1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại PGS.TS. Trần Khánh Đức

440 2,6K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 440
Dung lượng 4,24 MB

Nội dung

Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại PGS.TS. Trần Khánh ĐứcChia sẻ: dangtx1988 | Ngày: 14072014Cuốn sác Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại (Phát triển năng lực và tư duy sáng tạo) gồm 6 chương, trình bày cơ sở tâm sinh lý của hoạt động học tập và phát triển tư duy; dạy học và những thành tố cơ bản của quá trình dạy học; các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra và đánh giá kết quả học tập;...Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu Trang

Chương I CƠ SỞ TÂM - SINH LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY

Chương II DẠY HỌC VÀ NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA

QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

Chương III CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KỸ NĂNG DẠY HỌC

Chương IV CÁC HỆ THỐNG ĐÀO TẠO VÀ THIẾT KẾ, TỔ CHỨC

TRIỂN KHAI BÀI HỌC

Chương V PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT KIỂM TRA& ĐÁNH GIÁ

Trang 3

Lời nói đầu Cuốn sách này được biên soạn nhằm phục vụ yêu cầu giảng dạy và nghiên

cứu trong khuôn khổ của các môn học về “Lý luận và Phương pháp dạy học “ trong chương trình đào tạo cử nhân và thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành về sư phạm, giáo dục và quản lý giáo dục

Cuốn sách trình bày các kiến thức cơ bản và tương đối có hệ thống về lý luận

và phương pháp, kỹ năng dạy học hiện đại theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động dạy học, lấy người học làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động dạy học Đặc biệt chú trọng phương pháp, kỹ năng học, tự học của người học trong mối quan hệ chặt chẽ, tương thích với hoạt động dạy của giảng viên Đồng thời cuốn sách cũng dựa trên quan điểm hệ thống để nhìn nhận và phân tích toàn diện quá trình dạy học, mối quan hệ hữu cơ giữa các thành tố của quá trình dạy- học và

từ đó nâng cao năng lực, kỹ năng triển khai thực hành các phương pháp và kỹ thuật dạy học cho đội ngũ giảng viên, giáo viên Những nội dung cơ bản tổ chức khoa học lao động sư phạm, kỹ thuật thiết kế giáo án, xây dựng học liệu, biên soạn tài liệu học tập và tổ chức triển khai các loại bài giảng… cũng đã được trình bày trong các chương cuối của cuốn sách này

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, gắn giảng dạy với quá trình nghiên cứu và tự học, nâng năng lực tư duy nghiên cứu khoa học sư phạm và hoạt động thực tiễn của giảng viên, giáo viên, các nội dung được trình bày trong cuốn sách này chú trọng việc phát triển năng lực nêu và phân tích, tổng hợp vấn đề một cách có logic và hệ thống, năng lực thực hành triển khai các hoạt động, nhiệm

vụ và nội dung nghiên cứu về lý luận và phương pháp, kỹ năng dạy học hiện đại Cuốn sách này được biên soạn dựa trên Tập bài giảng của môn học này và các sách chuyên khảo về giáo dục, lý luận&phương pháp dạy học mà tác giả đã biên soạn và giảng dạy trong nhiều năm qua Đồng thời, có tham khảo và sử dụng nhiều nguồn thông tin, tư liệu;các sách chuyên khảo về lý luận và phương pháp dạy

Trang 4

học của nhiều tác giả khác trong và ngoài nước Trong đó, đặc biệt là các bài giảng, sách chuyên khảo về lý luận và phương pháp dạy học của các cố GS Nguyễn Ngọc Quang, GS Vũ Văn Tảo…, các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp và kỹ năng dạy học của nhiều Chương trình, Dự án quốc gia

và quốc tế… Tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả những ai đã góp phần vào việc biên soạn cuốn sách này

Giáo dục học nói chung và lý luận & phương pháp dạy học nói riêng là một lĩnh vực lớn, rất phức tạp cả trên bình diện lý luận và thực tiễn Vấn đề này có tính đa ngành, liên ngành, xuyên ngành cao và cũng đã được đề cập đến ở các khía cạnh khác nhau trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, giáo trình về triết học và triết học giáo dục; giáo dục học; lý luận và phương pháp dạy học; chiến lược dạy học hiệu quả… và các sách chuyên khảo khác về khoa học giáo dục

Với một vấn đề lớn và phức tạp như vậy, việc biên soạn cuốn sách này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tác giả xin trân trọng cảm ơn

và mong nhận được những góp ý và chỉ giáo của các nhà giáo, các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu có quan tâm đến vấn đề này cùng đông đảo các bạn học sinh, sinh viên, học viên các lớp cử nhân, cao học, nghiên cứu sinh về giáo dục và sư phạm

Hà Nội, Mùa thu năm 2013

Tác giả

PGS.TS Trần Khánh Đức

Viện sư phạm kỹ thuật-Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Giáo sư thỉnh giảng- Đại học Hiroshima, Nhật Bản

Trang 5

CHƯƠNG MỘT

CƠ SỞ SINH-TÂM LÝ CỦA HOAT ĐỘNG HỌC TẬP

VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY

Hoạt động học tập với tính chất là một hoạt động nhận thức-hành động là mộtthành tố của quá trình dạy học có liên quan trực tiếp đến các trạng thái và quá trình sinh lý

&tâm lý của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức - hành động này Do

đó, việc nghiên cứu những đặc trưng và quy luật sinh lý& tâm lý của quá trình nhận hành động của người học là cơ sở khoa học để tổ chức và triển khai các hoạt động dạy vàhọc hiệu quả

thức-I CƠ SỞ SINH LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

Trong lịch sử tiến hóa của con người, sự nảy sinh và phát triển về tâm lý, trí tuệ, ýthức…gắn liền với với sự nảy sinh và phát triển của hệ thần kinh mà đỉnh cao cuối cùng

là não bộ Không có não bộ với các đặc tính về cấu trúc và chức năng đặc biệt thì sẽkhông có ý thức, tâm lý, trí tuệ…con người Não là cơ sở vật chất, là cơ sở tự nhiên và

là khởi nguồn của tâm lý, trí tuệ Để phát triển tâm lý, trí tuệ, con người không chỉ cần

có bộ não khỏe mạnh mà phải thông qua hoạt động, giao tiếp trong đó hoạt động học tập

là hoạt động chủ đạo mang tính đặc trưng của xã hội loài người

Tổ chức hoạt động dạy học nói chung và hoạt động học tập nói riêng cần phải tuânthủ theo những đặc điểm và quy luật của hoạt động sinh lý thần kinh cấp cao vì bản chấtcủa quá trình tổ chức dạy học là quá trình truyền thụ hệ thống thông tin (các khái niêm,

sự kiện, quy luật, quá trình, quy trình, cấu trúc…) từ người giảng viên đến học viênnhằm hình thành ở họ hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp nhất định.Trong quá trình truyền thụ hệ thống thông tin, người giáo viên, giảng viên sử dụng ngônngữ bằng lời và cử chỉ hành động của cơ thể kết hợp với các học liệu, trực quan tác độngđến hệ thống các giác quan của học viên (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác và khứugiác) Các giác quan của con người, với tư cách là cơ quan tiếp nhận đầu tiên những kíchthích từ bên ngoài và biến những kích thích này thành những xung động dần truyền vàotrung ương thần kinh (bộ não) để xử lý Mỗi giác quan của con người lại có những đặcđiểm hoạt động riêng, vì vậy để hình thành và phát triển năng lực xã hội-nghề nghiệpthông qua hoạt động tổ chức dạy học trong giáo dục cần tuân theo những đặc điểm, quyluật hoạt động của mỗi giác quan và hoạt động sinh lý thần kinh của con người

Trang 6

1.1 Cấu tạo và hoạt động sinh lý thần kinh

1.1.1 Cấu tạo hệ thần kinh

Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người ở dướidạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là môthần kinh, gồm các tế bào thần kinh - nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao

cảm) Cũng chính các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạchthần kinh là chất xám và chất trắng Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộphận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh,

hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo Hoạt động thần kinhcấp cao ở người hình thành nên nhiều phản xạ có điều kiện rất phức tạp mà không sinhvật nào có được Dưới góc độ hoạt động sinh lý thần kinh, có thể nói bản chất của quá trình tổ chức dạy học, của hoạt động học tập là quá trình hình thành những phản xạ cóđiều kiện

Hình 1.1.Nơ-ron, đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh

Cấu tạo của một nơ-ron gồm: sợi nhánh (dendrite), thân nơ-ron (soma), sợi trục

(axon), bao mi-ê-lin (myelin sheath), eo răng-vi-ê (node of ranvier), xi-nap (synapse)

Trang 7

Nơ-ron có nhiều hình dạng: nơ-ron đa cực có thân nhiều sợi nhánh, nơ-ron lưỡngcực với một sợi nhánh và một sợi trục đối diện nhau; và nơ-ron đơn cực chỉ có một tua

do sợi nhánh và sợi trục hợp lại mà thành Chức năng cơ bản của nơ-ron là cảm ứng (tiếpnhận, sử lý, lưu giữ và dãn truyền hệ thống thông tin) những thông tin này được chuyểnhóa thành các xung thần kinh dưới dạng các tín hiệu hóa học Trên cơ sở đó, nơ-ron chialàm ba loại sau:

- Nơ-ron hướng tâm (nơ-ron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinhdẫn truyền thông tin dưới dạng xung thần kinh về trung ương thần kinh

- Nơ-ron trung gian (nơ-ron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, gồm nhữngsợi hướng tâm và li tâm, làm nhiệm vụ dẫn truyền thông tin dưới dạng xung thần kinh từcác nơ-ron cảm giác đến các nơ-ron vận động và ngược lại

- Nơ-ron li tâm (nơ-ron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ởhạch thần kinh sinh dưỡng), dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quanphản ứng để gây ra sự vận động của cơ thể

Bộ phận trung ương hệ thần kinh bao gồm:

- Hành tủy (nối tiếp tủy sống phình ra thành hình củ hành)

- Cầu não (ở giữa não giữa và hành tủy)

- Não giữa: Gồm hai cuống đại não và bốn củ não sinh tư

- Não trung gian: Gồm mấu não trên (ở phía trên epiphyse), mấu não dưới hay tuyếnyên (ở phía dưới, hypohyse), hai đồi thị (thalamus) ở phía giữa và vùng dưới đồi(hypothalamus) Bốn phần trên còn gọi là trụ não- bộ phận trung gian nối tủy sốngvới bán cầu não và tiểu não

- Tiểu não (nằm phía trụ não, dưới các bán cầu đại não)

- Bán cầu đại não (vỏ não + các hạch dưới vỏ não)

Chức năng chung phần dưới vỏ (hành tủy, tiểu não, não giữa, não trung gian) dẫntruyền hưng phấn từ dưới lên, từ bộ phận nọ sang bộ phận kia và từ trên xuống, điềukhiển các vận động, sự thăng bằng khi vận động, hoạt động của các tuyến nội tiết, các cơquan nội tạng và một phần hoạt động định hướng vùng não trung gian, đảm bảo sự thựchiện các phản xạ không điều kiện phức tạp

