TÓM TẮT KHOÁ LUẬNXuất phát từ tầm quan trọng của sản xuất cây vụ đông, từ thực tiễnsản xuất rau vụ đông ở xã Nhật Tân, vai trò của sản xuất rau vụ đông đối với hộ nông dân, sự gia tăng c
Trang 1Trờng đại học nông nghiệp hà nội
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NễNG THễN
-
-KHOá LUậN tốt nghiệp
TèM HIỂU CÁC RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ TIấU THỤ RAU VỤ ĐễNG CỦA HỘ NễNG DÂN TẠI XÃ NHẬT TÂN,
HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG
Sinh viờn thực hiện : PHẠM VĂN ĐỨC
Trang 2Lời cảm ơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại Học NôngNghiệp Hà Nội Những người đã truyền cho tôi kiến thức trong suốt quátrình học tập ở trường đặc biệt các thầy cô bộ môn PTNT, khoa kinh tế vàphát triển nông thôn – những người đã trực tiếp truyền đạt cho tôi kiến thức
và dìu dắt tôi trong học tập
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS MaiThanh Cúc người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫngiúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Tôi xin cảm ơn Đảng bộ, UBND , và nhân dân các xã Nhật Tân, ĐoànThượng, Gia Xuyên huyện Gia Lộc, xã Hưng Đạo huyện Tứ Kỳ tỉnh HảiDương đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi xin được nói lời cảm ơn với gia đình, người thân, bạn
bè những người đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình họctập và nghiên cứu
Hà Nội, Ngày 26 tháng 05 năm 2010
Tác giả khoá luận
Phạm Văn Đức
Trang 3TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Xuất phát từ tầm quan trọng của sản xuất cây vụ đông, từ thực tiễnsản xuất rau vụ đông ở xã Nhật Tân, vai trò của sản xuất rau vụ đông đối với
hộ nông dân, sự gia tăng của rủi ro trong sản xuất cây vụ đông những năm
gần đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân tại xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương”.
Đề tài nghiên cứ nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá những rủi rotrong sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông tại địa phương Từ đó đề xuất một sốgiải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông tại địaphương
Để nghiên cứu chủ đề trên đề tài dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn vềsản xuất và tiêu thụ rau vụ đông Thực tiễn quản lý và bài học kinh nghiệm
về rủi ro ở Việt Nam và trên thế giới
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày để đạt được mục tiêunghiên cứu của đề tài thì đề tài có sử dụng một số phương pháp nghiên cứusau đây:
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Chúng tôi chọn nghiên cứu trênđịa bàn xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương vì xã có sự phát triểnsản xuất cây vụ đông từ rất sớm, phát triển sản xuất cây vụ đông ở xã mangtính chất hàng hoá cao, sản xuất cây vụ đông ở xã được hộ nông dân coi là
vụ sản xuất chính
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Để thu thập thông tin sơ cấpchúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn các hộ nông dân có sản xuất rau vụđông trên địa bàn xã Các hộ được chọn để phỏng vấn được chia theo 3nhóm là: Nhóm hộ nghèo, nhóm hộ trung bình, nhóm hộ khá – giàu
Trang 4Để phân tích định tính các thông tin sơ cấp thu được chúng tôi sửdụng phương pháp thảo luận nhóm có trọng tâm, phương pháp phỏng vấnKIP Để phân tích định lượng chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả so sánh.
Sử dụng các phương pháp trên thì đề tài đạt được các kết quả sau: (1) Thực trạng về rủi ro trong sản xuất rau vụ đông của hộ nông dân.Các rủi ro chính trong sản xuất rau vụ đông của hộ nông dân gồm có: rủi ro
do khí hậu thời tiết, do sâu bệnh, do giống cây trồng, do thuốc BVTV, do giáđầu vào tăng cao Ngoài ra còn có một số rủi ro khác như: rủi ro do thiên tai,
do kỹ thuật mới, do hộ nông dân đi vay vốn hay thuê đất canh tác, do chínhsách của nhà nước Các nguyên nhân gây ra rủi ro trong sản xuất đa dạng và
có khi là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân gây rủi ro khác nhau, có cácnguyên nhân chủ yếu sau: Do đặc thù sản xuất rau vụ đông trên địa bàn xã,
do tập quán canh tác của người dân, do manh mún về DTGT, do các yếu tốđầu vào cho sản xuất được cung cấp bởi các hộ dịch vụ, do sản xuất không
(3) Giải pháp hạn chế rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông của
hộ nông dân xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Quy Hoạch vùng chuyên canh sản xuất
- Cần tiến hành xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, tìm kiếm thịtrường tiêu thu ổn định cho sản phẩm đầu ra
Trang 5- HTXDVNN cần đứng lên cung cấp vật tư đầu vào như giống, phânbón, thuốc BVTV cho hộ nông dân với chất lượng đảm bảo và giá ưu đãi.
- HTXDVNN cần tìm kiếm cây trồng khác cho sản xuất vụ đông
- Cần tiến hành xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, xây dựng thịtrường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm đầu ra
- Chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiên tiến cho người dân nhằm đầu tưsản xuất tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ và tăng độ phì cho đất
Trang 6MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN ii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ix
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐÊ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi nội dung 3
1.4.2 Phạm vi không gian 4
1.4.3 Phạm vi thời gian 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1 Cơ sở lý luận về hộ và kinh tế hộ 5
2.1.1.1 Khái niệm về hộ 5
2.1.1.2 Khái niệm hộ nông dân 5
2.1.1.3 Khái niệm về kinh tế nông hộ 5
2.1.1.4 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân 6
2.1.1.5 Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế 6
2.1.2 Cơ sở lý luận về sản xuất và sản xuất cây vụ đông 7
2.1.2.1 Sản xuất và vai trò của sản xuất 7
2.1.2.2 Những vấn đề cơ bản về sản xuất cây vụ đông 7
2.1.3 Sản phẩm rau và chất lượng sản phẩm rau 13
2.1.3.1 Sản phẩm rau 13
2.1.3.2 Chất lượng sản phẩm rau 14
Trang 72.1.4 Thị trường rau và tiêu thụ sản phẩm rau 15
2.1.4.1 Thị trường rau 16
2.1.4.2 Tiêu thụ và các kênh tiêu thụ rau 18
2.1.5 Lý luận về rủi ro và rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 21
2.1.5.1 Lý luận về rủi ro 21
2.1.5.2 Các loại rủi ro và bất định trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 22
2.1.5.3 Các quan điểm đối với rủi ro của người nông dân 25
2.1.5.4 Các biện pháp hạn chế rủi ro và bất định 26
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 31
2.2.1 Kinh nghiệm và bài học về quản lý rủi ro trong nông nghiệp ở Việt Nam 31
2.2.1.1Thành phố Hà nội 31
2.2.1.2Huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 32
2.2.2 Kinh nghiệm và bài học về quản lý rủi ro trên thế giới 33
2.2.3 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài 33
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 35
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tề và xã hội có ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ rau màu vụ đông tại xã Nhật Tân 35
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 38
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 44
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 45
3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp 45
3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp 45
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 46
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 46
3.2.4.1 Phương pháp phân tích định tính 46
3.2.4.2 Phương pháp phân tính định lượng 48
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài 49
PHẦN 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
Trang 84.1 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU VỤ ĐÔNG
CỦA HỘ NÔNG DÂN XÃ NHẬT TÂN 50
4.1.1 Thực trạng rủi ro trong sản xuất rau vụ đông của hộ nông dân 50
4.1.1.1 Thực trạng rủi ro trong sản xuất rau vụ đông của hộ nông dân 50
4.1.1.2 Nguyên nhân các rủi ro trong sản rau vụ đông của hộ nông dân 53
4.1.2 Thực trạng về rủi ro trong tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân 60
4.1.2.1 Thực trạng về rủi ro trong tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân 60
