Mở đầu Ngay từ khi con người biết sử dụng chất độc vào sinh hoạt và sản xuất cũng như khi chất độc được dùng vào mục đích quân sự, độc học đã ra đời và phát triển để đáp ứng yêu cầu dự
Trang 1ĐỘC CHẤT TRONG SẢN XUẤT
1 Mở đầu
Ngay từ khi con người biết sử dụng chất độc vào sinh hoạt và sản xuất cũng như khi chất độc được dùng vào mục đích quân sự, độc học
đã ra đời và phát triển để đáp ứng yêu cầu dự phòng và điều trị các trường hợp nhiễm độc Ngành độc chất học phát triển đặc biệt nhanh vào những năm của thế kỷ hai mươi Ngày nay, chất hóa học ngày càng được ứng dụng vào việc phục vụ đời sống con người thì vấn đề độc chất học nói chung càng phải chú trọng phát triển
Độc chất học là môn khoa học nghiên cứu quy luật tác dụng của chất độc đối với cơ thể và đề ra những biện pháp dự phòng, điều trị
và khắc phục hậu quả của nhiễm độc.
- Ngày nay, người ta biết có nhiều loại chất với liều lượng nhất định là thuốc điều trị nhưng với liều cao là chất độc
Chất độc là chất với liều rất nhỏ trong những điều kiện nhất định
có thể gây nên những rối loạn sinh lý, sinh hóa trong cơ thể, thậm chí gây nhiễm độc có thể dẫn tới tử vong Như vậy giới hạn giữa chất độc
và chất không độc được phân biệt bởi liều lượng Có tác giả đề nghị giới hạn giữa chất độc và không độc là liều 100 mg/kg, nghĩa là chất nào có khả năng gây nhiễm độc từ liều dưới 100 mg/kg được coi là chất độc
Nhiễm độc là khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với một liều lượng nhất định gây ảnh hưởng tới các hệ thống sinh học của cơ thể.
- Chất độc có trong môi trường lao động và liên quan chặt chẽ với một nghề nghiệp nào đó là chất độc nghề nghiệp, bệnh do chất độc nghề nghiệp gây ra là nhiễm độc nghề nghiệp
2 Dịch tễ học nhiễm độc
Trang 2- Vụ dịch sương mù ở Luân Đôn năm 1952 là vụ dịch điển hình được mô tả trong lịch sử, Đó là do hàm lượng SO2 trong không khí tăng cao do khí thải của nhà máy
- Các nhà máy xí nghiệp hàng năm có các vụ nhiễm độc khí
Co ,Pb, Hg, AS
- Các vụ nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, số
tử vong cũng tăng cao
- Vụ dịch xuất huyết ở trẻ em do sử dụng phấn rôm có chứa chất chống đông tại Thành phố Hồ Chí Minh được phát hiện đo thiết kế nghiên cứu ca bệnh- đối chứng
- Hàng năm có khoảng 200.000 chất hóa học được phát hiện ra
và có khoảng 20.000 chất được đưa vào sản xuất, gây tăng quá trình nhiễm độc
3 Nguyên nhân gây nhiễm độc trong sản xuất
3.1.Do chủ quan
- Thiếu hiểu biết về chất độc
- Không tuân thủ quy trình quản lý và sử dụng chất độc
- Không sử dụng trang thiết bị phòng độc
Sức khỏe người lao động không tốt, người lao động mắc các bệnh làm cơ thể tăng cảm nhiễm với chất độc
3.2 Do khách quan
- Công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu gây phát tán chất độc, gây ô nhiễm môi trường lao động
- Nhà xưởng kém thông khí
- Môi trường làm việc nóng, ẩm
- Tính chất lý học của chất độc:
+ Khả năng bay hơi càng thấp càng có tính độc cao
+ Độ hoà tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ, hệ số
Trang 3hoà tan cao thì độc càng mạnh
Tính chất hóa học của chất độc quyết định khả năng tác dụng độc, đặc biệt là cấu trúc hóa học của chất độc
4 Sự xâm nhập, chuyển hóa và đào thải chết độc trong cơ thể
4.1 Sự xâm nhập
4.1.1Đường tiêu hóa
a) Qua miệng: một số chất độc xâm nhập vào cơ thể qua ăn uống