Cấu tạo của vỏ não

Vỏ não ở vị trí cao nhất của não bộ, ra đời muộn nhất trong quá trình lịch sử pháttriển của vật chất và là tổ chức vật chất cao nhất, tinh vi nhất, phức tạp nhất Vỏ não hợpbởi 6 lớp tế bào còn gọi là nơron dày khoảng từ 2-5mm Những tế bào thần kinh nàykhông được sinh sản thêm, nếu bị tổn thương thì không có khả năng khôi phục được các

tế bào mới Nhưng bù lại, các tế bào thần kinh của vỏ não có khả năng đặc biệt thay thếlẫn nhau để hoạt động, mà không có loại tế bào nào có khả năng này Vỏ não có diệntích khoảng 2200cm2, với khoảng 14-17 tỷ nơron Não người có khối lượng trung bình1,4kg Trên vỏ não có 4 thùy lớp (4 miền) do 3 rãnh tạo ra:

Trang 8

-Thùy trán (ranh giới nằm giữa rãnh Rolando và rãnh Sylvvius) còn gọi là miềnvận động

- Thùy đỉnh (ranh giới nằm giữa rãnh thẳng và góc rãnh Rolando) còn gọi là miềnxúc giác

- Thùy chẩn (kể từ rãnh thẳng góc đến hết vỏ não tiếp giáp với tiểu não) còn gọi

Bộ phận ngoại biên

Các dây thần kinh não - tủy: gồm 12 đôi dây thần kinh não, xuất phát từ trụ não vàtỏa ra khắp các cơ quan ở mặt, cổ (riêng dây thần kinh X còn gọi là dây phế vị phânnhánh đến tận các cơ quan ở khoang ngực, khoang bụng); và 31 đôi dây thần kinh tủy

xuất phất từ tủy sống phân bố ra tận các cơ quan ở thân, cổ và các chi

Các hạch thần kinh là những khối nơ-ron nằm ngoài phần thần kinh trung ương Tất

cả các hạch thần kinh đều thuộc phần thần kinh ngoại biên của hệ thần kinh sinh dưỡng.Chúng có thể nằm ở xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan Trong số hạch này có 2

chuỗi hạch nằm hai bên cột sống và một hạch lớn nằm trong khoang bụng (gọi là hạchmặt trời)

Theo quan điểm sư phạm tương tác thì Hệ thần kinh và các giác quan cấu thành bộ máy học ( Xem Hình 1.2)

Trang 9

1.1.2 Hoạt động thần kinh cấp cao

I.P.Pavlov (1849 – 1936) nhà tâm, sinh lý học Nga, đã phát minh ra học thuyết vềhoạt động thần kinh cấp cao Nhờ có học thuyết Pavlov, loài người mới có hiểu biết thực

sự chính xác và khoa học về những hiện tượng tâm lý và trí tuệ I.P.Pavlov chia hoạtđộng thần kinh trung ương làm hai loại: hoạt động thần kinh cấp thấp và hoạt động thầnkinh cấp cao

a) Hoạt động thần kinh cấp thấp: Là hoạt động của não trung gian, não giữa, tiểu

não, hành tủy, tủy sống Nhiệm vụ của hoạt động thần kinh cấp thấp chủ yếu là điều hòa

sự tương quan và phối hợp hoạt động của các phần cơ thể với nhau, bảo đảm đời sốngsinh vật bình thường của cơ thể Hoạt động thần kinh cấp thấp là hoạt động bẩm sinh dothế hệ trước truyền lại, nó khó thay đổi hoặc ít thay đổi Cơ sở của hoạt động thần kinhcấp thấp là phản xạ không điều kiện

b) Hoạt động thần kinh cấp cao: Là hoạt động của não để thành lập phản xạ có

điều kiện, hưng phấn hoặc ức chế (dập tắt phản xạ) Qúa trình thành lập phản xạ có điềukiện có liên hệ chủ yếu với hoạt động của vỏ não, hai hoạt động hưng phấn và ức chếđảm bảo quan hệ phức tạp, chính xác và tinh vi của cơ thể đối với thế giới bên ngoài.Hoạt động thần kinh cấp cao là cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý, trí tuệ phức tạp như

ý thức, tư duy, tâm vận, ngôn ngữ…

Đây là hoạt động tự tạo của cơ thể trong quá trình sống và hoạt động Hoạt độngthần kinh cấp cao ở người là quá trình tích lũy vốn kính nghiệm của cá nhân, là kết quảphản ánh của nhiều thế hệ mang dấu ấn của toàn bộ lịch sử phát triển xã hội loài người

Là kết quả của giáo dục, tự giáo dục của mỗi cá nhân hoạt động thần kinh cấp cao vàhoạt động thần kinh cấp thấp có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và cả hai quá trìnhnày đều dựa vào hai quá trình thần kinh cơ bản đó là hưng phấn và ức chế Toàn bộ hoạtđộng của não diễn ra trên cơ sở hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế

a) Quá trình hưng phấn là hiện tượng hoạt hóa tổ chức sống khi có kích thích tác

động, đây là quá trình thần kinh giúp hệ thần kinh thực hiện hoặc tăng độ mạnh của mộthay nhiều phản xạ Ví dụ nghe một người kể chuyện hấp dẫn, ta quay mặt và hướng sựchú ý về phía người đó, tai lắng nghe, mắt chăm chú nhìn người nói…như thế là đanghưng phấn Đang chú ý lắng nghe giáo viên nói thì trên màn hình trình chiếu một bứctranh hoặc một trực quan nào đó có các dấu hiệu đặc biệt, hấp dẫn (về mầu sắc, hìnhkhối, kích thức, âm thanh ) gây kích thích người học Kích thích này mạnh hơn lời nóicủa giáo viên, khiến hoạt động của toàn bộ cơ thể ta phản ứng trước kích thích mạnh đóthì trên vỏ não đã hình thành điểm hưng phấn và điểm hưng phấn này mạnh hơn cácđiểm hưng phấn khác Đó là điểm hưng phấn ưu thế

b) Quá trình ức chế là quá trình hoạt động thần kinh nhằm làm mất hoặc yếu

hưng tính của tế bào thần kinh Nói cách khác đây là quá trình trần kinh, giúp thần kinhkìm hãm hoặc làm mất đi một phản xạ hay một số phản xạ

Trang 10

Ví dụ: Tiếng du hời nhè nhẹ, đều đều làm cho đứa trẻ dần dần thiu thiu ngủ.Tiếng ồn ào kéo dài gây cho ta trạng thái mệt mỏi không muốn làm việc gì…

c) Sự liên hệ giữ hưng phấn và ức chế: Hưng phấn và ức chế là hai mặt thống

nhất của hoạt động thần kinh Không có một hoạt động thần kinh nào lại chỉ có thể dựavào hưng phấn hay ức chế, mà luôn phải dựa vào cả hai quá trình này Ở chỗ này trên

vỏ não bị ức chế thì chỗ khác lại hưng phấn Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh đều dohai quá trình hưng phần và ức chế hoạt động nối tiếp, thay thế nhau Hai quá trình này làkết quả tác động của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể tới não; ý thức của ngườihọc và người dạy đóng vai trò tích cực trong việc điều khiển hai quá trình này Vớingười dạy, cần giúp người học hiểu được lợi ích của những thông tin, tri thức, kỹ năng

mà học tiếp thu được từ đó người học biến những tri thức cần học trở thành nhu cầu hoạtđộng cần chiếm lĩnh Trong dạy học, người dạy cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp

và kỹ thuật khác nhau trong một đơn vị tri thức hay một quá trình hình thành kỹ năng, đểduy trì hai quá trình hưng phần và ức chế phù hợp ở người học

và thái độ… suy cho cùng đều có nguồn gốc phản xạ

Cung phản xạ: Chuỗi tế bào thần kinh thực hiện một phản xạ gọi là cung phản xạ,

I.M.Xêsênôv chia cung phản xạ thành 3 phần:

- Phần tiếp nhận tác động (phần dẫn vào) kích thích từ bên ngoài vào các giác

quan, biến kích thích ở dạng cơ năng, nhiệt năng, ngôn ngữ… thành xung độngthần kinh vào hệ thần kinh trung ương Phần tiếp nhận tác động được cấu tạo bởi

bộ máy nhận kích thích (những nhánh tận cùng của giây thần kinh thụ cảm) và bógiây thần kinh thụ cảm (hướng tâm) nằm ở các giác quan như nằm ở mắt, tai,mũi, lưỡi, bề mặt da…

- Phần trung tâm: Đó là não Tiếp nhận những xung động thần kinh từ ngoài vào

qua phần dưới vỏ và quá trình hưng phấn, ức chế xảy ra trong não để xử lý, lưugiữ thông tin trên cơ sở đó hình thành những tri thức, tư duy và thái độ nghềnghiệp…

- Phần dẫn ra nhận xung động thần kinh từ trung tâm, truyền đến các cơ, các

tuyến Phần này cấu tạo bởi các tế bào thần kinh vận động, bó dây thần kinh vậnđộng (ly tâm) tận cùng bó giây thần kinh ly tâm vận động

Người kế tục sự nghiệp của I.m.Xesenov là Povlov và P.K.Anôkhin (1989 –1974) đã phát triển cung phản xạ thành vòng phản xạ Anôkhin phát hiện rằng: Trong

Trang 11

quá trình con người thực hiện hành động để trả lời kích thích của ngoại giới, có sự xuấthiện của mối liên hệ ngược (hướng tâm) Nhờ mối liên hệ ngược này con người thấyđược kết quả từng bước của hành động và điều chỉnh hành động có kết quả ở mức độcao hơn

1.1.3.2 Hoạt động phản xạ

Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh trung ương là hoạt động phản xạ Cơ thể tồn tạiđược cũng nhờ hoạt động phản xạ Có hai loại phản xạ: Phản xạ không điều kiện vàphản xạ có điều kiện

a) Phản xạ không điều kiện

Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác Phản xạ không điều kiện đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa cơ thể và môitrường, nghĩa là trong bất cứ điều kiện tương ứng xảy ra Phản xạ không điều kiện giúp

cơ thể thích nghi được với môi trường tương đối ổn định… Những phản xạ không điềukiện có trung khu thần kinh ở trong các phần dưới vỏ não và có đại diện ở trên vỏ não

Hoạt động phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lý của bản năng ở động vật vàngười Mỗi bản năng đều dựa vào sự phối hợp hoạt động của một số phản xạ không điềukiện như bản năng dinh dưỡng, bản năng tự vệ, bản năng sinh dục…

b) Phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá thể để đáp ứngvới môi trường luôn thay đổi, là cơ sở của hoạt động tâm lý, trí tuệ Theo I.P.Pavlov,phản xạ có điều kiện được hình thành trên cơ sở các đường liên hệ thần kinh tạm thờitrên vỏ não

Phản xạ có điều kiện có một số đặc điểm sau:

- Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong đới sống cá thể Mới sinh ra, động

vật bậc cao và người chưa có phản xạ có điều kiện Phản xạ có điều kiện được thành lậptrong quá trình sống và hoạt động của cá thể Có thể nói, toàn bộ tri thức, hiểu biết, vốnsống, kinh nghiệm của con người có cơ sở sinh lý thần kinh là những phản xạ có điềukiện và những hệ thống phản xạ có điều kiện

- Phản xạ có điều kiện được thực hiện trên vỏ não Có vỏ não hoạt động bìnhthường mới có phản xạ có điều kiện Người ta đã thí nghiệm cắt hết hoặc phá hủy vỏnão của một con chó thì nó không thể thành lập được phản xạ có điều kiện và mất hếtcác phản xạ có điều kiện trước đó, mặc dù nó có thể vẫn hô hấp, tiêu hóa… một thờigian

- Phản xạ có điều kiện thành lập với kích thích bất kỳ Ở người, tiếng nói là mộtloại kích thích đặc biệt có thể thành lập bất cứ phản xạ nào

- Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp kích không điều kiện sẽ tác động vào cơthể

Trang 12

- Không phải lúc nào phản xạ có điều kiện cũng xuất hiện mà lúc tạm thời ngừngtrệ hoặc bị kìm hãm không hoạt động Hiện tượng đó được gọi là ức chế phản xạ có điềukiện

Tóm lại, phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong cuộc sống cá thể Sự xuấthiện của chúng đáp ứng kịp thời và phù hợp với những thay đổi của môi trường xungquanh, giúp cá thể tồn tại và phát triển bình thường Tất cả các hoạt động nhận thức-hành động trong quá trình học tập ở người đều có cơ sở sinh lý là phản xạ có điều kiện

1.1.4 Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao

Sự nảy sinh, diễn biến và tác động qua lại lẫn nhau giữa hai quá trình thần kinh cơbản là hưng phấn và ức chế diễn ra theo các quy luật xác định, được gọi là các quy luậthoạt động thần kinh cấp cao

- Quy luật hoạt động theo hệ thống

Muốn phản ánh đầy đủ, chính xác các sự vật hiện tượng trong hiện thực kháchquan, thì các trung khu, các miền…vùng trên vỏ não phải phối hợp với nhau để tiếpnhận kích thích tác động, để tiến hành xử lý các thông tin đó Trong khi xử lý thông tin,

vỏ bán cầu đại não có khả năng tập hợp các kích thích thành nhóm, thành loại, dạng…thành một thể hoàn chỉnh gọi là hoạt động theo hệ thống của bán cầu đại não

Trong cuộc sống, hoạt động cá thể với những điều kiện quen thuộc, ổn định thìcác kích thích tác động nối tiếp nhau theo trật tự nhất định và trong não hình thành một

hệ thống phản xạ có điều kiện để phản ứng trả lời theo một trật tự nhất định Hiện tượngnày được gọi là định hình động lực, gọi tắt là động hình Nói một cách khác, động hình

là hệ thống phản xạ có điều kiện hoạt động kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định lặp đilặp lại nhiều lần, được xảy ra do một kích thích tác động Động hình là cơ sở sinh lý thầnkinh của các kỹ xảo và thói quen Động hình có thể bị xóa bỏ đi hoặc được xây dựngmới (khi cá thể rơi vào điều kiện sống mới)

- Quy luật lan tỏa và tập trung

Hưng phấn hay ức chế nảy sinh ở một điểm trong hệ thần kinh, từ đó lan sang cácđiểm khác nhau của hệ thần kinh Đó là hưng phấn và ức chế lan tỏa Sau đó hai quátrình thần kinh này lại tập trung về điểm ban đầu Đó là hưng phấn và ức chế tập trung.Nhờ có hưng phấn lan tỏa mà dễ dàng thành lập các đường liên hệ thần kinh tạm thời;con người có thể liên tưởng từ sự việc này đến sự việc khác, có thể nhận thấy vật này mànhớ tới vật kia…Nhờ có ức chế lan tỏa mà có hiện tượng thôi miên trong trạng thái ngủ.Nhờ có hưng phần tập trung, con người có khả năng chú ý nào một hay một vài đốitượng nhất định Nhờ có ức chế từ lan tỏa đến tập trung con người có thể từ trạng tháingủ chuyển sang trạng thái thức

- Quy luật cảm ứng qua lại

Cảm ứng là sự gây ra trạng thái đối lập của một quá trình hưng phấn hay ức chế Quyluật này có các dạng biểu hiện như sau:

Trang 13

 Cảm ứng qua lại đồng thời (giữa nhiều trung khu) là hưng phấn ở điểm nàygây ra ức chế ở điểm kia hay ngược lại Ví dụ khi tập trung đọc sách thì khôngnghe tiếng ồn ào xung quanh

 Cảm ứng qua lại tiếp diễn (trong 1 trung khu) là hưng phần ở trong một điểmchuyển sang ức chế ở chính điểm đó hay ngược lại Ví dụ: khi ngồi học cáctrung khu vận động ít nhiều giảm bớt hoạt động hoặc khi giải lao học sinhthích hoạt động tay chân

 Cảm ứng dương tính là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn hayngược lại ức chế làm hưng phấn mạnh hơn Ví dụ giữ người không cử động,nín thở để lắng nghe cho rõ

 Cảm ứng âm tính là khi hưng phấn gây ra ức chế, ức chế là giảm hưng phấn,hưng phấn làm giảm ức chế, ví dụ: Sợ hãi làm cho ta líu lưỡi lại không nóiđược

Tóm lại hai quá trình thần kinh hoạt động theo quy luật Quá trình thần kinh này

có thể tạo ra quá trình thần kinh kia, cũng có thể làm tăng hay giảm hoạt động của nhaugọi là quy luật cảm ứng qua lại

- Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích

Ở vỏ não bình thường, sự phản ứng phụ thuộc vào độ mạnh, yếu của các kíchthích tác động, nghĩa là kích thích có cường độ lớn có thể gây ra phản ứng mạnh, kíchthích có cường độ nhỏ gây ra phản ứng yếu trong phạm vi con người có thể cảm thụđược Như vậy, độ lớn của phản ứng tỷ lệ thuận với cường độ của kích thích tác độngtrong phạm vi con người có thể phản ứng lại được Quy luật này chỉ đúng khi cường độkích thích đủ để gây ra phản ứng Quy luật này phù hợp với hoạt động của não động vậtbậc cao và người Tuy nhiên con người có ngôn ngữ, nên độ lớn phản ứng của người phụthuộc nhiều vào ý nghĩa của kích thích đối với sự tồn tại và phát triển của cơ thể Nhưvậy quy luật này chứng tỏ sự phụ thuộc của phản ứng cơ thể người đối với cường độkích thích chỉ có ý nghĩa tương đối

Trên đây là các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao Mỗi quy luật đều có hai mặttích cực và hạn chế trong hoạt động thần kinh cấp cao Những quy luật này có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau và với quá trình tổ chức dạy học Vì vậy để đạt được những mụctiêu dạy học, người giáo viên, giảng viên cần nắm vững những quy luật của hoạt độngsinh lý thần kinh cấp cao nhằm lựa chọn những phương pháp và kỹ thuật tổ chức dạyhọc phù hợp

1.1.5 Các kiểu hoạt động của thần kinh dựa vào hệ thống tín hiệu I và II

Đối với người, có thể căn cứ vào ưu thế hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhấthoặc thứ hai để phân loại kiểu thần kinh:

- Kiểu “Nghệ sĩ” Người ở loại hình ưu thế hoạt động thuộc về hệ thống tín hiệu thứnhất

Trang 14

- Kiểm “Trí Thức” Người ở loại này ưu thế hoạt động thuộc về hệ thống tín hiệuthứ hai

- Kiểu “Trung gian” Người ở loại này ưu thế hoạt động của cả hai hệ thống tínhiệu tương đương nhau

Mỗi kiểu hình thần kinh đều có những mặt mạnh, mặt yếu, mặt tích cực và hạn chếnhất định Nhờ có luyện tập, giáo dục và tự giáo dục chúng ta có thể khắc phục đượcnhững mặt hạn chế mà phát huy những mặt tốt, mặt mạnh để tạo dựng những phân cáchtốt cho xã hội Do mỗi người có ưu thế riêng trong hoạt động của hệ thống tín hiệu thứnhất và thứ hai nên một nguyên tắc cần tuân thủ trong tổ chức dạy học là phải cá nhânhóa việc tổ chức dạy học

1.2 Ngôn ngữ và hệ thống tín hiệu thứ hai trong dạy học

Bản chất của dạy học là quá trình tổ chức các hoạt động và giao tiếp thông qua tácđộng của ngôn ngữ và phương tiện học liệu (hệ thống tín hiệu thứ nhất) Vì vậy để dạyhọc có hiệu quả cần hiểu bản chất của ngôn ngữ và phương tiện học liệu cũng như cáchthức sử dụng nó trong quá trình tổ chức dạy học Hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai làmột bộ phận trong học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao của I.P.Pavlov

1.2.1 Hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai

Tất cả các sự vật, hiện tượng và các thuộc tính của chúng tồn tại trong hiện thựckhách quan trở thành những tín hiệu khi nó được phản ánh trực tiếp vào não và để lạidấu vết trong vỏ não gọi là hệ thống tín hiệu thứ nhất Trong tổ chức dạy học, những đồdùng trực quan như bảng biểu treo tường, vật thật, mô hình có thể xếp vào hệ thống tínhiệu thứ nhất Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở sinh lý của hoạt động nhận thức (họctập) cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể và các xúc cảm cơ thể của người và động vật Toàn bộ những ký hiệu tượng trưng (tiếng nói, chữ viết, biểu tượng…) về sự vật vàhiện tượng và các thuộc tính của chúng trong hiện thực khách quan khi được phản ánhvào đầu óc con người thông qua các cơ quan nhận cảm là những tín hiệu thứ hai Ngônngữ, đặc trưng là hệ thống khái niệm, làm tín hiệu cho một sự vật ,hiện tượng và chomột loạt sự vật, hiện tượng tương tự hoặc có liên quan mật thiết với nhau Ví dụ khi nói

“cái bàn” thì không có nghĩa là nói cái bàn cụ thể nào đó, mà nghĩ tới mọi cái bàn nóichung Vì vậy ngôn ngữ là tín hiệu tượng trưng về sự vật hiện tượng trong hiện thựckhách quan (ngôn ngữ) và những hình ảnh của chúng trong não người tạo thành hệ thốngtín hiệu thứ hai Hệ thống này là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, ýthức và tình cảm

Hai hệ thống tín hiệu có quan hệ biện chứng với nhau trong hoạt động thần kinhcao cấp của con người Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở, tiền đề ra đời hệ thống tínhiệu thứ hai Sự phát triển hệ thống tín hiệu thứ hai làm cho con người nhận thức rõ hơnbản chất và khái quát sự vật, hiện tượng so với hệ thống tín hiệu thứ nhất Do hai hệthống tín hiệu có mối quan hệ biện chứng với nhau Cho nên, để tổ chức dạy học có hiệu

Trang 15

quả cần thường xuyên kết hợp giữa lời nói với trực quan, giữa các phương pháp với hoạtđộng của người học.

