1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dụng thực đơn cho phụ nữ mang thai

17 334 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 88,77 KB

Nội dung

Phân chia năng lượng giữa các bữa ănII.NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ MANG THAI Theo quy định quốc tế hiện nay, trẻ sinh ra phải có cân nặng 2,5 kg trờ lên mới gọi là bình thường.. Muốn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

KHOA KĨ THUẬT HÓA HỌC

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BT MÔN DINH DƯỠNG

BÀI TẬP XÂY DỰNG THỰC ĐƠN

GVHD: TRẦN THỊ THU TRÀ

NGUYỄN THỊ NHƯ HOA 60900884 HUỲNH DƯƠNG NGỌC UYỂN 60903229

Trang 2

I.ĐỐI TƯỢNG: PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG GIỮA CỦA THAI KỲ (TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 6)

 Tuổi: 30

 Giới tính: Nữ

 Cân nặng: 50kg

 Chiều cao: 160cm

 Vùng sinh sống: Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và

mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11) Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao

 Công việc: Lao động nhẹ (văn phòng)

 Thói quen và công việc thường nhật:

Sáng:

sáng

1tiếng rưỡi

Trưa:

Chiều tối:

tối

2 tiếng rưỡi

Người khỏe mạnh không bị dị ứng hoặc kiêng các loại thức ăn

Trang 3

Lứa tuổi

Năng lượng (kcal)

Protein (g)

Ca (mg)

Fe (mg)

A (mcg)

B1 (mg)

B2 (mg)

PP (mg)

C (mg)

Nữ 18 -

30 tuổi

lao động

Phụ nữ

có thai

(6 tháng

(Theo quyết định số 1564/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành ngày 19/9/1996)

Tính toán năng lượng cần cho đối tượng trong 1 ngày:

ăn vào = CHCB + tiêu hóa + hoạt động + 350 ;Kcal

CHCB = 665,09 + 9,56 W + 1,85H – 4,67A (nữ) = 1299 Kcal

tiêu hóa = 10%*CHCB = 130 Kcal

Năng lượng hoạt động:

Trang 4

hoạt động = 780 Kcal

ăn vào = 1299 + 130 + 780 + 350 = 2559Kcal

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tổng cộng trong ngày và kết quả thực

tế là tương đương Dưới đây sẽ là tính toán và xây dựng thực đơn cho đối tượng theo nhu cầu khuyến nghị.

Tính toán các yêu cầu về dinh dưỡng:

Protein: 15% năng lượng: 2559 x 15% = 384 Kcal

Lipid : 20% năng lượng: 2559 x 20% = 512 Kcal

Glucid: 75% năng lượng: 2559 x 70% = 1663Kcal

Đề nghị chuẩn

% từ động vật

% từ thực vật

Tỷ lệ năng lượng do protein

Tỷ lệ năng lượng do Lipid cung

Tỷ lệ năng lượng do glucid

Hệ số sinh nhiệt của các chất ( tính tròn) :

Protein : 4 kcal/g

Lipid: 9 kcal/g

Glucid: 4 kcal/g

Nhu cầu ( khối lượng ) của các thành phần trên trong ngày sẽ là:

Protein: 384/4 = 96g

Lipid : 512/9 = 57g

Glucid : 1663/4 = 416g

Trang 5

Phân chia năng lượng giữa các bữa ăn

II.NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ MANG THAI

Theo quy định quốc tế hiện nay, trẻ sinh ra phải có cân nặng 2,5 kg trờ lên mới gọi là bình thường Trẻ sơ sinh dưới 2,5 kg được gọi là trẻ suy dinh dưỡng từ trong bào thai, cần phải được nuôi dưỡng đặc biệt mới có thể phát triển bình

thường như các trẻ khác Những trẻ này nếu không chú ý nuôi dưỡng tốt, dễ sinh bệnh tật không khỏe mạnh, thậm chí có thể nguy hại đến tính mạng Muốn trẻ đủ cân, không suy dinh dưỡng, cần nhiều việc phải làm để chăm sóc người mẹ, trong

đó có một vấn đề cực kì quan trọng và cần được quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong suốt thời kì mang thai

