1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng khẩu phần thực đơn cho phụ nữ mang thai

32 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 719,66 KB

Nội dung

Khẩu phần Khẩu phần là suất ăn của một người trong một ngày nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.. Nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ trong ba thá

Trang 1

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh

Bài tập hết môn:

Xây dựng khẩu phần thực đơn cho phụ nữ mang thai

Sinh viên: Trịnh Ánh Nguyệt

Khoa: Kinh tế gia đình Chuyên ngành: Dinh dưỡng cộng đồng

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 3

PHẦN II: NỘI DUNG 4

I KHÁI NIỆM 4

1 Thực đơn 4

2 Khẩu phần 4

II THỰC ĐƠN, KHẨU PHẦN CHO PHỤ NỮ MANG THAI 4

1 Dinh dưỡng đối với sự phát triển của thai nhi 4

2 Nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ trong ba tháng đầu 5

3 Nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ trong sáu tháng cuối 5

III XÂY DỰNG THỰC ĐƠN, KHẨU PHẦN CHO PHỤ NỮ MANG THAI 9

1 Nguyên tắc xây dựng thực đơn, khẩu phần cho phụ nữ mang thai 9

2 Thực hành xây dựng thực đơn khẩu phần cho phụ nữ mang thai trong một tuần 12 IV NHẬN XÉT 13

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16

1 Kết luận 16

2 Kiến nghị 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Điều kiện cuộc sống tăng lên nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở

“ăn no, mặc ấm” mà là “ăn ngon, mặc đẹp” Nhưng đã ăn ngon rồi một nhu cầu mới sẽ xuất hiện đó là ăn như thế nào tốt cho sức khỏe, tránh được các căn bệnh

do thừa, thiếu năng lượng Vấn đề ăn uống sao cho đúng khoa học, dinh dưỡng hợp lý là không hề đơn giản Đặc biệt đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Đây là thời kỳ chứa đựng đầy vất vả cho người mẹ, đòi hỏi người phụ nữ phải chuẩn bị cả về tinh thần lẫn thể chất, có như vậy việc sinh nở mới “mẹ tròn con vuông” Chế độ ăn uống của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi Nếu người mẹ được ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng không những đảm bảo sức khỏe của người mẹ mà còn cho cả đứa con trong bụng

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM

1 Thực đơn

Thực đơn là danh mục các món ăn thức uống được sắp xếp theo một trình tự nhất định được tr nh bày r ràng, súc t ch và trang nhã lịch sự bằng một hay nhiều ngôn ngữ

Hay khẩu phần t nh thành lượng thực phẩm, chế biến dưới dạng các món ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn từng bữa, hàng ngày, hàng tuần gọi là thực

đơn

2 Khẩu phần

Khẩu phần là suất ăn của một người trong một ngày nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Chế độ ăn cho mỗi đối tượng được biểu hiện bằng số bữa ăn trong một ngày,

sự phân phối các bữa ăn vào những giờ nhất định, có chú ý đến khoảng cách và phân phối tỉ lệ năng lượng giữa các bữa ăn trong một ngày

II THỰC ĐƠN, KHẨU PHẦN CHO PHỤ NỮ MANG THAI

1 Dinh dƣỡng đối với sự phát triển của thai nhi

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa khẩu phần ăn của mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh Việc người mẹ có tăng cân hay không trong suốt thời kỳ mang thai có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của đứa trẻ sau này

Trong ba tháng đầu, người mẹ buộc phải tăng một kg, ba tháng giữa tăng bốn đến năm kg, ba tháng cuối tăng năm đến sáu kg Như vậy, một người mẹ có nguồn

t ch lũy mỡ tốt để tạo sữa sau khi sinh là phải tăng cân từ mười đến mười hai kg Những trường hợp người mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng do thiếu ăn hoặc kiêng khem không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi Trẻ sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng trong bào thai dẫn đến bệnh tật, ốm đau… Ch nh v thế phải có khẩu phần