4.1.2.2 Nguyên nhân rủi ro trong tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân 62
4.2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 66
4.2.1 Cở sở để đưa ra định hướng và giải pháp 66
4.2.1.1 Nghiên cứu về nhóm hộ điều tra: 67
4.2.1.2 Nghiên cứu điều kiện của xã 70
4.2.1.3 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm rau: 70
4.2.1.4 Phỏng vấn KIP 71
4.2.1.5 Nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất của một số địa phương 71
4.2.2 Căn cứ để đưa ra định hướng và giải pháp 72
4.2.3 Định hướng 72
4.2.4 Giải pháp 72
PHẦN V 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1 KẾT LUẬN 73
5.2 KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 77
Trang 9DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Nhật Tân 37 Bảng 3.2 Tình hình kết quả sản xuất của xã Nhật Tân qua 3 năm (2007 – 2009) 38 Bảng 3.3 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Nhật Tân qua 3 năm (2007-2009) 39 Bảng 3.4 Sự biến động cơ cấu sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản của xã Nhật Tân qua 3 năm (2007 – 2009) 39 Bảng 3.5 Sự biến động diện tích gieo trồng của xã Nhật Tân qua 3 năm (2007 – 2009) 40 Bảng 3.6: Tình hình dân số và lao động của xã Nhật Tân năm 2010 43 Bảng 3.7: Phân tổ các hộ thuộc nhóm hộ diều tra 46 Bảng 4.1: Diện tích gieo trồng và cơ cấu cấu cây vụ đông của xã Nhật Tân 54 Bảng 4.2: Chi phí và doanh thu một số loại cây rau vụ đông ở xã Nhật Tân 55
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm rau 20
Sơ đồ 4.1 Cây vấn đề của rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông của
hộ nông dân tại xã Nhật Tân 65
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
SXNN Sản xuất nông nghiệp
USD United state dollaes
Trang 11PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐÊ TÀI
Việt Nam được coi là nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp Vớiđiều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp với nhiều loại cây trồng Nông nghiệpViệt Nam cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước
và xuất khuẩu một phần không nhỏ ra thị trường nước ngoài với đa dạng hoámặt hàng và chủng loại
Vụ đông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triểnsản xuất kinh doanh của từng hộ nông dân Nếu như trước đây mục đíchchính của sản xuất vụ đông chỉ là để tự cung tự cấp cho hộ nông dân thì bâygiờ nó đẫ trở thành vụ sản xuất chính trong năm, nó cung cấp một khốilượng sản phẩm hàng hoá lớn cho nhu cầu trong nước và một phần cho xuấtkhẩu Ngoài ra,vụ đông còn góp phần giải quyết cho lao động dư thừa ởnông thôn, tăng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
Rau là thực phẩm cần thiết không thể thiếu của con người trong bữa ănhàng ngày Rau cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động sốngcủa cơ thể, rau còn có thể ngăn ngừa và trị bệnh, chất xơ có tác dụng ngăn ngừabệnh đường ruột, vitaminC giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và lợi, tăng sức dềkháng cho cơ thể, các nguyên tố vi lượng cần cho các hoạt động hóa sinh vàtrao đổi chất của cơ thể
Khi con người không còn lo lắng về vấn đề lương thực, người tathường có xu hướng tăng dùng sản phẩm rau xanh Vì thế việc phát triển sảnxuất rau theo hướng sản xuất hàng hoá là cần thiết
Đảng và nhà nước ta có nhiều chủ trương và các chương trình dự ánnhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất rau, trong “Đề án phát triển sản xuất rau vàhoa quả, cây cảnh thời kỳ 1999-2010” của Bộ Nông NGhiệp và phát triển nông
Trang 12thôn được chính phủ phê duyệt ngày 3/9/1999 đã xác định mục tiêu cho ngànhsản xuất rau là: “Đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao cho tiêu dùng trongnước, nhất là các vùng dân cư tập trung và xuất khẩu, phấn đấu năm 2010 đạtmức tiêu thụ bình quân đầu người 85kg rau/ năm, giá trị kim ngạch xuất khẩuđạt 650 triệu USD.
Thực hiện chủ trương đề án đó các chính quyền địa phương đã thúcđẩy ngành sản xuất rau cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, cũnggóp phần tăng thu nhập cho người nông dân
Nhật Tân là một xã thuộc huyên Gia Lộc tỉnh Hải Dương nằm trongvùng có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc sản xuất rau màu vụđông, nghề trồng rau đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân, vụ đôngtrở thành vụ sản xuất chính trong năm Song nghề trồng rau phụ thuộc vàoquá nhiều yếu tố tự nhiên: đất đai, khí hậu… Ngoài ra, còn phụ thuộc yếu tốgiống, chăm sóc, bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ vì thế người nôngdân sản xuất rau cũng gặp không ít rủi ro và bất định Những rủi ro và bấtđịnh ngày càng có chiều hướng gia tăng gây thiệt hại cho kinh tế hộ và tâm
lý cho người sản xuất
Nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu các rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ
rau vụ đông của hộ nông dân tại xã Nhật Tân-huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương” là rất cần thiết và có ý nghĩa đối với việc phát triển sản xuất rau vụ
đông của xã, góp phần phòng tránh rủi ro cho người nông dân, nâng cao thunhập cho người nông dân
Trang 131.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu các rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ cây vụ đông tại xã NhậtTân-huyện Gia Lộc-tỉnh Hải Dương Trên cơ sở đó kiến nghị một số giảipháp nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ cây vụ đông
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài.(2) Tìm hiểu, phân tích và đánh giá những rủi ro trong sản xuất và tiêuthụ rau vụ đông trên địa bàn xã
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất vàtiêu thụ rau vụ đông tại địa phương
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các hộ nông dân sản xuất cây vụ đông tại xã Nhật Tân
- Các hộ thu mua mua rau tại xã Nhật Tân
- Các yếu tố liên quan tới sản xuất rau
- Các yếu tố liên quan tới tiêu thụ rau
- Các hình thức tiêu thụ sản phẩm rau tại xã Nhật Tân
Trang 141.4.2 Phạm vi không gian
- Địa điểm nghiên cứu tại xã
- Có nghiên cứu thêm một số xã trên địa bàn huyện và huyện lân cận:
xã Đoàn Thượng, xã Gia Xuyên thuộc huyện Gia Lộc; xã Hưng Đạo thuộchuyện Tứ Kỳ
1.4.3 Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu của đề tài khoảng thời gian từ 2007 – 2009
- Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất rau tại xã lấy từ ban thống kê
Trang 15PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý luận về hộ và kinh tế hộ
2.1.1.1 Khái niệm về hộ
Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về hộ Song khái niệm về
hộ có thể khái quát như sau: “Hộ là một nhóm người có chung huyết tộchoặc không chung huyết tộc, họ không nhất thiết phải sống chung dưới mộtmái nhà, nhưng có chung nguồn thu nhập và ăn chung, các thành viên cùngtiến hành sản xuất và có chung ngân quỹ”
2.1.1.2 Khái niệm hộ nông dân
Theo F.Ellis (1988) Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một
hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc chưng bởi sự tham giatừng phần vào thị trường với mức hoàn hảo không cao
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở,vùa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa làđơn vị xã hội Trình độ phát triển của hộ từ thấp đến cao, từ tự cung, tự cấp đếnsản xuất hàng hoá hoàn toàn, thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng,
nó quyết định đến mối quan hệ giữa nông hộ và thị trường
Ngoài sản xuất nông nghiệp, các nông hộ còn tham gia vào các hoạt độngphi nông nghiệp như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ Do đó nông
hộ là chủ thể kinh tế nông thôn
2.1.1.3 Khái niệm về kinh tế nông hộ
Như chúng ta đã biết, kinh tế hộ nông dân đã tồn tại lâu đời, độc lập và tựchủ như các thành phần kinh tế khác Do kinh tế hộ nông dân được tiếp cận từ
Trang 16nhiều góc độ khác nhau cho nên, các khái niệm về kinh tế hộ nông dân cũngkhác nhau Nhưng ta có thể lấy một khái niệm chung nhất đó là: “Kinh tế hộnông dân, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đócác nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là củachung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung.Mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ,được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển”.
Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt giữa kinh tế nông hộ với kinh tế giađình Kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể, kinh tế giađình xã viên là một bộ phận cấu thành của kinh tế tập thể, nên sự phát triển củakinh tế tập thể có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình Vì vậy không thể đồngnhất giữa kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình nông dân
2.1.1.4 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân
(1) Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và
sử dụng các yếu tố sản xuất
(2) Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ, và đượcchi phối bởi quan hệ huyết thống
(3) Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao
(4) Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của ngườilao động
(5) Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất với quy mô nhỏ nhưng hiệu quả.(6) Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của nông hộ làchủ yếu
2.1.1.5 Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế
(1) Kinh tế hộ góp phần làm tăng nhanh sản lượng, sản phẩm cho xã hộinhư lương thực, thực phẩm, nông sản xuất khẩu…
Trang 17(2) Kinh tế nông hộ góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tốsản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn, và tư liệu sản xuất.
(3) Kinh tế nông hộ góp phần to lớn trong giải quyết việc làm nâng caothu nhập cho người dân nông thôn
2.1.2 Cơ sở lý luận về sản xuất và sản xuất cây vụ đông
2.1.2.1 Sản xuất và vai trò của sản xuất
Sản xuất của cải vật chất là quá trình tác động giữa con người với tựnhiên nhằm biến đổi vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợpnhu cầu của mình
Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt độngcủa con người, là cơ sở của đời sống xã hội loài người
Dù hoạt động trong lĩnh vực nào và trong giai đoạn lịch sử nào conngười cũng cần có thức ăn,, quần áo, nhà ở,… để duy trì sự tồn tại của conngười và các phương tiện vật chất cho hoạt động của họ Muốn có của cảivật chất đó con người phải không ngừng sản xuất ra chúng
Sản xuất ngày càng được mở rộng vào nâng cao (…) không nhữnglàm cho đời sống vật chất được nâng cao mà đời sống tinh thần như các hoạtđộng văn hóa, nghệ thuật, thể thao,… cũng được mở rộng và phát triển
Sản xuất của cải vật chất là cở sở, là điều kiện tiên quyết, tất yếu vàvĩnh viễn của sự tồn tại và phát triển của con người
2.1.2.2 Những vấn đề cơ bản về sản xuất cây vụ đông
a, Đặc điểm sản xuất cây vụ đông:
Do đặc điểm thời tiết, khí hậu nên ở nước ta duy nhất các tỉnh phíabắc từ Mục Nam Quan đến bắc Đèo Hải Vân là có điều kiện thuận lợi choviệc sản xuất cây vụ đông ngoài hai vụ lúa
Trang 18Tuy nhiên để nghiên cứ phát triển cây vụ đông cần chú ý một số đặcđiểm chủ yếu sau:
(1) Cây trồng vụ đông chủ yếu là các cây cạn và ngắn ngày có đặctính sinh lý và sinh hoá khác nhau Hầu hết những loại cây trồng này có yêucầu về thời vụ tương đối nghiêm ngặt và rất rễ bị các loại sâu bệnh hại Do
đó, việc lựa chọn giống cây trồng cho phù hợp với chất đất của từng vùng vàthích nghi với sự biến động về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu là hết sứccần thiết Bên cạnh đó, các hộ nông dân cần đầu tư thích đáng cho khâu lựachọn giống tạo sự đa dạng hoá cây trồng cũng như chất lượng sản phẩm khithu hoạch, đồng thời các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cần tác động đúng vàkip thời để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao, chấtlượng tốt, không ảnh hưởng đến vụ sản xuất kế tiếp
(2) Vụ đông là vụ trồng nhiều loại cây khác nhau Do vậy, các hộnông dần bố trí cây trồng sao cho phù hợp với sự đầu tư cảu mình nhằm tạo
ra năng suất cao đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và có sản phẩm cung ứng chonhu cầu thị trường Đây là vấn đề quan trọng đối với các nông hộ sản xuấtcây vụ đông Có như vậy hiệu quả sản xuất mới tăng lên
(3) Sản xuất vụ đông được tiến hành trong điều kiện thời tiết khí hậulạnh, khô và diễn biến phức tạp Khí hậu lạnh và khô là điều kiện thuận lợicho sản xuất vụ đông vì cây trồng phát triển hợp thời tiết và hạn chế sự pháttriển của sâu bệnh hại, nhưng sự diễn biến phức tạp của thời tiết lại gây ranhững rủi ro lớn cho sản xuất cây vụ đông Vì vậy, từng vùng, từng địaphương cần nắm rõ quy luật thay đổi của thời tiết khí hậu để có những giảipháp tốt kịp thời khắc phục một cách hữu hiệu nhất nhằm tránh, hạn chếnhững thiệt hại bất ngờ có thể xảy ra
(4) Sản phẩm cây vụ đông có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng nướccao nên rất khó bảo quản Cũng do đặc điểm trên mà sản phẩm vụ đông sản
Trang 19xuất ra cần phải được tiêu thụ ngay làm cho tỷ suất hàng hoá của sản phẩm
vụ đông cao, mang tính thời vụ cao Vì thế cần có biện pháp thu hoạch, bảoquản chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừatránh được rủi ro thị trường
(5) Sản xuất vụ đông đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về lao động, chi phívật chất Do vậy, để cây vụ đông đạt năng suất, chất lượng cao các hộ nôngdân cần phải có sự lựa chọn đầu tư thích hợp với điều kiện kinh tế của giađình cho vụ sản xuất này
b, Vai trò của sản xuất vụ đông
(1) Khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực: Việc tăng thêm vụ đông
đã góp phần làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, tận dụng các nguồn lực chosản xuất, giải quyết lao động lao động nông nhàn
(2) Tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống của nông dân, giảmkhoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn: Với việc phát triển cây
vụ đông có giá trị kinh tế cao, tỷ suất hàng hoá lớn, đem lại thu nhập cao chongười nông dân Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính và có vị tríquan trọng trong sản xuất nông nghiệp Với nhiều hộ sản xuất thì vụ đôngđang được coi là vụ sản xuất để làm giàu
(3) Sản xuất vụ đông cung cấp các loại thực phẩm có giá trị dinhdưỡng cao cho con người mà hiếm có sản phẩm khác thay thế Sản phẩm vụđông còn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và công nghiệp dượcphẩm
(4) Góp phầm cải tạo và bồi dưỡng đất: Sản xuất vụ đông một cáchhợp lý và có khoa học sẽ góp phần tăng độ phì nhiêu của đất Sản xuất vụđông một mặt làm tiêu hao dinh dưỡng đất, mặt khác do đặc tính sinh học vàđặc tính canh tác của cây vụ đông đã tạo nên sự kết hợp hài hoà giữa việc sử
Trang 20dụng đất với việc bồi dưỡng đất lâu dài Cây vụ đông thường là cây trồngcạn và được ứng dụng kỹ thuật canh tác của nghề làm vườn nên đã góp phầncải thiện chế độ dinh dưỡng của đất.
