ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước Việt Nam có lợi thế là có bờ biển dài, nhiều sông ngòi, ao hồ nên việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đã mở ra triển vọng lớn về việc cung cấp thủy sản cho nhu cầu đời sống nhân dân không những trong nước mà còn xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài. Tuy vậy trong những năm gần đây, tình trạng nguồn nguyên liệu thủy sản nước ta bị nhiễm tạp chất từ bên ngoài vào, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và nền kinh tế của nước nhà. I.TÌM HIỂU CHUNG I.1.Khái niệm về tạp chất Tạp chất là những chất rắn, lỏng, không phải là thành phần tự nhiên của bản thân thủy sản được con người cố tình đưa vào để làm tăng khối lượng, tăng kích cỡ, làm thay đổi kết cấu, lừa dối cảm giác về độ tươi nhằm mục đích gian dối kinh tế. I.2 Phân loại tạp chất. Các loại tạp chất được phát hiện bao gồm: Nhóm tạp chất dạng cứng: Kim loại ( thỏi chì, đinh sắt..) tăm tre, cọng dừa nước, xi măng. Nhóm tạp chất dạng lỏng: Bơm nước, ngâm nước, CMC, agar, tinh bột, bột bí đao. Nhóm tạp chất hóa chất độc hại: Hàn the, ure. Nhóm tạp chất hóa chất bảo quản bị lạm dụng: Tripolyphotphat
ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước Việt Nam có lợi thế là có bờ biển dài, nhiều sông ngòi, ao hồ nên việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đã mở ra triển vọng lớn về việc cung cấp thủy sản cho nhu cầu đời sống nhân dân không những trong nước mà còn xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài. Tuy vậy trong những năm gần đây, tình trạng nguồn nguyên liệu thủy sản nước ta bị nhiễm tạp chất từ bên ngoài vào, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và nền kinh tế của nước nhà. I.TÌM HIỂU CHUNG I.1.Khái niệm về tạp chất Tạp chất là những chất rắn, lỏng, không phải là thành phần tự nhiên của bản thân thủy sản được con người cố tình đưa vào để làm tăng khối lượng, tăng kích cỡ, làm thay đổi kết cấu, lừa dối cảm giác về độ tươi nhằm mục đích gian dối kinh tế. I.2 Phân loại tạp chất. Các loại tạp chất được phát hiện bao gồm: - Nhóm tạp chất dạng cứng: Kim loại ( thỏi chì, đinh sắt ) tăm tre, cọng dừa nước, xi măng. - Nhóm tạp chất dạng lỏng: Bơm nước, ngâm nước, CMC, agar, tinh bột, bột bí đao. - Nhóm tạp chất hóa chất độc hại: Hàn the, ure. - Nhóm tạp chất hóa chất bảo quản bị lạm dụng: Tripolyphotphat I.3. Nguyên nhân nhiễm tạp chất vào nguyên liệu thủy sản Gồm 2 nguyên nhân chính: + Nguyên nhân khách quan + nguyên nhân chủ quan I.3.1. nguyên nhân khách quan Nhiễm từ nguồn nước: Con người sử dụng nguồn nước mất vệ sinh để tiêm vào thủy sản một cách vô ý, làm cho thủy sản bị nhiễm một số loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… Nhiễm từ nguồn thức ăn, thuốc chữa bệnh: Nguy cơ nhiễm tạp chất Chloramphenicol trong thuốc chữa bệnh cho thủy sản. Nhiễm từ các dụng cụ bảo quản: Nguy cơ nhiễm các tạp chất như tăm tre, đá sạn, rác từ các dụng cụ bảo quản vào thủy sản. I.3.2. Nguyên nhân chủ quan Nguồn lợi trước mắt nên các cá nhân, doanh nghiệp đã không ngần ngại đứa tạp chất vào trong nguyên liệu thủy sản nhằm gian dối kinh tế. Việc thẩm tra và nghiêm cấm gắt gao tình trạng đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản chưa được thực hiện một cách quyết liệt. Văn bản Luật ghi là cấm nhưng thực tại công tác giám sát vẫn còn nhiều lỏng lẽo. Bảng các loại tạp chất đưa vào nguyên liệu thủy sản, đối tượng, mục đích: Nhóm tạp chất Loại tạp chất Loại nguyên liệu bị tạp chất Mục đích Tạp chất dạng cứng Thỏi