ăn hợp lý, khoa học dành riêng cho những bà mẹ tương lai

Tuy nhiên, một số người mẹ lên cân tốt nhưng con sinh ra vẫn bị suy dinh dưỡng Nguyên nhân có thể do sự chuyển hóa chất dinh dưỡng qua nhau thai không tốt hoặc người mẹ có bệnh nan y… Đối với những trường hợp này cũng cần

Trang 5

có khẩu phần dinh dưỡng đặc biệt và sau khi sinh, đứa trẻ cần được chú ý đến vấn

đề dinh dưỡng nghiêm ngặt hơn so với những đứa trẻ b nh thường

2 Nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ trong ba tháng đầu

Trong ba tháng đầu thai kỳ, do cơ thể có sự biến đổi tăng hormon nên nhiều phụ nữ sẽ bị nôn ói, khẩu vị thay đổi ảnh hưởng không tốt đến việc ăn uống gọi là hiện tượng thai nghén Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng không tăng nhiều so với trước khi mang thai Với dưỡng chất dự trữ của mẹ phôi vẫn phát triển bình thường Lượng dưỡng chất cần thiết không lớn vì phôi còn nhỏ và cơ thể mẹ đáp ứng được Chỉ khi dự trữ của mẹ cạn kiệt, mẹ suy kiệt do ăn rất ít kéo dài mới gây ảnh hưởng đến thai nhi

Để khắc phục triệu chứng nghén ở thai phụ trong giai đoạn này nên chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn các loại trái cây, thức ăn lỏng như sữa, phở, cháo, miến… Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ sẽ gây khó chịu dễ nôn ói Uống nước ngoài bữa ăn, tránh uống ngay trước, trong và ngay sau ăn Có thể bổ sung đa sinh

tố, vi lượng mà không nên uống thuốc chống ói

3 Nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ trong sáu tháng cuối

Trong sáu tháng cuối,

nhu cầu dinh dưỡng tăng 10

– 30% so với mức bình

thường Lúc này các triệu

chứng nghén giảm hoặc

mất đi, thai phụ tăng cảm

giác ngon miệng, lượng ăn

vào tăng, đáp ứng đủ cho

nhu cầu năng lượng và các

dưỡng chất Hơn nữa, cơ

thể còn có những đáp ứng

th ch nghi như thai phụ lúc

này ít hoạt động hơn, năng

lượng tiêu hao cơ bản giảm,

dạ dày và ruột hấp thu

Trang 6

dưỡng chất cần thiết hiệu quả hơn cũng góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng… Đây ch nh là thời gian thai phụ ăn bù lại năng lượng đã mất trong thời gian thai nghén không ăn được

Năng lƣợng: Nhu cầu năng lượng của người mẹ có thai trong sáu tháng cuối là

2550 Kcal/ ngày, nghĩa là tăng hơn so với người b nh thường là 350 Kcal Để đạt

được mức tăng này, người mẹ chỉ cần uống thêm ăn thêm 2 – 3 chén cơm hoặc ăn thếm 2 – 3 bữa phụ như khoai, bắp, chè, bánh…, uống 2 – 3 ly mỗi ngày

Chất đạm (Protein) và chất béo (Lipid): Do nhu cầu chất đạm tăng lên để

tống hợp protein cho cơ thể mẹ như tăng lượng máu, sự tăng về khối lượng tử cung, vú … đồng thời cung cấp protein cho thai nhi hình thành và phát triển, nên phụ nữ mang thai cần được cung cấp tối thiểu 70g protein/ ngày, cao hơn người

b nh thường 15g/ ngày Nguồn thức ăn bổ sung Protein và Lipid cần được chú ý như: các loại thủy sản tôm, cua, cá, ốc…thịt, cá, trứng, sữa và thực vật là đậu tương, đậu xanh, vừng lạc… Đây là những loại thức ăn vừa có lượng protein cao vừa có lipid giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K)

Thai phụ cũng cần được cung cấp đầy đủ một số axit amin thiết yếu (như Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan và Valine) trong khẩu phần ăn hàng ngày v cơ thể không thể tổng hợp được các axit amin này Như vậy tăng lượng đạm là cần thiết để duy tr một thai

kỳ thành công

Vitamin, khoáng chất và yếu tố vi lƣợng:

