HànBáiĐường www.vietkiem.com
1
Hàn BáiĐường
Hơn 40 năm trước đây, một võ đường rộng lớn vẫn thường thu hút sự lưu
ý cũng những người qua lại nơi ngã tư Hồng Thập Tự - Lê Văn Duyệt vào
hai buổi sáng chiều. Số võ sinh theo tập tại võ đường này khá đông và nhịp
sinh hoạt của võ đường này khá đều đặn. Nhưng tới thập niên 60 thì võ
đường này vắng mặt.
Gợi lại những hình ảnh của nhiều năm trước, có lẽ người ta chỉ còn nhớ
được hàng chữ nhỏ khiêm tốn "Hàn Bái Đường". Ngoại trừ những người
hiểu biết nhiều về sinh hoạt võ thuật thành phố, những người khác có lẽ chỉ
hiểu 3 chữ nói trên là tên của một lò võ mà thôi. Hai tiếng "Hàn Bái" thường
rất ít được nhắc tới và cũng không có mấy ai tò mò muốn biết thêm về các
chi tiết liên quan.
Thực ra, ở thời gian đó và trước nhiều năm, đóng góp của võ đườngHàn
Bái vào sinh hoạt võ thuật tại Sài Gòn và toàn miền Nam không phải nhỏ.
Những môn sinh thuộc nhiều thế hệ nối tiếp như Nguyễn Văn Bắc, Võ Bá
Oai, Viên Khang rồi Đỗ Dư Ánh, Trương Minh Lắm, Lê Bất Trị, Nguyễn
Anh Tài đều là những khuôn mặt tiếng tăm trong võ giới.
Đầu thập niên 50, khi võ đườngHànBái hoạt động đều đặn tại Sài Gòn
thì vị võ sư này đã khuất bóng từ hơn 20 năm trước. Ông tạ thế ngày 6 tháng
3 năm 1928, sau đúng 10 năm từ Trung Hoa trở về quê hương để thu nhận
môn sinh truyền thụ sở học của mình. Số môn sinh của võ sư HànBái rất
hạn chế và thời gian truyền dạy của ông cũng không dài. Do đó, sở học của
ông hầu như mai một rất nhiều. Thực tế này do chính một môn sinh xuất sắc
của ông là Võ Bá Oai xác nhận. Cụ Võ Bá Oai chính là người đã tiếp nối
công trình dang dở của cố võ sư HànBái để dựng nên HànBái Đường.
Trong nhiều năm liên tục từ cuối thập niên 20, võ sư Võ Bá Oai đã không
ngừng nỗ lực truyền bá lại những điều mà bản thân mình nhận lãnh được từ
vị thầy xuất chúng nhưng vắn số, vì khi từ trần, cố võ sư HànBái mới vừa
39 tuổi.
Hàn BáiĐường www.vietkiem.com
2
Tuy mang một cái tên có vẻ xa lạ, nhưng HànBáiĐường chỉ là nơi
truyền dạy kỹ thuật Thiếu Lâm. HànBái là tên gọi của một vị võ sư có tên
thật là Lê Bái, một đệ tử chính truyền xuất sắc của võ phái Thiếu Lâm.
Võ sư HànBái là con trai của một Lãnh binh họ Lê nhà Nguyễn. Là một
thiếu niên thông minh, đĩnh ngộ nên cậu bé Lê Bái được gia đình chăm lo
chu đáo và được cha đích thân truyền dạy võ nghệ từ nhỏ. Cũng ngay từ thời
điểm đó, cậu bé Lê Bái đã nuôi mộng được có dịp xuất ngoại để tầm sư học
đạo.
Giấc mộng đó trở thành sự thật khi Lê Bái bước vào tuổi hai mươi. Lúc
đó, Sở Hỏa Xa Vân Nam cần người giúp việc và Lê Bái xin vào làm để có
cơ hội sang đất Trung Hoa từ lâu đã trở thành vùng đất huyền thoại của võ
lâm.
Tại Vân Nam, Lê Bái luôn tìm dịp mở rộng giao du với các nhân vật
trong võ giới, vừa để đo lường trình độ bản thân vừa để có dịp tìm hiểu thêm
những kỹ thuật mới. Càng tìm học, Lê Bái càng thấy rõ mức hạn chế trong
tài nghệ của mình và khao khát tìm kiếm một danh sư. Cuối cùng, Lê Bái
được nghe nhắc tới quyền sư danh tiếng Lý Quân là một võ quan tại Phúc
Kiến.
Lập tức Lê Bái rời Vân Nam tới Phúc Kiến xin được ra mắt quyền sư Lý
Quân. Sau khi bày tỏ ước nguyện tầm sư cầu học, Lê Bái đã thẳng thắn xin
với vị quyền sư danh tiếng cho phép được lãnh giáo ít chiêu để biết rõ bản
lĩnh của thầy. Quyền sư họ Lý vui vẻ chấp nhận và khuyến khích người môn
sinh cương trực "cứ tận lực ra đòn và trổ hết tuyệt nghệ đã học từ thuở nhỏ".
Không do dự, Lê Bái nhập nội ngay, tấn công bằng thế Hắc Hổ Xuyên
Tâm để mở đường cho thế Thanh Xà Nhập Động khi đối thủ đưa tay đỡ đòn.
