1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Giải pháp phát triển nguồnị nhân lực công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái pps

46 464 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 421 KB

Nội dung

Đào tạo trong công việc Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc,trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việcthông

Trang 1

Luận văn

Đề tài: Giải pháp phát triển nguồnị nhân lực công ty cổ phần may xuất khẩu Việt

Thái

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……… 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3

1.1 Nguồn nhân lực 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực 3

1.2 Phát triển nguồn nhân lực 4

1.2.1 Khái niệm 4

1.2.1.1 Phát triển nguồn nhân lực 4

1.2.1.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4

1.2.1.3 Đánh giá thành tích công tác 8

1.2.2 Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 10

1.2.3 Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CP MAY XK VIỆT THÁI 13

2.1 Tổng quan về Công ty CP may XK Việt Thái 13

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty CP may XK Việt Thái…….13

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty CP may XK Việt Thái ……… 15

2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP may XK Việt Thái giai đoạn 2008 - 2010 17

2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty CP may XK Việt Thái giai đoạn 2008-2010……… 24

2.2.1 Đặc điểm lao động của Công ty VITEXCO……… 24

2.2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty VITEXCO….………… 26

2.2.3 Đánh giá chung về hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Công ty CP may XK Việt Thái……….……… 27

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI……… 31

3.1 Phương hướng cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực tại Công ty CP may XK Việt Thái trong thời gian tới………31

Trang 3

3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực tại Công ty CP may

XK Việt Thái……… 33

3.2.1 Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực………34

3.2.2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên về sự cần thiết chính bản thân người lao động……….34

3.2.3 Xây dựng chiến lược tổng thể về nguồn nhân lực gắn với kế hoạch phát triển của Công ty……… 35

3.2.4 Tập trung đầu tư đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, công nhân kỹ thuật trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi……… 36

3.2.5 Sắp xếp và sử dụng lao động trong Công ty một cách hợp lý………38

3.2.6 Thực hiện chế độ trả lương, thưởng phạt, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên một cách hợp lý……… 39

3.3 Một số ý kiến riêng……… 40

KẾT LUẬN……….42

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 43

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Như chúng ta đã biết, nguồn lực con người được xem là quý giá nhất và là yếu

tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bền vững của doanh nghiệp Hơn nữa, tàinguyên con người là nhân tố cần có cách quản lý và khai thác khác hẳn so vớinhững tài nguyên khác Vì vậy, vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn làmột trong những vấn đề cần thiết cấp bách đối với sự phát triển của xã hội nóichung và với sự sống còn của các doanh nghiệp nói riêng

Hiện nay, sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của các công ty may trong nướccũng như các công ty may có vốn đầu tư nước ngoài trong địa bàn Tỉnh Thái Bìnhdẫn đến sự cạnh tranh lao động ngày càng gay gắt Công ty cổ phần may xuất khẩuViệt Thái được thành lập năm 1996 với chức năng sản xuất hàng may mặc xuấtkhẩu Từ khi thành lập đến nay, hoạt động của công ty đã góp phần quan trọng vào

sự phát triển chung cuả Thái Bình Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập và cạnhtranh gay gắt như hiện nay, sự phát triển của công ty trước hết do nguồn nhân lựccủa công ty quyết định

Do vậy, đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công tychính là vấn đề thực tiễn đặt ra cấp bách Nhận thức được vai trò to lớn của việcphát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và trong công ty cổ phầnmay xuất khẩu Việt Thái nói riêng, em đã chọn đề tài: "Giải pháp phát triển nguồnnhân lực tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái" làm chuyên đề tốt nghiệpcủa mình

Đề tài được chia làm 3 chương:

+Chương 1: Lý luận chung về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lựctrong các doanh nghiệp

+Chương 2: Thực trạng phát triển nhân sự tại Công ty cổ phần may xuất khẩuViệt Thái giai đoạn 2008 - 2010

+Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổphần may xuất khẩu Việt Thái

Trang 5

Trong quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp em đã cố gắng thu thập vàtrao đổi thông tin, đi thực tế, lắng nghe và quan sát Bên cạnh đó em đã được sự giúp

đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn và các anh chị trong phòng quản lý nhân

sự của công ty để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập của mình Tuy nhiên dokiến thức và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế không thể tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết nhất định, trong báo cáo còn nhiều điều thiếu sót Em rất mong được

sự chỉ bảo của thầy cô và các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần may xuất khẩuViệt Thái để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 NGUỒN NHÂN LỰC

1.1.1 Khái niệm

Theo định nghĩa của liên hợp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, làkiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềmnăng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng

Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực có thể lượng hoá trong công tác kế hoạch hoá

ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong

độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của bộ luật lao động ViệtNam (nam đủ 15 tuổi đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi)

Trên cơ sở đó, theo một số nhà khoa học Việt Nam thì nguồn nhân lực haynguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ Trong đó lựclượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độtuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp) Lao động

dự trữ bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao độngnhưng không có nhu cầu lao động

1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực

Nguồn lực con người đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển xãhội nói chung, phát triển doanh nghiệp nói riêng, nó thể hiện trên một số phươngdiện như sau:

- Vai trò của con người trong lĩnh vực kinh tế: Là một bộ phận của lực lượngsản xuất Trong xã hội nguồn lực con người được huy động một cách đầy đủ, toàndiện và phát huy một cách có hiệu quả nhất

- Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị: Xây dựng nhànước xã hội chủ nghĩa Đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế

độ xã hội chủ nghĩa Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù

- Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hoá: Con người sáng tạo ranhững giá trị văn hoá, bảo vệ những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc, tiếp thunhững tinh hoa của văn hoá thế giới Con người là chủ thể hưởng thụ những giá trịvăn hoá tinh thần

Trang 7

1.2 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.2.1 Khái niệm

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức đượctiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành

vi nghề nghiệp của người lao động

Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động tổnghợp được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người laođộng Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậmchí tới vài năm, tùy vào mục tiêu học tập và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghềnghiệp của họ Như vậy, xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm baloại hoạt động là: Giáo dục, đào tạo và phát triển

+ Giáo dục: Được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con ngườibước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới thích hợp hơn trongtương lai

+ Đào tạo (hay còn gọi là đào tạo kỹ năng): Được hiểu là các hoạt động họctập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năngnhiệm vụ của mình Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắmvững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ,

kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn

+ Phát triển: Là các hoạt động học tập vươn xa ra khỏi phạm vi công việctrước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên

cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức

Lao động là một yếu tố quý của quá trình sản xuất, vì vậy những lao động cótrình độ chuyên môn cao sẽ quyết định được việc thực hiện những mục tiêu củaquá trình sản xuất kinh doanh Vì vậy công tác đào tạo nhân sự có vai trò rất quantrọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp; đào tạo về tư duy, kiến thức vàtrình độ nhận thức cho con người

Đào tạo nhân sự được chia làm 2 loại:

a Đào tạo trong công việc

Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc,trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việcthông qua thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những ngườilao động lành nghề hơn

Nhóm này bao gồm các phương pháp như:

+ Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc

Trang 8

Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việccho hầu hêt các công nhân sản xuất và kể cả một số công việc quản lý Qúa trìnhđào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của côngviệc và chỉ dẫn tỉ mỉ theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hoirvaf làm thửcho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy.

+ Đào tạo theo kiểu học nghề

Trong phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết

ở trên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của côngnhân lành nghề trong một vài năm; được thực hiện các công việc thuộc nghề cầnhọc cho tới khi thành thạo tấ cả các kỹ năng của nghề Phương pháp này dùng đểdạy một nghề hoàn chỉnh cho công nhân

Các phương pháp này thực chất là sự kèm cặp của công nhân lành nghề đốivới người học và là phương pháp thông dụng ở Việt Nam

+ Kèm cặp và chỉ bảo

Phương pháp này thường dùng để giúp cho các cán bộ quản lý và các nhânviên giám sát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trướcmắt và công việc trong tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những ngườiquản lý giỏi hơn Có ba cách để kèm cặp là:

- Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp

- Kèm cặp bởi một cố vấn

- Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn

+ Luân chuyển và thuyên chuyển công việc

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc là phương pháp chuyển người quản

lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinhnghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức Nhũng kinh nghiệm vàkiến thức thu được qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện đượcnhững công việc cao howntrong tương lai Có thể luân chuyển và thuyên chuyểncông việc theo ba cách:

- Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận kháctrong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ

- Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vựcchuyên môn của họ

- Người quản lý được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ mộtnghề chuyên môn

* Những ưu điểm của đào tạo trong công việc:

Trang 9

+ Thường không yêu cầu một không gian hay trang thiết bị riêng biệt đặc thù.+ Mang lại sự chuyển biến gần như ngay tức thời trong kiến thức và kỹ năngthực hành (mất ít thời gian đào tạo).