có thể được hấp thu ngay tại niêm mạc miệng Các chất độc hấp thu được qua niêm mạc miệng rất nguy hiểm bởi chúng không bị ảnh hưởng của dịch dạ dày và không được qua gan khử độc trước khi đi vào tuần hoàn chung
b) Qua dạ dày: nhiều chất hóa học có tính acid yếu được hấp thu nhanh chóng qua dạ dày
c) Ruột non: tốc độ hấp thu các chất khuếch tán qua thành ruột cũng được quyết định bởi hằng số phân ly và tính tan được trong lipid của chúng
4.1.2 Đường hô hấp
Hô hấp là đường vào chính của nhiều chất độc công nghiệp Chất độc hít phải vào phổi có thể đi vào tuần hoàn chung ngay
Diện tích các phế nang được ước lượng là khoảng 80m2 Trong phế nang, không khí chỉ được tách ra khỏi máu mao mạch qua một vách có chiều dày từ 1/10 đến 1/20 cm Chính vì vậy nhiều chất độc ở dạng hơi, khí dung dễ dàng qua các vách phế nang để vào máu Mức tiếp xúc của cơ thể với chất độc (T) sẽ phụ thuộc vào nồng độ (c) của chất độc trong không khí môi trường và thời gian tiếp xúc (t), được tính theo công thức:
T = c t Các chất hấp thu theo đường phổi sẽ theo hệ thống tuần hoàn tới
Trang 4thẳng các cơ quan khác nhau (não, thận) mà không qua gan như các chất vào bằng đường tiêu hóa
4.1.3 Đường da
Việc vận chuyển qua da có thể được thực hiện bằng hai đường chính: đường qua biểu bì và đường qua nang lông, tuyến bã Vận chuyển qua biểu bì thì không nhanh bằng đường qua nang lông, tuyến
bã nhưng vì diện tích biểu bì lớn hơn, nên ở da sự hấp thu chủ yếu diễn ra qua đường biểu bì
Sự vận chuyển qua biểu bì thực hiện chủ yếu bằng khuếch tán thụ động và hàng rào chính đối với khuếch tán là lớp sừng
4.2 Sự hấp thu của chất độc vào máu
Chất độc hấp thu vào máu với tốc độ và số lượng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất vật lý và hóa học của chất độc (độ hoà tan trong nước hay trong lipid, khả năng liên kết với các cấu trúc đặc hiệu và không đặc hiệu ), tình trạng cơ thể (tuổi, giới, thể tạng, màng tế bào, thành mạch, tuần hoàn tại chỗ ), các yếu tố bên ngoài (có mặt của các yếu tố làm tăng hấp thu, các chất hoà tan, điều kiện tại chỗ ) Vì vậy có chất độc xâm nhập nhưng sự hấp thu vào máu không hoàn toàn
4.3 Sự phân bố của chất độc trong cơ thể
4.3.1 Sự phân bố
Sau khi hấp thu vào máu và bạch mạch, chất độc được phân bố đến cơ quan tổ chức, tế bào bằng cơ chế đối lưu hoặc khuếch tán (do chênh lệch về nồng độ) Quá trình phân bố kết thúc khi chất độc tập kết tại vị trí tấn công đặc hiệu Quá trình phân bố chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau:
-Sự phân bố mao mạch và cung cấp máu trong cơ quan, tổ chức -Tình trạng của màng mao mạch tại chỗ
Trang 5-Cấu trúc, chức năng của màng tế bào
-Ái lực hóa học giữa chất độc với các cấu trúc đặc hiệu
Một số chất độc được tích luỹ dưới dạng không hoạt động trong một số tổ chức, ví dụ: các hợp chất phospho hữu cơ tích luỹ trong tổ chức mỡ, hợp chất chì, asen tích luỹ trong tổ chức xương Từ các vị trí này, chất độc có thể giải phóng trở lại ở dạng hoạt động Một số chất độc có khả năng liên kết với protein huyết tương ngay sau khi hấp thu vào máu như: chất độc yperit, CS, chất độc thần kinh
Chất độc có khả năng vượt qua màng tế bào để tác động vào những
cấu trúc bên trong, đồng thời cũng có thể quay trở ra dịch ngoại bào hoặc máu
4.3.2 Sự kết hợp giữa chất độc với vị trí tấn công đặc hiệu
