TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG FRAMEWORK HỖ TRỢ CÁC HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM -2 doc

15 359 0
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG FRAMEWORK HỖ TRỢ CÁC HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM -2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

4 Chuẩn, chuẩn trắc nghiệm và đặc tả IMSQTI: trình bày lý do cần đến chuẩn khi thực hiện phần mềm, giới thiệu chuẩn trắc nghiệm được ưa chuộng trên thế giới và chuẩn được sử dụng trong hệ thống phần mềm này. Chương 3. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm: chương này sẽ trình bày các dạng câu hỏi trắc nghiệm theo phân loại của đặc tả IMSQTI. Chương 4. Kiến trúc chung của phần mềm: chương này trình bày các yêu cầu đặt ra cho bài toán, sau đó mô tả kiến trúc tổng quan của hệ thống phần mềm, sự liên lạc giữa các thành tố và cách tổ chức hoạt động của hệ thống. Chương 5. Module quản lý: trình bày các yêu cầu đặt ra cho module quản lý, cách tổ chức, hoạt động của module và hướng dẫn sử dụng các chức năng của module này. Chương 6. Module soạn thảo: trình bày các yêu cầu đặt ra cho module soạn thảo, cách tổ chức, hoạt động của module và hướng dẫn sử dụng các chức năng của module soạn thảo. Chương 7. Module plugin: trình bày các yêu cầu đặt ra cho module plugin, cách tổ chức, hoạt động của module và hướng dẫn sử dụng các chức năng. Chương 8. Module tổ chức thi cử: trình bày các yêu cầu đặt ra cho module tổ chức thi cử, cách tổ chức, hoạt động và hướng dẫn sử dụng module . Chương 9. Các kỹ thuật bổ sung: chương này trình bày các kỹ thuật lập trình, kỹ thuật tổ chức, thiết kế hay, có ảnh hưởng quan trọng trong việc hoàn thành hệ thống phần mềm nhưng chưa được nói đến ở các phần trên. Chương 10. Tổng kết: tóm lại các vấn đề đã giải quyết và nêu ra một số hướng phát triển trong tương lai. 5 Chương 2 Chuẩn, chuẩn trắc nghiệm và đặc tả IMSQTI 2.1 Chuẩn và chuẩn trắc nghiệm 2.1.1 Giới thiệu chung ISO (International Standards Organization - Tổ chức chuẩn hoá quốc tế) định nghĩa như sau: Chuẩn: là các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kỹ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng. Đối với những người làm việc trong lĩnh vực e-Learning (Theo Sun Microsystems, e-Learning là: việc học tập được phân phối hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc phân phối qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính) mà trắc nghiệm là một phần của nó, các chuẩn e-Learning đóng vai trò rất quan trọng. Không có chuẩn e-Learning chúng ta sẽ không có khả năng trao đổi v ới nhau và sử dụng lại các đối tượng học tập. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường e- Learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kỹ thuật và mặt phương pháp. Dựa vào các chuẩn e-Learning có thể giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề sau: • Khả năng truy cập được: truy cập nội dung học tập từ một nơi ở xa cũng như phân phối cho nhiều nơi khác không gặp trở ngại về khoảng cách địa lý. • Tính khả chuyển: sử dụng được nội dung học tập phát triển tại ở một nơi khác, bằng nhiều công cụ và nền tảng khác nhau tại nhiều nơi và trên nhiều hệ thống khác nhau. 6 • Tính thích ứng: đưa ra nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với từng tình huống và từng cá nhân. • Tính sử dụng lại: một nội dung học tập được tạo ra có thể được sử dụng ở nhiều ứng dụng khác nhau. • Tính bền vững: vẫn có thể sử dụng được các nội dung học tập khi công nghệ thay đổi, mà không phải thiết kế lại. • Tính giảm chi phí: tăng hiệu quả học tập rõ rệt trong khi giảm thời gian và chi phí. 2.1.2 Tổ chức IMS Có rất nhiều người và tổ chức liên quan tới các nhóm tham gia quá trình chuẩn hoá. Các nhóm này đã đưa ra nhiều chuẩn và đặc tả khác nhau. Trong số các chuẩn và đặc tả về thi trắc nghiệm hiện có trên thế giới, đặc tả IMSQTI (Instructional Management System – Question and Test) là đặc tả có uy tín và được nhiều nơi trên thế giới áp dụng nhất. Hình 2-1 Logo tổ chức IMS 2.1.2.1 Tổ chức IMS IMS (Instructional Management System) Global Learning Consortium là tổ chức chuyên phát triển và xúc tiến các đặc tả mở để hỗ trợ các hoạt động học tập phân tán trên mạng như định vị và sử dụng nội dung giáo dục, theo dõi quá trình học tập, thông báo kết quả học tập, và trao đổi các thông tin về học viên giữa các hệ thống quản lý. IMS có hai mục tiêu chính: • Xác định các đặc tả kỹ thuật phục vụ cho việc khả chuyển giữa các ứng dụng và các dịch vụ trong học tập phân tán • Hỗ trợ việc đưa các đặc tả của IMS vào các sản phẩm và các dịch vụ trên toàn thế giới. IMS xúc tiến việc thực thi các đặc tả sao cho các môi trường học tập phân tán và nội dung từ nhiều nguồn khác nhau có thể hiểu nhau 7 IMS đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các đặc tả trong e- Learning. Các đặc tả sau đó được các tổ chức ở cấp cao hơn như ADL, IEEE, ISO sử dụng, chứng nhận thành chuẩn e-Learning dùng ở quy mô rộng rãi. 2.1.2.2 Mục đích, hoạt động của tổ chức IMS • Tổ chức đưa ra và hỗ trợ các đặc tả dựa trên XML phục vụ cho các công nghệ trong e-Learning. Các đặc tả của IMS được chấp nhận như các chuẩn không chính thức trên toàn thế giới. Nó chính là điều kiện để người mua các hệ thống LMS (Learning Management System – Hệ thống quản lý học tập) đặt ra với người bán và là các hướng dẫn cho những người phát triển các sản phẩm và các dịch v ụ e-Learning. • Để đưa ra một đặc tả, IMS tập hợp các yêu cầu về chức năng, dựa trên khả năng kỹ thuật, và các ưu tiên phát triển từ những người sử dụng, người bán sản phẩm, người mua sản phẩm, và người quản lý. Các yêu cầu này sẽ được các đội dự án của IMS (IMS Project Teams) phát triển thành một bộ các đặc tả bao gồm: Information Model, XML binding, và Best Practice Guide. Các phiên bản Public Drafts Release và Final Releases sẽ được công bố rộng rãi qua trang Web của IMS (www.imsglobal.org ). Sau đó, IMS sẽ nhận các ý kiến phản hồi về đặc tả để chỉnh sửa, nâng cấp. 2.1.2.3 Các đặc tả tổ chức IMS đặt ra Tên đặc tả Chức năng Meta-Data v1.2.1 Các thuộc tính mô tả các tài nguyên học tập (learning resources) để hỗ trợ cho việc tìm kiếm và phát hiện các tài nguyên học tập Enterprise v1.1 Các định dạng dùng để trao đổi thông tin về học viên, khóa học giữa các thành phần của hệ thống Content Package v1.1.3 Các chỉ dẫn để đóng gói và trao đổi nội dung học tập (learning content) Question and Test Interoperability v1.2 Các định dạng để xây dựng và trao đổi thông tin về đánh giá kết quả học tập Learner Information Package(LIP) v1.0 Thông tin liên quan đến học viên như khả năng, kết quả học tập 8 Reusable Definition of Competency or Educational Objective v1.0 Là một khung (framework) để trao đổi các kết quả học tập của học viên sử dụng các định nghĩa về các mục tiêu giáo dục Simple Sequencing v1.0 Xác định các đối tượng học tập được sắp xếp và trình bày tương ứng với từng học viên như thế nào. Digital Repositories Interoperability v1.0 Gắn kết việc học trên mạng với các tài nguyên thông tin Learning Design v1.0 Các định nghĩa dùng để mô tả việc thiết kế giảng dạy và học tập Assessiblity for