TÓM TẮT Mục tiêu Xác định tỉ lệ điều dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kiến thức, thái độ, và thực hành đúng về xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng.. Phương pháp Tất cả 286 điều dưỡng
Trang 1
TÓM TẮT
Mục tiêu Xác định tỉ lệ điều dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương
có kiến thức, thái độ, và thực hành đúng về xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng
Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả
Địa điểm Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, năm 2006
Phương pháp Tất cả 286 điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện vào thời điểm nghiên cứu được chọn, và trả lời một bộ câu hỏi trắc nghiệm tự điền về kiến thức và thái độ liên quan đến xử lý y dụng cụ sau sử dụng Một bảng kiểm được sử dụng để đánh giá thực hành
Kết quả Kiến thức và thực hành của điều dưỡng là chưa toàn diện, tuy nhiên, hầu hết có thái độ tích cực đối với việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành, với tỉ lệ thực hành đúng là cao hơn ở nhóm điều dưỡng có kiến thức đúng
Trang 2Kết luận Để nâng cao chất lượng của việc xử lý y dụng cụ sau sử dụng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, tập huấn liên tục kèm với giám sát thực hành là cần thiết
ABSTRACT
Objective To identify the proportion of nurses at Nguyen Tri Phuong hospital having correct knowledge, attitude, and practices in treating reusable medical equipments
Study design Descriptive cross-sectional study
Setting Nguyen Tri Phuong hospital, 2006
Methods All 286 nurses working at the moment of study were selected A self-administered questionnaire was used for collecting data on knowledge and attitude, while practices were assessed through observation with a checklist
Results Knowledge and practices were found not comprehensive, but most of nurses had positive attitude toward the necessity of treating reusable medical equipments There was a significant association between knowledge and practices, with a higher proportion of proper practice found among the ones having correct knowledge
Trang 3equipments at Nguyen Tri Phuong hospital
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dụng cụ y tế tái sử dụng hiện nay vẫn còn phổ biến tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, ngay cả những nước tiên tiến Việc xử lý và tiệt khuẩn dụng cụ y tế tái sử dụng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống chất lượng của bệnh viện, đặc biệt trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện Nhiễm khuẩn bệnh viện có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng; theo nghiên cứu của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh (Hoa Kỳ) có khoảng 5-10% bệnh nhân nhập viện mắc thêm nhiễm khuẩn bệnh viện trong quá trình nằm điều trị [1] [2] [6] Điều quan trọng của nhiễm khuẩn bệnh viện không phải là điều trị thế nào cho hiệu quả mà là làm sao phòng ngừa hoặc hạ thấp tỉ lệ mắc, vì nhiễm khuẩn bệnh viện có tỉ lệ tử vong cao, và điều trị rất tốn kém Nhiễm khuẩn bệnh viện do nhiều yếu tố cấu thành, trong đó yếu tố ngoại sinh từ bàn tay nhân viên y tế và các dụng cụ y tế tái
sử dụng không đúng chiếm tỉ lệ đáng kể Do tầm mức nguy hại của nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra bởi dụng cụ y tế, tại Việt Nam năm 1997 Bộ Y Tế đã ban hành những điều luật về chống nhiễm khuẩn, xây dựng những qui trình
xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng [1] [2] [3] [4] [9] Mỗi bệnh viện hay trung
Trang 4tâm y tế đều thực hiện công tác xử lý dụng cụ y tế và có chỉnh sửa để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của từng nơi Điều dưỡng là những người thực hiện trực tiếp việc xử lý dụng cụ y tế, do đó, sự hiểu biết và thực hành đúng của họ là rất quan trọng góp phần hạn chế sự lây nhiễm cho nhân viên y tế, cho bệnh nhân, và hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện Trong thực tế, nhiều nhân viên y tế tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương vẫn chưa thực hành đúng những yêu cầu chuẩn mực của qui trình xử lý y dụng cụ tái sử dụng Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó, thiếu kiến thức là một yếu
tố quan trọng hàng đầu Từ trước đến nay, chưa có một khảo sát nào về kiến thức, thái độ, và thực hành của điều dưỡng trong lĩnh vực xử lý y dụng cụ,
do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định tỉ lệ điều dưỡng của bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kiến thức, thái độ, và thực hành đúng về xử lý y dụng cụ tái sử dụng Kết quả của nghiên cứu sẽ là những thông tin hữu ích trong việc giám sát, đánh giá chất lượng nói chung và trong phòng chống nhiễm khuẩn của bệnh viện nói riêng
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả trên toàn bộ 286 điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong năm 2006 Dữ kiện được thu thập với một bảng câu hỏi tự điền về kiến thức và thái độ, và một bảng kiểm để quan sát những thực hành Kiến thức được khảo sát bao gồm
Trang 5của các dung dịch, thời gian ngâm, qui trình xử lý, tự bảo vệ khi xử lý dụng
cụ, và bảo quản dụng cụ sau xử lý Thái độ của điều dưỡng được đo lường qua sự chấp nhận rằng dụng cụ sau sử dụng cần phải được xử lý tốt, xử lý sau sử dụng ngay tại khoa trước khi đến đơn vị tiếp liệu thanh trùng, và phải phân loại dụng cụ trước khi xử lý Thực hành được đánh giá qua quan sát trực tiếp cách phân loại y cụ trước xử lý, pha các dung dịch xử lý, thao tác các bước của qui trình xử lý, xử lý khi bị hoá chất bắn vào mắt Những biến
số nền của đối tượng nghiên cứu bao gồm nhóm tuổi, giới, số năm thực hành
y khoa, trình độ, đơn vị công tác, và nguồn thông tin về xử lý y dụng cụ gồm trường trung học y tế, trung tâm đào tạo, huấn luyện tại bệnh viện, hội thảo,
và các nguồn khác (tự đọc sách, mượn tài liệu từ bạn bè)
Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm STATA 8 Các số thống kê
mô tả gồm có tần số và tỉ lệ kiến thức, thái độ, và thực hành về xử lý dụng
cụ y tế, phân bố theo đặc tính mẫu Xác định mối liên quan giữa nguồn thông tin với kiến thức, kiến thức với thực hành bằng phép kiểm chi bình phương Mức độ kết hợp được ước lượng với tỉ số số chênh (OR), và khoảng tin cậy (KTC) 95% của OR
KẾT QUẢ
Trang 6Bảng 1 Đặc tính của mẫu nghiên cứu, tần số và (%) Đặc tính
Trang 9Huấn luyện tại bệnh viện
204 (71,33)
Nguồn khác
42 (14,69)
Bảng 3 Kiến thức đúng về xử lý y dụng cụ, tần số và (%) Loại kiến thức
Tần số (%)
Tổng quát
122 (42,66)
Xử lý y dụng cụ sau sử dụng
Trang 16Thực hành Nhóm tuổi
Trang 1911 (23,91)
36 (78,26)
1 (2,38) Trung cấp