Tóm lại: Sản xuất vụ đông mang lại hiệu quả trên nhiều mặt: Cungcấp lương thực thực phẩm cho người, làm thức ăn cho gia súc, làm nguyênliệu cho chế biến, góp phần cải tạo và bồi dưỡng đất Đặc biệt, làm tăng thunhập tiền mặt, tăng tích luỹ và nâng cao mức sống của nông dân
c, Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây vụ đông
(1) nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Thời tiết: Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa làđiều kiên thuận lợi để phát triển đa dạng các giống cây trồng Do yêu cầu vềđiều kiện thời tiết nên cây vụ đông chỉ sản xuất được ở miên bắc Thời tiết
vụ đông của khu vực miền bắc thường ít mưa đầu vụ cùng với nhiệt độ thấp,không khí khô, trời ít sương, gió bấc tạo điều kiên thuận lợi cho các cây rau
vụ đông ưa nhiệt độ thấp phát triển (nhiệt độ thích hợp là khoảng 15°C 20°C) Nếu thời tiết mưa đầu vụ nhiều và kéo dài, ít rét kết hợp với nóng vànồm nhiều thì đó là những điều kiện không thuận lợi mà gây khó khăn chosản xuất vụ đông Nếu thời tiết có sương muối cây rẽ bị chết, rễ bị quăn lá,rụng lá, rụng hoa, thối quả làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sảnphẩm vụ đông
Đất đai: Đất đai có tầm quan trọng đặc biệt đối với cây trồng Đốivới cây vụ đông thì càng quan trọng hơn nữa vì mỗi chủng loại cây thíchhợp với loại đất có thành phần cơ giới, lý – hoá học nhất định Nắm bắt đượctừng loại đất hộ nông dân sẽ sử dụng hợp lý, khai thác tốt tiềm năng của đất
(2) Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội
Trang 21Sản xuất vụ đông theo hướng sản xuất hàng hóa cũng chịu sự chi phốicủa các quy luật kinh tế như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luậtgiá trị, các chính sách của nhà nước,… và chịu rất nhiều tác động của cácyếu tố đầu vào, quy mô sản xuất, các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn,kinh nghiệm sản xuất, tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất.
- Nguồn lực: Nguồn lực hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụcho sản xuất như vốn, lao động, điều kiện tự nhiên, tri thức Trong sản xuấtkinh doanh các nguồn lực được hiểu đó là giá trị đầu vào, là điều kiện vậtchất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh Người sản xuất hoàn toànchủ động về nguồn lực sẽ thực hiện tốt hơn quá trình sản xuất của mình
+ Về lao động: Lao động là hoạt động có múc đích của con ngườithông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động Tuy nhiên, laođộng của các nông hộ có đông về số lượng nhưng cơ bản vẫn là lao động thủcông, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức về cơ chế thị trườngcòn hạn chế do đó năng suất lao động chua cao Để đẩy mạnh phát triển sảnxuất cây vụ đông yêu cầu cần thiết là phải bồi dưỡng một đội ngũ lao động
có chất lượng cao phù hợp với tình hình mới
+ Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong việc sản xuất cây
vụ đông: Cây vụ đông đa phần là có thời kỳ sinh trưởng ngắn đòi hỏi sựchăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới đạt được năng suất caochất lượng tốt Nếu chủ hộ có trình độ văn hoá cao, có kinh nghiệm trồng vàchăm sóc cây vụ đông sẽ lựa chọn giống cây trồng, biện pháp canh tác, sửdụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý
+ Chính sách của nhà nước: Trong cơ chế phát triển của nền kinh tếthị trường, dưới tác động từ nhiều phía các hoạt động kinh tế và các chínhsách nhà nước ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể cho mỗi đối tượngtrong mọi lĩnh vực Trong những năm gần đây nhà nước đã ban hành nhiều
Trang 22chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân tích cựcsản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào để tăng cao hiệu quả kinh tếtrong sản xuất Nhiều chính sách đã thực sự thúc đẩy nền sản xuất phát triển.
(3) Nhóm yếu tố kỹ thuật:
- Giống: Giống là yếu tố vô cùng quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếptới sản lượng và chất lượng sản phẩm Những giống cây trồng có khả năngthích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, chịu thâm canh và có khả năngtrống chịu tốt với sâu bệnh và sự thay đổi bất thường của thời tiết sẽ chonăng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt Ngày nay, cùng với sự phát triển củacông nghệ sinh học nhiều giống cây trồng có chất lượng tốt được đưa vàosản xuất Tuy nhiên để khai thác giống có hiệu quả người nông dân cần đượchướng dẫn cụ thể về kỹ thuật sản xuất của từng giống đồng thời người nôngdân cũng cần phải có một trình độ canh tác phù hợp với yêu cầu
- Thời vụ gieo trồng: Thời vụ gieo trồng là thời điểm thuận lợi chocây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tính từ khi gieo hạt, qua quá trình sinhtrưởng, phát triển đến thời kỳ thu hoạch Đối với cây trồng vụ đông thời vụgieo trồng được tính từ tháng 10 của năm trước đến tháng 1 của năm sau.Người nông dân cần bố trí cây trồng sao cho hợp thời vụ
- Kỹ thuật chăm sóc: Đối với sản xuất cây vụ đông thì kỹ thuật chămsóc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.Người sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, xử lý giống,trồng, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh
So với cây trồng khác, cây vụ đông thường bị nhều loại sâu bệnh khácgây hại Sâu bệnh hại cây vụ đông nhiều về chủng loại, sinh sôi với số lượnglớn, mật độ cao, trên một vùng rộng lớn và hầu như suốt vụ, có ở mọi vùngsản xuất cây vụ đông Để bảo vệ cây vụ đông trống lại sâu bệnh gây hại một
Trang 23cách có hiệu quả cần áp dụng hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp Hệthống này bao gồm các yếu tố sau.
+ Tìm kiếm và sử dụng các giống cây vụ đông chống chịu sâu bệnh.Cần nắm được những thông tin cần thiết và kịp thời về các giống cây vụđông có khả năng trống chịu ở từng vùng sản xuất
+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp với cácyêu cầu và giai đoạn phát triển của cây rau
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kể cả ở trong vườn ươmcũng như ở đồng ruộng
+ Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách thận trọng vàhợp lý
2.1.3 Sản phẩm rau và chất lượng sản phẩm rau
2.1.3.1 Sản phẩm rau
Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất Tổng hợp các thuộc tính
về cơ học, lý học, hoá học và các thuộc tính có ích khác làm cho sản phẩm
có công dụng nhất định và có thể thoả mãn những nhu cầu của con người
Sản phẩm rau là bộ phận của những cây hàng năm, cây hai năm, vàcây thân thảo lâu năm dùng làm thực phẩm
Sản phẩm rau được lấy từ nhiều bộ phận khác nhau: hoa, lá, quả,thân, rễ…
Sản phẩm rau có những đặc điểm sau:
(1) Có khối lượng lớn
(2) Chứa nhiều nước và các chất dinh dưỡng
(3) Rễ hư hỏng, khó bảo quản và không chịu vận chuyển
(4) Rễ chế biến
Trang 242.1.3.2 Chất lượng sản phẩm rau
Vì các cây rau là những sinh vật chết dần sau khi thu hoạch Hiệntượng thay dổi chất lượng có thể quan sát thấy dễ dàng, trước hết là hiệntượng héo do mất nước, cây rau tiếp tục bị mất nước sẽ mền nhũn và thayđổi màu sắc Cây rau sẽ giảm khối lượng, chất lượng, độ giòn và hương vị,
và cuối cùng cây rau bị thối, rữa
Sản phẩm rau chứa nhiều dinh dưỡng, nước và với số lượng sản phẩmlớn, khó bảo quản, rau rễ bị héo, thối chất lượng giảm nhanh theo thời gian saukhi thu hoạch vì thế rau cần được tiêu thụ ngay sau khi thu hoạch
Như chúng ta đã biết hàng hoá được sản suất ra là để tiêu thụ trên thịtrường Như vậy để tiếp cận với vấn đề chất lượng phải xuất phát từ kháchhàng, đứng trên quan điểm của khách hàng vì khách hàng là người tiêudùng trực tiếp sản phẩm mà chúng ta cung cấp
Chất lượng là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến giá trị sửdụng và giá trị hàng hoá
Trên thế giới người ta quan niệm chất lượng cây rau rất đa dạng vàphong phú Chất lượng của rau tươi là sự kết hợp được những đặc điểm tốt
về giá trị của cây rau Người ta có nhiều cách nói về chất lượng như: Chấtlượng hàng hoá, chất lượng ăn uống, chất lượng dinh dưỡng, chất lượngtráng miệng, chất lượng mẫu mã và chất lượng vận chuyển Các chỉ tiêu vềchất lượng có thể quan sát bằng mắt, cầm nắm, thử nếm và phân tích trongphòng thí nghiệm
Thành phần của chất lượng:
(1) Kích cỡ: Khối lượng, kích thước, tỷ lệ chiều cao/ đường kính,hình thái mẫu mã Độ phẳng, độ mịn, độ ngọt,độ rắn chắc và độ đồng đều
Trang 25(2) Màu sắc: Mức độ đồng đều, màu thẫm, nhạt, bong láng, bề mặt cósáp bong.