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai không phải là tổng nhu cầu của bào thai và nhu cầu của người phụ nữ lúc bình thường Một loạt sự thay đổi sinh lí khi phụ nữ mang thai làm thay đổi nhu cầu dinh dưỡng, quá trình tiêu hóa, hấp thu,

và chuyển hóa Tình trạng dinh dưỡng của người phụ nữ khi mang thai tốt sẽ đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển đầy đủ và khỏe mạnh, giúp người mẹ có khả năng tiết trữ và tiết sữa sau này

Nhu cầu dinh dưỡng của người phụ nữ mang thahi thường so sánh với nhu cầu của người trưởng thành không mang thai.Theo khuyến nghị dành cho người Việt Nam thì phụ nữ khi mang thai ở 6 tháng cuối có nhu cầu dinh dưỡng tăng lên

so với trước thời kỳ mang thai như: năng lượng tăng lên 350 kcal, protein tăng lên 15g, vitamin C tăng lên 10mg…

1.Gợi ý thực đơn lành mạnh cho thai phụ trong ngày:

Nhóm tinh bột dành: cơm, gạo, bún, bánh mỳ, mỳ sợ, mỳ ống, mỳ tôm Mỗi ngày mẹ nên ăn các loại thức ăn này với khẩu lượng từ 4 – 6 khẩu phần Mỗi khẩu phần tương đương là 1 bát cơm hoặc 1 bát mỳ nấu chín, 2 lát bánh mỳ gối hoặc 1 chiếc bánh mỳ

Theo kinh nghiệm dân gian, các bà mẹ nên ăn cơm và bánh mỳ, có nhiều tinh bột, giúp bé phát triển cứng cáp, thỉnh thoảng đổi bữa ăn phở Hạn chế ăn bún vì trong

Trang 6

công đoạn làm bún, gạo đã mất phần lớn các vitamin tan trong nước (cụ thể là vitamin nhóm B)

Nhóm rau củ quả: Các bà mẹ hãy chọn các loại rau củ quả tốt cho cả hai mẹ con như các loại đậu, rau súp lơ xanh, khoai tây, rau mùng tơi, rau muống Mỗi ngày mẹ nên ăn từ 5 – 6 khẩu phần Mỗi khẩu phần tương đương là 1 củ khoai tây nhỏ, 1 bát rau nấu chính, ½ bát các loại đậu nấu chín

Nhóm chất đạm: Nhớ ăn các loại thịt, cá, trứng nhưng phải nấu chín Tránh ăn gỏi, ăn tái, ăn lẩu nấu chưa kỹ Mỗi ngày, mẹ cần ăn từ 1 – 2 khẩu phần Mỗi khẩu phần này tương đương với các cách lựa chọn: 65 – 100g thịt lợn hoặc thịt gà nấu chín, 80 – 100g cá, 2 quả trứng Mỗi tuần nên cố gắng bổ sung một bữa hải sản (tôm, cua, ngao mực) rất tốt cho cả mẹ và thai nhi

Bổ sung canxi: Tốt nhất là bổ sung qua đường thức ăn như sữa, sữa chua, phô mai, váng sữa Nếu mẹ bị thiếu canxi nhiều quá mới cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung 2 khẩu phần Mỗi khẩu phần tương đương với một trong những lựa chọn sau: 250ml sữa, sữa đậu nành, 40 g (2 miếng phô mai), 200g (2 hộp) sữa chua

Các loại hoa quả: Nên chọn ăn các loại quả: táo, kiwi, nho, dưa hoặc bất

kỳ loại quả nào theo mùa Mỗi ngày mẹ cũng nên ăn 4 khẩu phần hoa quả thôi, mỗi khẩu phần tương đương: 1 quả táo, 1/2 cốc nước ép quả tươi, 1 cốc nước ép hoa quả đóng hộp không thêm đường