Vị trí tấn công đặc hiệu còn được gọi là tế bào đích hoặc thụ thể (receptor) Có thể có một số lượng lớn xâm nhập vào cơ thể nhưng chỉ những phân tử chất độc nào kết hợp với tế bào đích mới gây ra tác dụng độc Nghĩa là giữa chất độc và vị trí tấn công phải phù hợp về mặt cấu trúc Lực kết hợp càng chặt, số lượng thụ thể bị chiếm chỗ càng nhiều thì tác dụng của chất độc càng mạnh Do đó, cường độ tác dụng của một chất độc phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Ái lực hóa học giữa chất độc và thụ thể
- Nồng độ chất độc tại chỗ
-Sự phù hợp về mặt cấu trúc của hai thành phần tham gia có bị các yếu tố khác làm thay đổi không
- Một số điều kiện tại chỗ: pH, nồng độ các chất điện giải Như vậy chất độc được phân bố trong cơ thể, một phần tích luỹ lại trong các tổ chức, một phần được tác dụng với các receptor
4.4 Biến đổi của chất độc trong cơ thể
Trang 6Chất độc chịu sự tác động của các yếu tố trong cơ quan, tổ chức
và bị biến đổi, chuyển hóa Có những chất độc vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu cho đến khi thải trừ ra ngoài Phần lớn các chất đều bị thay đổi về mặt cấu trúc hóa học cũng như tính chất ban đầu Có một
số chất độc thông qua quá trình biến đổi sinh hóa chuyển thành sản phẩm không độc hoặc ít độc hơn để rồi thải trừ ra khỏi cơ thể Trái lại,
có một số chất độc bị thay đổi tính chất trở thành dạng có hoạt tính hóa học mạnh hơn và độc hơn trong cơ thể
Sự tương tác giữa chất độc với cơ thể thường thông qua các phản ứng sau:
- Phản ứng liên hợp
- Phản ứng khử ôxy
- Phản ứng ôxy hóa khử
- Phản ứng thuỷ phân
4.5 Thải trừ
Các chất độc hoặc sản phẩm biến đổi của chúng được thải trừ bởi:
- Nước tiểu là con đường đào thải nhiều nhất
- Mật
- Không khí thở ra
- Mồ hôi
- Nước bọt
- Sữa
- Các chất tiết khác (như ở đường ruột dạ dày)
5 Nguyên tắc chẩn đoán nhiễm độc trong lao động sản xuất
Xác định môi trường tiếp xúc: đo nồng độ chất độc trong môi trường không khí, đất nước, thực phẩm
- Xác định cường độ tiếp xúc: thông thường phụ thuộc vào liều
Trang 7lượng và thời gian tiếp xúc
- Theo dõi sinh học:
+ Dùng các test đánh giá tiếp xúc: xác định lượng chất độc trong bệnh phẩm như nước tiểu, máu, tóc, chất nôn
+ Xác định mức độ thay đổi sinh hóa học hoặc hình thái, sinh lý, men
6 Nguyên tắc chung về xử trí, dự phòng nhiễm độc
6.1.Tại cơ sở
6.1.1 Tổ chức
Trong các cơ sở có sử dụng hóa chất phải tổ chức phòng cấp cứu
có đủ các loại thuốc cấp cứu thông thường, máy hô hấp nhân tạo Đồng thời phải tổ chức huấn luyện cho cán bộ chuyên môn, đồng thời hướng dẫn cách cấp cứu để họ có thể xử trí sơ bộ khi xảy ra nhiễm độc
6.1.2.Ngăn không cho chất độc xâm nhập
- Nếu chất độc vào bằng đường hô hấp đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm độc, cho ra chỗ thoáng khí, nới bỏ quần áo để tránh ảnh hưởng đến đường hô hấp
- Nếu chất độc vào bằng đường da, niêm mạc: rửa kỹ bằng nước lạnh, xà phòng
- Nếu chất độc vào bằng đường tiêu hóa: rửa dạ dày càng sớm càng tốt, nước rửa nên cho thêm chất có tính hấp thụ (than hoạt), chất giảm độc (lòng trắng trứng, tanin, bicarbonat v.v )
- Nếu không có phương tiện rửa thì gây nôn bằng kích thích cơ giới hoặc apomorphin (0,5% 1 m dưới da) Chống chỉ định khi có rối loạn hô hấp tuần hoàn
6.1.3.Nhanh chóng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể
Trang 8Đa số các chất độc thải qua thận nên cho nạn nhân uống nhiều nước, truyền dịch đẳng trương hoặc dùng thuốc lợi niệu
6.1.4 Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên có điều kiện hồi sức cấp cứu.
