1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay (tóm tắt)

24 739 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 188,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mọi thời đại lịch sử, vấn đề con người luôn là vấn đề trung tâm của triết học. Học thuyết Mác là sự tiếp nối và là bước ngoặt trong nhận thức về phát triển con người. Với bản chất cách mạng và khoa học của mình, học thuyết Mác về phát triển con người toàn diện đã định hướng cho sự phát triển tiến bộ tiếp theo của loài người. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo học thuyết đó của chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: “con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”, rằng “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Từ lập trường tư tưởng đó, mọi hoạt động của Hồ Chí Minh luôn hướng tới việc xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện. Và với Người, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, đào tạo “những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa”, có sự phát triển toàn diện, “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa có đức, vừa có tài, bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu. Lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho đường lối và chiến lược phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành và thực hiện trên thực tế đường lối và nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển con người Việt Nam mới - con người Việt Nam phát triển cả về trí lực lẫn thể lực, cả về khả năng lao động lẫn tính tích cực chính trị - xã hội, cả về lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, trong những năm qua, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn về phát triển con người toàn diện. Song, trong bối cảnh nhân loại đã và đang có những bước tiến rất dài trong chiến lược và thực tiễn phát triển con người; cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, của xu thế hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, đòi hỏi chúng ta phải có sự phát triển nhanh về chất lượng con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra. Đáp ứng sự đòi hỏi đó, trong gần 30 năm đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có không ít công trình nghiên cứu lấy quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, giải phóng con người và phát triển 1 con người toàn diện; lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam mới, và lấy quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người Việt Nam hiện đại - con người Việt Nam của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức làm đối tượng nghiên cứu. Không ít những đề tài và chương trình khoa học đã được ứng dụng trong thực tế và kết quả đạt được trong sự nghiệp phát triển con người Việt Nam cũng không nhỏ. Tuy nhiên, bản thân sự phát triển con người ở nước ta còn nhiều yếu kém, hạn chế và nhiều bất cập, như: thể lực con người Việt Nam còn chưa tốt, mặt bằng dân trí còn chưa cao, trình độ chuyên môn và trình độ khoa học, kỹ thuật của người lao động còn thấp, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn chưa cao, tính sáng tạo và khả năng thích ứng với những biến đổi mới trong lao động và cuộc sống còn chưa tốt, sự tự mãn dẫn đến tinh thần học hỏi và trí tiến thủ còn yếu…. Nhiều vấn đề khác, như: sự yếu kém về kinh tế, tình trạng thất nghiệp còn nhiều, sự chênh lệch về mức sống và điều kiện sống giữa các vùng, miền, các dân tộc, các bộ phận dân cư; tình trạng mất dân chủ trong xã hội làm cho quyền của một bộ phận không nhỏ nhân dân bị vi phạm; sự yếu kém về y tế và trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng; sự yếu kém, bất cập trong giáo dục - đào tạo; nạn ô nhiễm môi trường, bệnh dịch; sự xuống cấp về văn hóa cũng như sự suy thoái về đạo đức, lối sống và thẩm mỹ, v.v và v.v cũng đã và đang trở thành lực cản và là thách thức rất lớn cho sự phát triển con người Việt Nam. Tất cả những vấn đề đó đặt ra: phải có một công trình có khả năng cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp luận và cơ sở thực chứng khoa học, sát thực, khả thi nhằm đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện, đáp ứng sự đòi hỏi của thực tiễn. Với những lý do trên đây, chúng tôi chọn Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiến cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ quan niệm về phát triển con người toàn diện trong học thuyết Mác, trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, luận án phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay; từ đó, xác định định hướng, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây: 2 Thứ nhất, luận giải quan niệm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện. Thứ hai, phân tích thực trạng và luận giải những vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua. Thứ ba, xác định định hướng, đề xuất và luận giải một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan niệm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện; thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu quan niệm của C.Mác về phát triển con người toàn diện được ông đưa ra trong một số tác phẩm tiêu biểu; đồng thời tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện trong các tác phẩm mà Người viết và nói về mục tiêu xây dựng con người Việt Nam hiện đại. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam được luận án nghiên cứu qua đường lối, chủ trương của Đảng trong thời kì đổi mới đất nước. - Luận án tập trung khảo sát thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm đổi mới đất nước. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện. Luận án dựa trên những tác phẩm lý luận chủ yếu của C.Mác và Ph.Ăngghen, Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; dựa vào các nguyên tắc và tiêu chí đánh giá phát triển con người của Chương trình phát triển liên hợp quốc - UNDP, đồng thời kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các học giả đi trước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu, trong luận án này, chúng tôi sử dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, tổng hợp và khái quát hoá, đối chiếu và so sánh, thống kê 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đã đưa ra và khẳng định: Phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay là sự phát triển toàn diện, hài hòa giữa con người cá nhân và con người xã hội; giữa thể lực, trí lực và tâm lực; giữa đức và tài; giữa 3 “hồng” và “chuyên” trong mỗi con người; phát triển cá tính và sự phong phú của bản chất con người, làm cho con người trở thành một nguồn lực chủ yếu, một chủ thể vẹn toàn cả về năng lực lẫn phẩm chất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. - Từ thực trạng phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, luận án đã đưa ra và luận giải một số vấn đề đặt ra: 1) Mâu thuẫn giữa yêu cầu khách quan của sự phát triển nhanh về con người toàn diện với thực tế phát triển con người toàn diện ở nước ta còn chậm; 2) Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải tạo ra những điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển con người toàn diện với thực tế yếu kém, bất cập của những điều kiện này là trở lực đối với phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. - Luận án xác định định hướng cơ bản và đề xuất, luận giải tính khả thi của một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển con người toàn diện, đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ở một mức độ nhất định, luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận chung về phát triển con người toàn diện. - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác - Lênin về vấn đề con người và phát triển con người. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vấn đề phát triển con người đã được nghiên cứu từ rất sớm ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Đến những năm 80 của thế kỉ XX, vấn đề phát triển con người mới được nghiên cứu một cách sâu rộng. Ở Việt Nam, vấn đề phát triển con người, mặc dù mới được quan tâm nghiên cứu. Nhưng đến nay, đã có rất nhiều công trình có giá trị đã đã được công bố. Vì vậy, việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án là hết sức cần thiết. 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Về mảng vấn đề này, luận án đã đi tìm hiểu, tham khảo những công trình của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu, trong đó điển hình là các công trình, như: Cuốn sách Vấn đề xây dựng con người mới do Phạm Như Cương chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978; Nguyễn Thế Kiệt (1988), Luận án phó tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Vai trò của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc xây dựng con người mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Phát triển con người - từ quan niệm đến chiến lược và hành động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Nguyễn Hữu Công, (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, Luận án tiến sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người của Nguyễn Văn Huyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Con người và phát triển con người: trong quan niệm của C.Mác và Ph. Ăngghen, do Hồ Sĩ Quý chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Tư tưởng Hồ Chí Minh - phương pháp luận nghiên cứu con người: Niên giám nghiên cứu do Phạm Minh Hạc chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003; Con người - Văn hóa, quyền và phát triển do Mai Quỳnh Nam (chủ biên), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2009; Trịnh Thị Kim Ngọc (chủ biên), Con người và văn hóa: Từ lý luận đến thực tiễn phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009; Và một số bài viết trong Một số vấn đề triết học trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng, do PGS,TS Trần Văn Phòng và GS,TS Nguyễn Hùng Hậu (đồng chủ biên – 2012), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM Mảng vấn đề này gồm có các công trình cơ bản sau: Vũ Thiện Vương, Triết học Mác-Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Bộ sách gồm ba cuốn: 1) Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng (đồng chủ biên), Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI - Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu; 2) Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng (đồng chủ biên), Chỉ số tuổi thọ trong HDI - Một số vấn đề thực tiễn Việt Nam; 3) Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền (đồng chủ biên), Chỉ số giáo dục trong HDI - Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Hồ Sỹ Quý, Giáo trình Con người và phát triển con người, dùng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành triết học của Khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007; Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007; Nguyễn Đình Tuân (2011),“Báo cáo phát triển con người 2010: Xu hướng phát triển con người và một số thay đổi trong tính toán các chỉ số”, Nghiên cứu con người (1); Phạm Thành Nghị (2011),“Một số phác họa về con người Việt Nam hiện đại qua kết quả nghiên cứu thực chứng”, Nghiên cứu con người (2). Bên cạnh những công trình trên, để nghiên cứu thực trạng phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, tác giả luận án còn tham khảo các công trình của Tổng cục Thống kê, như: các Niên giám thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, Điều tra lao động và việc làm 2011 và các Thông cáo báo chí; Các Báo cáo phát triển con người Việt Nam và thế giới của Chương trình phát triển Liên hợp quốc – UNDP. 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM Mảng vấn đề này gồm có các công trình cơ bản sau: Bài viết của Đặng Xuân Kỳ: “Những phương thức và biện pháp xây dựng con người mới”, trong Vấn đề xây dựng con người mới do Phạm Như Cương chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1978; Phần hai (Định hướng chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước) cuốn sách Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Chương 3 (Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa) cuốn sách Triết học Mác-Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam trong 6 thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001 của Vũ Thiện Vương; Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực: Tuyển tập các công trình nghiên cứu và bài báo khoa học của nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002; Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội; Phạm Mậu Tuyển (2012), “Về một số giải pháp đối với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, Nghiên cứu con người (3); Báo cáo triển khai Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2010 và thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ưng Đảng khóa XI; và nhiều công trình khoa học khác. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về vấn đề con người, phát triển con người và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm gần đây được đăng tải với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng cũng ngày càng được nâng cao; với nhiều cách tiếp cận khác nhau; nội dung các công trình cũng đã đề cập một cách khá toàn diện nhiều vấn đề về con người như: Nguồn gốc, bản chất con người; vai trò, vị trí của con người; cấu trúc nhân cách con người Việt Nam; sự phát triển con người và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam… Thứ hai, các công trình nghiên cứu cung cấp những cơ sở lý luận và phương pháp luận quan trọng trong nghiên cứu vấn đề con người và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, từ các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin (điển hình như các công trình do Hồ Sỹ Quý chủ biên), tư tưởng Hồ Chí Minh (điển hình như luận án tiến sĩ của Nguyễn Hữu Công) đến các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể. Có những nhà khoa học tâm huyết và đã có nhiều thành quả trong nghiên cứu con người và phát triển con người, điển hình như Phạm Minh Hạc, Hồ Sỹ Quý, Đặng Hữu Toàn, Vũ Thiện Vương. Thứ ba, những khảo sát thực tiễn và các kết quả nghiên cứu thực chứng về vấn đề con người đã đưa ra, cho chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về phát triển con người ở Việt Nam hiện nay, nhất là các công trình nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và của UNDP (điển hình là các báo cáo quốc gia về phát triển con người Việt Nam), cùng các tài liệu của Tổng cục Thống kê….Những kết quả nghiên cứu đó đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu quý báu, vừa có tính khái quát cao lại vừa hết sức đa dạng, nhưng cũng rất cụ thể và chi tiết. 7 Thứ tư, những đánh giá, nhận xét và những kết luận được các nhà nghiên cứu đưa ra hết sức đúng đắn, xác thực. Các nhà khoa học đều khẳng định con người vừa mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay, trong khi các nguồn lực khác, khi được khai thác thì ngày càng khan hiếm, cạn kiện thì con người, đặc biệt là trí tuệ con người, khi được khai thác nó lại càng trở nên vô tận. Vì thế, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng, việc nghiên cứu vấn đề con người, phát triển con người ở Việt Nam hiện nay là hết sức khẩn thiết. Quan điểm này có giá trị to lớn về mặt phương pháp luận cho việc nghiên cứu vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay. Những kết quả