1.2.2 Ngôn ngữ

Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm của mình cho người khác và vận

dụng kinh nghiệm của người khác vào mình, làm cho con người có những khả năng tolớn, nhận thức và nắm được những lực lượng bản chất của tự nhiên, xã hội và bảnthân.v.v chính là nhờ ngôn ngữ Trong quá trình giao tiếp với nhau, con người sử dụng

từ ngữ theo những quy tắc ngữ pháp nhất định của một thứ tiếng (tiếng nói, chữ viết) Ví

dụ, tiếng Nga, tiếng Việt Tiếng nói là một mặt biểu hiện của ngôn ngữ, là hệ thống các

ký hiệu từ ngữ có chức năng là một phương tiện của giao tiếp, một công cụ của tư duy.Mỗi quốc gia, dân tộc có một hệ thống ký hiệu từ ngữ theo những quy tắc ngữ phápriêng để giao tiếp Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng (tiếng nói)nào đó để nhận thức, để giao tiếp Có thể nói ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói

Tiếng nói và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫnnhau: không có một thứ tiếng (ngữ ngôn) nào là tồn tại và phát triển bên ngoài quá trìnhngôn ngữ, ngược lại hoạt động ngôn ngữ không thể có được nếu không dựa vào một thứtiếng nói nhất định Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở các phát âm, giọngđiệu, vốn từ, phong cách ngôn ngữ và các đặc điểm ngôn ngữ cá nhân thể hiện tronggiao tiếp như tính cởi mở, tính kín đáo “lắm lời”, tính hùng biện.v.v Các đặc điểm nhâncách, vốn hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp…đã quy định ở mỗi người phong cáchngôn ngữ của mình (phong cách truyền cảm, phong cách bình dân, phong cách khoahọc…)

1.2.2.1.Các loại ngôn ngữ

Một cách khái quát, người ta chia ngôn ngữ làm hai loại: Ngôn ngữ bên ngoài vàngôn ngữ bên trong

a/ Ngôn ngữ bên ngoài

Ngôn ngữ bên ngoài là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác được dùng để truyềnđạt và tiếp thu tư tưởng, ý nghĩa Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm hai loại: ngôn ngữ nói vàviết Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu hiện bằng âmthanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác Ngôn ngữ nói là hình thứcngôn ngữ cổ sơ nhất của lịch sử loài người Trong sự phát sinh cá thể, ngôn ngữ nóicũng có trước Ngôn ngữ nói lại gồm 2 loại: đối thoại và độc thoại

 Ngôn ngữ đối thoại: Là ngôn ngữ diễn ra giữa hai hay một số người khác Ngônngữ đối thoại có những đặc điểm tâm lý, trí tuệ riêng Trong quá trình đối thoại có sựthay đổi vị trí và vai trò của mỗi bên Chính sự thay đổi đó có tác dụng phụ trợ, làm chohai bên dễ hiểu nhau hơn Trong quá trình đối thoại, người nói và người nghe luôn đượcnghe và thường trông thấy nhau (nếu là đối thoại trực tiếp), nếu ngoài ngôn ngữ ra còn

có các phương tiện phụ để bổ trợ như cử chi, điệu bộ, nét mặt…(đối thoại gián tiếp như

Trang 16

qua điện thoại thì không có điều này) Do vậy, người nói có thể trực tiếp thấy được phảnứng của người nghe, từ đó có thể điều chỉnh lời nói của mình

 Ngôn ngữ độc thoại: là loại ngôn ngữ mà trong đó một người nói và những ngườikhác nghe Ví dụ: đọc diễn văn, đọc báo cáo…Đó là loại ngôn ngữ liên tục, một chiều,không có sự phụ trợ ngược lại Ngôn ngữ độc thoại có một số yêu cầu nghiêm ngặt hơn

so với ngôn ngữ đối thoại Người nói phải có sự chuẩn bị trước về nội dung, hình thức

và cấu trúc những điều định nói, nhiều khi phải tìm hiểu trước đối tượng (những ngườinghe); ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu, chính xác Ngôn ngữ độc thoại gây nhữngcăng thẳng nhất định cho cả người nói lẫn người nghe: người nói vừa phải chuẩn bịtrước (như đã nói trên), vừa phải theo dõi ngôn ngữ của chính mình và phản ứng củangười nghe còn người nghe thì phải tập trung chú ý trong một thời gian dài

Ngôn ngữ viết

Là ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu hiện bằng các ký hiệu chữ viết vàđược tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác Ngôn ngữ viết cho phép con người tiếpxúc với nhau một cách gián tiếp trong những khoảng cách không gian và thời gian lớn.Ngôn ngữ viết có những yêu cầu nhất định đối với người viết lẫn người đọc: người viếtphải viết tỉ mỉ, chính xác phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc ngữ pháp, chính tả và logic.Người đọc phải phân tích, xử lý thông tin của bài viết Trong ngôn ngữ viết, cả ngườiviết lẫn người đọc đều gặp khó khăn nhất định: Người viết không thể sử dụng phươngtiện phụ để hỗ trợ như giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…không biết rõ phản ứng củangười đọc đối với điều mình viết ra, vì không nghe, không nhìn thấy độc giả…,cònngười đọc thì không thể bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp được Ngôn ngữ viếtnày cũng có hai loại: Đối với (gián tiếp) như thư từ, điện tín và độc thoại như sách, báo,tạp chí

b/ Ngôn ngữ bên trong

Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình giúp con ngườisuy nghĩ được, tự điều chỉnh, tự giáo dục Ngôn ngữ bên trong không phải là phươngtiện của giao tiếp Nó là cái vỏ từ ngữ của tư duy Khác với ngôn ngữ bên ngoài, ngônngữ bên trong có một số đặc điểm độc đáo sau đây:

- Không phát ra âm thanh Đặc điểm này cũng có ở ngôn ngữ thầm Ngôn ngữthầm chưa phải là ngôn ngữ bên trong thực sự

- Bao giờ cũng được rút gọn, cô đọng, thường chỉ là một câu hoàn chỉnh được rútngắn, đôi khi chỉ còn một từ (chủ ngữ hoặc vị ngữ)

- Tồn tại dưới dạng cảm giác vận động, do cơ chế đặc biệt của nó quy định

Ngôn ngữ bên trong có mối quan hệ mật thiết với ngôn ngữ bên ngoài: Ngôn ngữbên ngoài là nguồn gốc của ngôn ngữ bên trong, ngôn ngữ bên trong là kết quả nội tâmhóa của ngôn ngữ bên ngoài Ngôn ngữ bên trong có hai mức độ: ngôn ngữ nói bêntrong và ngôn ngữ bên trong thực sự Ở mức độ ngôn ngữ nói bên trong thì ngôn ngữbên trong vẫn giữ nguyên cấu trúc của ngôn ngữ bên ngoài nhưng chỉ không phát ra

Trang 17

thành tiếng mà thôi ở mức độ ngôn ngữ bên trong thực sự thì ngôn ngữ bên trong mới cóđầy đủ các đặc điểm nêu trên

1.2.2.2.Các chức năng của ngôn ngữ

a/ Chức năng chỉ nghĩa

Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng, tức là làm vật thay thế chochúng Nhờ vậy, con người có thể nhận thức được sự vật, hiện tượng ngay cả khi chúngkhông có trước mặt, tức ở ngoài phạm vi nhận thức cảm tính Các kinh nghiệm của loàingười cũng được cố định lại, được tồn tại và truyền đạt cho các thế hệ sau nhờ ngôn ngữ.Chính vì vậy chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm phươngtiện lưu giữ, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm của xã hội - lịch sử Những điều nói trêncho thấy rằng ngôn ngữ của con người khác hẳn tiếng kêu con vật Về bản chất, con vậtkhông có ngôn ngữ

b/ Chức năng khái quát hóa

Những từ, ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ, mà nó chỉ một hướng,một loại (phạm trù) các sự vật, hiện tượng có chung thuộc tính bản chất Nhờ đó màngôn ngữ là phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởngtượng) Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát và không thể tự diễn ra, màphải dùng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ Ở đây ngôn ngữ vừa là phương tiện hoạtđộng trí tuệ vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt động này, làm cho hoạtđộng trí tuệ không bị lặp lại, gián đoạn mà liên tục phát trển Chức năng khái quát hóabằng ngôn ngữ còn gọi là chức năng nhận thức hay chức năng làm công cụ hoạt động trítuệ

c/ Chức năng thông báo

Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, để biểu cảm và nhờ đóthúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của con người Ví dụ: “ Đang chuẩn bị đi học, nghe đàibáo có mưa giông, ta liền mang áo mưa đi theo” Nếu hai chức năng trên nói lên mặt bêntrong của ngôn ngữ thì chức năng thông báo nói lên mặt bên ngoài của ngôn ngữ Chứcnăng thông báo gồm 3 mặt: thông tin, biểu cảm và thúc đẩy hành vi

1.2.3 Hoạt động ngôn ngữ của giáo viên

Trong quá trình tổ chức dạy học, người giáo viên không chỉ truyền đạt hệ thống trithức và hướng dẫn hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học viên mà người giáo viên còn

có khả năng lắng nghe những ý kiến phản hồi từ học viên để điểu chỉnh, điều khiển quátrình tổ chức dạy học đạt hiệu quả tối ưu Vì vậy hoạt động ngôn ngữ của người giáoviên gồm hai mặt: mặt biểu đạt và mặt hiểu biểu đạt

Trang 18

chương trình đó được hiện thực hóa trong ngôn ngữ Quá trình biểu đạt phụ thuộc vàonhiều nhân tố như: sự phong phú, sâu sắc của vốn kiến thức, kĩ năng tiến hành các thaotác trí tuệ, sự phong phú của vốn từ, sắc thái tình cảm, cách nhìn, nếp nghĩ v.v…Có thểgọi quy trình biểu đạt là quy trình mã hóa

b/ Mặt hiểu biểu đạt

Hiểu biểu đạt là quá trình chuyển từ ngôn ngữ đến ý, hay còn gọi là quá trình giải

mã Hiểu biểu đạt là quá trình tâm lý, trí tuệ phức tạp nói lên tính tích cực của cá nhân,thể hiện ở hai quá trình cụ thể gắn bó với nhau, bổ xung cho nhau: quá trình tri giácngôn ngữ và thông thiểu ngôn ngữ Giữa tri giác ngôn ngữ và thông hiểu ngôn ngữ cómối quan hệ chặt chẽ với nhau: có tri giác ngôn ngữ một cách chính xác, đầy đủ, kịp thờithì mới thông hiểu ngôn ngữ (“nghe ra vấn đề”) Ngược lại, việc hiểu ngôn ngữ, nắmvững ngôn ngữ, vốn ngôn ngữ chính xác và phong phú.v.v giúp cho việc tri giác ngônngữ dễ dàng hơn Cả hai quá trình tâm lí thể hiện trong mặt biểu đạt phụ thuộc rất nhiềuvào yếu tố tâm lí của cá nhân: vốn kinh nghiệm, vốn tri thức, thái độ cảm xúc, tâm thế,tâm trạng… Mối quan hệ giữ ngôn ngữ và nhân cách nói chung của cá nhân, giữa mặtbiểu đạt giúp cho hoạt động của con người diễn ra có kết quả

1.2.4 Vai trò của ngôn ngữ trong hoạt động nhận thức và hình thành năng lực

Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và pháttriển loài người, làm cho đời sống tâm lý, trí tuệ con người khác xa về chất so với convật Ngôn ngữ tham gia vào mọi hoạt động của con người Nó cố định lại những kinhnghiệm lịch sử xã hội loài người, nhờ đó thế hệ sau kế thừa, phát huy được sức mạnhtinh thần của các thế hệ đi trước Do vậy, trong hoạt động nhận thức và hình thành nhâncách ở học viên, ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất trong quá trình tổ chức dạy học

a) Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức cảm tính: Nhờ có ngôn ngữ mà quá trình

nhận thức cảm tính của con người mang một chất lượng mới - mang bản chất xã hội

- Đối với cảm giác: Ngôn ngữ ảnh hưởng đến ngưỡng nhạy cảm của cảm giác, làm

cho cảm giác của con người trở nên rõ ràng, đậm nét hơn Ví dụ, mùa hè nghe thấy mộtngười nói “Trời nóng quá” ta cũng cảm thấy trời nóng hơn Khi cảm nhận các thuộc tínhcủa sự vật hiện tượng xung quanh (màu sắc, mùi vị, âm thành ) ta thường “gọi thầm”tên các thuộc tính rõ ràng, chính xác hơn

- Đối với tri giác: Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, hiệu quả,

