0
Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giải pháp mang tầm vĩ mô

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (Trang 27 -31 )

Sự hỗ trợ, bảo hộ từ phía Nhà Nước: các chính sách về thuế, gói kích cầu của Chính Phủ

Ngành Thép là một ngành chiến lược quan trọng. Vì vậy Nhà Nước

cần có sự quan tâm đúng đắn nhằm tạo điều kiện cho ngành Thép phát triển đúng hướng. Các ưu đãi về thuế và giải pháp thực hiện gói kích cầu của Chính phủ là một ví dụ, vào thời điểm mà ngành Thép nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung gặp khó khăn. Nhà nước đã tăng thuế nhập khẩu thép, hoàn lại 50% thuế VAT cho doanh nghiệp Thép. Và gói kích cầu thứ hai tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ thép.

Hiện nay nhà nước quy định phân cấp phê duyệt đầu tư của nhiều cơ quan khiến các ngành, địa phương bỏ qua quy hoạch, ngành chủ quản thép chạy theo chiến lược cục bộ vẫn xây dựng các nhà máy cán thép. Các địa phương cho rằng có nhà máy thép là có cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là bàn đạp công nghiệp hoá. Hơn nữa, vì chạy theo lợi nhuận nhiều chủ dự án khi xin cấp phép đã "ép" vốn đầu tư xuống dưới 100 tỷ đồng. Có doanh nghiệp khi xin cấp phép thì đăng ký sản xuất chủng loại thép ống, nhưng vào sản xuất họ lại xin chuyển sang thép cuộn, thép dây.

Khắc phục cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay còn kém phát triển. Hệ thống giao thong vận tải ở nước ta bắt đầu được chú ý xây dựng, nhưng nhìn chung còn chậm phát triển. Đối với ngành Thép, quặng sắt là nguyên liệu đầu vào quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay nhiều khu mỏ quặng sắt nằm trong những khu vực đường giao thông khó khăn, xa khu công nghiệp chế biến. Hệ thống cảng biển nước sâu còn thiếu…Tất cả những điều đó đã làm tăng chi phí vận chuyển, chậm khả năng phát triển và giảm khả năng của ngành Thép.

Xây dựng hàng rào kỹ thuật và thiết lập các cơ quan chuyên môn kiểm soát chất lượng thép

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2006, sản lượng thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam gia tăng đột biến, trong đó, có nhiều dòng sản phẩm có phẩm cấp thấp. Bên cạnh đó, chất lượng thép của nhiều doanh nghiệp trong nước cũng rất gây lo ngại bởi bộ tiêu chuẩn kỹ thuật ban hành trước đó đã quá lạc hậu. Từ thực tiễn đó, các bộ ngành đã phối hợp với Hiệp hội Thép, triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thép.

Sự cần thiết xây dựng hàng rào kỹ thuật

Hiện nay, nguy cơ phải đối mặt với thép giá rẻ nhập khẩu quốc gia chiếm tới 1/3 tổng sản lượng toàn thế giới là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của họ có chất lượng tốt khi nhập khẩu vào Việt Nam đương nhiên sẽ có lợi cho người tiêu dùng.

Theo đánh giá thì không phải mọi loại thép được sản xuất đều có thể vào Việt Nam với giá rẻ bởi lẽ chỉ có thép từ các nhà máy ở các nước có tỉnh sát biên giới Việt Nam mới có thể thâm nhập thị trường vì bốn lý do.

Thứ nhất, vị trí địa lý giáp biên giới nên phương tiện vận chuyển đa dạng, khả năng cung ứng nhanh và chi phí vận tải rẻ hơn.

Thứ hai, chính sách hỗ trợ ưu đãi của quốc gia này dành cho các khu vực kinh tế phía nam làm cho giá thành sản xuất rẻ hơn.

Thứ ba, họ vẫn đang áp dụng chính sách hoàn thuế 8% cho hàng thành phẩm xuất khẩu.

Thứ tư, nền công nghiệp thép tại quốc gia nói trên đang tích tụ hóa các cơ sở sản xuất để có các nhà sản xuất lớn, qui mô lớn, đầu tư thiết bị hiện đại và liên hợp sản xuất sản phẩm từ nguồn nguyên liệu thô (sản xuất từ quặng ra đến thép thành phẩm) nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn nên có giá thành hạ.

Một đặc điểm của thép sản xuất tại nước này là thép theo tiêu chuẩn thấp hơn hoặc chỉ tương đương chất lượng thép của Việt Nam sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 6285-1997 và thấp hơn so với các tiêu chuẩn Mỹ, châu Âu, Nhật về cơ tính (thể hiện rõ nhất là độ giãn dài).