Vitamin A: Là chất ch nh h nh thành nên da, xương và mắt, đồng thời tạo ra

các tế bào cơ bản giúp phát triển các cơ quan nội tạng của thai nhi Phụ nữ mang thai thiếu vitamin A thường để lại những khiếm khuyết cho trẻ sau này, do vậy bạn phải ăn nhiều loại thực phẩm, rau quả, thậm ch cả các loại vitamin A bổ sung vào giai đoạn này Thực phẩm giàu vitamin A là dưa hấu, b đỏ, đu đủ, quả đào,

cà rốt

Vitamin C: Đây là chất cơ bản h nh thành colagen, giúp phát triển xương, cơ,

sụn, mạch máu ở trẻ Mặt khác, vitamin C còn giúp ngăn ngừa một số loại bệnh ở trẻ Phụ nữ mang thai cần sử dụng 65 – 70mg vitamin C mỗi ngày Cần ăn những thực phẩm như cải bắp, bông cải, khoai tây, cam, dưa hấu, bưởi

Trang 7

Vitamin D: Giúp trẻ h nh thành xương mô và răng Mặt khác nó cũng giúp

thai nhi hấp thụ canxi và phôtpho Các thực phẩm giàu vitamin D là cá hồi, cá thu,

cá tr ch, lòng đỏ trứng gà và sữa

Calci: Khi mang thai, cơ

thể người mẹ cần lượng Calci gấp đôi b nh thường (1.000mg/ ngày) đế đáp ứng quá tr nh h nh thành răng và xương thai nhi Nếu việc cung cấp calci trong thai kỳ không đầy đủ, cơ thể dẫn đến các triệu chứng đau mỏi cơ ở phụ

nữ mang thai nhất là ba tháng cuối và dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh

Những loại thực phẩm tốt cho phụ nữ có thai

(Thịt, trứng, sữa, các loại đậu, các loại trái cây

có màu sậm: nho, chuối, cam)

Đối với thai, lượng calci cung cấp không đủ sẽ ảnh hưởng đế việc tạo xương và các mầm răng ngay trừ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm khuyết về xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành Trẻ sinh ra đã có dấu hiệu thiếu calci như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng, trẻ có các cơn khóc tím tái do co thắt, thậm chí bị co giật do hạ calci huyết

Nhu cầu calci của phụ nữ có thai khó có thể đạt được nếu không uống sữa vì Sữa là nguồn cung cấp calci dồi dào và dễ hấp thu nhất Một ngày chỉ cần 2 ly sữa hoặc 100 – 200 tép nhỏ ăn cả vỏ cả xương hoặc cá chiên xù, cá lớn kho rục xương,

cá hộp, 50g mè… là đủ cung ứng nhu cầu calci cho thai phụ

Sắt: Nhu cầu tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình

thai nghén và nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ Thiếu máu thiếu sắt trên phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như sinh non, sảy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung Thiếu máu thiếu sắt được xem là

Trang 8

liên quan đến ¼ trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản, làm gia tăng các tai biến sản khoa nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh

Nhu cầu sắt trong khẩu phần là 30 – 40 mg/ngày có thể được cung cấp từ những thức ăn giàu chất sắt như thịt, phủ tạng động vật (tim, gan, thận, huyết…), lòng đỏ trứng, cá, thủy sản và đậu đỗ… Ngoài tăng cường thức ăn giàu chất sắt, có thể sử dụng viên sắt bổ sung đều đặn mỗi ngày hoặc các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt có bổ sung thêm sắt và acid folic như sữa bột

Acid folic (vitamin B9): Cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương

của thai, đặc biệt trong những tuần lễ đầu tiên Thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai

có thể gây ra dị tật ống thần kinh ở trẻ em B9 có nhiều trong gan, men bia, các loại rau xanh lá to, màu xanh đậm: mồng tơi, rau tần ô, đậu phộng, hạt dẻ, đậu, ngũ cốc, thịt, sữa…

Ngoài ra một chế độ ăn hợp lý đa dạng sẽ giúp cơ thê người mẹ có đầy đủ các loại vitamin cần thiết giúp cho sự cân bằng của cơ thể và thai nhi phát triển tốt