Learner Information Package v1.0 Đưa thêm các đặc điểm cho đặc tả LIP để gộp dữ liệu bao gồm các yêu cầu thay đổi của học viên, điều kiện sử dụng, công nghệ Bảng 2-1 Các đặc tả được tổ chức IMS định nghĩa (Theo website: www.el.edu.net.vn) 2.1.2.4 Tại sao tham gia IMS? Rất nhiều thành viên (trên 100 thành viên) tham gia IMS vì: • Các công ty và các tổ chức chính phủ đang đầu tư vào e-Learning và các chương trình quản lý tri thức (knowledge management program) gia nhập IMS để đảm bảo rằng các chính sách của họ, cơ sở hạ tầng e-Learning, và các mục tiêu đặc thù của chương trình bắt kịp tối đa với sự phát triển của công nghệ và xu hướng của e-Learning. • Các người bán dịch vụ và sản phẩm tham gia để đóng góp vào sự phát triển và đảm bảo rằng các sản phẩm tung ra phù hợp với các yêu cầu rộng lớn của thị trường, để đảm bảo tính khả chuyển và có các tính năng dựa trên chuẩn. • Các tổ chức đưa ra các dịch vụ giáo dục và đào tạo tham gia để đảm bảo rằng các quyết định đầu tư của họ là đúng và giảm thiểu rủi ro khi mua các sản phẩm e-Learning. 9 2.1.2.5 Sự hợp tác của IMS với các tổ chức khác IMS có sự hợp tác rộng rãi và chặt chẽ với các tổ chức khác để đảm bảo rằng các đặc tả của IMS có thể áp dụng được rộng rãi trong e-Learning. Dưới đây là danh sách các tổ chức mà IMS có quan hệ chặt chẽ: • Advanced Distributed Learning: ADL là một chương trình của bộ quốc phòng Mĩ (Department of Defense) và Văn Phòng Nhà Trắng về Khoa học và Công nghệ (White House Office of Science and Technology) nhằm phát triển các chỉ dẫn cần thiết cho việc phát triển và triển khai e- Learning ở quy mô lớn. ADL đưa ra các yêu cầu cho các đặc tả của IMS. ADL sử dụng các đặc tả của IMS. Đối với SCORM 1.3 (Sharable Content Object Reference Model – Mô hình tham khảo đối tượng nội dung chia sẻ), ADL sử dụng các đặc tả sau của IMS : Content Package, Simple Sequencing, Metadata • ARIADNE: Đây là một dự án của cộng đồng Châu Âu. tập trung vào phát triển các công cụ và các phương pháp luận để sản xuất ra, quản lý và sử dụng lại các thành phần giáo dục dựa trên máy tính và các chương trình đào tạo từ xa. Họ tham gia về đặc tả kỹ thuật trong lĩnh vực meta- data. ARIADNE hợp tác với IMS phát triển đặc tả meta-data sau đó đưa lên cho IEEE phê duyệt. • Aviation Industry CBT Committee (AICC): Tổ chức phát triển các hướng dẫn cho công nghiệp hàng không thông qua phát triển, đưa ra và thử nghiệm CBT (Computer-Based Training) và các kỹ thuật liên quan. IMS đang tích cực hợp tác với các công ty bán công cụ tương thích với AICC để đảm bảo rằng nội dung tương thích với AICC cũng hỗ trợ các đặc tả của AICC. • Dublin Core: Nhóm này đã thiết lập một đặc tả kỹ thuật cho meta-data của nội dung của thư viện số. Learning Resource Metadata Specification của IMS tham khảo nhiều đặc tả của Dublic Core. • European Committee for Standardization/Information Society Standardization System(CEN/ISSS): CEN là một tổ chức quốc tế, được 10 công nhận bởi cộng đồng Châu Âu, quản lý sự hợp tác của 15 thành viên của EU. ISSS được thành lập để tập trung chủ yếu vào các yêu cầu về chuẩn hóa “xã hội thông tin”(information technology), và đã tổ chức một số hội thảo mở. IMS là một thành viên của hội thảo CEN/ISSS về Metadata on Multimedia Information. Ngoài ra, IMS cũng đã kí với CEN/ISSS và các tổ chức khác một bản ghi nhớ hợp tác để tạo nên sự thống nhất chung về công nghệ giáo dục. • Institute of Electrical and Electronics Engineers(IEEE): IMS Global Learning Consortium sẽ tiếp tục hợp tác với IEEE để cùng phát triển các chuẩn công nghệ quốc tế. Các đặc tả