kim loại (sắt chì) Cá cỡ lớn, giá trị cao(hồng thu) Gian trọng lượng Thỏi chì, đinh sắt Tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ Gian kích cỡ, trọng lượng Xi măng Tôm sú Gian kích thước, trọng lượng Tăm tre, cọng dừa nước Tôm sú Đánh lừa độ tươi nguyên liệu Tạp chất dạng lỏng Agar Tôm sú Gian trọng lượng, kích cỡ Tinh bột Tôm sú Gian kích cỡ, trọng lượng CMC Tôm sú Gian kích cỡ, trọng lượng Nước(bơm, ngâm) Tôm sú Gian kích cỡ, trọng lượng Bột bí đao Tôm sú Gian trọng lượng, kích cỡ Hóa chất độc hại hàn the, ure Tôm sú Gian kích cỡ, trọng lượng Cá cỡ lớn, giá trị cao(hồng, thu) Bảo quản, đánh lừa độ tươi nguyên liệu Hóa chất bảo quản bị lạm dụng tripolyphotphat Tôm sú HLSO Gian kích cỡ, trọng lượng II.THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TẠP CHẤT TRONG THỦY SẢN 1.Tình hình chung II.THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TẠP CHẤT TRONG THỦY SẢN 2. 1.Tình hình chung Trong năm 2010 toàn quốc đã xảy ra 132 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.676 người mắc, 3.281 người nhập viện và có 41 trường hợp tử vong. trong số các ca cấp cứu ngộ độc thực phẩm thì ngộ độc thủy - hải sản đang ở mức đáng báo động. Nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là do ăn phải thủy - hải sản không còn tươi, thủy - hải sản có chứa dung dịch urê và bơm chích tạp chất Những năm gần đây vì lợi ích cá nhân con người đã sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm để chế biến, bảo quản nguyên liệu thủy sản gây mất an toàn trong nguyên liệu thủy sản. Trong đó phải kể năm 2006, khi hàng loạt lô hàng mực khô của các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Thuận bị Nhật trả về do bị nhiễm Chloramphenicol. Tháng 7/2011, 3 nhà bán lẻ Anh là Tesco, Asda và Morrisons quyết định ngừng bán cá tra Việt Nam do phát hiện tạp chất tăng trọng. . 2.Cách đưa tạp chất vào thủy sản Để đưa tạp chất dạng lỏng ( Agar,CMC,tinh bột,nước ) vào tôm nguyên liệu, người ta thường sử dụng loại bình xịt thuốc trừ sâu nông nghiệp và kim tiêm thú y cắm vào đầu vòi phun nhằm tạo áp lực đẩy tạp chất vào tôm Các tạp chất dung dịch tinh bột, agar,CMC,nước,nước muối được bơm vào đầu tôm qua đường vỏ đầu ức hoặc cuối thân tôm.Sau đó tôm được ngâm bảo quản trong nước đá lạnh.Bằng cách này tôm có thể tăng trọng thêm từ 8-15% so với trọng lượng ban đầu. Bơm tạp chất vào tôm Tôm sau khi bơm tạp chất Ngoài bơm chích người ta còn cho thủy sản “uống” ngước rỉ đường. Bằng cách tôm mới thu hoạch còn sống được thả vào trong bồn nước rỉ đường pha sẵn, tôm sẽ ngấm nước rỉ đường cho đến khi no căng nhờ đó khối lượng tôm sẽ được tăng lên. 5- 8%. III.TÁC HẠI CỦA VIỆC NHIỄM TẠP CHẤT VÀO THỦY SẢN Việc đưa các loại tạp chất vào trong nguyên liệu thủy sản ban đầu chỉ là đánh lừa ngoại quan, gian lận thương mại nhưng càng về sau càng biến tướng một cách hệ thống, tinh vi và khó phát hiện hơn.Điều đó đã trở thành một tệ nạn phá hoại chất lượng an toàn vệ sinh kéo dài trong nhiều năm, và ngày càng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đến nền kinh tế của nước nhà. Việc nhiễm tạp chất vào tủy sản chủ yếu gây tác hại ở 2 mặt: Tác hại về mặt vệ sinh thực phẩm và tác hại về mặt kinh tế. III.1 Tác hại về mặt vệ sinh thực phẩm. Về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm, việc cố tình đưa tạp chất vào NLTS đã làm tăng đáng kể các mối nguy trong sản phẩm vốn đã chứa nhiều mối nguy tiềm ẩn. Vượt ra ngoài phạm vi các mối nguy về gian dối kinh tế, hành vi này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn làm tăng vọt các mối nguy vật lý, hóa học và sinh học trong sản phẩm thủy sản. - Mối nguy sinh học : - Mối nguy vật lý: - Mối nguy hóa học: III.2. Tác hại về mặt kinh tế. Lãng phí tài nguyên, nhân lực, tài lực Do xảy ra tình trạng bơm tạp chất vào thủy sản mà chất lượng NLTS từ lúc khai thác, thu hoạch cho đến khi về đến xí nghiệp chế biến đã bị sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí hư hỏng, khó có thể sử dụng để chế biến những sản phẩm cao cấp có giá trị cao. Việc đưa tạp chất vào NLTS vô hình trung còn vô hiệu hóa hoạt động quản lý chất lượng theo HACCP của xí nghiệp, vì một khi VSV gây bệnh hay hóa chất độc hại đã xâm nhập vào tận bên trong sản phẩm, các hệ thống QLCL theo HACCP, GMP như đang được áp dụng hiện nay hầu như không còn hiệu lực Việc đưa tạp chất vào NLTS không những gây ảnh hưởng xấu đến niềm tin giữa các doanh nghiệp đứng cùng chiến tuyến trong cuộc chiến chống tạp chất mà còn tạo điều kiện cho gian thương lũng đoạn, làm giảm chất lượng sản phẩm, làm mất uy tín sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới, dẫn đến nguy cơ đánh mất thị trường xuất khẩu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các nước trong và ngoài khu vực. Ảnh hưởng đến uy tín của TSVN trên thị trường quốc tế dẫn đến nguy cơ đánh mất thị trường xuất khẩu, một khi thị trường xuất khẩu bị đóng cửa, khách hàng nước ngoài tẩy chay hàng thủy sản Việt nam. IV. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Nghiêm cấm việc đưa tạp chất vào trong thủy sản. Mọi hoạt đông đưa tạp chất vào trong nguyên liệu thủy sản, mua bán, lưu thông thi trường và sử dụng các loại nguyên liệu có đưa tạp chất vào để chế biến thực phẩm tiêu dung và xuất khẩu tùy theo mức độ đều bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. các cơ quan nhà nước và cá nhân, các Bộ: Công an, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Thương mại ,các cơ quan quản lý chất lượng và các lực lượng thanh tra chịu trách nhiệm giám sát, thanh tra. Đưa ra các văn bản pháp luật quy định về vấn đề bơm tạp chất vào thủy sản Các cơ sở chế biến thủy sản phải đề cao trách nhiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát thu mua tôm và các nguyên liệu khác, không mua hoặc thông đồng với các thương nhân xấu mua các loại nguyên liệu đã bị đưa tạp chất vào để chế biến; không xuất khẩu hoặc tiêu dùng trên thị trường những lô hàng đã bị nhiễm tạp chất vào để chế biến. Phát động quần chúng nhân dân lên án, tố giác các hành vi gian lận đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản và xử lý các vi phạm theo pháp luật hiện hành . Đặc biệt tập huấn cho người nuôi trồng về việc sử dụng tạp chất trong thủy sản, như tác hại và cái gì cấm, cái gì cho phép Tuyên truyền cho người dân hiểu hơn về tác hại của hóa chất khi nhiễm vào thực phẩm . nhiều lỏng lẽo. Bảng các loại tạp chất đưa vào nguyên liệu thủy sản, đối tượng, mục đích: Nhóm tạp chất Loại tạp chất Loại nguyên liệu bị tạp chất Mục đích Tạp chất dạng cứng Thỏi kim loại (sắt chì) Cá. nước ngoài tẩy chay hàng thủy sản Việt nam. IV. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Nghiêm cấm việc đưa tạp chất vào trong thủy sản. Mọi hoạt đông đưa tạp chất vào trong nguyên liệu thủy sản, mua bán, lưu thông. cỡ, trọng lượng II.THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TẠP CHẤT TRONG THỦY SẢN 1.Tình hình chung II.THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TẠP CHẤT TRONG THỦY SẢN 2. 1.Tình hình chung Trong năm 2010 toàn quốc đã xảy ra 132