Trang 23y dụng cụ do được huấn luyện tại bệnh viện (71,33%) (Bảng 2) Kiến thức đúng thay đổi, cao trong các khâu tiệt khuẩn, phân loại dụng cụ, pha dung
Trang 24dịch, hạn sử dụng của dung dịch, tự bảo vệ trong khi xử lý dụng cụ, bảo quản dụng cụ sau xử lý (Bảng 3) Kiến thức chung là đúng khi trả lời đúng
11 trong số 13 nội dung, trong đó, nội dung về qui trình xử lý là bắt buộc đúng Tỉ lệ có kiến thức chung là thấp, 26,92% Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ kiến thức đúng theo nguồn thông tin (Bảng 4) Hầu hết điều dưỡng có thái độ tích cực đối với việc sử lý y dụng cụ sau sử dụng (Bảng 5)
Đa số điều dưỡng thực hành đúng trong các khâu phân loại dụng cụ, pha hoá chất, và xử lý khi bị tai nạn do hoá chất (Bảng 6) Thực hành chung được đánh giá là đúng khi đúng trong tất cả các loại thực hành, và tỉ lệ thực hành chung đúng là thấp, 6,08% (Bảng 6) Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thái độ, và thực hành phân bố theo đặc tính mẫu (Bảng 7), nhưng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đúng
và thực hành đúng (Bảng 8)
BÀN LUẬN
Đội ngũ điều dưỡng bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang được trẻ hoá với 62,94% có tuổi từ 20-39, phù hợp với thời gian làm việc trên dưới 10 năm là tương đương (Bảng 1) Điều dưỡng nữ chiếm đa số, phù hợp với thực
tế gần như truyến thống từ trước đến nay trong lựa chọn nghề điều dưỡng
Trang 25Nguồn thông tin chính về xử lý y dụng cụ sau sử dụng mà điều dưỡng nhận được là từ bệnh viện cho thấy công tác đào tạo và huấn luyện thường xuyên trong bệnh viện thực sự cần thiết và quan trọng (Bảng 2) Các nguồn thông tin khác (tự đọc sách, tự mượn tài liệu tham khảo) tuy nhỏ (19%) nhưng cho thấy điều dưỡng bắt đấu có quan tâm đến tự đào tạo theo nhu cầu công tác
Kiến thức về xử lý dụng cụ y tế sau sử dụng
Chỉ có 43% điều dưỡng có đầy đủ các kiến thức tổng quát (Bảng 1), như vậy vẫn còn đến 57% điều dưỡng khiếm khuyết về các kiến thức sơ đẳng Còn 25% điều đưỡng không hiểu rõ tiệt khuẩn là diệt hoàn toàn vi khuẩn và bào tử, có lẽ họ chưa phân biệt được rõ ràng thế nào là tiệt khuẩn
và khử khuẩn Hiểu biết về mức độ khử khuẩn dụng cụ là cần thiết để phân loại mức độ cần xử lý các dụng cụ y tế sau sử dụng [6], cho chính xác phù hợp với nơi đến của dụng cụ sẽ sử dụng cho bệnh nhân, nhưng qua nghiên cứu chỉ có 50% điều dưỡng nắm được kiến thức này Phân loại dụng cụ trước xử lý có được 82,44% điều dưỡng có kiến thức đúng Kiến thức về tính chất của dung dịch khử khuẩn là rất thấp, 6,64% Điều dưỡng chưa hiểu
rõ tính chất của các loại dung dịch xử lý dụng cụ y tế và có sự nhầm lẫn giữa
Trang 26dung dịch tẩy rửa với dung dịch khử khuẩn Kiến thức pha dung dịch khử khuẩn, thời hạn sử dụng hóa chất là cao, và có 64% trả lời đúng thời gian phải ngâm dụng cụ y tế trong hóa chất Giai đoạn ngâm dụng cụ cũng rất quan trọng vì nếu không tôn trọng thời gian ngâm này thì sẽ không đạt được thời gian tối ưu để làm bong lớp biofilm hay khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn bằng hóa chất các y dụng cụ cần xử lý [1] [2] [4] [7] Về kiến thức qui trình xử lý dụng cụ y tế, điều dưỡng có sự nhầm lẫn các giai đoạn, không nắm rõ loại hóa chất sử dụng cho loại dụng cụ nào, thiếu giai đoạn cọ rửa y dụng cụ nên chỉ có 47% điều dưỡng trả lời đúng