(3) Cấu trúc: Độ chặt, xốp, mềm, sù sì, tính rẻo
(4) Hương vị: Thơm, ngọt, đắng, chua, chat
(5) Khẩu vị: Ngon, hợp khẩu vị
(6) Giá trị dinh dưỡng: Hàm lượng chất khô, đường, protein, vitamin
và chất khoáng, v.v…
Trong xu thế của sản xuất thâm canh và chạy theo cơ chế thi trườngngười sản xuất rau đang sử dụng một cách bừa bãi thiếu chọn lọc về kỹthuật hóa học, công nghệ sinh học … làm ô nhiễm các sản phẩm rau, gâynên những hậu quả cho người dùng và môi trường sinh thái Trước thựctrạng đó, các quy trình kỹ thuật, công nghệ áp dụng vào sản xuất để pháttriển ngành sản xuất rau an toàn ra đời góp phần làm sạch môi trường vànâng cao chất lượng sản phẩm rau
Sản phẩm rau an toàn là sản phẩm rau không dập nát, úa, hư hỏng,không có đất bụi bao quanh, không chứa các sản phẩm hoá học độc hại,hàm lượng NO3, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng nhưcác vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo các tiêu chuẩn an toàn, đượctrồng trên các vùng đất không bị nhiễm các kim loại nặng, canh tác theonhững quy trình kỹ thuật được gọi là quy trình tổng hợp, hạn chế việc sửdụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối thiểu cho phép
2.1.4 Thị trường rau và tiêu thụ sản phẩm rau
Theo quan điểm chung thì thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt độngtrao đổi hàng hoá được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan
hệ do chúng phát sinh và gắn liền với một không gian nhất định
Trang 262.1.4.1 Thị trường rau
a, Yếu tố và chủ thể của thị trường rau
Các nhà sản xuất đều nhận thức được tầm quan trọng của khía cạnhkinh tế trong sản xuất rau Tình trạng phổ biến là thông tin liên quan giữasản xuất và thị trường tiêu thụ rau còn thiếu rất nhiều
Có ít nhất 4 yếu tố quan trọng để xác định điều kiện cho phép lưuthông trên thị trường Các yếu tố này có liên hệ chặt chẽ với nhau:
(1) yếu tố thứ nhất là chất lượng sản phẩm Để có vị trí trên thị trườngthì cần phải duy trì chất lượng rau tốt nhằm được giá bán cao hơn trongchiến lược kinh doanh
(2) Yếu tố thứ hai là khối lượng rau có chất lượng cao Điều này cóthể nhận thấy khi người sản xuất đã đảm bảo được chất lượng rau với khốilượng đủ để thoả mãn nhu cầu thị trường là rất cần thiết
(3) Yếu tố thứ ba là tính liên tục của sản phẩm Yếu tố này liên quanchặt chẽ với hai yếu tố trên nhằm thu hút người thu gom, người bán buôn vàngười vận chuyển Tính liên tục về chất lượng và cung cấp sản phẩm sẽ tạo
ra hiệu ứng và luôn được thể hiện qua yếu tố thứ tư là giá cả - vấn đề màngười sản xuất rất quan tâm
Khi người sản xuất đã thoả mãn được ba yếu tố đầu tiên mà thi trườngđòi hỏi thì chắc chắn sẽ thu được giá trị cao hơn so với giá trung bình vềchất lượng và khối lượng
Vậy ai sẽ là người tham gia vào thị trường để cung cấp hàng hoá đếnmọi nơi?
Đầu tiên là người trồng rau, thể hiện qua các hoạt động của họ trongsản xuất rau và bắt đầu bằng việc gieo những hạt giống tốt Sau người trồngrau sẽ là người đóng gói thu gom, những người này cũng có thể là người sảnxuất hoặc không tham gia sản xuất rau và tiếp theo là người vận chuyển, bán
Trang 27buôn, Siêu thị, các trung tâm và chợ đóng vai trò quan trọng trong việc đưasản phẩm đến người tiêu dùng.
Phản ứng của người tiêu thụ thông qua lượng hàng hoá bán ra sẽ đượcthông tin đến người sản xuất Tuy vậy vai trò của quảng cáo cũng không nênxem nhẹ Thông qua quảng cáo người tiêu dùng bị thuyết phục để muanhững sản phẩm mà có khi người tiêu dùng không có ý định mua
Điều đó chỉ để chứng minh rằng người tiêu thụ không hoàn toàn nắmgiữ vai trò điều hành nhu cầu của thị trường
b, Tính phức tạp của thị trường rau
Không giống như các sản phẩm nông nghiệp khác, sản phẩm củangành trồng rau được thu hoạch ở các thời điểm khác nhau do quá trình chín,cũng như yêu cầu sản xuất và tiêu thụ
Do đó các điều ảnh hưởng tới thị trường là rất phức tạp và đa dạngnhất là những loại rau có tỷ lệ thối hỏng cao Có một số vấn đề quan trọngthường thấy ở thị trường như sau:
(1) Sản phẩm cuối cùng của rau thường phải tươi ngon và giữ nguyênvẹn hình dạng Thông thường khi rau đến tận tay người tiêu dùng phải tươixanh như khi mới thu hoạch Những sản phẩm rau qua bảo quản bằng cáchlàm lạnh hay đóng hộp cần được giữ nguyên hình dạng như trạng thái banđầu Điều này thường không giống so với nhiều loại nông sản khác đã quachế biến
(2) Để đưa sản phẩm rau ra thị trường cần có một hệ thống hỗ trợphức tạp và đa dạng
(3) Thường thì rau trồng chính vụ giá cả thị trường nhiều khi lại thấphơn giá thành sản xuất Tuy nhiên người trồng rau sẽ được bù đắp ở những
vụ sau khi cung không đủ cầu và giá cả lúc đó sẽ rất cao
Trang 28(4) Các yếu tố tiếp theo dòng thị trường là đóng gói và vận chuyểnhàng hoá Do đặc điểm của rau là rễ bị hư thối nên quá trình này cần nhanhgọn, chuyên chở nhẹ nhàng, cũng như môi trường bảo quản cho sản phẩmđược tươi, tránh bụi bẩn và các nguồn dịch hại khác Do đặc điểm của rau rễ
bị hư hỏng sau khi thu hoạch, mặt khác do nhu cầu của tiêu dùng nên phảiphân phối kịp thời từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Để duy trì hệ thống hỗtrợ này cần có sự đầu tư vốn cho hệ thông thu gom,vận chuyển, bán buôn,bán lẻ và các dịch vụ khác có liên quan
2.1.4.2 Tiêu thụ và các kênh tiêu thụ rau
a, Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiến hành của bất kỳ nhà sản xuất nào
mà thực chất là quá trình thu hồi lại giá trị đã bỏ ra trong sản xuất bằng cáchbán sản phẩm của mình
Để tiến hành tái sản xuất thì nhà sản xuất phải thu hồi lại vốn đã bỏ racho chu kỳ sản xuất trước và lợi nhuận tăng thêm để tích lỹ tư bản vì thế tiêuthụ là khâu bắt buộc đối với mọi nhà sản xuất
Để tiêu thu được sản phẩm của mình nhà sản xuất phải tìm cách đưađược sản phẩm của mình ra thị trường đến được với người tiêu dùng và đượcngười tiêu dùng chấp nhận
b, Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ của sản phẩm
Có nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ của sản phẩmsong có mấy yếu tố sau đây mà người sản xuất cần chú ý
(1) Thị trường: Thị trường là yếu tố quyết định lớn nhất tới khả năngtiêu thụ của sản phẩm Từ quy mô của thi trường, khoảng cách từ nơi sảnxuất tới nơi tiêu thụ, đặc điểm của thị trường,… sẽ quyết định sản phẩm cóđược thị trường chấp nhận hay không
Trang 29(2) Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm yếu tố quyết định rằngsản phẩm có chỗ đứng lâu dài trong thị trường hay không.