Uống nhiều nước: Khoảng 2 lít nước một ngày Mẹ nên nhớ uống chia đều lượng nước trong ngày, tránh uống dồn dập một lúc gây đầy bụng Trong một số trường hợp mẹ phải đi công tác, công việc bận rộn, không thể chăm chút các khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ nên mua các loại hạt đậu đã nấu chín, bánh quy, hạt điều mang theo để cung cấp những năng lượng cần thiết hàng ngày Trong thời kỳ mang thai, mẹ có thể ăn hầu hết các loại thức ăn Chỉ cần nhớ luôn ăn chín, uống sôi, tránh đồ ăn tái, rau sống, hoa quả chưa được rửa sạch để phòng ngộ độc và tránh giun sán

Trang 7

2.Lời khuyên cho bà bầu đi làm

Những phụ nữ có sức khỏe tốt, không bị nghén và mệt mỏi khi mang thai thì việc vẫn đi làm mỗi ngày không ảnh hưởng gì nhiều Tuy nhiên với không ít người, đi làm trong thời kỳ mang thai quả là rất khó khăn Các vấn đề về sức khỏe, sự thay đổi tâm, sinh lí Những lời khuyên dưới đây có thể giúp ích cho họ:

Chậm rãi buổi sáng: Trước tiên, hãy cho mình thêm thời gian để ra khỏi

giường và chuẩn bị đi làm Việc cuống cuồng, vội vã vào buổi sáng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng buồn nôn và nghén ở phụ nữ

Làm việc khoa học: Mỗi khi đi làm,hãy lên danh sách và viết vào một tờ

giấy nhỏ những việc cần làm theo thứ tự trước – sau, quan trọng – ít quan trọng rồi phân bổ thời gian hợp lí cho từng việc và đừng quên, kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người nếu cần thiết

Ăn vặt thường xuyên: Hãy mua những đồ ăn vặt để sẵn ở nơi làm việc và

nhấm nháp thường xuyên Nó cung cấp năng lượng và các chất cần thiết cho sức khoẻ của mẹ và bé Những đồ ăn vặt được khuyến khích là bánh quy, sữa, hoa quả, hoa quả sấy, sữa chua, bột ngũ cốc, pho mát…

Uống nhiều nước: Nếu không uống đủ nước thì tình trạng nghén sẽ càng

trầm trọng hơn Các bà mẹ nên để một chai nước ấm trên bàn làm việc và uống thường xuyên Ngoài ra,cũng có thể uống nước hoa quả ép và sữa dành cho bà bầu

để cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất có lợi

Ăn bữa trưa nhiều dưỡng chất: Chứng mệt mỏi buổi sáng có thể do bạn bị

thiếu máu Bạn cần ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản, các loại rau lá sẫm màu, ngũ cốc và các loại hạt Nếu có thời gian, bạn hãy tham khảo và chuẩn bị cơm cho

Trang 8

mình với các món ăn giàu sắt và protein để ăn trưa, và đừng quên bổ sung các món rau và hoa quả để tăng cường vitamin và chất xơ

Dành thời gian nghỉ ngơi: Nếu cứ ngồi lì bên máy vi tính sẽ khiến máu

không lưu thông, đau nhức cơ thể, sưng phù chân và làm mẹ cảm thấy mệt mỏi Cứ khoảng 30 phút – 1 tiếng, hãy đứng dậy đi lại trong phòng khoảng 5 phút hoặc nhắm mắt, duỗi chân để thư giãn

Tư thế ngồi: Hãy đem vài chiếc gối mềm, lót vào ghế và tựa lưng khi làm

việc Khi ngồi, hãy thường xuyên duỗi và gập đầu gối để thúc đẩy quá trình lưu thông máu

Nghỉ trưa: Không ngủ trưa vừa ảnh hưởng đến tiêu hoá, vừa khiến mẹ bị

cạn năng lượng và không tập trung làm việc được vào buổi chiều

Ngủ sớm vào tối hôm trước: phụ nữ khi mang thai cần đảm bảo ngủ đủ 7 –

9 tiếng/ ngày trong suốt quá trình Nhớ nằm nghiêng trái để tăng lượng máu đến thai nhi và giúp giảm tình trạng sưng phù chân, tay

Tránh vận động cơ bắp quá sức: Đừng tự làm kiệt sức vì các bài tập thể

dục, thể thao nhưng nên duy trì hoạt động này ở mức độ phù hợp Đi bộ là những phương pháp đáng khích lệ nhất