+ Đào tạo trong công việc có ý nghĩa thiết thực vì học viên được làm việc và

có thu nhập trong khi học

+ Cho phép học viên thực hành những gì mà tổ chức trông mong ở họ sau khiquá trình đào tạo tạo kết thúc

+ Tạo điều kiện cho học viên được làm việc cùng với những đồng nghiệptương lai của họ; và bắt những hành vi lao động của những đồng nghiệp

* Những nhược điểm của các phương pháp đào tạo trong công việc:

+ Lý thuyết được trang bị không có hệ thống

+ Học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến củangười dạy

*Những điều kiện để đào tạo trong công việc đạt hiệu quả:

+ Các giáo viên dạy nghề phải được lựa chọn cẩn thận và phải đáp ứng nhữngyêu cầu chương trình đào tạo về trình độ chuyên môn, mức độ thành thạo côngviệc và khả năng truyền thụ

+ Qúa trình đào tạo phải được tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch

b Đào tạo ngoài công việc

Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được táchkhỏi sự thực hiện công việc thực tế

Các phương pháp đó bao gồm:

+ Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp

Đối với những nghề tương đối phức tạp, hoặc các công việc có tính đặc thù,thì việc đào tạo bằng kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chấtlượng Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện vàthiết bị dành riêng cho học tập Trong phương pháp này chương trình đào tạo gồmhai phần: lý thuyết và thực hành Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư,cán bộ kỹ thuật phụ trách Còn phần thực hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sưhoặc công nhân lành nghề hướng dẫn Phương pháp này giúp cho học viên học tập

co hệ thống hơn

+ Cử đi học ở trường chính quy

Các doanh nghiệp cũng có thể cử người lao động đén học tập ở các trường dạynghề hoặc quản lý do các Bộ, Ngành hoặc Trung ương tổ chức Trong phươngpháp này, người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn

Trang 10

kỹ năng thực hành Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian và kinh phíđào tạo.

+ Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo

Các buổi giảng bài hay hội nghị có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc ởmột hội nghị bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chươngtrình đào tạo khác Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ

đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm và qua đó họ học được các kiếnthức, kinh nghiệm cần thiết

+ Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính

Đây là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại ngày nay mà nhiều công ty ởnhiều nước đang sử dụng rộng rãi Trong phương pháp này, các chương trình đàotạo được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, người học chỉ việc thực hiện theo cáchướng dẫn của máy tính, phương pháp này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹnăng mà không cần có người dạy

+ Đào tạo theo phương pháp từ xa

Đào tạo từ xa là phương thức đào tạo mà giữa người dạy và người học khôngtrực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian mà thông qua phương tiệnnghe nhìn trung gian Phương tiện nghe nhìn này có thể là sách, tài liệu học tập,băng hình, băng tiếng, đĩa CD và VCD, Internet Cùng với sự phát triển của khoahọc công nghệ thông tin các phương tiện trung gian ngày càng đa dạng

Phương pháp đào tạo này có ưu điểm nổi bật là là người học có thể chủ động

bố trí thời gian học tập cho phù hợp với kế hoạch của cá nhân, người học ở các địađiểm xa trung tam đào tạo vẫn có thể tham gia được những khóa học, chương trìnhđào tạo có chất lượng cao Tuy nhiên, hình thức đào tạo này đòi hỏi các cơ sở đàotạo phải có tính chuyên môn hóa cao, chuẩn bị bài giảng và chương trình đào tạophải có sự đầu tư lớn

+ Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm

Phương pháp này bao gồm các cuộc hội thảo học tập trong đó sử dụng các kỹthuật như: bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lýhoặc là các bài tập giải quyết vấn đề Đây là cách đào tạo hiện đại ngày nay nhằmgiúp cho người học thực tập giải quyết các tình huống giống như trên thực tế

Trang 11

Đây là một kiểu bài tập, trong đó người quản lý nhận được một loạt các tàiliệu, các bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thôngtin khác mà một người quản lý có thể nhận được khi vừa tới nơi làm việc và họ cótrách nhiệm phải xử lý nhanh chóng và đúng đắn Phương pháp này giúp cho ngườiquản lý học tập cách ra quyết định nhanh chóng trong công việc hàng ngày

1.2.2 Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Trong giai đoạn hiện nay, khi chuyển sang nền kinh tế dựa chủ yếu vào trithức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, chúng ta cầnnhận thức rõ ràng hơn về vai trò quyết định của nguồn nhân lực trong phát triển.Con người được nhìn nhận là một tiềm năng, một điều kiện cần thiết khôngthể thiếu để tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển Nguồn lực con người baogồm những tiêu chí sau:

- Là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sứckhoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất

- Là tổng thể sức dự trữ những tiềm năng, những năng lực thể hiện sức mạnhcon người

- Là sự kết hợp giữa thể lực và trí lực, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng,hiệu quả hoạt động và triển vọng phát triển mới của con người