(3) Hệ thống hỗ trợ giúp đưa sản phẩm tới được thị trường: Hệ thống
hỗ trợ bao gồm giao thông, vận chuyển, người thu gom, người chế biến,v v Người tiêu thụ không hoàn toàn nắm giữ vai trò điều hành của thi trường.Chính hệ thống hỗ trợ giúp đưa sản phẩm tới được người tiêu dùng
c, Các kênh tiêu thụ rau
Phần lớn người trồng rau thường không tìm cách tham gia vào hoạtđộng thị trường mà bán sản phẩm của họ tại cổng trại (hay đầu bờ) Có một
số cách đầu tư vào công đoạn thị trường để tăng thêm giá trị sản phẩm và lợiích Sơ đồ đưới đây sẽ minh hoạ toàn bộ quá trình từ người trồng tới ngườitiêu thụ
Trang 30Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm rau
Rau tại cổng trại hoặc đầu bờ
Người vận chuyển Người thu gom
Chi tiêu của người tiêu dùng
Kênh chính Kênh phụ
Trang 312.1.5 Lý luận về rủi ro và rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp
2.1.5.1 Lý luận về rủi ro
Khi theo lợi nhuận trong kinh doanh, người quản lý thường gặp rủi ro Rủi
ro và bất định là vấn đề không thể tránh khỏi trong sản xuất, do đó quản lý tàichính nói chung, quản lý tài chính trong nông nghiệp nói riêng là việc đưa ra cácquyết định tài chính trong môi trường của rủi ro và bất định
Nhiều nhà kinh tế học đã định nghĩa “rủi ro” theo các cách khác nhau
Frank Knight, một học giả người Mỹ đầu thế kỷ 20 định nghĩa “rủi ro là
sự bất trắc có thể đo lường được” Alain Willet cho rằng “rủi ro là sự bấttrắc có thể liên quan đến biến cố không mong đợi” Còn Irving Perfer lại nói
“rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất”.Một nhà kinh tế học người Anh là Marilic Hurt Carty quan niệm “rủi ro làtình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được”.Theo ông “kinh nghiệm hoạt động của một doanh nghiệp có thể cung cấpchứng cứ của tần số các biên cố riêng biệt trong qúa khứ và do đó cho phépcác nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phân bố xác suất xuất hiện cácbiến cố trong tương lai” Như vậy, các định nghĩa tuy có khác nhau nhưngđều thống nhất ở một nội dùng coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, gây
ra thiệt hại và có thể đo lường được
Chúng ta cũng cần phân biệt sự bất định Bất định là sự bất trắc không thể
đo lường bằng xác suất
Chính vì rủi ro gây ra mất mát thiệt hại nên không ai mong đợi Song rủi
ro là những bất định vì thế không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Tuy nhiên rủi ro lại có thể đo lường được và đây chính là cánh cửa hé mở chocác nhà sản xuất kinh doanh đi vào thế giới rủi ro để tìm kiếm vận may
Tác hại của rủi ro trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Trang 32(1) Đối với người sản xuất kinh doanh: Rủi ro xảy ra có ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, lợinhuận, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.
(2) Đối với nhà nước: Nếu rủi ro xảy ra trên quy mô lớn và với mặt hàngthiết yếu sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa tăng cao đột ngột
(3) Đối với người tiêu dùng: người tiêu dùng có thể sẽ phải mua hàng hoávới giá rất cao và khan hiếm
2.1.5.2 Các loại rủi ro và bất định trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Trong nông nghiệp, rủi ro và bất định có thể chia thành những loại sau:
a, Rủi ro và bất định trong sản xuất:
(1) Rủi ro và bất định gây ra bởi những thay đổi về thời tiết, khí hậu hay
do tình trạng sâu bệnh đối với cây trồng, dịch bệnh đối với gia súc Những vùngkhí hậu khắc nghiệt thường có nhiều thiên tai lớn cho sản xuất nông nghiệp.Tình trạng sâu bệnh cho các loại cây trồng, dịch bệnh và sự lây lan đối với giasúc thường gây ảnh hưởng lớn đối với kết quả sản xuất nông nghiệp Đây lànhững rủi ro và bất định thông thường trong tự nhiên đối với sản xuất nôngnghiệp Trong quản lý thực tiễn, người quản lý cần tính toán đầy đủ để hạn chếthiệt hại lớn đối với sản xuất
(2) Rủi ro và bất định do thiên tai Thiên tai như hạn hán, lũ lụt gây rathiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, có thể dẫn đến mất trắng
(3) Rủi ro và bất định do kỹ thuật áp dụng trong sản xuất Là loại rủi ro vàbất định có liên quan đến những mặt sau:
Khi nông dân theo đuổi kỹ thuật mới trong nông nghiệp như áp dụnggiống mới, phân bón, thức ăn gia súc mới, sử dụng máy móc công nghệ mới…
Trang 33thì một số nông dân có kinh nghiệm có thể thành công, nhưng một số khác lạithất bại.
Kỹ thuật thay đổi nhanh chóng cũng có thể tạo ra những rủi ro và bấtđịnh Chẳng hạn, khi đang theo đuổi một phương pháp mới thì lại xuất hiệnphương pháp mới hơn làm cho việc theo đuổi ban đầu trở nên vô ích
Trường hợp nông dân không có điều kiện theo đuổi kỹ thuật mới, bảnthân họ cũng bị mất mát do lạc hậu và không điều chỉnh kịp sản xuất để sử dụngđầy đủ tiềm năng sẵn có của họ Họ trở thành người bảo thủ trong sản xuất hayđược coi là người có phản ứng thấp với kỹ thuật Khi đó họ bị thua thiệt dokhông theo đuổi kịp về kỹ thuật
(4) Rủi ro và bất định do giá cả đầu vào: Giá cả là yếu tố không thể lườngtrước được Giá cả thay đổi gây ra những ảnh hưởng lớn đối với nông dân Giá
cả có thể thay đổi hàng tuần, hàng tháng… Vì giá có ảnh hưởng lớn đến sản xuấtnông nghiệp nên ở một số nước chính phủ thường có chương trình quản lý giánhằm hạn chế rủi ro cho một số ngành, một số lĩnh vực trong sản xuất nôngnghiệp ngày nay, do tiến bộ kỹ thuật ngày càng cao nên lượng đầu vào trongsản xuất ngày càng lớn Khi giá đầu vào thay đổi thường ảnh hưởng lớn đến thunhập của hộ nông dân Quy mô sản xuất của nông dân càng lớn thì ảnh hưởng vềgiá đầu vào đối với họ càng mạnh
(5) Khi nông dân đi vay vốn hay thuê đất để sản xuất thì người cho vayhay cho thuê có thể đưa ra các điều kiện để người vay hay thuê phải chịu rủi ro
và bất định
Đặc điểm tài sản của nông dân là những tài sản có tính hữu hình cao (đất,nhà, công cụ, gia súc,…) Khi nông dân vay nợ, chúng được coi như những vậtthế chấp Nếu cam kết nợ bị vi phạm, tài sản của họ rễ trở thành vật trả nợ chochủ Khi đó việc mất tài sản để sản xuất không thể tránh khỏi
Trang 34(6) Do phá hợp đồng về sản xuất Loại rủi ro này thường gây ra khôngphải bởi do người nông dân.
