Nguyên lý tính toán

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ tính toán thiết kế cầu cong (Trang 33 - 34)

Trong tính toán thiết kế cầu cong cũng như cầu dầm thẳng là phải giải quyết bài toán nội lực. Do đặc tính hình học phức tạp nên cầu cong luôn chịu xoắn ngay cả khi chỉ có tải trọng tác dụng đúng tim cầu. Mômen xoắn thường tác dụng bất lợi đến sự làm việc chung của toàn bộ công trình. Việc tính toán nội lực kết cấu cầu cong rất phức tạp, sự phức tạp tăng lên từ sơ đồ làm việc theo nguyên lý thanh cong phẳng đến thanh cong không gian.

Qua một số công trình nghiên cứu cho thấy: từ năm 1965 trở về trước, cơ sở xây dựng thuật toán chủ yếu dựa vào nguyên lý tính phẳng của phương pháp lực.

Trong những năm đầu 1965, một số tác giả như Hinzen, Petersion và Muller đã tập trung phân tích thiết lập thuật toán tính dầm thẳng và cong liên tục trên cơ sở lý thuyết ma trận. Ở nước ta một số công trình nghiên cứu của các tác giả Đặng Gia Nải, Lê Đức Chỉnh đã vận dụng kết quả của các tác giả trên để hoàn thiện bài toán trên cơ sở thêm một số yếu tố của kỹ thuật thực tiễn xây dựng.

Trong những năm gần đây, sự phát triển của máy tính điện tử với tốc độ tính toán cao, dung lượng bộ nhớ lớn đã tạo điều kiện cho các thuật toán số hiện đại như phương pháp phần tử hữu hạn, dải hữu hạn, phương pháp sai phân hữu hạn, v.v… cho phép giải quyết được các bài toán kết cấu phức tạp theo nguyên lý làm việc không gian. Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện một số chương trình tính toán kết cấu có thể cho phép giải quyết các bài toán không gian rất lớn là Sap2000, RM2000, Midas, …

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ tính toán thiết kế cầu cong (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w