Không ăn kiêng: Cần nhớ rằng lúc này người mẹ ăn không chỉ để nuôi cơ

thể mình mà còn nuôi thai nhi trong bụng Ăn nhiều bữa trong một ngày sẽ giúp cơ thể người mẹ mang thai có nhiều chất dinh dưỡng hơn là ăn đúng ba bữa/ngày

Tăng cường axit folic: Người mẹ mang thai cần rất nhiều axit folic (600 µg)

Có thể tăng cường bằng cách ăn thêm nhiều cật lợn, rau xanh và các loại đậu,1

µg thức ăn chứa axít folic = 0,6 µg axít folic trong thuốc bổ trợ.

3.Nhu cầu các chất

3.1 Năng lượng

Mục tiêu đặt ra cho bạn trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ là phải tăng

từ 3-4 kg, mọi thai phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau Trung bình, một thai phụ bình thường có thể tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần, hoặc 1,5 đến 2 kg mỗi tháng trong ba tháng giữa thai kỳ, đồng thời cũng phải bảo đảm đủ các dưỡng chất,

vi chất cần thiết

Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn

Để dảm bảo mức kết hợp tối ưu giữa các chất sinh năng lượng, tỷ lệ năng lượng do protein cung cấp chiếm 12-15% trong đó protein động vật nên chiếm 60%, lipid chiếm 20-30% trong đó lipid động vật nên chiếm khoảng 50%.Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng phụ nữ có thai nên thực hiện chế độ ăn có chất béo có nguồn gốc thực vật (như dầu ôliu, bơ thực vật) hơn là chất béo có nguồn gốc động vật Còn glucid chiếm 56-68% tổng số năng lượng cả ngày

Trang 9

3.2 Protein

Khi mang thai, nhu cầu protein ở người mẹ tăng lên cùng với sự phát triển của thai, một phần để tổng hợp protein cho cơ thể mẹ để tăng lượng máu, giúp cho

tử cung, vú phát triển và tích lũy mỡ… đồng thời còn phải cung cấp protein cho thai cùng nhau thai hình thành và phát triển Lượng protein trong khẩu phần mỗi ngày của người mẹ có thai cần khoảng 70 – 90g Các loại thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa có nhiều protein tốt

Nhiều loại thức ăn thực vật cũng giàu protein, đó là các loại đậu : đậu tương, đậu xanh, đậu đen, lạc, vừng và lương thực Hằng ngày để có đủ lượng protein, bạn

có thể có được:

• Gạo ( mới thu hoạch, mới xay xát ) nhiều khoáng, vitamin B1 và protein Nếu thường xuyên ăn phải gạo xấu, gạo để lâu, gạo giã quá trắng làm cho cơ thể bị thiếu protein, thiếu dinh dưỡng kéo dài, có thể bị tê phù vì thiếu

vitamin B1, thậm chí còn bị thiếu máu do thiếu các chất khoáng giúp cho việc tạo máu Vì thế với các bữa ăn ít thịt, trứng, đậu… thì bạn càng cần phải chú ý tới khâu chọn gạo Gạo phải đạt chất lượng tốt, nếu không sẽ xuất hiện các nguy cơ thiếu máu, thiếu dinh dưỡng từ việc ăn gạo kém phẩm chất

• Thịt, cá, cua, ốc, tôm, trứng, sữa : có nguồn protein động vật chất lượng cao Tốt nhất, nếu được 50% protein từ nguồn thức ăn động vật thì bữa ăn sẽ đạt chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của bà mẹ mang thai

• Rau : trong rau có ít protein nhưng nếu mẹ ăn mỗi ngày 300 – 400g rau cũng

có thêm 5 – 10g protein Nếu loại rau tốt thì lượng protein cao hơn ( đậu đỗ, giá đỗ, rau ngót,…)

• Đậu, lạc, vừng : trong bữa ăn có bổ sung thêm đậu, lạc hoặc vừng cũng sẽ cho ta một lượng protein nhất định 50 – 100g đậu ( lạc, vừng) sẽ cho ta được 15 – 25g protein