(7) Những chương trình quy hoạch công cộng (giao thông, đô thị, môitrường,…) cũng có thể tạo ra những rủi ro và bất định đối với sản xuất của một
số nông dân, chẳng hạn khi tài sản của họ nằm trong khu vực được quy hoạch…
(8) Những vụ kiện cáo hay tai nạn bất thường đối với người làm thuê cho
hộ nông dân
(9) Do chính sách của nhà nước: các chính sách của nhà nước đối với sảnxuất nông nghiệp cũng có thể gây ra rủi ro cho người sản xuất nông nghiệp.Những dạng rủi ro và bất định trên cần được cân nhắc trong các kế hoạch tàichính hàng năm nhằm tăng khả năng chịu đựng rủi ro trong sản xuất nôngnghiệp
b, Rủi ro và bất định trong tiêu thụ
(1) Rủi ro do sự biến động giá của sản phẩm đầu ra: Giá của sản phẩmđầu ra nông nghiệp luôn biến động điều này là do đặc thù của sản xuất nôngnghiệp mang tính chất mùa vụ Tại thời điểm chính vụ thu hoạch khi đólượng sản phẩm cung cấp nhiều cung vượt quá cầu làm cho giá sản phẩmthường rẻ, có khi nếu người nông dân bán sản phẩm thì thu không đủ bù chi phíđầu tư sản xuất
(2) Rủi ro do thị trường: Thị trường sản phẩm nông nghiệp thường đadạng về chủng loại và số lượng, đặc biệt là có các hàng hoá thay thế Vì vậy, thịtrường sản phẩm nông nghiệp thường biến động bất thường gây ra không ít rủi
ro cho người sản xuất trong thời điểm tiêu thụ sản phẩm
(3) Rủi ro do thời tiết khí hậu: Khi thu hoạch sản phẩm nông nghiệp yếu
tố thời tiết là vô cùng quan trọng Nhất là sản phẩm rau yếu tố thời tiết có ảnhhưởng lớn tới chất lượng sản phẩm, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch Thời tiết
Trang 35còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn về chủng loại sản phẩm của người tiêu dung Khảnăng vận chuyển tới các thị trường xa nơi sản xuất.
(4) Rủi ro trong tiêu thụ cũng có thể đến từ các phương tiện thông tin đạichúng Khi một phương tiện thông tin đại chúng phê bình hay đưa một nguồn tinkhông có lợi cho một sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường thì ngay lập tức sảnphẩm đó sẽ rớt giá thê thảm hoặc tệ hơn nữa là sẽ bị người tiêu dung tẩy chaykhông sử dụng Vì thế khi đưa một nguồn tin về sản phẩm trên phương tiệnthông tin đại chúng cần phải được thẩm định chính xác
Ngoài các nguyên nhân trên còn nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới sảnxuất và tiêu thụ nông sản như: chính sách của nhà nước không phù hợp, chưa ổnđịnh hoặc ảnh hưởng giá cả trên thị trường thế giới, Các quy định hoạt động củacác tổ chức kinh tế the giới…
2.1.5.3 Các quan điểm đối với rủi ro của người nông dân
Người quản lý tài chính của hộ (thường là chủ hộ) có thể có những quan điểmrất khác nhau đối với rủi ro Việc lựa chọn quan điểm này hay quan điểm khác có liênquan đến thái đội của họ trong ứng xử với rủi ro Có 3 quan điểm chính:
a, Quan điểm thận trọng
Phần lớn nông dân có thái độ ứng xử không thích rủi ro tức là tìm cách nétránh rủi ro vì họ cho rằng rủi ro làm giảm thu nhập của họ Khi rủi ro tăng, họmuốn được bù đắp bằng lượng thu nhập cao hơn Mỗi người có mức độ chấpnhận rủi ro khác nhau
Sự thận trọng có thể hạn chế được rủi ro, nhưng họ cũng mất đi cơ hội cóđược thu nhập cao hơn
b, Quan điểm mạo hiểm
Trong khi một số người thận trọng đối với rủi ro thì một số người khác lại
có thái độ ứng xử tìm kiếm rủi ro tức là dám chấp nhận rủi ro mạo hiểm Chẳng
Trang 36hạn, một người nông dân mua một vé xổ số 5.000 đồng tức là sự không thoảdụng gần như chắc chắn liền quan đến việc mất di 5.000 đồng được so với sựthoả dụng rất hiếm khi xảy ra khi kiếm được giải thưởng 100 triệu đồng.
c, Quan điểm kết hợp
Người quản lý kinh tế hộ có kinh nghiệm đưa ra quan diểm “lành mạnh”đối với rủi ro tức là kết hợp cả hai quan điểm trên Sự thận trọng được đặt ra khirủi ro đủ lớn để gây ra những nguy hiểm cho tình trạng tài chính của họ trongsản xuất kinh doanh Tình trạng đó có thể được ví dụ bằng hình ảnh một chiếc
xe chở hàng nặng tới mức xe có thể bị hỏng khi gặp một va vấp nhỏ trên đường.Khi đó sự thận trọng được chú ý vì trên đường đi có thể có vô số các va vấp làmcho xe có thể bị hư hỏng Người quản lý kinh tế hộ sẽ không đầu tư nguồn lựcnhiều tới mức có thể bị mất trắng đến phá sản
Ngược lại, người quản lý kinh tế hộ cũng không nên quá thận trọng tới mứchoàn toàn chỉ biết tìm cách chống lại rủi ro Đôi khi họ cũng phải chấp nhậnmạo hiểm trong sản xuất để có được thu nhập cao hơn
2.1.5.4 Các biện pháp hạn chế rủi ro và bất định
Rõ ràng rủi ro và bất định là không thể tránh khỏi Chúng chỉ có thể đượchạn chế bằng một ssố biện pháp trong quá trình sản xuất kinh doanh Thôngthường, người quản lý sản xuất kinh doanh dùng nhiều biện pháp hạn chế rủi ro
và bất định Có biện pháp thuộc về sản xuất, có biện pháp thuộc về tài chính haythị trường Sau đây là các biện pháp chủ yếu
a, Mua bảo hiểm
Mua bảo hiểm là biện pháp tài chính quan trọng và rất thông dụng nhằmhạn chế rủi ro và bất định Mua bảo hiểm là cách bù đắp tốt nhất khi rủi ro xảy
ra Thông thường người mua bảo hiểm phải đóng góp một khoản tiền nhất định
và khoản tiền đó nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ có thể xảy ra rủi ro Các tổ
Trang 37chức bảo hiểm bán bảo hiểm nhằm thu được quỹ tiền tệ để bù đắp các rủi rotrong xã hội Tổ chức bảo hiềm dùng một phần quỹ để đề phòng rủi ro chung.Khi rủi ro xảy ra, tổ chức bảo hiểm căn cứ vào mức độ rủi ro để đền bù thiệt hại.Trong thực tế, không ai muốn có rủi ro xảy ra đối với mình và nói chung rủi rocũng ít khi xảy ra đồng loạt với mọi người, do đó các tổ chức bảo hiểm lấy tiềncủa số đông người không bị rủi ro để giúp cho người gặp rủi ro Bằng cách muabảo hiểm sản xuất, người sản xuất sẽ được bù đắp thiệt hại khi gặp rủi ro và bấtđịnh Các lĩnh vực hay các ngành sản xuất có mức độ rủi ro và bất định càng lớnthì số tiền mua bảo hiểm càng nhiều.