to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên cứu trên đã đạt được là những tài liệu tham khảo bổ ích, song đối với đề tài của luận án - Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay - là một vấn đề không đơn giản và đối với chúng tôi là một vấn đề lớn. Vì vậy, có một số vấn đề đặt ra cho chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài luận án, đó là những vấn đề sau: Một là, việc nghiên cứu vấn đề phát triển con người ở Việt Nam đã được manh nha từ những thập niên 80 của thế kỉ trước, nhưng chỉ đến những năm gần đây, khi mà công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành quả bước đầu, vấn đề phát triển con người ở nước ta mới được thực sự quan tâm nghiên cứu. Mặc dù mới được nghiên cứu, song kết quả nghiên cứu đã đạt được những thành tựu quan trọng. Điều này đặt ra cho chúng tôi là phải đi sâu tìm tòi, kế thừa, đối chiếu, chắt lọc và tích hợp để những thành quả có giá trị đã nghiên cứu ấy được phát triển trong đề tài của chúng tôi. Hai là, vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam là một vấn đề không còn quá mới mẻ. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này được các nhà khoa học tiếp cận ở nhiều góc độ khoa học khác nhau, như xã hội học, tâm lý học, chính trị học, nghệ thuật học, kể cả triết học… Vì vậy, ở góc độ triết học, một mặt, chúng tôi phải có sự luận giải mới mẻ hơn, nhưng mặt khác, chúng tôi phải đưa ra được những kết quả nghiên cứu phù hợp với xu hướng nghiên cứu và xu hướng phát triển trên thực tiễn của vấn đề này ở nước ta cũng như trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Ba là, các công trình nghiên cứu xung quanh đề tài của chúng tôi, có thể nói là nhiều. Song, có công trình chỉ tập trung nghiên cứu thuần túy về mặt lý luận hay phương pháp luận. Có công trình chỉ thuần túy nghiên cứu thực chứng. Có những công trình tích hợp các bài báo hay chuyên khảo của một 8 số tác giả thì lại thể hiện khiếm khuyết là thiếu tính hệ thống, chưa lôgíc hoặc còn sơ sài. Từ thực tế này, đặt ra cho chúng tôi phải có được một kết quả nghiên cứu vừa có tính tích hợp cao, vừa phản ánh toàn diện hơn nhưng lại phải sâu sắc, cụ thể. Bốn là, trong bối cảnh hiện nay, khi mà vấn đề con người ngày càng trở nên quan trọng, toàn thể nhân loại coi đây là vấn đề trung tâm. Đảng, Nhà nước và toàn thể dân tộc ta cũng khẳng định rằng phát triển con người Việt Nam là mục đích tối hậu của chế độ ta. Chính vì thế, nó đặt ra cho chúng tôi một nhiệm vụ quan trọng là phải nghiên cứu để bổ sung và phát triển hơn về mặt lý luận, phương pháp luận trong nghiên cứu vấn đề này. Đồng thời làm sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thực trạng phát triển con người ở nước ta trong những năm vừa qua. Hơn nữa, lại phải biết kế thừa kinh nghiệm của các quốc gia có nhiều thành tựu trong phát triển con người. Trên cơ sở đó, mới có thể đưa ra được những định hướng đúng đắn cũng như những giải pháp thiết thực, hiệu quả, có giá trị góp phần cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong thực tiễn phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhằm mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN 2.1. QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN 9 2.1.1. Phát triển con người toàn diện – “Phát triển sự phong phú của bản chất con người” Có thể nói, phát triển con người trong tư tưởng của C.Mác là phát triển con người trong mối quan hệ hài hòa với tự nhiên và xã hội, phát triển các giá trị văn hóa – giá trị tinh thần của con người, phát triển sự phong phú của bản chất con người, nâng cao năng lực con người, giải phóng con người khỏi mọi sự tha hóa, sự phiến diện, què quặt do tình trạng bóc lột của Chủ nghĩa tư bản. Trên cơ sở đó, con người phát triển cá tính, năng khiếu, sự tự do và năng lực làm chủ xã hội của mình. Phát triển con người là sự phát triển những năng lực mang phẩm chất người, năng lực trinh phục tự nhiên, cải biến xã hội và năng lực làm chủ bản thân mình. 2.1.2. Phát triển con người toàn diện gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, thông qua lao động sản xuất và hoạt động thực tiễn của con người Theo C.Mác con người không chỉ là sản phẩm mà còn là chủ thể của lịch sử - xã hội. Vì vậy, sự phát triển con người toàn diện luôn gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, từ nhu cầu và sự sinh tồn của cuộc sống, bằng hoạt động thực tiễn, mà trước hết là lao động sản xuất - quá trình này đóng vai trò nền tảng trong việc hoàn thiện và phát triển con người toàn diện. 2.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện được thể hiện ở hai nội dung cơ bản sau: 2.2.1. Phát triển con người toàn diện vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người và phát triển con người toàn diện là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, là nhiệm vụ trung tâm, là động lực của cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội luôn gắn liền với giải phóng và phát triển con người Việt Nam. Xem xét con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn coi việc kết hợp chặt chẽ giữa động lực vật chất và động lực tinh thần. Kết hợp chăm lo đời sống vật chất cho nhân dân gắn với việc kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, xây dựng một nền văn hóa mới, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện để con người Việt Nam phát triển toàn diện. 2.2.2. Phát triển con người toàn diện là phát triển con người về các phương diện thể lực, trí lực và tâm lực 10 [...]... sự phát triển con người toàn diện nói chung và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam nói riêng Việc nhận thức lý luận sâu sắc về vấn đề phát triển con người toàn diện nói chung và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam nói riêng là tiền đề hết sức quan trọng để chúng ta tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển con người toàn diện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; đồng thời cũng là tiền đề. .. nhất để nhằm xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay Chương 3 PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 15 3.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM 3.1.1 Phát triển con người Việt Nam về mặt thể lực... toàn diện ở Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải đưa ra những định hướng cơ bản, lớn và đúng đắn; trên cơ sở đó, có những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm đẩy mạnh phát triển con người toàn diện ở Việt Nam Chương 4 PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 19 4.1 ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1.1 Phát triển con người toàn diện. .. cách mạng Việt Nam Đây là định hướng mang tính chủ đạo trong quá trình phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay Định hướng này đòi hỏi phát triển con người toàn diện luôn phải được coi là bản chất và là mục tiêu của cách mạng Việt Nam Ngược lại, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam cần và phải có con người Việt Nam phát triển toàn diện 4.1.2 Gắn chiến lược phát triển con người toàn diện với... tịch Hồ Chí Minh, phát triển con người toàn diện được thể hiện ở các phương diện: Phát triển con người toàn diện với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam; phát triển con người toàn diện là phát triển con người về các phương diện thể lực, trí lực và tâm lực Học thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về phát triển con người toàn diện là cơ sở lý luận và phương... sự phát triển nhanh về con người toàn diện với thực tế phát triển con người toàn diện ở nước ta còn chậm; thứ hai, mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải tạo ra những điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển con người toàn diện với thực tế yếu kém, bất cập của những điều kiện này là trở lực đối với phát triển con người toàn diện ở Việt Nam Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển con người toàn. .. lớn đối với sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam 5 Trong bối cảnh của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức ngày càng cao như hiện nay, vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam càng phải được ưu tiên hàng đầu Trước hết, trên cơ sở thực trạng phát triển con người Việt Nam hiện nay, nhất là những vấn đề mang tính cấp... tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện Đồng thời tiếp thu những giá trị trong quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước và xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, thực tiễn phát triển con người Việt Nam, tác giả luận án cho rằng: Phát triển con 12 người toàn diện ở Việt Nam hiện nay là sự phát triển toàn diện, hài hòa giữa con người. .. trở lực chính đối với phát triển trí lực người Việt Nam 3.1.3 Phát triển con người Việt Nam về mặt tâm lực 3.1.3.1 Những thành tựu trong phát triển con người Việt Nam về tâm lực Thành tựu trong phát triển con người Việt Nam về mặt tâm lực được thể hiện ở những phương diện sau: Thứ nhất, những giá trị truyền thống tốt đẹp trong con người Việt Nam được phát huy trong tình hình mới Thứ hai, con người Việt. .. lược phát triển con người, chính sách an sinh xã hội phục vụ phát triển con người và việc thực hiện các quyền con người sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển của cộng đồng người TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Vấn đề con người nói chung, vấn đề phát triển con người toàn diện nói riêng đã được C.Mác giải quyết một cách đúng đắn theo quan điểm duy vật biện chứng Với C.Mác phát triển con người toàn diện là phát triển . người toàn diện ở Việt Nam. Chương 4 PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 18 4.1. ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1.1 sự phát triển con người toàn diện nói chung và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam nói riêng. Việc nhận thức lý luận sâu sắc về vấn đề phát triển con người toàn diện nói chung và phát triển con. trở lực cho phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. Thứ năm, vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam còn bị cản trở bởi sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là âm mưu thực hiện

Ngày đăng: 01/08/2014, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w