Nguồn lực con người Việt Nam với tư cách là nguồn lực quyết định sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá cần dược xem xét ở phương diện sau: đó là đặc điểm

về dân số, giới tính, độ tuổi, về trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng lao động, vềphẩm chất đạo đức, lối sống v.v Tóm lại, đó là tổng thể những tiêu chí để đánhgiá nguồn lực con người cả về số lượng và chất lượng

Hiện nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra yêu cầu cấp bách phải pháttriển nguồn nhân lực là vì:

- Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình phát triển Mục tiêunày cho thấy, mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới đất nước đều hướngtới con người, lấy con người là trung tâm Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta

là quá trình xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại, trong đó, con người là lựclượng sản xuất hàng đầu Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta nhằmphát triển kinh tế - xã hội, đưa việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thànhnước công nghiệp phát triển, đồng thời đó chính là môi trường để phát triển toàndiện con người

- Đồng thời, việc phát huy nguồn lực con người sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp

để chúng ta vượt qua qua được những khó khăn Mặt khác, thời đại ngày nay là

Trang 12

thời đại của cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức phát triển Do đó,phát triển nguồn nhân lực đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốcgia trên thế giới để tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững, để nâng cao tính cạnhtranh của quốc gia cũng như của doanh nghiệp trong cuộc đua phát triển Hơn nữa,phát triển nguồn nhân lực còn đảm bảo tính nhân văn của xã hội loài người Ngàynay, phát triển không chỉ vì mục tiêu kinh tế đơn thuần, mà là hướng tới mở rộngkhả năng lựa chọn của con người, để con người có điều kiện phát triển toàn diện,hài hoà.

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

Công tác phát triển nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố Cácnhân tố có thể từ con người, từ các chiến lược kinh doanh, triết lý quản lý của cácnhà quản lý, do trang thiết bị máy móc…và được chia ra làm hai nhóm:

a Nhân tố con người

Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức do đó tất cả các hoạt động trong tổchức đều chịu sự tác động của nhân tố này Tuỳ từng hoạt động mà con người ảnhhưởng nhiều hay ít, đối với công tác phát triển nguồn nhân lực thì yếu tố con người

có ảnh hưởng mạnh mẽ Chúng ta đều nhận thấy, con người khác với động vật làbiết tư duy, do đó con người luôn có các nhu cầu khác nhau mà nhu cầu học tập vàphát triển của người lao động ngày càng được chú trọng hơn Nhân tố con ngườitác động đến đào tạo được chia ra làm hai nhân tố tác động đó là con người laođộng (lao động trực tiếp) và con người quản lý (cán bộ quản lý)

Con người lao động là đối tượng lao động trực tiếp sản xuất tạo ra doanh thu,lợi nhuận cho doanh nghiệp Khi người lao động muốn được nâng cao trình độ thì

họ có thể đề xuất với cấp trên xin học tập và nếu họ có nhu cầu muốn học hỏi thì

họ sẽ học tập tính tự giác thì chất lượng sau đào tạo được nâng cao một cách rõ rệt.Bất cứ ai cũng có sở thích, có người sở thích học tập nghiên cứu, làm việc, yêuthích một nghề nào đó Nếu người lao động yêu thích nghề nghiệp mình đã chọnthì khi họ được đi đào tạo họ sẽ hăng say học, tìm tòi nhiều kiến thức mới nêncông tác đào tạo được tiến hành thuận lợi và hiệu quả thu được là cao hơn Côngtác này nhằm giảm bớt các tác nhân chán nản, không muốn học…

Một yếu tố rất quan trọng của nhóm yếu tố con người tác động đến công tácđào tạo đó là trình độ của người lao động Trình độ của họ ở mức độ nào, trình độcao hay thấp, ý thức học tập, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của người laođộng như thế nào nó quyết định đến các phương pháp đào tạo khác nhau, cácchương trình và hình thức đào tạo cho hợp lý với từng đối tượng

Trang 13

Tóm lại, nhân tố con người ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến kết quả đàotạo và phát triển của doanh nghiệp.

b Nhân tố quản lý

- Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp tác động mạnh

mẽ đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Doanh nghiệp không phảilúc nào cũng mở rộng quy mô, hay có những chiến lược phát triển kinh doanh đểlại hiệu quả Chính mục tiêu, chiến lược quyết định hướng phát triển của doanhnghiệp, từ đó đặt ra những yêu cầu cho công việc trong thời gian tới của doanhnghiệp và kỹ năng, trình độ nguồn nhân lực cần có, sẽ quyết định hình thức đàotạo, phương pháp đào tạo, số lượng đi đào tạo nhiều hay ít, bộ phận nào đi cóngười đi đào tạo, kinh phí đào tạo…Chúng ta muốn làm một cái gì đó cũng cần cókinh phí, do đó công tác này cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố tài chính, nếu kinhphí cho công tác mà nhiều thì các chương trình đào tạo được tiến hành thuận lợihơn có thể đem lại kết quả cao