3.3 Lipid

Trong 3 tháng đầu, bào thai chỉ có 0,5 % lipid bởi lẽ chỉ có lipid cần thiết cho xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh Đến 20 tuần sau, tỷ lệ chất béo tăng dần ở bào thai, đến cuối thai kỳ lượng lipid tăng lên đến 16% Chất béo ở bào thai được tổng hợp từ glucose và các acid béo, đặc biệt là các acid béo cần thiết

Với người mẹ có thai, dầu mỡ không chỉ có tác dụng giúp cho việc hấp thu các vitamin A, D, E mà còn có tác dụng bảo vệ thai, giúp cho thai chóng lớn, còn

mẹ thì khỏe mạnh Nhu cầu chất béo cho một phụ nữ có thai mỗi ngày cần khoảng 20-30% năng lượng

Cách ăn dầu tốt nhất là trộn lẫn vào rau ( salat) Ngoài ra còn có dùng dầu

mỡ để xào, rán… làm các món ăn, có tác dụng tạo mùi thơm, kích thích ăn ngon miệng Tuy vậy với dầu làm thế lại mất nhiều vitamin; các món ăn xào rán với phụ

nữ có thai thường gây lâu tiêu, ợ nóng, nếu ăn thường xuyên cũng không tốt

Trang 10

3.4 Chất khoáng

Canxi: Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần lượng canxi gấp đôi bình

thường (1000mg Ca/ngày) để đáp ứng quá trình hình thành răng và xương thai nhi Nếu việc cung cấp canxi trong thai kỳ không đầy đủ, cơ thể sẽ huy động canxi dự trữ từ xương và răng của mẹ để đảm bảo lượng calci cung cấp cho thai, và có thể dẫn đến các triệu chứng vọp bẻ, đau mỏi cơ ở phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng cuối, dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh

Đối với thai nhi, lượng canxi cung cấp không đủ sẽ ảnh hưởng đến việc tạo xương và các mầm răng ngay từ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm khuyết về xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành Trẻ sinh ra đã có dấu hiệu thiếu canxi như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng, trẻ có các cơn khóc tím tái do co thắt, thậm chí bị co giật do hạ calci huyết

Mỗi ngày chỉ cần 2 ly sữa hoặc 100-200g cá, tép nhỏ ăn cả vỏ, cả xương, hoặc các chiên xù, cá lớn kho rục xương, cá hộp, 50g mè, là đủ cung ứng cho nhu cầu canxi của thai phụ

Sắt: Nhu cầu tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình

thai nghén và nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ Thiếu máu, thiếu sắt trên phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung Thiếu máu thiếu sắt được xem là liên quan đến 1/4 trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản, làm gia tăng các tai biến sản khoa nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh

Nhu cầu sắt trong khẩu phần là 30-40mg/ngày có thể được cung cấp từ những thức ăn giàu chất sắt như: thịt, phủ tạng động vật (tim, gan, thận, huyết, ) lòng đỏ trứng, cá, thủy sản và đậu đỗ Ngoài tăng cường thức ăn giàu chất sắt, có thể sử dụng viên sắt bổ sung đều đặn mỗi ngày hoặc các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt có bổ sung thêm sắt và acid folic như: sữa bột

Iốt và kẽm: Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể gây nên một số

các tổn thương không phục hồi được Thiếu hụt kẽm dẫn đến chậm hoặc ngừng tăng trưởng, dị tật bẩm sinh, làm gia tăng các triệu chứng nghén như: nôn ói, chán

ăn Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật màu đỏ và nhuyễn thể, đặc biệt hàu chứa đến 75mg kẽm/100g Ngoài ra, khi bổ sung kẽm cần chú ý bổ sung thêm 2mg đồng (Cu) để tránh giảm Cu

Thiếu Iốt là nguyên nhân gây nên các bệnh: đần độn, bướu cổ, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần Iốt có nhiều trong các loại thủy hải sản, rong biển… nhưng không phải ngày nào thai phụ cũng được cung cấp các thức ăn này,

vì vậy sử dụng muối iốt thay muối thường là biện pháp hiệu quả nhất

3.5 Vitamin

Ngày đăng: 11/04/2017, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w