Iod và kẽm: Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể gây nên một số các

tổn thương không phục hồi được Thiếu hụt kẽm dẫn đến chậm hoặc ngừng tăng trưởng, dị tật bẩm sinh, làm gia tăng các triệu chứng nghén như nôn ói, chán ăn Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật màu đỏ và nhuyễn thể, đặt biệt hàu chứa 75mg kẽm/100g

Thiếu Iod là nguyên nhân gây nên các bệnh đần độn, bướu cổ, chậm phát triển

cả về thể chất lẫn tinh thần Trong tự nhiên iod có nhiều trong các loại hải sản, rong biển , nhưng không phải ngày nào thai phụ cũng được cung cấp đầy đủ các thức ăn này v vậy sử dụng muối iod thay muối thường là biện pháp phòng ngừa thiếu iod hiệu quả nhất

Nước: là chất không thể thiếu trong việc phát triển các tế bào của thai nhi,

ngoài ra chúng còn giúp duy tr lượng máu trong cơ thể và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng khác Nước cũng giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu chảy Thực phẩm nhiều nước như dưa hấu, bưởi Uống sữa và uống nhiều nước là cách cung cấp nước cho cơ thể tốt nhất

Trang 9

Nhu cầu Phụ nữ bình thường Phụ nữ mang thai

Năng lượng 2200 – 2300 Kcal Thêm 350 Kcal

III XÂY DỰNG THỰC ĐƠN, KHẨU PHẦN CHO PHỤ NỮ MANG THAI

1 Nguyên tắc xây dựng thực đơn, khẩu phần cho phụ nữ mang thai

Như các khẩu phần dinh dưỡng cho tất cả các lứa tuổi khác, khi xây dựng khẩu phần dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, điều trước tiên là phải hiểu r đặc điểm sinh lý, điều kiện kinh tế của từng đối tượng và thực đơn, khẩu phần được coi là hợp lý phải tuân theo các nguyên tắc sau:

1.1 Tính cân đối

Sự cân đối trong khẩu phần là sự kết hợp đầy đủ bốn nhóm thực phẩm chính: Protein, Lipid, Glucid, Nước và muối khoáng Do đó, khi lên thực đơn chọn thực phẩm chế biến phải phối hợp sao cho các loại thực phẩm: ngũ cốc, trái cây, rau củ

Trang 10

quả, thịt, trứng, sữa và các sản phẩm giàu đạm khác phải bổ sung qua lại để cung cấp đủ tất cả những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của người mẹ

Theo Viện dinh dưỡng Việt Nam quy định (bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2000 – 2010) Đối với phụ nữ mang thai ta khi xây dựng thực đơn, khẩu phần t nh cân đối trong khẩu phần vẫn tuân theo qui định này Cụ thể:

Cân đối vế năng lƣợng:

Với 12 – 15% tổng số năng lượng là do protein cung cấp

Với 20 – 25% tổng số năng lượng là do lipid cung cấp

Với 60 – 65% tổng số năng lượng là glucid cung cấp

Cân đối về protein:

CPr chiếm 12 – 15% năng lượng của khẩu phần

mPr ĐV / mPr TV 1

Cân đối về lipid:

CL chiếm 20 – 25% năng lượng của khẩu phần

mL ĐV / mL TV 1

Cân đối về glucid:

CG chiếm 60 – 65% năng lượng của khẩu phần

Lượng đường tinh không vượt quá 10% năng lượng của khẩu phần

Cần có một tỷ lệ cân đối và hợp lý glucid đơn giản và glucid phức tạp trong khẩu phần để được ngon miệng, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng

Một chú ý, khi cân đối khẩu phần nếu tăng lượng protein thì khối lượng bữa ăn không tăng bao nhiêu nhưng giá thành bữa ăn th tăng cao Còn ngược lại, nếu tăng 1% glucid thì khối lượng bữa ăn tăng nhưng giá thành lại giảm đáng kể Chính vì thế khi cân đối phải dựa vào điều kiện kinh tế, thu nhập, khả năng chi trả cho một bữa ăn của người đó như thế nào để có thể lên khẩu phần một cách hợp lý

và hiệu quả nhất

1.2 Tính đa dạng

Chất dinh dưỡng được phân bố nhiều trong thực phẩm, không một loại thực phẩm nào có thể chứa đựng hết các dưỡng chất cần thiết Mỗi thực phẩm khác