- Các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiên tiến cũng ảnhhưởng không nhỏ đến công tác này Các chương trình mới, tiên tiến thường pháthuy những ưu điểm và có những giải pháp khắc phục các nhược điểm của cácchương trình trước nên doanh nghiệp cũng tìm hiểu và nghiên cứu áp dụng thử đốivới tổ chức mình Mặt khác, các đối thủ cạnh tranh mà có các chương trình đào tạo

và phát triển mới, hấp dẫn cho người lao động thì sẽ thu hút những nhân tài từ cácdoanh nghiệp Nên doanh nghiệp cũng như công tác đào tạo và phát triển chịu ảnhhưởng lớn, cần phải cập nhập nhanh chóng các chương trình để giữ chân nhân tàicho doanh nghiệp mình

- Trình độ của đội ngũ đào tạo là một phần quyết định đến hiệu quả đào tạo.Chúng ta cần lựa chọn đội ngũ giảng dạy từ các nguồn khác nhau như trong nội bộ

tổ chức hay liên kết với các trường chính quy hoặc mời chuyên gia về đào tạo.Nhưng các giảng viên cần có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm và đặc biệt phải

am hiểu về tình hình của doanh nghiệp cũng như các chiến lược, phương hướngđào tạo của tổ chức Tuy theo từng đối tượng mà lựa chọn giảng viên, đối với laođộng trực tiếp nên lựa chọn những người có tay nghề giỏi, có khả năng truyền đạt

Trang 14

và có lòng nhiệt tình trong doanh nghiệp để giảng dạy nhằm giảm chi phí thuêngoài.

Ngoài các nhân tố thuộc về nội dung đào tạo tác động đến quá trình thì mộtyếu tố khác cũng có sự ảnh hưởng đến đó là công tác đánh giá thực hiện công việc.Nếu công tác đánh giá được tiến hành công bằng, đúng đắn với các chỉ tiêu chínhxác, sát với từng nhóm công việc thì giúp cho việc xác định các nội dung đào tạo,nhu cầu đào tạo do yêu cầu công việc cũng như đối tượng đào tạo, loại hình đàotạo được chính xác và đem lại hiệu quả hơn nhiều

Công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động nếu được xây dựng chiến lược vàthực hiện tổ chức tuyển mộ, tuyển chọn một cách cụ thể, công bằng Lập các kếhoạch về nguồn lao động cho từng bộ phận từ đó tiến hành tuyển mộ và tuyểnchọn Qua đó, chất lượng lao động mới tuyển vào từng bước được nâng cao giúpích cho công tác đào tạo mới được tiến hành thuận lợi, đơn giản hơn và giảm cácchi phí đào tạo lại

Bên cạnh đó, một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác này là các nguồn lựccủa doanh nghiệp: tài chính, tài sản, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường sẽquyết định hướng mà doanh nghiệp định đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển

là nhiều hay ít, có áp dụng những khoa học tiên tiến nhanh chóng hay không…Hàng năm, doanh nghiệp thường tiến hành rà soát chất lượng của các trangthiết bị, máy móc và công nghệ để ra các quyết định có nên trang bị thêm các côngnghệ, thiết bị mới cho phù hợp với nhu cầu của công việc cũng nhu cầu của xã hội

Mà cũng có thể do tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá nên các doanh nghiệpcũng tiến hành chuyên môn hoá hơn áp dụng các thành tựu của khoa học vào đểnhằm thu được kết quả cao Chính vì vậy, nó ảnh hưởng đến công tác đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực Công tác này nhằm cung cấp một lượng lao động khôngnhỏ có chất lượng cao và nhằm định hướng, chuẩn bị cho người lao động nhữngcông việc trong tương lai phù hợp với xu thế mới Muốn công tác đạt kết quả caothì cần trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình

Nếu xí nghiệp đưa ra các chính sách hỗ trợ đào tạo, các chủ trương nâng caonghiệp vụ, tính lương qua năng suất lao động, các cuộc thi đua người tốt việc tốt…