Nhìn chung, điều dưỡng đạt điểm cao về những kiến thức như khái niệm về tiệt khuẩn, phân loại dụng cụ, pha dung dịch, hạn sử dụng của dung dịch, tự bảo vệ trong khi xử lý dụng cụ, bảo quản dụng cụ sau xử lý Nhưng điểm kiến thức chung lại thấp (26,92%) do yêu cầu của nghiên cứu là chỉ chấp nhận sai 2 nội dung, và riêng nội dung về qui trình là bắt buộc phải đúng Không có mối liên quan giữa nguồn thông tin với kiến thức, do hạn chế của mẫu nhỏ, và có thể nội dung giảng dạy là giống nhau khi học trong trường, sự khác biệt, nếu có, là do kinh nghiệm thực tế hoặc tự học
Thái độ về xử lý dụng cụ y tế sau sử dụng
Điều dưỡng thấy và hiểu được mối nguy hiểm lây nhiễm từ dụng cụ y
tế sau sử dụng, và đa số chấp nhận xử lý dụng cụ y tế tại khoa phòng trước
Trang 27nhỏ chưa chấp nhận có thể do tâm lý ngại phải xử lý dụng cụ bẩn dính máu
và chất tiết, hoặc điều dưỡng chưa hiểu được vì sao phải làm những việc mà theo họ là của bộ phận tiếp liệu thanh trùng Tỉ lệ chấp nhận việc phân loại trước xử lý cũng rất cao, có thể vì đây cũng là một nguyên tắc qui định do mỗi loại dụng cụ cần một cách xử lý khác nhau
Thực hành về xử lý y dụng cụ sau sử dụng
Đa số điều dưỡng thực hành đúng trong các khâu phân loại dụng cụ, pha hoá chất, và xử lý khi bị tai nạn do hoá chất (Bảng 6) Số điều dưỡng pha hóa chất không đúng có lẽ do thường thực hiện pha với bảng hướng dẫn trước mặt nên không nhớ rõ liều lượng pha của từng loại hóa chất khi không
có bảng Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh (Hoa Kỳ), bộ y tế Việt Nam, và các hướng dẩn của bệnh viện đã qui định việc phân loại y dụng cụ trước xử lý và các hóa chất xử lý phải được pha đúng hàm lượng để đảm bảo
đủ nồng độ khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn mà không làm hư dụng cụ [1] [2] [4]
Đa số các thao tác cần thiết đã bị điều dưỡng bỏ sót, điều này phù hợp với thực tế khi đi kiểm tra tại các khoa phòng Về qui trình xử lý, điều dưỡng phải thao tác đúng từng bước của hai qui trình xử lý y dụng cụ căn bản là dụng cụ chịu nhiệt và không chịu nhiệt, sai một trong hai qui trình là không
Trang 28đạt yêu cầu nên kết quả thực hành đúng của qui trình chỉ đạt 26,64% Dụng
cụ y tế tái sử dụng nếu xử lý ban đầu không đạt hiệu quả thì việc tiệt khuẩn
sẽ không có giá trị [1] [5] [6] [7] [8] Với mong muốn đạt đến chuẩn mực nên yêu cầu nghiên cứu đề ra là thực hành chung đúng khi điều dưỡng thực hiện đúng cả 4 phần phân loại y dụng cụ trước xử lý, pha hóa chất đúng theo hướng dẫn, xử lý (thao tác và qui trình), và xử lý khi bị tai nạn trong lúc xử
Nghiên cứu dù khảo sát toàn bộ dân số mục tiêu, nhưng cỡ mẫu còn nhỏ, hạn chế khả năng so sánh Sai lệch thông tin có thể xảy ra do trong quá trình đánh trắc nghiệm, các điều dưỡng có thể tham khảo ý kiến lẫn nhau Những định nghĩa biến số quá chặt chẻ khi đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chung đã làm giảm độ lớn của kết quả Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy chất lượng của việc xử lý y dụng cụ sau sử dụng là chưa toàn diện
Trang 29trong việc xử lý y dụng cụ sau sử dụng là chưa toàn diện Tuy nhiên, điều khích lệ là hầu hết đều nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý y dụng
cụ sau sử dụng Nếu được tập huấn liên tục kèm với giám sát thực hành, chất lượng của công việc sẽ tốt hơn, và từ đó, có thể góp phần giảm nhiễm khuẩn bệnh viện