Nhưng quyền sư họ Lý không đỡ mà chỉ vươn dài cánh tay mặt theo chiều
đấm tới của Lê Bái và nhanh như một ánh chớp kẹp 2 ngón tay vào tay áo
Lê Bái trong lúc chân mặt quét ngang khiến Lê Bái văng bật ra xa.
Từ đó cho tới hơn 3 năm sau, Lê Bái ở ngay tại nhà của quyền sư Lý
Quân. Lý phu nhân cũng là một nữ quyền sư nổi danh đương thời và có một
người con trai cùng trạc tuổi Lê Bái. Do đó, hai vợ chồng quyền sư họ Lý
coi Lê Bái như con và tận tình truyền thụ. Trong thời gian này, Lê Bái còn
nhận thêm được sự chỉ dẫn của nhiều danh gia võ lâm vào dịp các vị này lui
tới thăm viếng vợ chồng quyền sư Lý Quân. Sau hơn 3 năm rèn luyện, Lê
Hàn BáiĐường www.vietkiem.com
3
Bái đã đạt tới trình độ mà quyền sư Lý Quân nhận xét là "có nhiều điểm còn
hơn cả thầy".
Do đó, quyền sư Lý Quân đi tới một quyết định mới. Ông gọi Lê Bái vào
phòng riêng và cho biết:
- Tài nghệ của con còn tiến xa mà bản lĩnh của thầy chỉ có bấy nhiêu.
Cho nên, thầy không muốn con ở lại đây thêm nữa. Con hãy trở về Vân
Nam, tìm gặp một người bạn cũ của thầy là Triệu Quang Chảo là một danh
gia Thiếu Lâm. Con hãy đưa phong thư của thầy cho ông Triệu và xin ông
cho con được thụ giáo.
Thế là Lê Bái đành bùi ngùi giã biệt sư phụ, lên đường trở lại Vân Nam.
Bữa tiệc vui do các thân hữu đón chào Lê Bái về lại Vân Nam được tổ chức
linh đình. Giữa bữa tiệc bỗng có một ông già trạc ngoại ngũ tuần lên tiếng:
- Nghe danh Lê tiên sinh võ nghệ cao cường, tôi xin được chúc mừng
một ly.
Phần vì tuổi trẻ tự thị, phần vì giữa lúc ngà say, Lê Bái đã đáp lại lời chúc
mừng của người khách lạ bằng lời thách đấu. Ông già nọ nhận lời nhưng hẹn
sẽ gặp lại vào ngày hôm sau tại nhà của ông.
Hôm sau, đúng hẹn Lê Bái tìm tới tư gia của ông già và được biết chủ
nhân chính là Triệu Quang Chảo. Tình thế của Lê Bái lúc này như một mũi
tên đã bay ra khỏi cánh cung. Lê Bái vội giấu thư của quyền sư Lý Quân để
tiến hành buổi đấu đúng như ước hẹn. Trái với lần trước tại Phúc Kiến, lần
này Lê Bái không tấn công mà lui về thủ để chờ đối thủ ra tay. Trong lúc
thủ, Lê Bái dự liệu tất cả các đòn đối thủ có thể dùng và tính trước phản ứng
ra sao để dành thế thắng. Nhưng ông già đã tấn công ngoài mọi trường hợp
Lê Bái dự liệu và kềm cứng. Lê Bái chỉ với một bước tiến nhẹ nhàng.
Không có cách nào thoát ra khỏi vòng kềm chế của ông già, Lê Bái đành
xin bãi đấu và đưa trình phong thư của quyền sư Lý Quân.
Từ đó, Lê Bái trở thành môn sinh của quyền sư Triệu Quang Chảo và tập
luyện hàng ngày mãi đến năm 1918 mới xin bái biệt thầy trở về Việt Nam.
Tính từ khi tới Vân Nam đến lúc này, Lê Bái đã dành gần 10 năm tại đất
Trung Hoa và gặp ít nhất 2 vị thầy thuộc hàng danh gia thượng thừa. Ở tuổi
29, ông trở về quê hương với một bản lĩnh hiếm có. Tuy nhiên, mấy năm
Hàn BáiĐường www.vietkiem.com
4
sau, ông còn thực hiện thêm 3 chuyến đi Vân Nam vừa để thăm viếng thầy,
vừa để học hỏi thêm.
Sau 3 chuyến đi này, ông mới quyết định đem vốn liếng võ học của mình
ra truyền dạy. Số môn sinh của ông rất ít nhưng đều đạt trình độ cao, dù
không mấy ai học hết được tuyệt nghệ của thầy.
Dù vậy, một trong những môn sinh của ông là Võ Bá Oai đã làm nổi
danh vị thầy của mình trong võ giới và góp phần công sức không nhỏ vào
phong trào truyền bá võ thuật trên toàn bộ miền Nam. Đặc biệt, một môn
sinh của võ sư Võ Bá Oai là Đỗ Dư Ánh đã nổi tiếng ngay trên đất Vân Nam
là mảnh đất dạo nào đã đào tạo thành cố võ sư Hàn Bái.
. từ trần, cố võ sư Hàn Bái mới vừa
39 tuổi.
Hàn Bái Đường www.vietkiem.com
2
Tuy mang một cái tên có vẻ xa lạ, nhưng Hàn Bái Đường chỉ là nơi
truyền. Hàn Bái Đường www.vietkiem.com
1
Hàn Bái Đường
Hơn 40 năm trước đây, một võ đường rộng lớn vẫn thường thu hút