Nền kinh tế càng phát triển, các hình thức bảo hiểm càng phát triển Bảohiểm tài sản là loại bảo hiểm trở nên rất phổ biến Khi sản xuất có tỷ lệ tài sảncàng lớn thì càng cần thiết phải có các hình thức bảo hiểm, bởi vì khi đó mức độrủi ro càng nghiêm trọng
b, Dự trữ tài chính
Ngoài bảo hiểm, người quản lý tài chính trong nông nghiệp còn dự trữ tàichính trong các kế hoạch sản xuất Dự trữ tài chính đầy đủ là biện pháp hạn chếrủi ro và bất định tốt, nhưng chi phí cho dự trữ tài chính thường cao Chi phí cho
dự trữ tài chính phụ thuộc vào lãi suất tiết kiệm và tỷ suất lợi nhuận đầu tư
Hầu hết nông dân có mong muốn có dữ trữ tài chính bằng tiền cho nhữngchi phí bất thường như sự cố về máy móc, gia súc ốm đau, tình hình sâu bệnh,chi phí đầu tư tăng thêm, tình hình giảm giá nông sản,… Dự trữ cũng có thểkhông phải là tiền mà là vật tư như thức ăn gia súc, năng lực trang bị tài sản caohơn nhu cầu…
Điều kiện “tín dụng dự trữ” là một dạng quan trọng của dự trữ tài chínhnhằm chông lại rủi ro và bất định (“Tín dụng dự trữ” là thuật ngữ nói về khảnăng có thể sử dụng tín dụng Nó chưa phải món nợ nghư tín dụng thông thường
Trang 38mà là khả năng có thể đi vay) Trong thực tế, nguời quản lý tài chính có kinhnghiệm thường có lượng dự trữ tiền mặt thấp nhưng lại có khả năng “tín dụng
dự trữ” lớn vì chi phí của “tín dụng dự trữ” nhỏ hơn chi phí dự trữ tiền mặt Giả
sử tiền được đầu tư cho sản xuât có tỷ suất lợi nhuận là 18%/ năm, tiền gửi tiếtkiệm có lãi suất 12%/ năm và tiền đi vay có lãi suất 15%/ năm Khi đó chi phícủa dự trữ tài chính khi gửi tiền tiết kiệm là chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuậnđầu tư và lãi suất tiền gửi tiết kiệm (18% - 12% = 6%), còn chi phí của “tín dụng
dự trữ” là chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận và lãi suất đi vay (18% - 15% =3%) Rõ ràng, chi phí bằng “tín dụng dự trữ” nhỏ hơn chi phí dự trữ tiền mặt Do
đó chỉ nên giữ một lượng tiền mặt tối thiểu Chi phí “tín dụng dự trữ” cũng đượctối thiểu hoá bằng cách tìm vay từ những nguồn có lãi suất thấp
c, Ổn định giá cả
Những biến động về giá vật tư nông sản có thể lấy mất lợi nhuận biên củanông dân cho dù họ là người sản xuất có hiệu quả Do đó người sản xuất có thểkết hợp với người chế biến và người tiêu thụ để có các biện pháp ổn định giá cảnhằm trống lại những thay đổi bất lợi về giá Người sản xuất có thể dụng cáccách sau:
(1) Tìm cách cố định giá trong các hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ.(2) Hợp đồng trước về giá giao dịch trong tương lai
Các biện pháp trên nhằm cố định mức gía thoả thuận giữa các bên đểtránh những biến động về giá trong quan hệ giữa nông dân với người cung cấpđầu vào hay người têu thụ sản phẩm
Việc giãn mức mua và bán cũng là biện pháp quan trọng có thể dùng đốivới những hàng hoá dự trữ (hàng tồn kho) nhằm giảm rủi ro và bất định Về lýthuyết, giá hàng hoá sẽ tiếp tục tăng sau khi thu hoạch vì phải cộng thêm chi phílưu kho Nhưng diều đó luôn luôn không hoàn toàn xảy ra trong thực tế Giãn
Trang 39mức mua và bán sẽ hạn chế khả năng nhân được giá bất lợi và hy vọng sẽ cóđược mức bình quân về giá trong năm.
Sử dụng đúng các biện pháp ổn định giá có tác dụng giải quyết rủi ro vềgiá, nhưng xử lý không đúng có thể làm tăng rủi ro Do đó việc tìm hiểu kỹ vềcác thông tin về thị trường là rất quan trọng
d, Đa dạng hoá sản phẩm
Đa dạng hoá sản phẩm là một trong những biện pháp thông dụng đểphân tán rủi ro và bất định Cách “chia trứng ra nhiều rổ” sẽ làm gảm mất mátkhi gặp bất lợi trong sản xuất kinh doanh Rủi ro có thể xảy ra trong tất cả cácngành, nhưng cơ hội trống lại rủi ro cũng xuất hiện trong tất cả các ngành đó.Khi xảy ra mất mát ở một ngành không ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt đông sảnxuất kinh doanh
Để đa dạng hoá sản phẩm có hiệu quả thì những ngành sản xuất kinhdoanh không nên sản phẩm có cùng mức độ rủi ro như nhau Nếu các loại câytrồng đều bị ảnh hưởng như nhau đối với hạn hán, lũ lụt,… thì không nên chọnchung trong cùng một vụ sản xuất Mặt khác, nếu một ngành mới dự kiến mà lại
bị ảnh hưởng về biến động giá cả như một ngành đã có thì thêm ngành mới đó
sẽ chỉ làm tăng thêm rủi ro và bất định Sự đa dạng có hiệu quả để chống lại rủi
ro và bất đinh là khi tăng thêm ngành mới thì chúng bị ảnh hưởng ít hơn hoặc có
Trang 40dẫn tới một số ngành không có hiệu quả Trong nhiều trường hợp, sản xuất kinhdoanh ít ngành nhưng với quy mô lớn sẽ cho lợi nhuận cao hơn là kinh doanhnhiều ngành với quy mô nhỏ.
e, Linh hoạt trong kinh doanh
Khả năng linh hoạt trong kinh doanh có ưu thế hơn đa dạng hoá sản phẩm
để có thu nhập ổn định Những ngành kinh doanh linh hoạt có thể điều chỉnh kịpthời nhằm phản ứng lại với các thay đổi trong sản xuất Đối với những ngànhkinh doanh không linh hoạt, người nông dân có thể nhìn thấy trước sự giảm thunhập nhưng không thể thay đổi được Mặc dù những ngành có rủi ro và bất địnhlớn thường cũng cho thu nhập cao, do đó đa dạng hoá để giảm rui ro và bất địnhcũng tức là giảm khả năng có thu nhập cao Sự linh hoạt có ưu thế hơn để điềuchỉnh kinh doanh nhằm tránh rủi ro và bất định trong khi vẫn cho phép kinhdoanh ngay cả ngành có thể đạt được nhiều lợi nhuận hơn
Có ba kiểu đánh giá linh hoạt trong sản xuất:
(1) Linh hoạt về thời gian là loại linh hoạt chú trong chu kỳ cho sản phẩmcủa ngành kinh doanh Ngành sản xuất là cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc
sẽ ít linh hoạt hơn ngành trồng cây ngắn ngày hay chăn nuôi gia cầm Ngoài ra,
mô hình sản xuất chuyên môn hoá cao sẽ ít linh hoạt hơn mô hình sản xuất đamục tiêu
(2) Linh hoạt về chi phí là loại linh hoạt đưa ra khả năng điều chỉnh sảnxuất để đáp ứng những điều kiện thay đổi Ví dụ: người sản xuất thức ăn gia súc
có thể chọn khả năng vừa sản xuất thức ăn vừa chăn nuôi gia súc; Người chănnuôi gia súc cũng có thể vừa chăn nuôi gia súc thịt và gia súc cơ bản; Ngườitrồng trọt có thể vừa sản xuất hàng hoá vừa có thể dùng làm thức ăn gia súc haynuôi trồng thuỷ sản