Xây dựng hệ thống phân phối, chiến lược Marketting phù hợp:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế (Trang 36 - 41)

2. Giải pháp cụ thể cho từng doanh nghiệp

2.6 Xây dựng hệ thống phân phối, chiến lược Marketting phù hợp:

Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm thị trường xuất khẩu ngõ hầu, giải quyết tình trạng dư thừa

công suất trong những năm sau này, tiếp cận khách hàng bằng mọi hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt các khách hàng là đơn vị, công ty, xí nghiệp, nhà máy có giấy phép dadàu tư sản xuất hoặc có nhu cầu xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng.

Hoàn thiện chính sách sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, qui cách và chất lượng sản phẩm bằng cách cải tiến qui trình công nghệ, thiết kế khuôn mẫu… đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu, nâng thương hiệu thép của các doanh nghiệp lên tầm quốc gia. Các sản phẩm thép Việt Nam phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9.000, ISO 9001 : 2000, ISO 14.000… Điều này sẽ giúp cho ngành Thép Việt Nam nhiều thuận lợi khi tham gia hoạt động xuất khẩu.

Hoàn thiện chính sách giá cho phù hợp với mức độ cạnh tranh giá trên thị trường trong nước và ngoài nước. Việc xác định giá bán sản phẩm phải phù hợp với từng khu vực trên thị trường, phù hợp với từng đối tượng khách hàng là tổ chức hay cá nhân và giá bán thể hiện được khả năng cạnh tranh tốt. Để thực hiện điều này, các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam phải thực hiện tiết kiệm triệt để, bằng cách cải tiến qui trình sản xuất, qui trình quản lý, làm việc, qui trình bán hàng sao cho thật phù hợp, nhằm hạ giá thành sản phẩm thép Việt Nam trong những năm tới.

Điều chỉnh lại kênh phân phối, hệ thống các đại lý bán hàng sao cho hiệu quả. Có các chính sách, biện pháp động viên các đại lý, các nhà phân phối nâng cao doanh thu. Mạnh dạn cắt hợp đồng các đại lý kinh doanh không hiệu quả, thường xuyên vi phạm các qui định trong hợp đồng đại lý.

Điều chỉnh lại các hoạt động chiêu thị, xác định lại các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, marketing trực tiếp, hoạt động quan hệ công chúng, xem hoạt động chiêu thị nào hiệu quả trong giai đoạn hiện nay thì tập trung tiến hành.

Xác định lợi thế so sánh cạnh tranh của ngành Thép Việt Nam với một số quốc gia khác như Hàn Quốc,Trung Quốc, Malaysia… Căn cứ vào

lợi thế cạnh tranh đó để phát huy, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép Việt Nam.

Ngành Thép là ngành công nghiệp quan trọng của một quốc gia. Ngành Thép cũng là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nguồn nhân lực có chuyên môn, chất lượng Thép phải cao.

Những năm qua ngành Thép đã được đầu tư đáng kể và có những bước phát triển tương đối khá mạnh. Ngành Thép Việt Nam thời gian qua đã đạt được một số thành tựu: sản lượng và tốc độ phát triển tăng, bước đầu đáp ứng được nhu cầu về thép trong nước. Quy mô của ngành Thép ngày càng được mở rộng cả về số lượng các doanh nghiệp và quy mô của từng doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm được cải thiện dần. Tuy nhiên ngành Thép Việt Nam vẫn ở trong tình trạng kém phát triển so với khu vực và thế giới. Ngành Thép nước ta vẫn là ngành sản xuất nhỏ, phân tán, nặng về gia công chế biến từ phôi thép nhập khẩu nước ngoài và bán thành phẩm nhập khẩu. Do vậy hiệu quả từ đầu tư ngành Thép mang lại là chưa cao.

Phát triển ngành Thép là không thể thiếu đối với một nước công nghiệp. Việt Nam đang phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển ngành Thép là một tất yếu khách quan.

Và để phát triển ngành Thép nhanh, mạnh, xứng đáng là ngành công nghiệp nền tảng, chỗ dựa của nền kinh tế thì việc đề ra các giải pháp, hướng đi cho ngành thép là hết sức quan trọng, đặc biệt trong điều kiện hiện nay.

Việt Nam cần xây dựng cho mình hệ thống hàng rào kỹ thuật nhằm kiểm soát được chất lượng thép. Đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm bắt kịp xu hướng phát triển trên thế giới. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp liên quan đến ngành Thép là một vấn đề cần quan tâm. Các doanh nghiệp ngành Thép cần đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí và hạ giá thành sản phầm, tạo thế cạnh tranh của thép Việt nam so với khu vực và thế giới.

Chính vì vậy phát triển ngành Thép là một tất yếu khách quan. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành Thép là vấn đề cần phải được quan tâm.

Trong quá trình thực hiện đề án, em xin chân thành cảm ơn Thầy

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w