Trang 11

nhau chứa đựng hàm lượng các chất dinh dưỡng đặc trưng khác nhau Chẳng hạn, nhóm thịt, trứng, sữa hàm lượng protein cao hơn rất nhiều so với nhóm rau, củ, quả Ngược lại, nhóm này lại chứa nhiều lượng vitamin cần thiết cho cơ thể Chính vì thế khi xây dựng thực đơn, khẩu phần cho thai phụ cần kết hợp trên hai mươi loại thực phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thai phụ như đã nêu ở trên

Tuy nhiên, cần chú ý khi lựa chọn các loại thực phẩm phải phối hợp với nhau tốt, tránh các loại thực phẩm “kỵ nhau” V dụ: không nên kết hợp rau muống với thịt bò vì trong rau muống có nhiều kẽm sẽ cản trở cơ thể hấp thu sắt có trong thịt

bò Ngoài ra, một số loại thực phẩm khi kết hợp do phản ứng qua lại các chất với nhau sẽ tạo ra chất độc có hại cho cơ thể Lúc này, dinh dưỡng lại trở thành nguồn chất độc

1.3 Tính đủ, vừa phải

Năng lượng đưa vào cơ thể người mẹ không chỉ đủ, vừa phải về năng lượng

mà còn phải đủ về các chất protein, lipid, glucid, vi chất và khoáng Vì nếu cơ thể người mẹ dung nạp không đủ các chất này thì ảnh hưởng xấu đến đứa con Chẳng hạn, thiếu lượng protein quá trình hình thành kiến, tạo thai nhi sẽ bị khiếm khuyết, thai nhi phát triển không b nh thường Cũng như protein, lipid thiếu sẽ ảnh hưởng quá trình hình thành hệ thần kinh của trẻ… Ngoài ra, các loại vitamin tuy cần không nhiều với mức rất thấp

nhưng nếu thiếu chúng thì lại có

nhiều hệ lụy đáng tiếc

Nhưng cũng phải nhớ, nếu

khẩu phần quá dư các chất trên

th cũng gây hậu quả không tốt

Trong thời gian mang thai, nếu

thai phụ cung cấp năng lượng

quá nhiều vượt quá lượng có

thể th sau sinh nguy cơ béo ph

khá cao

Chính vì vậy, nguyên tắc đủ,

vừa phải cần phải được chú ý

khi xây dựng khẩu phần cho

Trang 12

người mẹ mang thai

Trang 13

Nguyên liệu đa dạng, phong phú trên 20 loại thực phẩm trong một ngày Thực phẩm chủ yếu là các loại thịt, rau, củ, quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, các loại vitamin cần thiết cho thai phụ

Nguyên liệu, món ăn gần gũi, không khác nhiều so với phụ nữ b nh thường Điều này tránh được hiện tượng khác lạ về mùi vị Vì phụ nữ mang thai rất nhạy cảm về khẩu vị Những món ăn khác lạ có thể gây khó ăn, nôn ói, đôi khi dẫn đến rối loạn tiêu hóa

Trong thời kỳ có thai, hiện tượng thai nghén xảy ra, dựa trên đặc điểm đó mà bữa ăn được chia thành nhiều bữa trong ngày nhằm tránh gây chán ăn, nôn ói và thai phụ dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn

Trong thực đơn mỗi ngày đều được bổ sung 2 – 3 ly sữa Sữa là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng dồi dào nhất và đặc biệt có hàm lượng calci cao giúp trẻ hoàn thiện về xương, răng

Về cân đối khẩu phần:

Phầm trăm các chất dinh dưỡng trong khẩu phần được tính theo tỷ lệ:

C Pr : C L : C G = 13 : 25 : 62

Đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý xét cả về mặt nhu cầu dinh dưỡng của một phụ nữ mang thai lẫn điều kiện kinh tế hiện nay