6.2 Tại tuyến trên
6.2.1.Điều trị triệu chứng
- Khi có rối loạn hô hấp: đặt ống thông khí quản, hút đờm dãi Nếu ngừng thở phải dùng hô hấp nhân tạo
- Nếu có phù phổi cấp dùng các thuốc phong bế hạch, khi cần chích máu tĩnh mạch 200 - 300 ml
- Nếu thiếu oxy cho thở oxy hoặc khí carbogen
- Rối loạn tim mạch cho thuốc trợ tim
- Có thể dùng thuốc an thần, thuốc chống co giật và giảm đau nếu cần
6.2.2.Thuốc chống độc đặc hiệu
Khái niệm thuốc chống độc đặc hiệu (Antidote) phải được hiểu
là những chất can thiệp trực tiếp vào quá trình tương tác giữa chất độc với vị trí tấn công đặc hiệu Những loại thuốc chống độc có thể tác dụng theo 3 cơ chế sau:
- Thuốc chống độc kết hợp với chất độc: khi chất độc liên kết với
vị trí đặc hiệu, thuốc phản ứng với chất độc và tạo thành một phức hợp mới, giải phóng thụ thể trở lại trạng thái ban đầu Sau đó, phức hợp thuốc - chất độc sẽ được thải trừ ra khỏi cơ thể
- Thuốc kết hợp với thụ thể: tương tự như chất độc, thuốc cũng
có khả năng kết hợp đặc hiệu với thụ thể, cạnh tranh với chất độc và
do đó ngăn cản tác dụng của chất độc
- Thuốc làm thay đổi những điều kiện xung quanh thụ thể hoặc
Trang 9gây ra những biến đổi cấu trúc đặc hiệu làm cho chất độc mất khả năng liên kết với vị trí tấn công đặc hiệu
6.3 Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp
- Thông qua kiểm tra vệ sinh an toàn phát hiện mầm mống gây ra nhiễm độc cấp
- Nếu xảy ra nhiễm độc cấp tính, cán bộ y tế, vệ sinh an toàn đến ngay nơi xảy ra, một mặt tổ chức lực lượng cấp cứu ngăn chặn nhiễm độc, một mặt phải nghiến cứu tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết không để để xảy ra nhiễm độc nữa
Cần áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:
Cải tiến dây chuyền công nghệ, đảm bảo vệ sinh
thiết kế Bao bọc để làm kín hóa nguồn sinh hơi khí
độc
- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: thiết kế hệ thông hút hơi khí độc tại chỗ Thông gió thoáng khí tốt
Xây dựng chế độ an toàn lao động, hướng dẫn và trang bị kiến
- thức về độc chất cũng như khả năng tự cứu chữa cho nhân dân
- Giám sát thực hiện chế độ an toàn lao động thường xuyên, giám sát quy trình sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân, kiểm soát các loại hóa
Trang 10chất chặt chẽ
- Biện pháp y tế: tổ chức khám định ký hàng năm gồm giám sát môi trường và giám sát tình trạng sức khỏe nhân dân nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ nhiễm độc.Quản lý, theo dõi và điều trịtốtngườibệnh