của IMS sẽ được IEEE sử dụng, sau đó là sự phát triển của đặc tả thành các chuẩn ISO hay ANSI, tức là được sự chấp thuận của toàn bộ thế giới. • World Wide Web Consortium(W3C): Thiết lập các đặc tả web. Các đặc tả nổi tiếng của nó là HTML, XML, SOAP. Mặc dù không đuợc chứng nhận, các đặc tả của nó đã trở thành chuẩn công nghiệp. Một số thành viên của IMS: ADL Co-Laboratory, Sun Micro Systems, WebCT, BlackBoard, Cisco Learning Institue, Digital Think, Microsoft, Oracle, QuestionMark Computing, Carnegie MellonUniversity, Texas Instruments, Cisco Systems, Apple Computer, Click2learn, Docent, Saba Software, University of Cambridge, University of California-Berkeley. Trong số các đặc tả mà tổ chức IMS đưa ra, đặc tả mà chúng ta quan tâm nhất chính là đặc tả về thi trắc nghiệm Question and Test Interoperability (Các định dạng để xây dựng và trao đổi thông tin về đánh giá kết quả học tập). Chúng ta có thể tham khảo danh sách các công ty và tổ chức đã tuân theo đặc tả IMS Question and Test Interoperability sau đây 1 : Canvas Learning, Citogroep (The Netherlands), Giunti Learn eXact, IBM, Open University, QuestionMark, Oracle, Texas Instruments, WebCT, UkeU 1 Nguồn: http://el.edu.net.vn/mod/book/view.php?id=47&chapterid=65 11 2.2 Đặc tả IMSQTI (Question and Test Interoperability) 2.2.1 Lịch sử các phiên bản: IMSQTI version 0.5 được công bố vào tháng 3 năm 1999 và version 1.0 được công bố vào tháng 2 năm 2000, hoàn chỉnh version này vào tháng 5 trong năm đó. Đặc tả này được mở rộng và cập nhật 2 lần vào tháng 3/2001 và tháng 1/2002. Đến tháng 3/2003, version 1.2.1 được công bố. Hiện nay, version 2.0 vừa mới được hoàn chỉnh. 2.2.2 Mục đích thiết kế Một cách đặc biệt, IMSQTI được thiết kế để: • Cung cấp một định dạng lưu trữ nội dung tốt, và việc lưu trữ các nội dung này là độc lập đối với các công cụ đã được dùng để tạo ra chúng. • Cung cấp khả năng phân phối các kho câu hỏi trên một diện rộng các hệ thống học tập và đánh giá, kiểm tra khác nhau. • Cung cấp khả nă ng sử dụng các câu hỏi và kho câu hỏi tại một hệ thống đơn với nguồn câu hỏi và kho câu hỏi đa dạng được đưa đến từ các hệ thống khác. • Cung cấp các hệ thống với khả năng báo cáo các kết quả đánh giá, kiểm tra nhất quán. 12 Mô hình vai trò của các hệ thống tham gia sử dụng đặc tả IMSQTI: Hình 2-2 Vai trò của các thành phần tham gia hệ thống sử dụng đặc tả IMSQTI Trong đó: • authoringTool: công cụ tạo bài thi. • itemBank: kho câu hỏi. • assessmentDeliverySystem: hệ thống phân phối bài thi. • learningSystem: hệ thống học tập • author: tác giả của đề thi (giáo viên). • itemBankManager: người quản lý các kho câu hỏi. • proctor: giám thị/người coi thi. • scorer: giám khảo. • tutor: giáo viên • candidate: thí sinh 13 2.2.3 Cấu trúc tổ chức bài thi và câu hỏi 2.2.3.1 Cấu trúc chung assessment section section assessmentItem assessmentItem assessmentItem Hình 2-3 Cấu trúc bài thi trong đặc tả IMSQTI Trong đặc tả IMSQTI, tất cả bài thi, bao gồm trong nó các section và các câu hỏi đều được lưu trữ bằng XML. Trong đó: 2.2.3.2 Bài thi Một bài thi được gọi là 1 assessment, trong 1 bài thi có thể có nhiều section. 2.2.3.3 Section Một section được hiểu như là 1 bài thi con hay 1 phần của bài thi, trong section có nhiều câu hỏi, gọi là các assessmentItem. 2.2.3.4 Câu hỏi Câu hỏi được gọi là assessmentItem. [...]... blockInteraction 3.2 Sơ đồ lớp choice Hình 3-4 Sơ đồ lớp choice 16 3.3 Các loại câu hỏi phân loại theo interaction Sau đây là phân loại các câu hỏi trắc nghiệm theo khái niệm interaction trong đặc tả IMS Question and Test Interoperability 3.3.1 choiceInteraction Đây là loại câu hỏi trắc nghiệm thông dụng nhất và khi nghĩ đến trắc nghiệm, chúng ta thường nghĩ đến loại câu hỏi này Câu hỏi loại này thường... choice, đó chính là các phương án trả lời hay các lựa chọn của câu hỏi choice cũng là một lớp tổng quát bên trên, dưới nó là các lớp con tùy thuộc cho từng loại câu hỏi 3.1 Sơ đồ lớp interaction 3.1.1 interaction Hình 3-1 Sơ đồ lớp interaction 3.1.2 inlineInteraction Hình 3-2 Sơ đồ lớp inlineInteraction 15 3.1.3 blockInteraction Hình 3-3 Sơ đồ lớp blockInteraction 3.2 Sơ đồ lớp choice Hình 3-4 Sơ đồ lớp... 14 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm Chương 3 Theo như chuẩn IMSQTI, các câu hỏi trắc nghiệm được phân loại theo kịch bản tương tác và xử lý của câu hỏi, nói cách khác, là phân loại theo bản chất của câu hỏi IMSQTI đưa ra khái niệm interaction, đó chính là tương tác hay bản chất của một câu hỏi interaction là một lớp tổng quát ở bên trên, dưới nó là các interaction con, tương ứng với từng... vụ của thí sinh là sắp xếp lại các phương án trả lời này theo thứ tự đúng của chúng Ví dụ: Hình 3-7 Câu hỏi orderInteraction 3.3.3 associateInteraction Là loại câu hỏi trắc nghiệm kết nối nhiều lựa chọn Câu hỏi loại này nhiều lựa chọn, nhiệm vụ của thí sinh là nối một lựa chọn với các lựa chọn khác có liên quan Các lựa chọn này gọi là các simpleAssociableChoice Ví dụ: Hình 3-8 Câu hỏi associateInteraction... án trả lời đúng nhất hoặc là các phương án trả lời đúng trong trường hợp có nhiều phương án trả lời đúng Trong câu hỏi sẽ có nhiều lựa chọn gọi là các simpleChoice Ví dụ: Hình 3-5 Câu hỏi choiceInteraction với 1 lựa chọn đúng Hình 3-6 Câu hỏi choiceInteraction với nhiều lựa chọn đúng 17 3.3.2 orderInteraction Câu hỏi loại này thường có nhiều simpleChoice mà ta tạm gọi là các phương án trả lời Trong... H O . nă ng sử dụng các câu hỏi và kho câu hỏi tại một hệ thống đơn với nguồn câu hỏi và kho câu hỏi đa dạng được đưa đến từ các hệ thống khác. • Cung cấp các hệ thống với khả năng báo cáo các kết quả. kiện để người mua các hệ thống LMS (Learning Management System – Hệ thống quản lý học tập) đặt ra với người bán và là các hướng dẫn cho những người phát triển các sản phẩm và các dịch v ụ e-Learning giữa các hệ thống quản lý. IMS có hai mục tiêu chính: • Xác định các đặc tả kỹ thuật phục vụ cho việc khả chuyển giữa các ứng dụng và các dịch vụ trong học tập phân tán • Hỗ trợ việc đưa các

Ngày đăng: 30/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tổng quan

    • Xu hướng chung

    • Hình thức thi trắc nghiệm

    • Lý do và mục tiêu của đề tài

    • Cấu trúc của báo cáo:

    • Chuẩn, chuẩn trắc nghiệm và đặc tả IMSQTI

      • Chuẩn và chuẩn trắc nghiệm

        • Giới thiệu chung

        • Tổ chức IMS

          • Tổ chức IMS

          • Mục đích, hoạt động của tổ chức IMS

          • Các đặc tả tổ chức IMS đặt ra

          • Tại sao tham gia IMS?

          • Sự hợp tác của IMS với các tổ chức khác

          • Đặc tả IMSQTI (Question and Test Interoperability)

            • Lịch sử các phiên bản:

            • Mục đích thiết kế

            • Cấu trúc tổ chức bài thi và câu hỏi

              • Cấu trúc chung

              • Bài thi

              • Section

              • Câu hỏi

              • Phân loại câu hỏi trắc nghiệm

                • Sơ đồ lớp interaction

                  • interaction

                  • inlineInteraction

                  • blockInteraction

                  • Sơ đồ lớp choice

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan