4.2.3.1 Số liệu ban đầu:
* Ta đưa ra 2 sơ đồ kết cấu như sau: - Sơ đồ 1: cầu dầm cong nhịp đơn giản.
- Sơ đồ 2: cầu dầm cong gồm 3 nhịp liên tục có đường cong cùng chiều, bán kính cong và chiều dài nhịp bằng nhau.
(vẽ sơ đồ kết cấu)
* Dầm có các bán kính cong R = 30m, R = 40m, R = 50m, R = 60m, R = 75m, R = 100m, R = 150m, R =250m với L = 30m, L = 35m, L = 40m, L = 45m, L = 50m, L = 55m, L = 60m, L = 75m.
* Trường hợp tính toán có chiều dài nhịp cong là L và bán kính cong R thì chọn tiết diện hình hộp có kích thước như mục 4.2.2.1:
4.2.3.2 Nguyên tắc tính toán:
- Ứng với mỗi sơ đồ trên, ta lần lượt tính nội lực với mỗi lần thay đổi chiều dài nhịp. Ta cũng tính nội lực với các sơ đồ đó được duỗi thẳng (kết cấu nhịp thẳng), sử dụng phàn mềm MIDAS/Civil để tính nội lực.
- Trong mỗi lần tính đó, ta tính được giá trị của lực cắt Q, mômen uốn M, mômen xoắn Tk tại các tiết diện giữa nhịp và tại gối.
- Đưa ra kết quả trên bảng, đồ thị và nhận xét.
4.2.3.3 Kết quả tính toán nội lực:
Dựa vào kết quả tính toán nội lực ở mục 4.2.2.2, ta thống kê lại kết quả tính toán nội lực như sau: 4.2.2.3.1 Sơ đồ 1: Nhịp đơn giản
* Khi chiều dài nhịp R = 50m:
4.2.3.4 Nhận xét:
- Với cùng 1 bán kính cong, mômen uốn Mv trong kết cấu cong tăng khi tăng dần chiều dài nhịp. Khi bán kính cong nhỏ mà chiều dài nhịp nhỏ thì sự chênh lệch giữa mômen uốn của các tiết diện trong kết cấu cong và thẳng nhỏ. Nhưng khi bán kính nhỏ mà chiều dài nhịp lớn thì sự chêch lệch đó lớn. Khi tỷ lệ L/R<0,6 chêch lệch giữa mômen uốn của các tiết diện trong kết cấu cong so với kết cấu thẳng <5%.
- Với cùng 1 bán kính cong, khi tăng chiều dài nhịp thì mômen xoắn Tk trong kết cấu cong tăng nhiều. Khi bán kính cong nhỏ mà chiều dài nhịp nhỏ thì sự chênh lệch giữa mômen xoắn của các tiết diện trong kết cấu cong và thẳng nhỏ. Nhưng khi bán kính nhỏ mà chiều dài nhịp lớn thì sự chêch lệch đó lớn. Khi R>100m và chiều dài nhịp L<100m thì mômen xoắn thay đổi không lớn.
- Sự chênh lệch giữa lực cắt trong kết cong và thẳng ít thay đổi và nhỏ khi thay đổi chiều dài nhịp.