chọn loạihình doanh nghiệp là Công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp: Điều lệ Công ty làbản cam kết của tất cả các thành viên về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công
ty Điều lệ đầu tiên của Công ty TNHH phải được tất cả thành viên sáng lập chấp thuận.Điều lệ đầu tiên của Công ty cổ phần phải được tất cả cổ đông sáng lập chấp thuận Nhưvây, Điều lệ công ty đóng vài trò quan trọng trong quá trình thành lập - một điều kiện đểnộp hồ sơ Đăng ký kinh doanh; quản lý và hoạt động, vì các quy định của Điều lệ là căn
cứ quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp và đây thuộc về tráchnhiệm của thành viên sáng lập Luật doanh nghiệp quy định: Nội dung Điều lệ Công tykhông được trái với quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản Pháp luật khác cóliên quan
Theo Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2002, các công ty TNHH và công ty cổ phần đượcthành lập và hoạt động trước ngày 1/1/2000 sẽ phải sửa đổi lại Điều lệ Thời hạn cuốicùng phải sửa đổi là 31/12/2001 Trong trường hợp công ty TNHH và công ty cổ phầnnày không sửa đổi lại Điều lệ của mình thì Điều lệ đó được coi là không có giá trị phápluật từ ngày 1/1/2002, hồ sơ đăng ký kinh doanh được coi là không hợp lệ, mọi tranhchấp phát sinh sau đó sẽ được xử lý theo Luật Doanh nghiệ Các Công ty không sửa đổiĐiều lệ thì Điều lệ đó được coi là không hợp lệ và bị vô hiệu đối với những nội dung tráivới Luật Doanh nghiệp Các cơ quan Đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu Công ty sửađổi Điều lệ, nếu Công ty không chấp hành thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính vàhậu quả pháp lý khác theo quy định tại Điều 16, NĐ 02/2000/NĐCP
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp riêng đối với Điều lệ của công ty TNHH vàCTCP đã được thành lập trước ngày 1/1/2000 thì phải sửa đổi lại theo Luật Doanhnghiệp; kể từ ngày 1/1/2002 tất cả Điều lệ thuộc diện phải sửa đổi nói trên mà chưa đượcthay đổi thì Điều lệ không còn giá trị pháp lý Trong trường hợp công ty chưa sửa đổi
3 Tiếng nói doanh nghiệp, NXB Tư pháp.
Trang 19Điều lệ theo Luật Doanh nghiệp nếu có tranh chấp phát sinh trong thời gian 1/1/2002 thìphải áp dung các quy định tại Điều lệ cũ và Luật Công ty 1990 bởi vì Luật Doanh nghiệpvẫn cho phép Điều lệ còn hiệu lực đến hết ngày 31/12/2001 nếu công ty chưa sửa đổiĐiều lệ theo Luật Doanh nghiệp Các tranh chấp về vấn đề mà Điều lệ cũ và Luật khôngquy định thì có thể vận dụng Luật Doanh nghiệp để giải thích nhưng không được hồi tố4 Sau quá trình sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp, ta thấy nội dung quy định về Điều
lệ tại Luật Doanh nghiệp 2005 đã mang tính ổn định, việc cho ra đời Luật sửa đổi và bổsung Luật Doanh nghiệp 2009 nội dung này gần như không có thay đổi Ngoài việc quyđịnh một số nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ, thì Luật Doanh nghiệp đã trao một quyền
tự chủ nhất định cho các Doanh nghiệp trong việc quy định Điều lệ cho công ty mình, vàcác quy định mang tính “nhân văn” hơn khi nó ngày càng thể hiện sự bảo vệ của phápluật đối với các thành viên, các cổ đông nhỏ yếu thế hơn Nhằm góp phần tạo một môitrường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh
I.4 Mối quan hệ giữa Điều lệ và Luật Doanh nghiệp.
Như ta đã biết, Điều lệ được coi như “Điều luật riêng” của một Công ty, nó điềuchỉnh sự hình thành, phát triển, kể cả sự phá sản của chính công ty đó Tuy nhiên, ở mộtkhía cạnh khác thì Điều lệ lại nằm trong sự Điều chỉnh của Pháp luật Mặc dù, những quyđịnh luôn có những hướng mở cho các công ty quy định sao cho phù hợp với hoàn cảnh
cụ thể tại công ty mình, nhưng về cơ bản nó vẫn nằm trong một khuôn khổ nhất định Vàngược lại, Pháp luật cũng chịu sự tác động trở lại từ chính thực tế hiệu quả xây dựng và
áp dụng Điều lệ ở các Công ty Luật điều chỉnh nhiều nhất trong phạm vi này chính làLuật Doanh nghiệp
Thứ nhất, từ phía Luật Doanh nghiệp, đây được coi là Luật quan trọng nhất điều chỉnh
việc xây dựng, áp dụng Điều lệ Nó đặt ra khung pháp lý nhất định vừa có ý nghĩa nhưmột “hàng rào” để các Công ty biết được giới hạn nào được cho phép thực hiện, đâu là
4 Những điều cần biết về Luật Doanh nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia.