1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án ngữ văn 12 - Nghị luận về một tư tưởng đạo lý ppsx

164 2,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt + GV: Nội dung của những tác phẩm trong giai đoạn này là gì?. HOẠT ĐỘNG CỦA GV

Trang 1

Trường trung học phổ thông Cái Bè

Bộ môn: Ngữ Văn

GIÁO VIÊN: VÕ MINH NHỰT

NĂM HỌC 2008 - 2009

Trang 2

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT Cái Bè Tuần lễ thứ: 01.

Lớp: 12 Môn: Ngữ văn Tiết thứ: 1 - 2

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh nắm được:

1 Kiến thức: Một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu

chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CMTT năm 1945 đến năm

1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ năm 1975, nhất là từ năm

1986 đến hết thế kỉ XX

2 Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã

học về VHVN từ CMTT năm 1945 đến hết thế kỉ XX

3 Thái độ, tư tưởng: Có quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn

học thời kì này; không khẳng định một chiều mà cũng không phủ nhận một cách cựcđoan

II PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1

- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1

2 Kiểm tra bài cũ: (Không có)

3 Giảng bài mới:

Vào bài:

Ở các chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, các em đã được tìm hiểu về các giai đoạnphát triển của nền văn học Việt Nam từ khi hình thành nền văn học dân gian, văn họcviết từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉ XIX Ở chương trình Ngữ văn 12 này, các em sẽ đượctìm hiểu thêm về một giai đoạn văn học có thể nói là phát triển trong hoàn cảnh đặc biệtcủa dân tộc : Chặng đường văn học từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉXX

Trang 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu những nét khái quát nền văn học

Việt Nam từ Cách mạng tháng tám 1945

đến năm 1975

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội,

văn hoá từ cách mạng tháng tám 1945

đến năm 1975

+ GV: Hãy tóm tắt những nét chính về

tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh

hưởng đến sự hình thành và phát triển của

+ GV: Còn điều kiện kinh tế, văn hoá

trong thời kì này như thế nào?

+ HS: + HS: Đọc sách giáo khoa và khái quát

lại

I KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMTT NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975:

1 Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:

- CMT8 thành công đã mở kỉ nguyênđộc lập: tạo nên nền văn học thống nhất về

tư tưởng, tổ chức và quan niệm nhà vănkiểu mới (nhà văn - chiến sĩ

- Trải qua nhiều biến cố, sự kiện lớn:Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩkéo dài, tác động mạnh và sâu sắc đếnnhân dân và văn học

- Kinh tế còn nghèo và chậm pháttriển

- Giao lưu văn hoá chủ yếu giới hạntrong các nước XHCN

+ GV: Lưu ý học sinh: Giai đoạn lịch

sử này tuy chưa lùi xa, nhưng những thế

hệ sinh ra sau 1975 không dễ lĩnh hội

được nếu không hình dung được cụ thể

hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc đó: Đó là

thời kì chiến tranh kéo dài và vô cùng ác

liệt

+ Trong chiến tranh, vấn đề đặt lên

hàng đầu là sự sống còn của dân tộc Mọi

phương diện khác của đời sống chỉ là thứ

yếu, nếu cần phải dẹp đi, hi sinh hết, kể cả

tính mạng của mình

+ Nhiệm vụ hàng đầu của văn học lúc

bấy giờ là phục vụ cách mạng, tuyên

truyền và cổ vũ chiến đấu

+ Tình cảm đẹp nhất là tình đồng chí,

đồng bào, tình quân dân

+ Con người đẹp nhất là anh bộ đội, chị

quân dân, thanh niên xung phong và các

lực lượng phục vụ chiến đấu

+ Con người tuy sống trong đau khổ

Trang 4

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

sinh cho tổ quốc là hoàn toàn tự nguyện, là

niềm vui Họ sẵng sàn đốt bỏ nhà cửa để

kháng chiến, đường ra trận là con đường

đẹp, con đường vui:

“Những buổi vui sao cả nước lên đường”

(Tố Hữu)

“Đường ra trận mùa này đẹp lắm”

(Phạm Tiến Duật)

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu quá trình phát triển và những

thành tựu chủ yếu của văn học Việt

+ GV: Nội dung của những tác phẩm

trong giai đoạn này là gì?

+ HS: Phát biểu

+ GV: Giảng thêm: Các tác phẩm Dân

khí miền Trung, Huế tháng Tám, Vui bất

tuyệt, Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông,

phản ánh được không khí hồ hởi, vui

sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất

nước giành được độc lập

2 Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:

a Chặng đường từ 1945 đến 1954:

* Nội dung chính:

- Phản ánh cuộc kháng chiến chốngPháp, gắn bó sâu sắc với đời sống và cáchmạng

- Khám phá sức mạnh và những phẩmchất tốt đẹp của quần chúng nhân dân

- Niềm tự hào dân tộc và niềm tin vàotương lai chiến thắng

+ GV: Trong văn xuôi, những thể loại

nào đóng ai trò tiên phong của văn học

+ Thư nhà (Hồ Phương) ,…

+ Vùng mỏ (Võ Huy Tâm) ; + Xung kích (Nguyễn Đình Thi) ; + Đất nước đứng lên (Nguyên

Ngọc) ,…

+ GV: Nêu tên những bài thơ hoặc tập

thơ hay ra đời trong kháng chiến chống

Pháp?

+ HS: Phát biểu

- Thơ ca:

+ Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng, ( Hồ Chí Minh),

+ Bên kia sông Đuống (Hoàng

Cầm),

+ Tây Tiến (Quang Dũng),

Trang 5

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của

o Miền Nam tiến hành cuộc kháng

chiến chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai

+ GV: Nội dung chính của những tác

phẩm văn học giai đoạn này có gì khác

- Hình ảnh con người lao động

- Ngợi ca những thay đổi của đất nước

và con người trong xây dựng chủ nghĩa xãhội

- Tình cảm sâu nặng với miền Namtrong nỗi đau chia cắt

+ GV: Văn xuôi trong giai đoạn này viết

về những đề tài nào? Nêu tên một số tác

o Đi bước nữa (Nguyễn Thế

Phương)

o Mùa lạc (Nguyễn Khải)

o Anh Keng (Nguyễn Kiên)

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp:

o Sống mãi với thủ đô (Nguyễn

Huy Tưởng)

o Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai)

o Trước giờ nổ súng (Lê Khâm)

o Cửa biển (Nguyên Hồng)

+ Công cuộc xây dựng CNXH:

o Sông Đà (Nguyễn Tuân)

o Bốn năm sau (Nguyễn Huy

Tưởng)

Trang 6

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ GV: Tình hình thơ ca trong giai đoạn

này như thế nào? Có những thành tựu thơ

ca tiêu biểu nào?

+ HS: Phát biểu

- Thơ ca: nhiều tập thơ xuất sắc

+ Gió lộng (Tố Hữu)

+ Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên) + Riêng chung (Xuân Diệu)

+ Đất nở hoa (Huy Cận)

+ Tiếng sóng (Tế Hanh)

+ GV: Tình hình kịch nói trong giai

đoạn này ra sao? Có những tác phẩm tiêu

o Miền Bắc bước vào giai

đoạn xây dựng hoà bình và CNXH

o Miền Nam tiến hành cuộc

kháng chiến chống đế quốc Mĩ và

bè lũ tay sai

+ GV: Nội dung chính của những tác

phẩm văn học giai đoạn này là gì?

+ GV: Hãy nêu tên những tác phẩm

tiêu biểu trong thể loại văn xuôi?

+ HS: Phát biểu

* Thành tựu:

- Văn xuôi: Phản ánh cuộc sống chiếnđấu và lao động, khắc hoạ hình ảnh conngười VN anh dũng, kiên cường và bấtkhuất

o Vùng trời (Hữu Mai)

o Cửa sông và Dấu chân người lính

(Nguyễn Minh Châu)

o Bão biển (Chu Văn)

+ GV: Tình hình thơ ca trong giai đoạn

này có gì mới? Có những tác phẩm tiêu

biểu nào?

+ HS: Phát biểu

- Thơ: mở rộng, đào sâu chất liệu hiệnthực, tăng cường sức khái quát, chất suytưởng và chính luận

+ Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu)

Trang 7

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ Hoa ngày thường, Chim báo bão

- Kịch nói: gây được tiếng vang

+ Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai (Xuân Trình)

+ Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng

Cẩm)

+ Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)

+ GV: Cho HS đọc SGK và tóm tắt

những đóng góp của xu hướng văn học

tiến bộ, yêu nước và cách mạng

+ HS: Đọc thầm SGK và tóm tắt những

đóng góp của xu hướng văn học tiến bộ,

yêu nước và cách mạng

d Văn học vùng địch tạm chiếm:

- Nội dung: phản ánh chế độ bất công

tàn bạo, kêu gọi và cổ vũ tầng lớp thanhniên

- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu những đặc điểm cơ bản của văn

o Cách mạng: là cuộc biến đổi chính trị

và xã hội lớn và căn bản, thực hiện bằng

cuộc lật đổ chế xã hội, lập nên chế độ mới

và tiến bộ hơn

o Cách mạng hoá: làm cho có tính chất

3 Những đặc điểm cơ bản:

a Nền văn học chủ yếu vận động theo

hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

Trang 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ GV: Liên hệ với cách mạng hoá

trong văn học.

+ GV: Khuynh hướng chủ đạo của nền

văn học cách mạng là gì?

+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời

+ GV: Phân tích câu nói của Nguyễn

Đình Thi

+ GV: Văn học giai đoạn này tập trung

vào những đề tài nào?

- Đề tài: đấu tranh thống nhất đất nước

và xây dựng chủ nghĩa xã hội

 như một tấm gương phản chiếu nhữngvấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước

và cách mạng

+ GV: Tại sao nói nền văn học giai

đoạn 1945-1975 là nền văn học hướng về

đại chúng?

+ HS: Thảo luận theo nhóm bàn, bàn

bạc và trả lời theo cách hiểu của mình

+ GV: Quan niệm về đất nước trong

giai đoạn này có gì mới?

Đây là nền văn học mới thuộc về nhân

dân, nhà văn là những người gắn bó xương

thịt với nhân dân, như Xuân Diệu đã nói:

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của

tôi, Cùng đổ mồ hôi cùng xôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu

của triệu người yêu dấu cần lao”

(Những đêm hành quân)

b Nền văn học hướng về đại chúng:

- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh

và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cungcấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho vănhọc

- Hình thành quan niệm mới: Đất nướccủa nhân dân

- Quan tâm đến đời sống nhân dân laođộng, niềm vui và nỗi buồn của họ

- Tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễhiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuậtquen thuộc, ngôn ngữ bình dị, trong sáng,

dễ hiểu

c Nền văn học chủ yếu mang khuynh

hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Trang 9

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ GV: Khuynh hướng sử thi được thể

hiện ở những phương diện nào trong các

“Người con gái Việt Nam – trái tim vĩ đại

Còn một giọt máu tươi còn đập mãi

Không phải cho em Cho lẽ phải trên đời

Cho quê hương em Cho tổ quốc, loài

người!”

(Người con gái Việt Nam - Tố Hữu)

- Khuynh hướng sử thi:

+ Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch

sử và tính chất toàn dân tộc

+ Nhân vật chính: những con người đại

diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất

và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cánhân với số phận đất nước; luôn đặt bổnphận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ýthức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống lớnlên hàng đầu

+ Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca,

trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng

+ GV: Cảm hứng lãng mạn được thể

hiện trong những tác phẩm văn học thời kì

này như thế nào?

Nó có gì khác với giai đoạn văn học

trước 1945?

+ HS: Làm việc theo nhóm và trả lời.

+ GV: Nói thêm:

Họ ra trận, đi vào mưa bom bão đạn mà

vui như trẩy hội:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

(Tố Hữu)

“Những buổi vui sao cả nước lên

đường Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục”

(Chính Hữu)

“Đường ra trận mùa này đẹp lắm,

Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn

+ GV: Khuynh hướng sử thi kết hợp

với cảm hứng lãng mạn đã tạo nên điều gì

cho những tác phẩm văn học giai đoạn

- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn:

+ Làm cho văn học thấm nhuần tinh

Trang 10

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ HS: Bàn luận, phát biểu

+ GV: Khẳng định: Đó cũng là nét tâm

lí chung của con người Việt Nam trong

những năm tháng chiến tranh ác liệt này

Dù hiện tại có chồng chất những gian khổ,

khó khăn và sự hi sinh nhưng tâm hồn học

lúc nào cúng có niềm tin tưởng lạc quan

vào tương lai

+ Đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thựcđời sống trong quá trình vận động và pháttriển cách mạng

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu vài nét khái quát nền văn học Việt

Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội

và văn hoá.

+ GV: Hãy tóm tắt những nét chính về

tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá đã thúc

đẩy đổi mới văn học giai đoạn 1986 đến

hết TK XX?

+ HS: Đọc sách giáo khoa và phát biểu.

+ GV: Trước những khó khăn như vậy,

Đảng ta đã đề xướng và lãnh đạo công

cuộc đổi mới như thế nào?

+ HS: Đọc sách giáo khoa và phát biểu.

II VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT TK XX:

1 Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:

- Lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kìmới - độc lập, tự do và thống nhất

- Từ 1975 đến 1985: đất nước ta lại gặpnhững khó khăn và thử thách mới

- Từ 1986: Đảng đề xướng và lãnh đạocông cuộc đổi mới toàn diện

+ Kinh tế: Chuyển sang kinh tế thịtrường

+ Văn hoá: Tiếp xúc và giao lưu vănhoá được mở rộng

+ văn học dịch thuật, báo chí và cácphương tiện truyền thông phát triển mạnhmẽ

 Sự nghiệp đổi mới thúc đẩy nền vănhọc cũng đổi mới để phù hợp với nguyệnvọng của nhà văn và người đọc cũng nhưquy luật phát triển khách quan của vănhọc

+ GV: Tình hình thơ ca sau năm 1975

có đặc điểm gì?

+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời

- Thơ không tạo sự lôi cuốn, hấpdẫn như các giai đoạn trướcnhưng vẫn có những tác phẩmđáng chú ý:

+ Di cảo thơ - Chế Lan Viên + Tự hát – Xuân Quỳnh + Người đàn bà ngồi đan – Ý Nhi + Ánh trăng - Nguyễn Duy

+ Xúc xắc mùa thu – Hoàng

Nhuận Cầm

+ GV: Thành tưu nổi bật của thơ ca

giai đoạn này là hiện tượng gì? Có những

+ Nở rộ trường ca:

o Những người đi tới biển – Thanh

Trang 11

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

tác phẩm tiêu biểu nào?

+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời

Thảo

o Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh

o Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức

Mậu

+ GV: Lực lượng sáng tác thơ ca giai

đoạn này có gì mới?

+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời

+ Những cây bút thơ thế hệ sau 1975xuất hiện:

o Một chấm xanh – Phùng Khắc Bắc

o Tiếng hát tháng giêng – Y Phương

o Sự mất ngủ của lửa - Nguyễn

Quang Thiều

o Đổ bóng xuống mặt đường - Trần

Anh Thái

+ GV: Tình hình văn xuôi sau 1975

như thế nào? Những tác phẩm giai đoạn

này có khuynh hướng gì mới?

+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời

+ GV: Kể tên những tác phẩm tiểu

biểu?

+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời

- Văn xuôi: Một số cây bút bộc lộ ý thứcđổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếpcận hiện thực đời sống

o Thời xa vắng – Lê Lựu

o Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê - Nguyễn Minh Châu

+ GV: Từ năm 1986, văn học chính

thức đổi mới như thế nào? Nêu tên một vài

tác phẩm theo khuynh hướng đổi mới?

+ HS: Trao đổi và trả lời.

- Từ 1986, văn học chính thức bước vàochặng đường đổi mới: gắn bó, cập nhậthơn đối với những vấn đề của đời sống + Phóng sự xuất hiện, đề cập những vấn

o Bến không chồng- Dương Hướng

o Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh

+ Bút kí:

o Ai đã đặt tên cho dòng sông –

Trang 12

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

o Cát bụi chân ai – Tô Hoài

+ GV: Tình hình kịch nói sau 1975 như

thế nào?

+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời

- Từ sau năm 1975, kịch nói phát triểnmạnh:

+ Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu

Quang Vũ

+ Mùa hè ở biển (Xuân Trình ,…

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu một số phương diện đổi mới trong

văn học sau 1975.

+ GV: Hãy thử nêu các phương diện

đổi mới của văn học từ 1986 trở đi ?

+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời

+ GV: Nêu những thành tựu nổi trội

của văn học VN 1945-1975?

+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời

+ GV: Quá trình đổi mới cũng bộc lộ

những khuynh hướng lệch lạc nào?

+ HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời

2 Một số phương diện đổi mới trong văn học:

- Vận động theo khuynh hướng dân chủhoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâusắc

- Phát triển đa dạng về đề tài, chủ đề;phong phú và mới mẻ về thủ pháp nghệthuật

- Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn,đổi mới cách nhìn nhận, tiếp cận conngười và hiện thực đời sống, đã khám phácon người trong những mối quan hệ đadạng và phức tạp, thể hiện con người ởnhiều phương diện của đời sống, kể cả đờisống tâm linh

 Tính chất hướng nội, quan tâmnhiều hơn tới số phận cá nhân trongnhững hoàn cảnh phức tạp, đời thường

- Quá trình đổi mới cũng xuất hiệnnhững khuynh hướng tiêu cực, những biểuhiện quá đà, thiếu lành mạnh

+ GV: Gọi học sinh đọc phần kết luận

c Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX?

2 Hướng dẫn chuẩn bị bài:

- Học bài, tìm đọc các tác phẩm của giai đoạn văn học này

- Gợi ý giải bài tập:

+ Vấn đề mà Nguyễn Đình Thi đề cập là vấn đề mới quan hệ giữa văn nghệ vàkháng chiến:

+ Văn nghệ phụng sự kháng chiến (trong hoàn cảnh có chiến tranh)

Trang 13

+ Hiện thực cách mạng và kháng chiến đem đến cho văn nghệ cảm hứng sáng tạomới, chất liệu mới.

- Đọc lại bài học, học thuộc Ghi nhớ, viết một đoạn văn ngắn cho đề bài luyện tập

- Chuẩn bị bài mới: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.

Câu hỏi soạn bài:

1 Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài của sách giáo khoa bằng cách trả lời nhữngcâu hỏi hướng dẫn

2 Từ việc trả lời những câu hỏi đó, cho biết thế nào là nghị luận về một tư tưởng,đạo lí?

3 Yêu cầu của một bài văn về tư tưởng đạo lý về nội dung và hình thức như thế nào?

Trang 14

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT Cái Bè Tuần lễ thứ: 01.

Lớp: 12 Môn: Ngữ văn Tiết thứ: 3

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ

PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1

- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1

2 Kiểm tra bài cũ:

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

Câu hỏi:

a Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 phát triển trong một hoàn cảnh như thế nào?

b Văn học giai đoạn này có gì khác so với giai đoạn văn học trước cách mạng thángTám?

c Văn học giai đoạn này phát triển qua mấy chặng đường và đã đạt được những thànhtựu tiêu biểu nào?

3 Giảng bài mới:

Vào bài:

Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, chúng ta đã được học về thể văn nghị luận.Trong chương trình lớp 12, chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện về thể văn này với một đề tàinghị luận khác: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Trang 15

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu đề đề và lập dàn ý

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu đề bài của sách giáo khoa

“ Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? ”

+ GV: Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn

đề gì??

+ HS: Trao đổi thảo luận và trả lời

+ GV: Với thanh niên học sinh ngày

+ Cá nhân xác định được vai trò, tráchnhiệm với cuộc sống,

+ Đời sống tình cảm phong phú, hànhđộng đúng đắn

 Câu thơ trên nêu lí tưởng và hướng conngười tới hành động để nâng cao phẩmchất , giá trị con người

+ Phân tích + Chứng minh, bình luận

- Sử dụng tư liệu: ngoài thực tế, sách vở

- Nêu quan điểm của bản thân

 Có thể giới thiệu bằng nhiều cách: quynạp, diễn dịch, phản đề, trực tiếp, giántiếp…

* Thân bài:

Trang 16

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

theo trình tự như thế nào?

+ HS: Phát biểu

+ GV: Lần lượt chốt lại các ý kiến phát

biểu của học sinh

- Phân tích các khía cạnh biểu hiện củasống đẹp

- Chứng minh, bình luận:

+ Nêu những tấm gương người tốt,việc tốt:

o Những tấm gương hi sinh cao cả

vì lý tưởng: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi,Trần Bình Trọng, Lê Văn Tám, Võ ThịSáu…

o “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

+ GV: Phần kết bài ta kết thúc vấn đề

như thế nào?

+ HS: Phát biểu

* Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp:

là chuẩn mực đạo đức, nhân cách của conngười

- Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu cách làm một bài văn về tư tưởng,

đạo lý.

+ GV: Qua cách làm bài văn trên, em

hiểu thế nào là nghị luận về một tư tưởng,

- Cách ứng xử, hành động trong cuộcsống…

+ GV: Nêu thứ tự các bước tiến hành ở

* Bố cục: Ba phần

* Các bước tiến hành ở thân bài:

Trang 17

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- Nêu ý nghĩa của vấn đề và rút ra bàihọc bản thân

+ GV: Cách diễn đạt trong bài văn về tư

tưởng đạo lý cần tuân thủ những yêu cầu

+ GV: Gọi học sinh đọc kỹ phần Ghi nhớ.

+ HS: Đọc phần Ghi nhớ

* Ghi nhớ:

Sách giáo khoa trang 21

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh

o Giải thích: Đưa ra nhiều câu hỏi rồi

tự trả  nhằm lôi cuốn người đọc theo suy

nghĩ của mình

o Phân tích và bình luận: Trực tiếp đối

thoại với người đọc  tạo quan hệ gần

gũi, thân mật, thẳng thắn với người đọc

o Phần cuối: Dẫn đoạn thơ của nhà thơ

Hy Lạp  vừa tóm lược các luận điểm,

vừa gây ấn tượng, dễ nhớ và hấp dẫn

- Tác giả sử dụng các thao tác : giảithích, đưa câu hỏi, chứng minh, phân tích,bình luận…

- Cách diễn đạt trong văn bản rất đặcsắc, khá sinh động, hấp dẫn

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh

Trang 18

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Đưa ra phương hướng cho cuộc sống củaThanh niên trong tương lai

 thanh niên sống cần có lí tưởng , biết

đề ra mục tiêu để phấn đấu vươn tới ướcmơ…

- Vai trò của lý tưởng: Lí tưởng có vai

trò quan trọng trong đời sống của thanhniên, là yếu tố quan trọng làm nên cuộcsống con người

- Cần đặt ra câu hỏi để nghị luận:

+ Tại sao cần sống có lí tưởng?

+ Làm thế nào để sống có lí tưởng? + Người sống không lí tưởng thì hậuquả như thế nào?

+ Lí tưởng của thanh niên , học sinhngày nay ra sao?

- Rút ra bài học cho bản thân, hoàn

thiện nhân cách để sống tốt hơn, có íchhơn cho xã hội …

V Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài::

1 Hướng dẫn học bài:

Các yêu cầu khi làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý?

2 Hướng dẫn chuẩn bị bài:

- Hoàn thiện bài tập 2

- Chuẩn bị cho bài học:

“Tuyên ngôn độc lập” - Hồ Chí Minh

PHẦN MỘT: TÁC GIẢ

Câu hỏi:

- Hãy giới thiệu vài nét về tiểu sử của Bác?

- Nêu những mốc thời gian hoạt động cứu nước của Bác?

- Nêu những nét cơ bản trong quan điểm sáng tác của Người?

- Nêu những nét cơ bản về di sản văn học: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca củachủ tịch Hồ Chí Minh?

Trang 19

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT Cái Bè Tuần lễ thứ: 02.

Lớp: 12 Môn: Ngữ văn Tiết thứ: 4

Giúp học sinh nắm được

- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác vànhững đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thật của Hồ Chí Minh

- Vận dụng có hiệu quả những kiến thức nói trên vào việc đọc hiểu văn thơ củaNgười

II

PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1

- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1

- Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1

III CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hìnhthức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

- Riêng phần tác gia: Hướng dẫn học sinh ở nhà đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời câu

hỏi trong phần Hướng dẫn học bài GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó GV

nhấn mạnh khắc sâu những ý chính

IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1 Ổn định lớp.

2 Kiểm tra bài cũ:

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XXCâu hỏi:

a Trình bày những thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975?

b Hãy so sánh để thấy sự khác nhau giữa hai giai đoạn văn học: 1944 – 1975 và giaiđoạn 1975 đến hết thế kỷ XX về:

- Ý thức của người viết đối với hiện thực;

- Quan niệm về con người, về nhà văn và độc giả

c Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới của học sinh

3 Giảng bài mới:

Vào bài:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, người mở đường cho văn học cáchmạng Sự nghiệp văn học của Người rất đặc sắc về nội dung tư tưởng, phong phú đadạng về thể loại và phong cách sáng tác Để thấy rõ hơn những điều đó, chúng ta cùng

Trang 20

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu vài nét về tiểu sử của Bác.

- Thao tác 1: Tìm hiểu vài nét về tiểu

sử

+ GV: Hãy giới thiệu vài nét về tiểu sử

của Bác: ngày tháng năm sinh, quê quán,

song thân của Người, khoảng thời gian

+ Có thời gian dạy học ở trường DụcThanh (Phan Thiết)

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu quá trình hoạt động cách mạng của

Bác.

+ GV: Nêu những mốc thời gian hoạt

động cứu nước của Bác?

+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.

2 Quá trình hoạt động cách mạng:

- Năm 1911: ra nước ngoài tìm đường cứunước

- Năm 1919: gởi tới Hội nghị Véc-xây

“Bản yêu sách của nhân dân An Nam” về

quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc

- 1920: Dự đại hội Tua, là thành viên sánglập Đảng cộng sản Pháp

- 1923 - 1941: Chủ yếu hoạt động ở Liên

Xô, Trung Quốc và Thái Lan, tham gia thànhlập nhiều tổ chức cách mạng:

+ Việt Nam thanh niên cách mạng đồngchí hội,

+ Chủ trì hội nghị thống nhất các tổchức cộng sản trong nước tại Hương Cảng,+ Về nước thành lập Đảng cộng sản ViệtNam

- Ngày 29/8/1942 bị chính quyền TưởngGiới Thạch bắt

- Ra tù trở về nước, lãnh đạo cách mạngtiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám thànhcông

- Ngày 2 – 9 – 1945: thay mặt chính phủlâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

- Sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm1946: được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam

Trang 21

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

dân chủ cộng hòa

- Từ đấy, Người luôn đảm nhận nhữngchức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước,lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống Pháp

và Mĩ

+ GV: cung cấp thêm

+ GV: Kết luận: Hồ Chí Minh là người

chiến sĩ kiên cường trên suốt nửa thế kỉ

tham gia cho sự nghiệp cách mạng của dân

tộc, là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt

Nam

- Năm 1990: kỉ niệm 100 năm ngày sinhcủa chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức giáodục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc(UNESCO) suy tôn là “Anh hùng giải phóngdân tộc Việt Nam, nhà văn hóa”

 Sự nghiệp chính là sự nghiệp cách mạng,nhưng người cũng để lại một sự nghiệp vănhọc to lớn

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu sự nghiệp văn học của Hồ Chí

Minh.

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu quan điểm sáng tác của Bác

+ GV: Chuyển ý:

Trong sự nghiệp cách mạng lớn lao của

Bác, có một di sản vô cùng quý báu để lại

cho dân tộc, đó là sự nghiệp văn học

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh không

tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ Người

chỉ xem mình là người bạn thân của văn

nghệ, người yêu văn nghệ

Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc,

nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường

xã hội và thiên nhiên gợi cảm, cộng với tài

năng và tâm hồn chan chứa cảm xúc,

Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá

trị

Hồ Chí Minh am hiểu quy luật và đặc

trưng hoạt động của văn nghệ, từ phương

diện chính trị đến nghệ thuật biểu hiện

điều này thể hiện trực tiếp trong quan

điểm sáng tác của Người

+ GV: Vì sao văn chương phải mang tính

chiến đấu? Nó được thể hiện như thế nào

trong công việc sáng tác của Bác?

+ HS: Do hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ:

nhiều phong trào giải phóng dân tộc đang

II Sự nghiệp văn học:

1 Quan điểm sáng tác:

a Tính chiến đấu trong văn học:

Trang 22

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ GV: Chất thép chính là xu hướng cách

mạng, là cảm hứng đấu tranh của thơ ca

đó chính là sự tiếp tục quan điểm thơ

“chuyên chú ở con người” như Nguyễn

Văn Siêu đã nói, hay tinh thần “Đâm mấy

thằng gian bút chẳng tà” của Nguyễn

Đình Chiểu và tinh thần này được nâng

cao trong thời đại cách mạng sau này

- HCM coi văn học là một vũ khí chiếnđấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cáchmạng

- Quan điểm này thể hiện trong 2 câu thơ:

“Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”).

- Về sau trong Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951, Người lại khẳng

định:

“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

+ GV: Vì sao văn chương phải có tính

chân thực và tính dân tộc?

+ HS: Trả lời

+ GV: Những lời phát biểu nào của

Người thể hiện được quan niệm này của

Bác?

+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.

+ GV: Ngoài ra, Người còn yêu cầu văn

chương hải chú ý nêu gương người tốt

việc tốt, uốn nắn và phê phán cái xấu

+ GV: Người còn nhắc nhở giới văn

nghệ sĩ điều gì để thể hiện được tính dân

tộc trong tác phẩm văn chương?

+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.

+ GV: Theo Người, tác phẩm văn

chương phải thể hiện được tinh thần dân

tộc, của nhân dân và phải được nhân dân

yêu thích Đây là những quan niệm hoàn

b Tính chân thực và tính dân tộc trong văn học:

- Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chânthực và tính dân tộc Tính chân thực đượccoi là thước đo giá trị văn chương nghệthuật

- Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn”

những đề tài hiện thực phong phú của cáchmạng

- Người nhắc nhở giới nghệ sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo, “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất

vẻ sáng tạo”.

Trang 23

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

toàn đúng đắn và tiến bộ của Người

+ GV: Tại sao văn chương phải có tính

mục đích?

+ HS: Mọi chi tiết, mọi hình tượng, mọi

giá trị của văn chương đều hương đến một

mục đích nhất định

+ GV: Tính mục đích đó được thể hiện

như thế nào trong quan niệm sáng tác của

Bác?

+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.

+ GV: Tuỳ trường hợp cụ thể, Người đã

vận dụng phương châm đó theo những

cách khác nhau Vì thế những tác phẩm

của Người chẳng những có tư tưởng sâu

sắc, nội dung thiết thực mà cũng có hình

thức nghệ thuật sinh động, đa dạng

c Tính mục đích của văn chương:

- Khi cầm bút, Người luôn xuất phát từmục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết địnhnội dung và hình thức của tác phẩm

- Người luôn đặt câu hỏi:

+ “Viết cho ai?” (Đối tượng), + “Viết để làm gì?” (Mục đích), + Quyết định: “Viết cái gì?” (Nội dung) + “Viết thế nào?” (Hình thức)

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu di sản văn học của Bác.

+ GV: Những bài văn chính luận được

+ GV: Nêu những tác phẩm văn chính

luận tiêu biểu của Bác?

+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.

+ GV: Nội dung của những tác phẩm này

nêu lên điều gì?

o Nghệ thuật: lay động tình cảm người

đọc bằng những sự việc chân thật và ngòibút châm biếm sắc sảo, giàu chất trí tuệ

+ Tuyên ngôn độc lập (1945)

 Giá trị: Một văn kiện có ý nghĩa lích sửtrọng đại và là một áng văn chính luận mẫumực

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946); Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966)

Trang 24

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

của dân tộc, văn phong hùng hồn, tha thiếtlàm rung động trái tim những người yêunước

+ Con người biết mùi hun khói (1922), + Đồng tâm nhất trí (1922),

+ Vi hành (1923), + Nhật kí chìm tàu (1931), + Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)

+ GV: Nội dung của những tác phẩm này

nêu lên điều gì?

+ Châm biếm một cách thâm thuý, sâucay bọn vua quan phong kiến ôm chân thựcdân,

+ Mặt khác bộc lộ lòng yêu nước nồngnàn và tinh thần tự hào về truyền thống bấtkhuất của dân tộc

- Nghệ thuật:

+ Ngắn gọn, súc tích, + Vừa thấm nhuần tư tưởng của thời đạivừa thể hiện một bút pháp mới mang màusắc hiện đại trong lối viết nhẹ nhàng mà đầytính trào lộng

+ GV: Giới thiệu: Đây là lĩnh vực nổi bật

trong di sản văn học của Bác

Người đã để lại trên 250 bài thơ và đã

được giới thiệu qua các tập thơ:

o Nhật kí trong tù – 134 bài thơ

o Thơ Hồ Chí Minh – 196 bài

o Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh – 36 bài

Trong số những tác phẩm này, tác phẩm

tiêu biểu nhất là Nhật kí trong tù.

+ GV: Tác phẩm được Bác viết trong

khoảng thời gian nào?

+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.

- Thời điểm sáng tác: thời gian bị giam

cầm trong nhà tù Quốc dân đảng tại QuảngTây, Trung Quốc, từ mùa thu 1942 đến mùathu 1943

- Nội dung:

+ Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốcdân Đảng- một phần hình ảnh xã hội TrungQuốc

Trang 25

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

+ GV: Qua một số bài thơ đã học, em

hiểu được những gì về Bác?

+ HS: Trả lời.

+ GV: Nêu một số ví dụ tiêu biểu.

+ Tập thơ thể hiện bức chân dung tinhthần tự hoạ của Hồ Chớ Minh:

o Khao khát tự do,

o Nghị lực phi thường,

o Giàu lòng nhân đạo,

o Yêu thiên nhiên, Tổ quốc

Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh tế, vừa

cổ điển vừa hiện đại, hình tượng thơ luônvận động, hướng về sự sống, ánh sáng vàtương lai

+ GV: Những bài thơ này được Bác viết

nhằm những mục đích gì?

+ HS: Trả lời.

+ GV: Nêu tên một số tác phẩm tiêu biểu

của Bác?

+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.

+ GV: Qua một số bài tơ mà em biết,

em nhận ra được điều gì trong tâm hồn

 Tâm hồn trĩu nặng nỗi nước nhà màphong thái vẫn ung dung, tự tại

- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu về phong cách nghệ thuật thơ văn

của Bác.

+ GV: Phong cách nghệ thuật của Hồ

Chí Minh nhìn chung được thể hiện như

thế nào ở mỗi thể loại?

+ HS: trả lời.

3 Phong cách nghệ thuật:

Nhìn chung mỗi thể loại văn học từ vănchính luận, truyện kí đến thơ ca Hồ ChíMinh đều tạo được những một phong cáchriêng, độc đáo và hấp dẫn:

+ Giàu tính chiến đấu và đa dạng về bútpháp

Trang 26

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

“Hai tay cầm khẩu sung dài,

Ngắm đi ngắm lại bắn ai thế này?”

(Ca binh lính)

“Thân người chẳng khác thân trâu,

Cái phân no ấm có đâu đến mình”

(Dân cày)

“Mẹ tôi là một đoá hoa

Thân tôi trong sạch tội là cái bông”

(Ca sợi chỉ)

+ GV: Những bài thơ viết theo cảm hứng

nghệ thuật thể hiện được cách viết như thế

nào của Bác?

+ GV: Ví dụ:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy

thuyền”

(Rằm tháng giêng)

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ ví lo nỗi nước nhà”

(Cảnh khuya)

“Gà gáy một lần đêm chửa tan

Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn ”

(Giải đi sớm)

- Thơ ca:

+ Những bài thơ nhằm mục đích tuyêntruyền: Lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màusắc dân gian hiện đại, vừa dễ nhớ vừa dễthuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tìnhcảm người đọc, người nghe

+ Những bài thơ viết theo cảm hứng nghệthuật: Hàm súc, có sự hoà hợp độc đáo giữabút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giàuchất trữ tình và tính chiến đấu

* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh

- Thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm vàtâm hồn cao cả của Người

- Bác thực sự có nhiều tài năng trong lĩnh

Trang 27

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

vực sáng tạo nghệ thuật

V Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài:

1 Hướng dẫn học bài:

a Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?

b Những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh?

c Những đặc điểm cơ bản trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh

2 Hướng dẫn chuẩn bị bài:

- Học bài cũ

- Chuẩn bị trước bài: “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”

Câu hỏi:

- Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?

- Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu lộ ở những phương diện nào?

Trang 28

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT Cái Bè Tuần lễ thứ: 02.

Lớp: 12 Môn: Ngữ văn Tiết thứ: 5

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

I.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một phương diện cơ bản

và là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt

- Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng; luôn nângcao hiểu biết về tiếng Việt và rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt

II

PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1

- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1

IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1 Kiểm tra bài cũ:

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - Hồ Chí Minh

Câu hỏi:

- Hãy giới thiệu vài nét về tiểu sử của Bác?

- Nêu những mốc thời gian hoạt động cứu nước của Bác?

- Nêu những nét cơ bản trong quan điểm sáng tác của Người?

- Nêu những nét cơ bản về di sản văn học: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca củachủ tịch Hồ Chí Minh?

2 Giảng bài mới:

Vào bài:

Đã là người Việt Nam thì bất cứ ai trong chúng ta cũng biết sử dung tiếng Việt trongcông việc giao tiếp hàng ngày, nhưng sử dụng tiếng Việt như thế nào để đảm bảo sựtrong sáng và đạt hiệu quả cao? Đó là điều chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay

Trang 29

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu về sự trong sáng của tiếng Việt.

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu khái niệm trong và sáng

+ GV: Em hiểu thế nào là sự trong sáng

của tiếng Việt?

chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản

ánh được tư tưởng và tình cảm của người

Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ

những điều chúng ta muốn nói

I Sự trong sáng của tiếng Việt:

- Thao tác 2: Đưa ra ngữ liệu và yêu cầu

học sinh phân tích:

+ GV: Nêu ví dụ 1:

Lục Lam lăm lay núa mất mùa

+ GV: Câu trên sai chỗ nào? Nguyên nhân

sai? Sửa lại cho đúng?

+ HS: Trả lời

o Chỗ sai: Lục Lam lăm lay

o Nguyên nhân: Phát âm không chuẩn,

Cô ấy tỏ ra bàng quang với mọi người.

Câu trên sai chỗ nào: Nguyên nhân sai? Sửa

lại cho đúng?

+ HS: Trả lời

o Chỗ sai: từ bàng quang

o Nguyên nhân: không hiểu nghĩa từ

o Sửa lại: Cô ấy tỏ ra bàng quan với mọi

Trang 30

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

phần vị ngữ

o Sửa lại: Thêm vị ngữ vào cuối câu;

Thêm từ “là” vào sau “Nguyễn Đình

Chiểu”

+ GV: Qua đó theo em biểu hiện thứ nhất

của trong sáng tiếng Việt là gì?

+ HS: Phát biểu theo gợi ý của sánh giáo

- Biểu hiện 1: Tiếng Việt có hệ thống

chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn

Nguyên tắc:

+ Phát âm theo chuẩn của một phươngngữ nhất định, chú ý cách phát âm ởphụâm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu

+ Tuân theo quy tắc chính tả, viết đúngphụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó.+ Khi nói viết phải dùng từ đúng nghĩa

o Chỗ sai: dùng các từ nước ngoài:

@ supersta thay thế cho từ: ngôi sao

@ mobil phone thay thế cho điện thoại

o Nguyên nhân: lạm dụng tiếng nước

ngoài trong trường hợp không cần thiết

o Cách sửa: Các ngôi sao thích dùng điện

thoại loại xịn

+ GV: Qua ví dụ trên, em rút ra biểu hiện

thứ hai của sự trong sáng của tiếng Việt là

gì?

+ HS: Phát biểu

+ GV: Chú ý: Nếu trong tiếng Việt không

có yếu tố nào để biểu hiện thì có thể vay

mượn từ tiếng nước ngoài

- Biểu hiện 2: Tiếng Việt không cho phép

pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện , không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.

+ GV: Nêu ví dụ 5: Đoạn hội thoại trong

SGK trang 33

+ GV: Phân tích: Tính lịch sự, có văn hoá

trong lời nói của các nhân vật?

+ HS: Phát biểu

o Tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói thể

hiện ở cách xưng hô, thưa gửi, cách sử

dụng từ ngữ

Trang 31

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

o Cách xưng hô:

Ông giáo: Cụ với tôi, ông với con

 Thể hiện sự kính trọng, thân thiết gần

gũi

Lão Hạc: Ông giáo, chúng mình, tôi với

ông

 thể hiện sự tôn trọng của Lão Hạc đối

với ông giáo

o Cách thưa gửi của Lão Hạc với ông

giáo: “ Vâng! Ông giáo dạy phải”

 Sự trân trọng, tin tưởng và có phần

ngưỡng mộ của lão Hạc với ông giáo

o Các từ ngữ: trong sáng, rõ ràng, nhã

nhặn, lịch sự

+ GV: Vậy theo em, sự trong sáng của

tiếng Việt còn thể hiện ở phương diện nào?

- Biểu hiện 3: Việc sử dụng những từ ngữ

thô tục, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt.

Yêu cầu: Cần phải thể hiện được tính lịch

sự, có văn hoá trong lời nói

+ GV: mở rộng vấn đề

Bên cạnh những lời văn mang tính lịch sự,

có văn hoá, ta vẫn bắt gặp trong văn

chương những lời nói không đảm bảo tính

lịch sự, trong sáng của tiếng Việt

Ví dụ: “Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?

Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa

chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn cho hắn khổ

đến nông nỗi này?”

(Chí Phèo – Nam Cao)

+ GV: Tại sao lại có điều đó?

+ HS: Phát biểu

+ GV: Chốt lại: Bởi tác giả muốn nhân

vật trực tiếp bộc lộ tính cách đối với người

đọc qua chính những ngôn ngữ của mình

Lời nói của Chí Phèo trong trích đoạn

trên là lời nói của Chí khi đã bị tha hoá trở

thành một tên côn đồ, bặm trợn, một con

quỷ của làng Vũ Đại

Trang 32

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện

tập

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh làm

bài tập 1

+ GV: Gọi HS đọc bài tập 1, xác định yêu

cầu của bài

+ GV: Yêu cầu HS tìm những từ ngữ tiêu

biểu mà tác giả dùng để miêu tả diện mạo

hoặc tính cách nhân vật trong Truyện Kiều

- Thuý Vân: cô em gái ngoan

- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khácthường, biết điều mà cay nghiệt

- Thúc Sinh: sợ vợ

- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi nhưmột vì sao lạ

- Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”

- Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”

- Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng

- Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh làm

bài tập 2

+ GV: Yêu cầu học sinh điền vào đoạn văn

các dấu câu thích hợp để đoạn văn được

nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì thời đại đem lại ”

(Chế Lan Viên)

- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh làm

bài tập 3

+ GV: Yêu cầu học sinh chỉ ra những từ

ngữ nước ngoài nào cần phải được dịch

nghĩa khi sử dụng để đảm bảo sự trong

sáng của tiếng Việt

+ HS: Chỉ ra những từ ngữ nước ngoài nào

cần phải được dịch nghĩa

Trang 33

V Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài::

1 Hướng dẫn học bài:

- Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?

- Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu lộ ở những phương diện nào?

2 Hướng dẫn chuẩn bị bài:

- Về làm bài tập số 2,3 SGK/ T.34

- Suy nghĩ về các vấn đề được mở ra trong giờ học

- Sưu tầm trên đài, trên báo những hiện tượng làm vẩn đục sự trong sáng của tiếng Việt

- Ôn tập lại kiến thức đã học chuẩn bị Viết bài viết số 1, đặc biệt là nghị về một tư

tưởng đạo lý

- Xem trước phần Hướng dẫn cách làm bài trong tiết hướng dẫn của sách giáo khoa.

Trang 34

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT Cái Bè Tuần lễ thứ: 03.

Lớp: 12 Môn: Ngữ văn Tiết thứ: 6

BÀI LÀM VĂN SỐ 1 (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)

PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1

- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1

2 Kiểm tra bài cũ:

3 Tiến trình bài dạy:

* Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức

và kĩ năng về làm văn NL

- GV yêu cầu HS xem lại các vấn đề

có lên quan đến bài viết:

+ Về bố cục

+ Lập luận

* Hoạt động 2: GV cho đề bài.

* Hoạt động 3: Gợi ý học sinh cách

- Cách xác lập luận điểm, luận cứ

- Các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh,phân tích, bác bỏ, bình luận…

- Đặc biệt, xem lại bài nghị về một tư tưởng,đạo lí

II Đề bài :

Tình thương là hạnh phúc của con người

III Gợi ý cách làm bài:

1 Xác định nội dung bài viết:

- Tập trung vào vấn đề tư tưởng, đạo lí, đặc

Trang 35

yêu cầu về nội dung và cách làm

2 Xác định cách thức làm bài:

- Thao tác lập luận: phối hợp các thao tác

- Lựa chọn dẫn chứng: chủ yếu dùng dẫnchứng thực tế trong cuộc sống Có thể dẫn một

số thơ văn để bài viết sinh động, nhưng cần vừmức, tránh lan man, lạc sang NLVH

- Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, có thể sửdụng một số yếu tố biểu cảm, nhất là ở phần liên

hệ thực tế và trình bày suy nghĩ riêng của cánhân

3 Xác định thời gian làm bài: 45 phút.

V Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài::

1 Củng cố :

- Bố cục bài văn?

- Các ý chính?

2 Hướng dẫn chuẩn bị bài:

Đọc và soạn trước “Tuyên ngôn độc lập” – Phần hai: Tác phẩm

Câu hỏi:

- Giới thiệu vài nét về bản tuyên ngôn: hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác, giá trị

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cơ sở nào để tuyên bố nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam?

- Người đã bác bỏ những luận điệu nào của thực dân Pháp để khẳng định nền độc lập của dân tộc?

- Cách viết của bản tuyên ngôn có gì đặc sắc?

Trang 36

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT Cái Bè Tuần lễ thứ: 03.

Lớp: 12 Môn: Ngữ văn Tiết thứ: 7 - 8

- Hiểu nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập: một bản tổng kết về lịch sử dân tộc

dưới ách thực dân Pháp - một thời kì lịch sử đau thương nhưng vô cùng anh dũng trongcuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do củanước Việt Nam trước toàn thế giới

- Hiểu được giá trị của áng văn nghị luận chính trị bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽđanh thép, bằng chứng hùng hồn

- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội

II

PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1

- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1

- Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1

III CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thứctrao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1 Kiểm tra bài cũ:

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

Câu hỏi:

- Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?

- Sự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện qua những phương diện nào? Cho ví dụ?

2 Giảng bài mới:

Trang 37

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu chung về bản tuyên ngôn.

- Thao tác 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác

của bản tuyên ngôn.

+ GV: Bản tuyên ngôn ra đời trong hoàn

cảnh của thế giới và Việt Nam như thế nào?

+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.

+ GV: Nhấn mạnh hơn về tình hình thế

giới: Sự thắng lợi của phe Đồng minh trong

cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp

mượn uy danh Đồng minh để trở lại xâm

lược Việt Nam

 Tình hình đất nước “Ngàn cân treo sợi

tóc”.

I Tìm hiểu chung:

1 Hoàn cảnh sáng tác:

- Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai

sắp kết thúc (Hồng quân Liên Xô tấn côngvào sào huyệt của phát xít Đức, Nhật đầuhàng Đồng minh)

- Trong nước: Cả nước nổi dậy giành

chính quyền thắng lợi

- Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch HồChí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà

Nội, soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.

- Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Hồ Chí Minhthay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam

dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc

lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh xác

định mục đích viết và đối tượng hướng

đến của bản tuyên ngôn.

+ GV: Bản tuyên ngôn được viết ra nhằm

- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh xác

định giá trị của bản tuyên ngôn.

+ GV: Bản nguyên ngôn có những giá trị

nào?

+ HS: Khái quát từ phần Tiểu dẫn của

sách giáo khoa để trả lời

3 Giá trị:

- Là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn

- Là áng văn chính luận đặc sắc, bất hủ

Trang 38

- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh xác

định bố cục của văn bản.

+ GV: Cho học sinh nghe giọng đọc của

Bác khi đọc bản tuyên ngôn Lưu ý học sinh

cách Ngữ văn chính luận như Bác

+ GV: Cho học sinh tìm bố cục và nội

+ GV: Cho học sinh thấy rõ phần 3 của

bản tuyên ngôn thể hiện được tầm nhìn

- Phần 2: “Thế mà, … phải được độc lập”

 tố cáo tội ác của Pháp, khẳng định thực

tế lịch sử (là nhân dân ta đấu tranh giànhchính quyền, lập nên nước Việt Nam dânchủ cộng hòa

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu phần 1 của bản tuyên ngôn.

+ GV: Cách đặt vấn đề của Bác có gì đặc

biệt?

+ HS: Suy nghĩ và phát biểu cá nhân.

+ GV: Dẫn lời bản tuyên ngôn này, Bác

muốn nêu lên điều gì?

+ HS: Suy nghĩ và phát biểu cá nhân.

+ GV: Dẫn thêm bản tuyên ngôn Nhân

quyền và Dân quyền của Pháp là muốn

khẳng định thêm điều gì?

+ HS: Suy nghĩ và phát biểu cá nhân.

II Đọc – hiểu văn bản:

1 Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn:

- Điểm đặc biệt: trích dẫn hai bản tuyênngôn:

+ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước

Mỹ:

o “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

 nêu nguyên lí chung về quyền lợi củacon người và các dân tộc

o “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất

cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”

 từ quyền lợi của con người, Bác nânglên thành quyền lợi của dân tộc ta

+ Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dânquyền của Cách mạng Pháp năm 1791

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

 xoáy sâu vào quyền bình đẳng của conngười

Trang 39

=> “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”: khẳng định dứt khoát để chuyển

sang phần tiếp theo

+ GV: Theo em, việc Bác trích dẫn lời

của hai bản tuyên ngôn này có ý nghĩ gì?

+ HS: Trao đổi, trả lời.

+ GV: Có thể bổ sung, giải thích cho học

sinh thấu đáo vấn đề

- Ý nghĩa:

+ Là lời của tổ tiên người Mĩ và Pháp: phùhợp với đối tượng hướng đến của bản tuyênngôn (Mĩ và Pháp

+ Hai bản tuyên ngôn là chân lí bất hủ củanhân loại

+ GV: Từ ý nghĩa trên, em hiểu được là

Bác trích dẫn hai bản tuyên ngôn này nhằm

+ GV: Theo em, Bác dựa vào những chân

lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn để nêu lên

điều gì mới?

+ HS: Phát biểu

+ GV: Khẳng định đóng góp lớn về tư

tưởng của Bác ở phần này

+ Dựa vào chân lí bất hủ của hai bản tuyênngôn để đưa ra chân lí mới: tự do độc lậpcủa mọi dân tộc, trong đó có Việt Nam

 những đóng góp lớn về tư tưởng của Bác

=> Vừa kiên quyết vừa khôn khéo

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu những tội ác của Pháp mà Bác đã

ghi nhận trong bản tuyên ngôn.

+ GV: Trong đoạn văn này, Bác muốn

nêu lên điều gì?

+ HS: Phát biểu

2 Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt nam:

a Tố cáo tội ác của Pháp:

- Nêu khái quát:

“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác

ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.”

 phủ nhận hoàn toàn thái độ của Pháp, đãphản bội lại lời lẽ của cha ông

+ GV: Khi Pháp có luận điệu về công

“khai hóa” nhân dân các nước thuộc địa,

o “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những

Trang 40

+ GV: Theo em, cách viết xuống dòng và

kiểu câu trùng lặp có tác dụng gì trong đoạn

 Gây ra nạn đói năm Ất Dậu năm 1945làm 2 triệu đồng bào ta bị chết

+ GV: Khi Pháp kể công “bảo hộ”, bản

tuyên ngôn lên án chúng điều gì?

+ “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng.”

 bán nước ta hai lần cho Nhật

+ GV: Khi Pháp khẳng định Đông Dương

là thuộc địa của chúng, Bác nói lên sự thật

gì?

+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.

- Pháp khẳng đinh Đông Dương là thuộc địa của chúng, tuyên ngôn nói rõ:

+ “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước

ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.”

+ “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.”

 Đông Dương là thuộc địa của Nhật, tagiành lại chính quyền từ tay Nhật chứ khôngphải từ Pháp

Ngày đăng: 01/08/2014, 14:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4. Câu 4: Hình ảnh nhân dân trong kỉ  niệm của nhà thơ. - Giáo án ngữ văn 12 - Nghị luận về một tư tưởng đạo lý ppsx
4. Câu 4: Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ (Trang 144)
Hình tượng “sóng” ? - Giáo án ngữ văn 12 - Nghị luận về một tư tưởng đạo lý ppsx
Hình t ượng “sóng” ? (Trang 160)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w