Việc xây dựng hàng rào kỹ thuật là hoàn toàn có thể, không trái với những quy định của WTO. Nhiều ý kiến lo ngại, khi nâng hàng rào kỹ thuật thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn do trình độ kỹ thuật, công nghệ, năng lực sản xuất khó theo kịp. Nhưng nhìn ở tầm vĩ mô, xu hướng sử dụng thép có chất lượng cao là tất yếu nhằm phục vụ các công trình ngày càng có qui mô lớn như nhà cao tầng, các công trình giao thông như cầu, hầm lớn, các công trình vĩnh cửu như thủy lợi, thủy điện. Thị phần thép cung ứng cho các công trình chất lượng cao càng ngày càng lớn, nhất là xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những năm tới sẽ gia tăng, việc sử dụng thép có chất lượng cao theo các tiêu chuẩn Mỹ, châu Âu, Nhật sẽ được các chủ đầu tư, nhà thầu nước ngoài yêu cầu sẽ ngày càng tăng.

Thành lập cơ quan quản lý chất lượng thép

Vấn đề đặt ra: không có ai kiểm soát chất lượng của hàng triệu tấn thép vẫn tung ra thị trường mỗi năm. Không chỉ có thế, các nhà quản lý còn thiếu cả công cụ để quản lý, chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, sàng lọc những sản phẩm có chất lượng cho thị trường. Thực ra, bộ tiêu chuẩn rào cản kỹ thuật sản phẩm thép được ban hành đã lâu nhưng không bao hàm hết các sản phẩm thép mới nhập khẩu ngày càng nhiều vào thị trường Việt Nam, trong đó có không ít sản phẩm gian lận thương mại, phẩm cấp thấp, làm ảnh hưởng tới người tiêu dùng và sản xuất trong nước. Bởi thế cho nên, nhiều nhà sản xuất đã không ngại ngần làm điêu và người tiêu dùng mua thép phi 10, 12, 14, 16, 18 nhưng không bao giờ đường kính của những "phi" ấy đúng với thực tế.

Cũng vì vậy, sản phẩm thép của các làng nghề với chất lượng thấp cũng có cơ hội chen chân vào các công trình lớn dưới sự "bảo kê" của bộ ba gồm chủ đầu tư, chủ thầu và tư vấn xây dựng.

Vì vậy thực sự cần thiết phải xây dựng hàng rào kỹ thuật cho các sản phẩm thép.

Thực hiện giải pháp tạo liên kết, liên minh giữa các doanh nghiệp thép để nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực và thế giới.

Hội nhập hóa, toàn cầu hóa mang lại thách thức cũng như cơ hội cho Việt Nam nói chung và ngành Thép Việt Nam nói riêng. Sau khi gia nhập, Việt Nam phải thực hiện cắt giảm dần hạn ngạch, thuế, chấp nhận giảm dần sự bảo hộ đối với ngành kinh tế trong nước và chấp nhận cho các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực về vốn, công nghệ và quy mô lớn. Điều này tạo thách thức cho các doanh nghiệp trong nước với quy mô nhỏ, chi phí sản xuất cao. Tạo thế cạnh tranh có lợi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Vậy giải pháp liên minh ,liên kết giữa các doanh nghiệp Thép Việt Nam là cần thiết trong điều kiện hiện nay. Nhằm tạo ra thế cân bằng với các doanh nghiệp nước ngoài. Giúp tạo điều kiện, tiền đề nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.

Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp liên quan đến công nghiệp Thép

‘Sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam sẽ quyết định sự sinh tồn của ngành công nghiệp Việt Nam. Điều này còn đi liền với vấn đề liệu kinh tế Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á để phát triển hay không"—Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Việt - Nhật ngày 3.3

Một trong những ngành hỗ trợ trực tiếp cho ngành công nghiệp Thép là ngành năng lượng. Ngành này có ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất của

công nghiệp Thép. Trong khi đó giá điện ở Việt Nam thì lại rất cao so với trong khu vực( giá điện Việt Nam cao gấp 2 lần so với Indonexia, 1.5 lần so với Thái Lan). Giá của năng lượng ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến giá thành của sản phẩm thép. Vì vậy phát triển công nghiệp năng lượng tốt, giá thành năng lượng giảm, yếu tố giúp hạ giá của sản phẩm thép và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam so với các nước khác, như Trung Quốc, Thái Lan…

Ngành công nghiệp khí trong khai thác dầu mỏ chưa thực sự phát triển. Cho thấy hy vọng giá rẻ cho công nghiệp Thép vẫn là vấn đề thời gian.

Ngành khai khoáng Việt Nam cũng đang ở tình trạng công nghệ lạc hậu và hiệu suất thấp.

Hiện hay đầu tư vào khâu thượng nguồn của ngành thép chưa có gì đáng kể. Ngành Thép Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công cán thép, nguyện liệu chủ yếu nhập ngoại, do đó chất lượng và giá phụ thuộc vào thị trường thế giới, không chủ động được.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (Trang 27 -31 )

×