Trang 15

Các chính sách đưa ra càng cụ thể, rõ ràng và quan tâm đến người lao động nhất làtrình độ của người lao động thì càng tác động mạnh mẽ đến công tác đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực cũng như đáp ứng được nhu cầu học tập, đào tạo của laođộng Do đó các chương trình khuyến khích vật chất và tinh thần cũng tác độngsâu sắc đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đồng thời có vai trò quantrọng tăng năng suất lao động và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Các nhân tố khác như triết lý quản lý, văn hoá doanh nghiệp và các chươngtrình phúc lợi là yếu tố đem lại những lợi ích cho người lao động Nếu một doanhnghiệp chú trọng đến văn hoá doanh nghiệp thì đời sống của người lao động đượcquan tâm nhiều hơn, những mong muốn của họ cũng có thể được đáp ứng dễ dànghơn do đó nó ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển của doanh nghiệp chongười lao động của mình

Các chủ trương, chính sách của chính phủ, quy định pháp luật và chính trị:Các nhân tố chính phủ, pháp luật và chính trị tác động đến tổ chức cũng như côngtác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo các hướng khác nhau Chúng có thểtạo ra cơ hội nhưng cũng có thể gây trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho tổ chức

Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách sẽ tạo điều kiện chocông tác đào tạo và phát triển được thực hiện một cách suôn sẻ; nó cũng luôn là sựhấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư mà đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhânlực không phải là ngoại lệ Hệ thống pháp luật về việc đào tạo và phát triển nguồnnhân lực được xây dựng và hoàn thiện cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác nàycũng như các tổ chức

Qua đây, chúng ta nhận thấy các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến cácyếu tố của con người mà cần chú ý đến các yếu tố quản lý để có những hướng điềuchỉnh, phát triển hay duy trì và thay đổi chương trình đào tạo và phát triển chongười lao động nhằm đem lại hiệu quả và đồng thời tạo động lực cho cá nhânngười lao động làm việc tốt hơn

Trang 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI

GIAI ĐOẠN 2008 – 2010

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

Tên công ty: CÔNG TY Cổ PHẦN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI

Tên tiếng Anh: VIET THAI EXPORT GARMENT JOINT STOCKCOMPANY

Tên giao dịch: VITEXCO

Trụ sở giao dịch: Số 100- đường Quang Trung- Phường Quang Trung- ThànhPhố Thái Bình- tỉnh Thái Bình

- Mã số thuế: 1000360205

- Tài khoản: 102010000358060 (VND)

- Tài khoản: 102020000040885 (USD)

- Tại ngân hàng công thương thành phố Thái Bình

Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái chuyên sản xuất, kinh doanh, giacông hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa Công ty đã trải qua gần 15 nămhình thành và phát triển, tiền thân là Xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái

Tháng 3/1996, ban giám đốc công ty xuất nhập khẩu tỉnh Thái Bình quyếtđịnh thành lập ban xúc tiến Xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái đưa 100 lao độngvào học tập tại Công ty may Việt Tiến - Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo độingũ cán bộ các phòng ban và các công nhân ở những vị trí quan trọng trong dâychuyền sản xuất

Ngày 9/12/1997, xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái chính thức được thànhlập theo quyết định số 508/QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình, là doanhnghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế toàn phần, có tư cách pháp nhân, có tài khoảntại Ngân hàng công thương tỉnh Thái Bình, có con dấu theo quy định của Nhà nước

và trực thuộc công ty XNK tỉnh Thái Bình (UNIMEX)

Tháng 10/2005, theo xu hướng chung, xí nghiệp may xuất khẩu Việt Tháichính thức trở thành công ty cổ phần, có 56% vốn Nhà nước và 44% là vốn do các

cổ đông góp, trực thuộc công ty mẹ là công ty XNK tỉnh Thái Bình

Trang 17

Khi mới thành lập, số vốn của công ty là 8.356.128.000 đồng.

Nguyên vật liệu chính, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do phía đối tácđảm nhiệm Công ty có nhiệm vụ gia công thành phẩm theo hợp đồng, các thànhphẩm được xuất đi các nước như: Nhật Bản, Mỹ, Đan Mạch, Ý, Úc, Trung Quốc Công ty VITEXCO sản xuất phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nướctheo 3 phương thức:

- Nhận gia công toàn bộ: Theo phương thức này công ty nhận nguyên phụ liệucủa khách hàng theo hợp đồng để gia công thành phẩm hoàn chỉnh và xuất hàngtheo hợp đồng gia công cho khách hàng

- Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: Theo hình thức này căn cứvào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký với khách hàng công ty tự tổ chức muanguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng(mua nguyên liệu bán thành phẩm)

- Sản xuất hàng nội địa: Công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinhdoanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước

Ngoài ra công ty còn nhận các hợp đồng gia công uỷ thác từ các bạn hàngtrong nước như: Công ty Havina, Công ty may Sông Đà, Công ty may Sơn Hà

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

Bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ, cơ cấu quản lý hai cấp theo mô hình trựctuyến chức năng, quyền lực cao nhất trong công ty là Hội đồng quản trị Ban giám

Trang 18

đốc của công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và đượcthể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức - bộ máy quản lý của công ty cổ phần may

xuất khẩu Việt Thái

Hội đồng quản trị

Trang 19

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty giữa hai kỳ đại hội đồng cổđông Chủ tịch Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyếtmọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộcquyền của đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước các cơquan chức năng và pháp luật về những vi phạm pháp luật của công ty

+ Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý,điều hành các hoạt động kinh doanh, kiểm tra việc ghi chép sổ sách kế toán, tài

Ban kiểm soátGiám Đốc

Xưởng may III

Tổ cơ điện

Tổ KCS Tổ đóng

gói

Trang 20

chính, tài sản, thẩm định báo cáo, quyết toán tài chính hàng năm của công ty vàbáo cáo tình hình kết quả kiểm soát với Hội đồng quản trị

+ Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty Nhận các nhiệm vụ,

nguồn lực mà Hội đồng quản trị giao Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tài sảncủa các cổ đông

+ Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc Quản lý điều hành lĩnh vực sảnxuất, các phòng ban chức năng Chỉ đạo hoạt động của các bộ phận phục vụ chosản xuất, chỉ đạo công tác kế hoạch, chất lượng, tiêu thụ sản phẩm

+ Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức cán bộ, đào tạo lao động, quản lý lao

động Phục vụ các vấn đề hành chính cho người lao động Nghiên cứu tổ chức đề

xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý trong đơn vị cho phù hợp với nhu cầu.Thực hiện các chế độ với người lao động về ăn ở, môi trường sinh hoạt trong Công

ty, lương bổng hàng tháng, các chế độ bảo hiểm…

+ Phòng kế toán: Thực hiện các công tác tài chính, kinh tế của công ty Quản

lý nguồn vốn, thực hiện công tác tài chính kế toán, kiểm tra phân tích, dự đoánhoạt động tài chính của doanh nghiệp trong ngắn hạn, trung hạn v à dài hạn

+ Phòng kinh doanh: Nghiên cứu dự đoán sự phát triển của thị trường Tìmkiếm khách hàng, thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho giám đốc xâydựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty Nghiên cứu tổngthể các loại sản phẩm may mặc trên thị trường về mẫu mã, giá cả… Nghiên cứuđánh giá thị trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo công ty cónhững thông tin cần thiết trong định hướng phát triển thị trường Xây dựng các kếhoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các vấn đề khác nhau như tiêu thụ,nguyên vật liệu…

+ Phòng kỹ thuật: Thực hiện các công tác kỹ thuật trong quá trình sản xuất.Thiết kế mẫu mã, làm ra paston, xây dựng quy trình và hướng dẫn công nghệ chocác công đoạn của từng mã hàng Chuẩn bị về kỹ thuật phục vụ bộ phận sản xuất.+ Phòng kế hoạch vật tư: Thực hiện công tác vật tư, nguyên phụ liệu, thựchiện kế hoạch trong ngắn hạn Chuẩn bị vật tư, Nguyên phụ liệu tập kết đồng bộphục vụ sản xuất Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của các bộ phận sản xuất vàđiều chỉnh nếu cần

+ Xưởng sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty Tổ chứcthực hiện sản xuất các mã hàng trên cơ sở kế hoạch từ phòng kế hoạch, đảm bảo vềmặt số lượng cũng như chất lượng, bảo quản và sử dụng hiệu quả tài sản cố địnhmáy móc thiết bị, công cụ lao động, thành phẩm chưa nhập kho

Trang 21

2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái giai đoạn 2008 - 2010

Được thành lập từ năm 1996 đến nay Công ty cổ phần may xuất khẩu ViệtThái đã xây dựng được một số cơ sở vật chất tương đối khang trang với tổng diệntích là 8665,8 m2

Do đặc điểm của công ty mới thành lập với mục tiêu sản xuất hàng may mặcxuất khẩu chất lượng cao Chính vì thế trong quá trình phát triển công ty khôngngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất Phần lớn máy móc của công tyđều thuộc loại mới, tiên tiến, hiện đại do Nhật chế tạo ở giai đoạn 1995- 2000 vàđược thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1: Danh mục các loại máy móc thiết bị của Công ty

8 Máy ép nhiệt nóng lạnh Golden Hàn quốc 18

Trang 22

9 Máy dò kim Golden Nhật 1

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty VITEXCO)Nguồn vốn của công ty gồm 3 nguồn:

- Nguồn vốn nhà nước do công ty xuất nhập khẩu Thái Bình quản lý

- Nguồn vốn huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty

- Nguồn vốn huy động từ bên ngoài

Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm ngày 31/12/2010: 7.216.530.000 đồngđược chia thành 721.653 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng Và đượcthể hiện qua bảng cơ cấu vốn của công ty như sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn theo chủ sở hữu của Công ty VITEXCO

Loại cổ đông Số cổ phần %so với vốn điều lệ

Vốn là một trong những yếu tố không thể thiếu cho mỗi doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh nói chung và cho công ty VITEXCO nói riêng Trong thời gianqua VITEXCO đã huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn, đầu tư vào mua sắmthiết bị máy móc, đổi mới quy trình công nghệ làm tăng nguồn vốn cố định, tạođiều kiện mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí sản xuấtnâng cao hiệu quả sản xuất của công ty

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn của Công ty VITEXCO tính đến hết ngày 31/12/2010

vt: Tri uĐvt: Triệu ệung

đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Chênh lệch2009/2008 2010/2009Giá trị % Giá trị %

Trang 23

Tổng Vốn 14592 18107 20139 3515 1.24 2032 1.11 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty VITEXCO)Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng số vốn của công ty có xu hướng tăng.Năm 2009, vốn lưu động tăng 1940 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1.27%; vốn cố địnhtăng 1575 triệu đồng với tỷ lệ tăng 1.21% so với năm 2008 Và năm 2010, vốn lưuđộng tăng 1833 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1.20%; vốn cố định tăng 199 triệu đồngvới tỷ lệ tăng 1.02% so với năm 2009 Điều đó cho thấy công ty chú ý đến tổ chức,khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả tăng quy mô sản xuất, mức độ tự chủ về tàichính của công ty được nâng cao.

Công ty VITEXCO là công ty cổ phần với chức năng nhiệm vụ chính là sảnxuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc, trong những nămqua hoạt động chủ yếu của công ty là gia công đơn thuần cho nước ngoài để thuphí gia công và tự sản xuất bán thị trường trong nước Là một công ty được địnhhướng sản xuất quần áo đua môtô và hàng dán seam ngay từ khi thành lập vì thếcông ty có thế mạnh trong việc sản xuất 2 loại mặt hàng này, đây là những loại sảnphẩm có kết cấu phức tạp sử dụng nhiều loại nguyên phụ liệu và đòi hỏi công nghệsản xuất cao Tuy nhiên cùng với xu thế hội nhập ngày nay để bắt kịp nhu cầu thịhiếu khách hàng công ty đã đi vào sản xuất đa dạng hoá sản phẩm, chẳng hạn nhưcác mặt hàng thời trang, quần sooc…và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của Công ty VITEXCO

Quần áo trượt tuyết 44%

Quần áo thời trang 12%

Ngày đăng: 31/07/2014, 12:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Kim Dung: Quản trị nhân sự, nhà xuất bản thống kê 1997 Khác
2. Phạm Thanh Hội: Quản trị nhân sự, nhà xuất bản thống kê 1997 Khác
3. M.Konoroke, Trần Quang Tuệ: Nhân sự là chìa khóa thành công, NXB giao thông 1999 Khác
4. Khoa học quản lý: Giáo trình khoa học quản lý tập 2, NXB khoa học và kỹ thuật 2002 Khác
5. Luật lao động, NXB thống kê 1998 Khác
6. Nguyễn Hữu Thuân: Quản trị nhân sự, NXB thống kê 1998 Khác
7. Phạm Đức Thành-Bộ môn quản trị nhân sự Đại học KTQD: Quản trị nhân lực, NXB thống kê 1998 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Danh mục các loại máy móc thiết bị của Công ty - Đề tài: Giải pháp phát triển nguồnị nhân lực công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái pps
Bảng 2.1 Danh mục các loại máy móc thiết bị của Công ty (Trang 21)
Bảng 2.4: Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của Công ty VITEXCO - Đề tài: Giải pháp phát triển nguồnị nhân lực công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái pps
Bảng 2.4 Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của Công ty VITEXCO (Trang 23)
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty VITEXCO - Đề tài: Giải pháp phát triển nguồnị nhân lực công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái pps
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty VITEXCO (Trang 25)
Bảng 2.5:Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của Công ty VITEXCO - Đề tài: Giải pháp phát triển nguồnị nhân lực công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái pps
Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của Công ty VITEXCO (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w