Năng lƣợng:

Năng lượng cần thiết trong một ngày luôn cao hơn so với mức năng lượng một

phụ nữ b nh thường cần là 350 Kcalo Đáp ứng được hoạt động hằng ngày người

mẹ và nuôi dưỡng bào thai

Trung b nh năng lượng mỗi ngày là 2567.4 Kcalo 100.68% năng lượng định

mức

Protein:

Trang 14

Một thai nhi cần rất nhiều chất đạm để có thể tăng trưởng và tích tụ protein tốt nhất thì tỷ lệ protein ở mức 13% là hợp lý

Trung bình khối lượng protein động vật sử dụng trong một ngày là 48.93 g

Tổng năng lượng do lipd chiếm 25% năng lượng của khẩu phần

Khi phụ nữ mang thai th lipid được cơ thể ngoài chức năng cung cấp năng lượng, dung môi hòa tan các chất béo thì còn có nhiệm vụ hoàn thiện hệ thần kinh cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển về tr não đặc biệt là các acid béo không no có nhiều trong thực vật và các loại cá thu, cá hồi…

Nhưng sau khi sinh ta nên giảm lượng lipid xuống < 25%, đặc biệt là các lipid

có nguồn gốc động vật Vì chúng chứa nhiều acid béo no hàm lượng cholesterol cao dễ bị nguy cơ về bệnh tim mạch về già

Glucid:

Trong khẩu phần thực phẩm chứa nhiểu glucid nhất là nhóm lượng thực gạo, bún, phở Tiếp đến là trái cây, rau, củ

Trang 15

Nhóm lương thực trung bình một ngày chiếm 47.46% năng lượng của khẩu phần

Lượng đường tinh không vượt quá 10% năng lượng khẩu phần Trung bình

trong một ngày sử dụng hết 33.88 g 129.78 Kcal chiếm 5% năng lượng khẩu

phần

Thực tế tùy theo ngày mà lượng đường tinh cao hay thấp Nếu ngày nào chỉ dùng để nêm nếm th năng lượng đường tinh chỉ chiếm khoảng 3% năng lượng khẩu phần Còn ngày nào có sử dụng đường để uống nước chanh, sinh tố… th năng lượng do đường tinh chiếm khoảng 7% năng lượng khẩu phần

Trung bình khối lượng glucid mỗi ngày sử dụng là 397.29 g 100.52% glucid

định mức

Giá tiền:

Giá cả trung bình cho một ngày là 60800 đồng (chưa kể tiền chất đốt) Đây là

mức giá phù hợp với gia đ nh có thu nhập khá trở nên

Tiển trung bình cho 1 calo là 24.84 đồng (kể cả tiền chất đốt)

Như vậy, với dữ liệu đã phân tích trên và sai số 5% thì khẩu phần dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai trong một tuần như trên là hợp lý

Trang 16

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Dinh dưỡng tốt cho bà mẹ trong suốt thời kỳ mang thai là yếu tố quan trọng để sinh ra những thế hệ khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng lúc này không chỉ dành cho một người mà còn cho cả đứa trẻ trong bụng Nhu cầu năng lượng, các chất dinh dưỡng sẽ tăng cao hơn b nh thường Tùy vào từng giai đoạn, thể trạng sinh lý của mỗi người mà sẽ có những khẩu phần dinh dưỡng hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ lẫn con

2 Kiến nghị

Phụ nữ khi mang thai nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cẩn thận Ăn đều đặn, không bỏ bữa, ăn theo khẩu phần đã định Mỗi ngày nên bổ sung từ 2 – 3 ly sữa Chú ý theo dõi mức độ tăng cân có b nh thường không Nếu không phải tìm hiểu rõ nguyên nhân

Không v nôn ói mà không ăn, bỏ bữa

Ăn uống chế độ kết hợp tập thể dục tăng cường sức khỏe

Ngày đăng: 30/07/2014, 02:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thực phẩm dành cho phụ nữ có thai - xây dựng khẩu phần thực đơn cho phụ nữ mang thai
Bảng th ực phẩm dành cho phụ nữ có thai (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w