đầy đủ, chính xác Ví dụ, nhờ có ngôn ngữ mà nhiệm vụ của tri giác được thực hiện mộtcách dễ dàng và có hiệu quả hơn Nghĩa là, ngôn ngữ biểu đạt nhiệm vụ tri giác dướidạng ngôn ngữ thầm hoặc lời nói giúp cho quá trình tri giác tách được đối tượng khỏibối cảnh (quy luật về tính lựa chọn của tri giác) và xây dựng được hình ảnh trọn vẹn vềđối tượng (quy luật về tính trọn vẹn của tri giác) Đối với quan sát - là sự tri giác tíchcực, có chủ định và có mục đích, ngôn ngữ lại càng trở nên cần thiết Tính có chủ định,

có mục đích được biểu đạt và điều khiển, điều chỉnh nhờ ngôn ngữ Không có ngôn ngữthì tri giác của con người không khác gì tri giác của con vật, vì nó mất thuộc tính quan

Trang 19

trọng là tính ý nghĩa Tính ý nghĩa trong tri giác của con người là một chất lượng mới,khác xa về chất so với tri giác của con vật

b) Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức lý tính: Tư duy, tưởng tượng là mức độ

nhận thức cao (lý tính) trong hoạt động nhận thức của con người Nét đặc trưng của tưduy và tưởng tượng của con người là có sự tham gia đắc lực của ngôn ngữ

- Đối với tư duy: Ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với tư duy của con người Tư duy

dùng ngôn ngữ làm phương tiện, vì thế tư duy của con người khác xa về chất so với tưduy của con vật Không có ngôn ngữ thì tư duy của con người không có tính trừu tượng

và khái quát Kết quả của tư duy là đi đến các khái niệm, phán đoán…được biểu đạt,khách quan hóa bằng từ Tiếp đến, trong một nhiệm vụ tư duy mới, con người lại sửdụng các từ (khái niệm) làm chất liệu để tư duy, giải quyết vấn đề Hơn nữa mỗi từ biểuđạt một khái niệm, nên nó có quan hệ với một lớp sự vật, hiện tượng nhất định và gọi tênlớp sự vật, hiện tượng đó Khi gọi tên các sự vật, từa tựa như thay thế chúng, nhờ đó tạo

ra những điều kiện vật chất cho những hành động hay thao tác đặc biệt đối với các sựvật, kể cả khi các sự vật ấy vắng mặt (tức là thao tác và các vật thay thế, với ký hiệu từngữ hay ngôn ngữ) Tuy nhiên, từ không chỉ gọi tên đơn giải sự vật này hay sự vật kia

mà nó còn tách ra trong những sự vật ấy những dấu hiệu xác định, để căn cứ theo đó màquá trình khái quát hóa được thực hiện Như vậy, không có ngôn ngữ thì không có tưduy khái quát - logic

Lời nói bên trong là công cụ quan trọng của tư duy, đặc biệt là khi giải quyết cácnhiệm vụ khó khăn, phức tạp Lúc này, lời nói bên trong có tác dụng chuyển từng bộphận thành lời nói thầm (khi nghĩ người ta hay nói lẩm nhẩm là vì thế) Nếu nhiệm vụquá phức tạp, thì ngôn ngữ bên trong chuyển thành lời nói bên ngoài Nghĩa là, không cóngôn ngữ, đặc biệt là lời nói bên trong, ý nghĩ, tư tưởng không thể hình thành được, tức

là ta không thể tư duy trừu tượng được

- Đối với tưởng tượng: Ngôn ngữ có một vai trò quan trọng trong quá trình tưởng

tượng Nó là phương tiện quan trọng trong quá trình hình thành, biểu đạt và duy trì cáchình ảnh mới Ngôn ngữ giúp con người chính xác hóa các hình ảnh cửa tưởng tượngđang nảy sinh, tách ra trong chúng những mặt cơ bản nhất, gắn chúng lại với nhau Tómlại, ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình có ý nghĩa, được điều khiển,

có kết quả và chất lượng cao

c) Vai trò của ngôn ngữ đối với trí nhớ: Ngôn ngữ cũng ảnh hưởng lớn đến trí nhớ

của con người Ngôn ngữ tham gia vào các quá trình trí nhớ, gắn chặt với các quá trình

đó Ví dụ, việc ghi nhớ sẽ dễ dàng và tốt hơn nếu ta nói lên thành lời điều cần ghi nhớ.Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện sự ghi nhớ có chủ định, ghi nhớ máy móc.Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là hình thức để lưu giữ những điều cần nhớ.Nhờ ngôn ngữ con người có thể chuyển hắn thông tin cần nhớ ra khỏi đầu óc mình.Chính nhờ cách này con người lưu giữ và truyền đạt được kinh nghiệm của loài ngườicho thế hệ sau

Trang 20

Tổ chức dạy học trong đó có hoạt động học tập là một khâu rất quan trọng, quyếtđịnh chất lượng của quá trình dạy học Vì vậy để tổ chức dạy học đạt hiệu quả, ngườigiáo viên, giảng viên phải hiểu những đặc điểm, quy luật của hoạt động sinh lý thần kinhcủa đối tượng tác động, và vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức của ngườihọc (hoạt động học tập) Trên cơ sở đó lựa chọn và vận dụng những phương pháp và kỹthuật dạy học phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất

II CÁC THUYẾT TÂM LÝ DẠY HỌC

2.1 Thuyết hành vi

2.1.1 Đặc điểm thuyết hành vi

Vào những năm đầu thế kỷ 20, thuyết hành vi phát triển mạnh ở Mỹ như một tràolưu đối lập lại tâm lý học duy tâm chủ quan mà đối tượng nghiên cứu là ý thức và phươngpháp nội quan Những đại biểu nổi bật của thuyết hành vi là: G.Watson, E.L.Thorndike,E.C Tolman, B.F Skinner Nội dung cơ bản của thuyết hành vi thể hiện bốn điểm trongmột bài báo đầu tiên được công bố vào năm 1913 của F.B Watson với nhan đề “Tâm lýhọc, dưới con mắt của một nhà hành vi”

Tâm lý học hành vi là một ngành thực nghiệm khách quan của khoa học tự nhiên

Nó không mô tả, không giảng giải các trạng thái ý thức bên trong mà quan tâm nghiêncứu đến hành vi thực của tồn tại người Hành vi là đối tượng nghiên cứu của tâm lý họchành vi Hành vi là tổng số các phản ứng, cử động bên ngoài của con người nhằm thíchnghi với môi trường với tư cách là một thực thể sống tồn tại mà có thể quan sát được.Nguồn gốc của hành vi là sự phản ứng với kích thích từ môi trường bên ngoài và đượctạo lập từ môi trường bên ngoài F.B Watson đã viết: “Hành vi không xuất phát từ bêntrong, không từ ý thức con người ra, mà từ môi trường vào và hành vi được tạo lập từ môitrường bên ngoài không liên quan gì đến ý thức được coi là ý thức bên trong”1

Cơ chế hình thành hành vi (tâm lý) được hiểu theo công thức sau:

S  R

( S : kích thích; R : phản ứng, hành vi)

Mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng là mối quan hệ trực tiếp, không thôngqua biến số trung gian nào Cứ có kích thích là có phản ứng và ngược lại, biết phản ứng,hành vi, tâm lý là biết được kích thích bên ngoài (S) Mục đích của thuyết hành vi là điềukhiển hành vi Toàn bộ việc điều khiển hành vi dựa vào chỗ cứ có hoặc biết một trong haiyếu tố (kích thích hoặc hành vi, phản ứng) thì sẽ biết được yếu tố tương ứng thứ hai Chonên, điều quan trọng hàng đầu là phải tạo ra kích thích (môi trường kích thích) F.B.Watson tuyên bố:“ Các bạn hãy đưa cho tôi một tá trẻ con bình thường và một trườngchuyên biệt cho việc giáo dục chúng, và tôi bảo đảm là bất kỳ đứa nào trong bọn chúng,tôi có thể biến nó thành một chuyên gia bất cứ loại nào mà các bạn muốn – bác sĩ, luật sư,nhà buôn, thậm chí một kẻ ăn mày, hay kẻ ăn cắp – không tính gì đến tài năng Thiên

1 Phạm Minh Hạc, Hành vi và hoạt động, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội, 1983.

Trang 21

hướng, xu thế, năng lực, ước vọng của trẻ, cũng không kể đến chủng tộc của cha ôngchúng”2.

Nguyên tắc hình thành và điều khiển hành vi là nguyên tắc “thử và sai” chứ khôngphải là nguyên tắc hoạt động có ý thức Phương pháp nghiên cứu tâm lý với quan điểmxuất phát tâm lý học phải thực sự nghiên cứu cuộc sống thực hằng ngày của con người,tức là các hành vi hằng ngày, nên phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp quansát khách quan

Với bốn nội dung cơ bản trên, khi bàn về nhân cách, cơ chế hình thành nhân cách,tâm lý học hành vi đã tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố môi trường xã hội bên ngoài với sựhình thành nhân cách, môi trường như thế nào thì nhân cách đúng như thế và môi trường

ở đây không phải là môi trường rộng lớn với nhiều quan hệ xã hội, mà môi trường nàychỉ bó hẹp là tổng số các kích thích được tạo ra của môi trường bên ngoài Cơ chế hìnhthành tâm lý, nhân cách là cơ chế “thử và sai”, cơ chế thụ động đáp lại kích thích ngoạigiới của chủ thể như một cái “máy vật lý” hay “máy sinh học” chứ không thấy được nhâncách vừa là khách thể, vừa là chủ thể của thế giới bên ngoài, không thấy được vai trò củahoạt động cá nhân con người trong việc tạo lập và hình thành nhân cách con người Cácthuyết hành vi mới của Tolman, Hull, hành vi bảo thủ của B.F Skinner có sự bổ sung yếu

tố trung gian và giữa công thức S  R nhưng xét cho cùng vẫn là thuyết hành vi cổ điểncủa Watson

2.1.2 Thuyết hành vi trong dạy học

Vận dụng thuyết hành vi vào hoạt động dạy học, vào năm 1913 Thorndike đưa ra

ba quy tắc dạy học sau: sẵn sàng, hiệu quả và sự luyện tập Từ kết quả thực nghiệm ởchuột, bồ câu vào năm 1938, Skinner đã hình thành lý thuyết hành vi tạo tác (Openrantconditioning) Khác với sự hình thành phản xạ có điều kiện của Pavlop, hành vi tạo táccủa Skinner mang sắc thái của phản ứng mang tính chủ định Trên cơ sở lý thuyết hành vitạo tác, Skinner đã vận dụng vào việc tổ chức dạy học và đưa ra cách tiếp cận dạy họctheo chương trình hoá, trong đó tài liệu học tập được xây dựng với những yêu cầu chặtchẽ theo một hệ thống hành vi liên tục Kết quả thực hiện hành vi cũng là kết quả học tập,quá trình thực hiện phải quan sát được một cách khách quan Theo Skinner, học tức làthực hiện hàng loạt các hành vi Vì vậy dạy học cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Chia quá trình học tập ra các bước nhỏ

- Xây dựng một hệ thống gợi ý, hướng dẫn để ngay từ đầu người học làm đượcđúng Gợi ý buớc đầu đầy đủ chi tiết, sau bớt dần và cuối cùng người học có thể tự tìm racác bước đi, làm việc một cách độc lập

- Củng cố ngay những câu trả lời đúng Củng cố sẽ tạo ra tính tích cực, sẵn sàngcủa chủ thể trong việc thực hiện tiếp những bài làm tiếp theo của chương trình

Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong đó những mốiquan hệ phức tạp sẽ được làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua các bước học tập nhỏ

2 Phạm Minh Hạc, Hành vi và hoạt động, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội, 1983.

Trang 22

được sắp xếp một cách hợp lí Thông qua những kích thích về nội dung, phương pháp dạyhọc, người học có những phản ứng tạo ra những hành vi học tập và qua việc luyện tậplàm thay đổỉ hành vi của mình.( Xem Hình 1.3)

Hình 1.3 Mô hình học tập theo thuyết hành vi

Dạy học theo chương trình hoá của Skinner tuy gây nhiều tranh cãi song vẫnđược các nhà giáo dục phương Tây phát triển và hoàn thiện Ở Việt Nam, vào những năm

70 cũng đã có những hoạt động nghiên cứu và vận dụng dạy học theo chương trình hoá.Đặc biệt trong việc hình thành các kỹ năng kỹ xảo thực hành, luyện tay nghề thì việc ápdụng thuyết này có hiệu quả tốt Tuy nhiên, sự tuyệt đối hoá vận dụng nó đã dẫn đếnnhững hành động dập khuôn, máy móc làm hạn chế cho sự phát triển tư duy sáng tạo vàtính năng động, linh hoạt của người học

2.2 Thuyết liên tưởng

2.2.1 Sơ lược về thuyết liên tưởng

Đại diện cho trường phái này là: A.Freud, Erikson, Jung, Adler, Horney, Fromm….Trường phái này cho rằng: tâm lý, ý thức cũng như mọi tri thức của con người được hìnhthành và phát triển phần lớn dựa trên cơ sở của những liên tưởng Lý thuyết này cho rằng:các sự vật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên có liên quan chặt chẽ với nhau về không gian

và thời gian Vì vậy, khi người ta nhớ lại một sự vật, hiện tượng nào đó thường dẫn đếnnhớ lại sự vật, hiện tượng khác có mối liên hệ gọi là quá trình liên tưởng Hiểu biết hoặctri thức của con người được hình thành bằng sự liên kết các cảm giác, các kinh nghiệmphong phú và đa dạng trong cuốc sống và hoạt động nhân thức Thuyết liên tưởng đã gópphần phân loại được các liên tưởng hình thành trong ý thức, trong vốn hiểu biết Tuy thấyđược mối liên quan giữa các liên tưởng song chưa vạch ra được các cơ chế, giai đoạnhình thành liên tưởng Đặc biệt, thuyết này không đánh giá đúng mức vai trò của chủ thểtrong sự hình thành các liên tưởng

2.2.2 Thuyết liên tưởng trong dạy học

Dựa trên cơ sở lý thuyết liên tưởng, trong dạy học, giáo viên cần đưa ra nhiều ví dụtheo các dạng nêu trên và so sánh, mở rộng, củng cố thành hệ thống những liên tưởngphong phú đa dạng Kiểu dạy này cần được gắn liền với thuyết hoạt động mới tạo nêntính tích cực thực sự ở học sinh Các liên tưởng được sử dụng trong dạy học có thể là:

- Liên tưởng trái ngược: chỉ các mối liên tưởng giữa các khoa học hay các ngànhnghề, chúng có mối liên hệ riêng, có tác dụng lớn trong việc hình thành kiến thức khái

Thông tin đầu vào ( kích thích)

GV kiểm tra kết quả (thưởng),

ph t) ạt)

HỌC SINH (Phản ứng thay đổi hành vi)

Trang 23

niệm, phạm trù trong một khoa học nhất định Ví dụ: Những kiến thức trong tâm lý học:hoạt động - nhân cách; sự hình thành nhân cách, các giai đoạn phát triển tâm lý…

- Liên tưởng đối lập: là kiến thức có cơ sở liên tưởng liên quan giữa các ngành khoahọc Loại này cần để hoàn chỉnh một học vấn chuyên môn, một trình độ hiểu biết, là loạiliên tưởng cần được hình thành cuối cùng Ví dụ: Khái niệm phản ánh được xem xét dướicác quan điểm khác nhau: triết học, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học…

- Liên tưởng gần nhau: loại này tương đối cô lập chưa có mối liên hệ qua lại vớinhau, chỉ có những kiến thức riêng lẻ Ví dụ: Thủ đô của nước CH Pháp là Paris ; dân sốViệt Nam (2012) là 88,8 triệu người,…

- Liên tưởng biệt hệ: Đã có mối liên hệ giữa các liên tưởng, song các liên tưởng đóđóng khung trong một phạm vi hẹp Chẳng hạn kiến thức trong một chương, một phầncủa một tài liệu nào đó.Ví dụ: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng trong chương vềhoạt động nhận thức…

Trong quá trình tổ chức dạy học, để người học có thể thông tỏ về kiến thức và thànhthạo trong thực hành và hình thành được kỹ năng nghề nghiệp thì người giáo viên phải sửdụng nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau trong đó có vận dụng một số quan điểmcủa thuyết liên tưởng trong quá trình tạo ra sự liên kết của các cảm giác,hình ảnh, dấuấn… làm cơ sở cho sự hình thành các tri thức, tư duy, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, nhữngcảm xúc Tóm lại theo thuyết liên tưởng thì tri thức của con người được hình thành vàphát triển phần lớn nhờ quá trình hình thành và liên kết các liên tưởng

2.3 Thuyết kiến tạo

2.3.1 Sơ lược về thuyết kiến tạo

Thuyết kiến tạo dựa chủ yếu vào hai lý thuyết gia, những người mà vào đầu thế kỷ

20 đã nghiên cứu về sự phát triển nhận thức và tư duy ở trẻ em và thanh thiếu niên Đó lànhà sinh vật học, tâm lý học người Thụy Sĩ Jean Piaget và nhà tâm lý học người Nga LevVưgotsky

a/ Jean Piaget với “Điều chỉnh và đồng hóa”

Jean Piaget tiến hành các nghiên cứu với trẻ em trong các thập niên 1920 và 1930

để tìm hiểu xem trẻ em nghĩ và hiểu thế nào về thế giới Luận điểm của ông cho rằng trẻ

em hình thành niềm tin và hiểu biết về thế giới từ kinh nghiệm đã đặt cơ sở cho lý thuyếthọc tập theo thuyết kiến tạo J.Piaget đã mô tả trẻ em sắp xếp các ý nghĩ hoặc hành độngthành các cấu trúc nhận thức từ những gì chúng làm và quan sát được trong các tìnhhuống cụ thể ngoài môi trường Ông gọi các cấu trúc nhận thức này là "các cơ chế", hoặcviệc nhóm các ý nghĩ hoặc hành động tương tự Khi trẻ em lớn lên và trưởng thành, ýnghĩa và hành động của chúng được mở rộng, điều chỉnh và hoàn thiện Ông sử dụngthuật ngữ "thích nghi" để chỉ quá trình trẻ em hoàn thiện và điều chỉnh kinh nghiệm.Thích nghi có nghĩa tương tự như thuật ngữ "học" của chúng ta, và bao gồm các quá trình

"đồng hóa" và "điều chỉnh" bổ sung Thuật ngữ "đồng hóa" được J.Piaget mô tả là mộtquá trình quản lý thông tin, bao gồm cả thông tin mới, trong một cơ chế hiện thời, trong

Trang 24

khi thuật ngữ "điều chỉnh" hàm ý hình thành một cơ chế hoàn toàn mới hoặc sửa đổi một

cơ chế hiện thời để phù hợp với một tình huống hoặc tập hợp kiến thức mới và lạ lẫm.Piaget sử dụng thuật ngữ "trạng thái cân bằng" để mô tả tình huống khi việc điều chỉnh vàđồng hóa là cân bằng với nhau Lý thuyết của Jean Piaget có thể được khái quát ở sơ đồdưới đây

Điều chỉnh + Đồng hóa = Thích nghi

Đồng hóa: Quá trình tiếp thu, quản lý thông tin, bao gồm cả thông tin mới, trong phạm vimột cơ chế hiện có

Điều chỉnh: Quá trình hình thành một cơ chế hoàn toàn mới hoặc sửa đổi một cơ chế hiện

có để phù hợp với một tình huống hoặc tập hợp kiến thức mới, lạ

b/ Lev Vưgotsky với "Vùng phát triển gần nhất "

Nhà tâm lý học người Nga Lev Vưgotsky cũng đã nghiên cứu tư duy của trẻ emtrong các thập niên 1920 - 1930 và đi đến quan điểm cho rằng người lớn hỗ trợ trẻ emphát triển nhận thức theo một cách thức tương đối có hệ thống Đó là vì người lớn thườngxuyên đưa trẻ em tham gia vào hoạt động trò chuyện có nội dung và những quan sát giúptrẻ em nhận thức được thế giới Vygotsky tin rằng ảnh hưởng của xã hội và văn hóa là rấtquan trọng để phát triển nhận thức và lý thuyết của ông được biết đến với tên gọi khíacạnh văn hóa - xã hội của việc học tập

Khái niệm "Vùng phát triển gần nhất" (ZPD) là nguyên tắc trung tâm trong lýthuyết của Vygotsky "Vùng phát triển gần nhất " theo định nghĩa của ông là "sự khácbiệt giữa mức độ phát triển thực tế (xác định bởi khả năng giải quyết vấn đề một mình)

và mức độ phát triển có thể đạt được (xác định thông qua khả năng giải quyết vấn đề khi

có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn hoặc cộng tác với người có kiến thức nhiềuhơn)" Khoảng cách giữa mức độ phát triển thực tế và mức độ phát triển tiềm năng (ZPD)

sẽ được thu hẹp ở mức tối thiểu trong những tình huống khi học viên gặp phải những bàitập khó mà họ cảm thấy không có đủ năng lực để hoàn thành

Khái niệm "tăng cường trên cơ sở kiến thức hiện có" liên quan chặt chẽ tới kháiniệm vùng phát triển gần "Tăng cường trên cơ sở kiến thức hiện có" là quá trình trong đógiáo viên hoặc một người có kiến thức tốt hơn hỗ trợ học viên trong "vùng phát triển gần"khi cần và ngừng việc hỗ trợ khi không cần thiết, giống như một giàn giáo được dỡ bỏdần khỏi tòa nhà trong quá trình xây dựng Tăng cường “trên cơ sở kiến thức hiện có" cóthể diễn ra dưới nhiều dạng thức Ví dụ, khi chuẩn bị cho người học bắt đầu một bài tậpmới, giáo viên sẽ giúp đỡ trên cơ sở kiến thức hiện có của học viên để hỗ trợ các hoạtđộng học tập ban đầu thông qua phương pháp tiếp cận các hoạt động một cách có tổ chức,

và định hướng trong phạm vi ZPD Hỗ trợ trên cơ sở kiến thức hiện có là rất hữu ích chongười học phải đối mặt với những bài tập khó mà trước đó họ chưa thực hiện thành công

Trang 25

Nhưng để phương pháp này phát huy hiệu quả, giáo viên phải nhận thức được khả năngphát triển của học viên, và những gì học viên có khả năng thực hiện về mặt nhận thức.Khi học viên có được sự tự tin trong việc thực hiện một nhiệm vụ, khung hỗ trợ có thểđược điều chỉnh cho phù hợp với các kiến thức và kỹ năng mới Tới một giai đoạn nhấtđịnh, khung hỗ trợ có thể được dỡ bỏ khi người học có đủ khả năng để tự mình thực hiệnthành công nhiệm vụ học tập

2.3.2 Thuyết kiến tạo trong dạy học

Theo thuyết kiến tạo thì học tập là một quá trình nội tại trong đó việc thu nạp kiếnthức thực tế chỉ là sự bắt đầu của quá trình Liên hệ kiến thức đã có trước đó là rất quantrọng để xây dựng kiến thức mới Người học được hỗ trợ để suy nghĩ thấu đáo và áp dụngkiến thức mới theo những cách thức có ý nghĩa với họ và liên quan tới trải nghiệm của

họ Cách tiếp cận mang tính cấu trúc giúp người học tổ chức, phân tích, dự báo, giảiquyết vấn đề và suy ngẫm lại về những gì họ đã được học Giáo viên có thể giúp đỡ bằngcách dạy cho học viên những kỹ năng tư duy phù hợp với trình độ phát triển của họcviên, để họ có thể đi từ những kiến thức và kỹ năng đã biết tới những kiến thức chưa biếtnhưng vẫn thuộc phạm vi năng lực của họ Tư duy cấu trúc sẽ giúp tập trung vào việc họctập sâu và tổ chức kiến thức thành các cấu trúc (cơ chế) nhận thức, và sẽ hỗ trợ hoạt độngtương tác xã hội trong lớp học khi học viên thảo luận một chủ đề Nó cũng giúp học viênđưa ra quyết định dựa trên việc tìm hiểu các nguồn dữ liệu hoặc cứ liệu, cũng như hỗ trợ

họ trong việc đánh giá các ý tưởng hoặc giả thuyết và tiến hành giải quyết vấn đề mộtcách sáng tạo Điều này dẫn tới một nguyên tắc giảng dạy xuất phát từ nghiên cứu củaPiaget - đó là sẽ rất quan trọng khi tạo ra cơ hội học tập thông qua việc khám phá môitrường tự nhiên và xã hội thể hiện qua các mặt sau:

- Tương tác xã hội là quan trọng để phát triển nhận thức do con người bắt đầu học từngười khác rằng có những quan điểm khác nhau về cách thức thực hiện một công việchoặc nghĩ về các vấn đề khác nhau trên thế giới

- Trạng thái cân bằng trong đó các sự kiện có thể được hiểu rõ từ những cơ chế hiệntại là không đủ khi con người cố gắng giải thích một điều mới mẻ Một phương pháp xâydựng mới, một kỹ thuật âm nhạc mới, một thí nghiệm khoa học xa lạ hoặc một phươngpháp giải toán mới có thể tạo ra sự rối loạn về tâm trí đòi hỏi phải sắp xếp lại tư duy và

mở rộng cơ chế của họ (thông qua điều chỉnh) để giúp hiểu rõ Quá trình phá vỡ trạngthái cân bằng là cần thiết cho việc học, song tiến bộ trong quá trình này có thể đạt được

dễ dàng hơn thông qua sự can thiệp được lên kế hoạch kỹ lưỡng của giáo viên

- Phát triển nhận thức ở các trẻ em khác nhau không diễn ra theo cùng một tốc độ.Một số trẻ có khả năng tư duy trừu tượng và giả định từ tương đối sớm, trong khi nhữngtrẻ khác thì lâu hơn Giáo viên có thể hỗ trợ quá trình phát triển nhận thức thông qua mộtloạt các hoạt động giảng dạy bao gồm thảo luận, sử dụng ví dụ cụ thể, các chiến lược giải

Trang 26

quyết vấn đề, kinh nghiệm thực tiễn với các đối tượng vật chất, phản hồi của giáo viên đểsửa lại những điểm hiểu sai, sử dụng tình huống thực, các sự kiện có thể quan sát và kinhnghiệm để giúp giải thích các khái niệm trừu tượng và tình huống giả định

Các hoạt động dạy và học có thể được hình thành dựa trên lý thuyết của L.Vygotsky về các khía cạnh văn hóa - xã hội trong học tập theo một vài cách thức Có haiphương thức được xem là đặc biệt hữu ích như sau:

- Sự tham gia có định hướng: người học có thể được nâng cao năng lực dần dầnthông qua việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Cùng với quá trình trưởng thành,người học có thể được giới thiệu những bối cảnh xã hội khác nhau sao cho ở những lớphọc cao hơn và khi trưởng thành hơn, những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cụ thể sẽđược đưa vào

- Học việc: là một hình thức tham gia có định hướng ở mức độ tăng cường hơn, quátrình học việc giúp những người mới vào nghề (thợ học việc) được cùng làm việc vớinhững người giàu kinh nghiệm Những người có kinh nghiệm tạo ra cấu trúc và sự địnhhướng để thợ học việc đạt tới trình độ năng lực trong những kỹ năng cụ thể Đây là mộthình thức cố vấn trong đó thợ cả muốn thợ học việc vừa biết được cả các kỹ năng (ví dụ

kỹ năng của một nghề nhất định như xây dựng hoặc may đo) vừa biết cách tư duy vềcông việc và tìm ra cách thức tốt nhất để hoàn thành tốt công việc Học việc bao gồm rấtnhiều hoạt động học tập, từ làm mẫu một hoạt động, giảng giải và phản hồi, hỗ trợ trên cơ

sở kiến thức hiện có, tìm hiểu vấn đề và các kỹ năng tư duy, suy ngẫm về những gì đã đạtđược và hoàn thành các nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng phức tạp hơn dựa trên các kỹ năng mớithu được

- Giáo viên có thể lập kế hoạch cho vùng phát triển gần theo nhiều cách thức và sửdụng các phương pháp giảng dạy trên lớp khác nhau Làm việc nhóm, hoạt động haingười và bài tập cá nhân, tất cả đều được hỗ trợ bởi vùng phát triển gần Giáo viên có thểphân công học viên vào các nhóm, với kỳ vọng rằng những học viên giỏi hơn có thể hỗtrợ người yếu hơn Các nhóm có khả năng ngang bằng có thể cùng phối hợp trong mộtnhiệm vụ phức tạp sao cho mỗi học viên có thể đóng góp thực chất vào công việc Ởnhững thời điểm khác, các hoạt động học tập riêng lẻ của cá nhân cũng được tiến hànhsao cho học viên có thể được hỗ trợ với các vùng phát triển gần khác nhau để đáp ứngnhu cầu riêng của mỗi học viên Trong tất cả các tình huống này, giáo viên cần lập kếhoạch chuẩn bị sẵn sàng nhiều nguồn lực khác nhau để hỗ trợ các quá trình học tập Các yếu tố sau đây là những đặc trưng của tổ chức dạy và học theo thuyết kiến tạo :

- Người học sẽ tích cực xây dựng kiến thức dựa trên trải nghiệm cá nhân;

- Việc học tập được cấu trúc thành các cơ cấu nhận thức có ý nghĩa;

- Kiến thức là kết quả của sự diễn giải cá nhân;

- Môi trường văn hóa và xã hội có ảnh hưởng tới thế giới quan của người học;

- Việc cấu trúc kiến thức được hỗ trợ bằng các hoạt động khảo sát và thảo luận

Trang 27

mở, trong đó giáo viên đặt các câu hỏi mở, đòi hỏi tư duy và khuyến khích thảoluận;

- Các câu hỏi đánh giá mức độ hiểu của học viên sẽ được sử dụng để khuyến khích học viên đi sâu hơn và các câu trả lời và rà soát các ý tưởng theo cách

phê phán;

- Kiến thức và kinh nghiệm trước đó của học viên sẽ được xem xét khi xây

dựng bài giảng;

- Giáo viên sẽ nêu lên các vấn đề và ý tưởng đòi hỏi học viên phải tư duy, và đưa

ra những điểm chưa chắc chắn để khuyến khích thảo luận;

- Giáo viên sẽ cho phép “thời gian tư duy” để học viên có thể trả lời các câu hỏisau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng

Khác với thuyết hành vi, các nhà tâm lí học đại diện cho thuyết kiến tạo xây dựng líthuyết về sự học tập nhấn mạnh ý nghĩa của các cấu trúc nhận thức đối với sự học tập

Hình 1.4 Mô hình học tập theo thuyết nhận thức

2.4.2 Thuyết đa thông minh trong dạy học

Giá trị lớn nhất do lý thuyết của Howard Garder mang lại cái nhìn mới về tiềmnăng đa dạng của con người và sự càn thiết phải khai thác, phát huy các tiềm năng đótrong dạy học Ông hướng sự chú ý tới những cá nhân người học cụ thể và tầm quantrọng của phong cách học tập phù hợp với từng cá nhân do ông lập luận rằng mỗi một cánhân là một sự pha trộn độc đáo của những sự thông minh khác nhau Những loại thôngminh mà một các nhân sở hữu, H.Gardner cho rằng phần lớn các cá nhân đều mạnh trong

ba loại và chỉ ra rằng không chỉ do năng lực của từng cá nhân và các vấn đề như cáchthức và phương pháp mà với đó học viên thích thú với việc học và phát triển các thếmạnh và đồng thời phát triển những điểm yếu Ví dụ như:

- Một cá nhân có khả năng giỏi về âm nhạc nhưng lại hạn chế khi làm việc với cáccon số vì vậy người đó có thể phát triển kỹ năng làm việc với các con số và lôgic thôngqua âm nhạc, chứ không thể tiếp tục làm việc trực tiếp với các con số

- Một cá nhân yếu về mặt không gian nhưng lại giỏi về các con số nhiều khả năng cóthể phát triển khả năng về không gian nếu vấn đề này được giải thích và phát triển bằngcách sử dụng các con số và lô gic

Điều này có ý nghĩa rất lớn cho các nhà giáo dục Các dạng thức thông minh là sứcmạnh của mỗi con người, là những kênh để phát triển việc học tập sâu hơn Điểm yếu củamột cá nhân là một kênh yếu và nên tránh Rõ ràng là giảng dạy truyền thống đã đặt nặng

Thông tin đầu vào

HỌC SINH Quá trình nhận thức, giải quyết vấn đề Kết quả đầu ra

Trang 28

vào sự thông minh ngôn ngữ và thông minh lô gic - toán học và đã không tính đến nhữngloại thông minh khác Thông điệp của H.Gardner chuyển tải cho các giáo viên là rất rõràng; khi chúng ta phát triển con người cần thông qua các điểm mạnh của họ, chúng takhông chỉ kích thích sự phát triển, chúng ta tăng sự tự tin và do đó tăng niềm tin rằng cáchọc viên có thể đạt được một điều gì đó có ý nghĩa Phát triển điểm mạnh của một cánhân sẽ tăng cường những hồi đáp của học viên đối với quá trình học và, bởi sự tự tin và

ý thức về giá trị sẽ tăng, điều này giúp học viên phát triển thế mạnh vừa cải thiện cácđiểm yếu

Một thông điệp khác cũng không kém phần quan trọng của H Gardner là tất cảchúng ta đều có sự thông minh theo những cách riêng Các giáo sư khoa học sáng giánhất có thể có sự thông minh vượt bậc trong một số các lĩnh vực (có thể là lĩnh vực lô gic

- toán học, và một đến hai các lĩnh vực khác) nhưng cũng có thể các giáo sư này sẽ cókhả năng kém hơn trong các loại hình thông mình khác, và thậm chí còn có thể là không

có khả năng trong một số loại hình Những sinh viên phải vật lộn với ngôn ngữ và cáccon số có thể dễ dàng trở thành những vận động viên, nhạc công hay các nghệ sĩ tài ba.Rất nhiều cá nhân thành đạt trong kinh doanh từng bị đánh giá là những người kém cỏitrong trường học Tất nhiên, những cá nhân này đã bị đánh giá bằng những định nghĩahẹp về điều gì làm nên các thành tích học tập và những thành công trong trường học.Nhiều người thành đạt trong cộng đồng - như những nhà lãnh đạo, nhà văn, quân nhân,nhà khoa học và những người hoạt động trong lĩnh vực thể thao - đều từng bị đánh giá lànhững cá nhân kém trong các trường - những con người này cũng đã bị đánh giá theo mộtđịnh nghĩa hạn hẹp về điều gì tạo nên trí thông minh

Các nội dung chi tiết về thuyết đa thông minh của H Gardner được trình bày trongBảng 1.2 dưới đây nêu ra các giá trị của việc ứng dụng phương pháp đa thông minh khithiết kế và thực hiện các chương trình giảng dạy hay các bài học Tuy nhiên, phần lớntrong chúng ta gặp khó khăn trong khi làm việc chi tiết và ứng dụng phương pháp củaH.Garder vào trong các lớp học

Bảng 1.2 Đặc trưng thuyết đa thông minh của Howard Gardner

Trang 29

Ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói; ghi nhớ; truyền

đạt và giải thích các ý kiến và thông tin thông qua

ngôn ngữ, hiểu các mối quan hệ giữa truyền đạt

thông tin và ý nghĩa

Nhà văn, luật sư, nhà báo, người diễn thuyết, cán bộ đào tạo, dịch thuật, những phát thanh viên truyền thanh và truyền hình

viết một tập hợp các hướng dẫn; nói về một chủ đề; biên tập một tài liệu hay sản phẩm trên văn bản; viết một bài phát biểu; đưa ý kiến về một sự kiện

Con chữ và ngôn ngữ

Lô gic –

Toán học

Tư duy lô gic; Phát hiện các hình mẫu, lý luận

khoa học và suy luận; phân tích vấn đề; thực hiện

các tính toán

Nhà khoa học, kỹ sư, chuyên gia máy tính, kế toán, nhân viên nhà băng, các nhà nghiên cứu, giám đốc

Thực hiện tính toán số học; tạo ra một quá trình để đo lường những vấn đề khó; phân tích cách thức một chiếc máy hoạt động; tạo

ra một quá trình

Các con số và lô gich

Âm nhạc Khả năng âm nhạc, nhận thức, đánh giá và sử

dụng âm thanh; nhận biết các mẫu về nhip điệu

và tông giọng; hiểu mối quan hệ giữa cảm xúc và

âm thanh

Nhạc công, ca sĩ, nhà soạn nhạc, nhà sản xuất âm nhạc, các kỹ sư về âm thanh, cá nhân hoạt động trong ngành giải trí, người tổ chức sự kiện, những nhà tư vấn về môi trường và tiếng ồn, nhà luyện thanh

biểu diễn một tác phẩm âm nhạc; hát một bài hát; rà soát một tác phẩm âm nhạc; huấn luyện một cá nhân chơi một nhạc cụ; xác định tình trạng âm thanh cho các hệ thống điện thoại

Âm nhạc, âm thanh và nhịp điệu

Chuyển động cơ thể Kiểm soát chuyển động cơ thể, khéo léo của các

thao tác; cân bằng và nhanh nhẹn về thể chất;

những phối hợp giữa mắt và cơ thể

vũ công, diễn viên, những người biểu diễn, vận động viên, lái xe, quân nhân, lính cứu hỏa, ngư dân, lái xe, những người làm nghề thủ công; nhà làm vườn, đầu bếp; nhà thám hiểm, nhà châm cứu;

thể hiện một kỹ thuật thể thao; dùng hành động để giảng giải một vấn đề gì đó; ném một cái bánh kếp; thả diều; hướng dẫn các

cử chỉ tại nơi làm việc

Các kinh nghiệm về chuyển động và thể chất

Không gian – Thị giác Nhận thức vê thị giác và không gian;

Giải thích và tạo ra các hình cảnh trực quan;

những tưởng tượng và biểu hiện bằng hình cảnh;

hiểu mối quan hệ giữa hình ảnh và ý nghĩa, giữa

không gian và hiệu quả

nghệ sĩ, nhà thiết kế, họa sĩ truyện tranh, kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, nhà điêu khác, những nhà quy hoạch đô thị, kỹ sư và các chuyên gia tư vấn về làm đẹp

thiết kế một bộ trang phục; giải nghĩa một bức tranh; bố trí một căn phòng, thiết kế một tòa nhà; vẽ bản đồ

Tranh, hình dạnh, hình ảnh 3 chiều

Tương tác Nhận thức về cảm xúc của những người

khác;Khả năng liên hệ đến những cá nhân khác,

hiểu các mối quan hệ giữa con người và các tình

huống; bao gồm các cá nhân khác

các nhà trị liệu, tư vấn, chính trị gia, cán bộ giáo dục, những người bán hành, giáo viên, những nhà tổ chức, huấn luyện viên,cố vấn

diễn giải các tâm trạng từ những cử chỉ trên mặt; thể hiện các cảm xúc thông qua ngôn ngữ cơ thể; tác động đến cảm xúc của người khác theo một một cách đã định trước

truyền đạt thông tin, liên lạc giữa các cá nhân, hợp tác, và làm việc nhóm

Nội tâm Tự nhận thức,Nhận biết về cá nhân, nhận biết về

khách quan, khả năng hiểu một cá nhân, mối

quan hệ của một cá nhân với những người khác

và thế giới bên ngoài

bất cứ những ai có thể tự nhận thức và tham gia và quá trình chuyển đổi những suy nghĩ, niềm tin và hành vi trong mối quan hệ với các tình huống

cân nhắc và quyết định những mục đích của một cá nhân và những thay đổi cá nhân cần thiết để dạt được những mục tiêu đó

tự phản ánh, tự khám phá

2.5.1 Sơ lược về thuyết hoạt động

Đại diện thuyết hoạt động là các nhà tâm lý học Xô Viết A.N Leonchiev, X.L

Trang 30

Rubinstein, L.X Vưgotxki Các tác giả trên cho rằng hoạt động là quá trình con người tácđộng vào đối tượng nhằm thực hiện những mục đích, thoả mãn những nhu cầu của mình.Trong hoạt động, một mặt con người (chủ thể) bộc lộ “lực lượng” tâm lý và thể chất củamình, tác động vào đối tượng và ghi dấu ấn của mình vào sản phẩm hoạt động, tự kháchquan hoá những phẩm chất và năng lực của mình ra Đồng thời mặt khác, chủ thể lĩnh hội(phản ánh) những thuộc tính của đối tượng, của những công cụ, phương tiện mà mình sửdụng trong quá trình hoạt động, tự làm phong phú, phát triển tâm lý nhất là tri thức, nănglực, kỹ năng, kỹ xảo.

+ Quá trình thứ nhất là quá trình đối tượng hóa (còn gọi là “xuất tâm”) trong đó chủ

thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm hoạt động Đây là quá trình xuất tâm: tâm

lý, trí tuệ của con người (của chủ thể) được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trìnhlàm ra sản phẩm Nhờ vậy, chúng ta mới có thể tìm hiểu được tâm lý, trí tuệ con ngườithông qua hoạt động của họ

+ Quá trình thứ hai là quá trình chủ thể hóa (còn gọi là “nhập tâm”) trong đó con người

chuyển nội dung khách thể (những quy luật, bản chất, đặc điểm…của khách thể) vào bảnthân mình, tạo nên tâm lý, trí tuệ, ý thức, nhân cách của bản thân Đây chính là quá trìnhchiếm lĩnh (lĩnh hội) thế giới, là quá trình nhập tâm Vì thế người ta có thể nói tâm lý, trítuệ là sự phản ảnh thế giới khách quan Nội dung tâm lý, trí tuệ do thế giới khách quanquy định

Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạotâm lý, trí tuệ, ý thức của mình, hay nói khác đi, tâm lý, trí tuệ, ý thức, nhân cách đượcbộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động Hoạt động của con người bao gồm cácquá trình con người tác động vào khách thể (sự vật, tri thức…) gọi chung là quá trình bênngoài hay là sự thực hiện tâm vận và quá trình tinh thần, trí tuệ - quá trình bên trong, hay

là sự thực hiện về trí tuệ Nghĩa là trong hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lý, trí tuệ,

cả công việc chân tay lẫn công việc trí óc

2.5.2 Đặc điểm hoạt động của con người

- Hoạt động bao giờ cũng là “hoạt động có đối tượng” Đối tượng của hoạt động là

cái hoạt động hướng tới, tác động vào nhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh đối tượng đó Nó

có thể là sự vật, hiện tượng, khái niệm, con người hoặc mối quan hệ có khả năng thỏamãn nhu cầu nào đó của con người, thúc đẩy con người hoạt động Vì thế đối tượng hoạtđộng là hiện thân của động cơ hoạt động Ví dụ: Đối tượng của hoạt động học tập là trithức, kỹ năng, kỹ xảo…, chúng có khả năng thỏa mãn nhu cầu nhận thức - học tập củacon người nên nó trở thành động cơ đích thực thúc đẩy con người tích cực học tập Cầnphải nói thêm rằng có nhiều trường hợp đối tượng của hoạt động không phải là một cái gì

đó có sẵn, mà là cái đang xuất hiện ngay trong quá trình hoạt động một cách tích cực nhưtrong hoạt động nghiên cứu, trong hoạt động học tập…

- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể Chủ thể là con người có ý thức tác động vào

khách thể - đối tượng của hoạt động Như vậy hàm chứa trong hoạt động là tính chủ thể

Trang 31

mà đặc điểm nổi bật nhất là của nó là tính tự giác và tính tích cực Chủ thể hoạt động cóthể là cá nhân hoặc nhóm người Chủ thể là nhóm người khi họ cùng nhau thực hiện hoạtđộng với cùng một đối tượng, một động cơ chung

- Hoạt động bao giờ cũng tính mục đích Mục đích là biểu tượng về sản phẩm hoạt

động có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ thể, nó điều khiển, điều chỉnh hoạtđộng Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng Tính mục đích luôn bị chế ước bởi nộidung xã hội, vì thế không nên hiểu mục đích một cách thuần túy chủ quan như là ý thíchriêng, mong muốn ý định chủ quan như là ý thích riêng, mong muốn, ý định chủ quan…

- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp Trong hoạt động, con người bao giờ

cũng phải sử dụng những công cụ nhất định Trong hoạt động lao động, người ta dùngcác công cụ kỹ thuật như máy móc, cái cưa, cái cuốc tác động vào đối tượng lao động.Tương tự như vậy, tiếng nói, chữ viết, kinh nghiệm và các hình ảnh tâm lý, trí tuệ khác làcông cụ tâm lý, trí tuệ được sử dụng để tổ chức, điều khiển thế giới tinh thần của mỗi conngười Những công cụ đó giữ chức năng trung gian giữ chủ thể và đối tượng hoạt động,tạo ra tính gián tiếp của hoạt động của con người với hành vi bản năng của con vật

2.5.3 Cấu trúc của hoạt động

Phân tích, mô tả cấu trúc hoạt động là một vấn đề được nhiều nhà tâm lý học quantâm Người đầu tiên có tư tưởng này và đạt được những kết quả nghiên cứu nhất định làL.X.Vưgôxki (1886 – 1934) Ông đã phân tích các khái niệm “công cụ”, “thao tác”, “mụcđích”, “động cơ” Tiếp tục phát triển tư tưởng và thành quả đó, nhà tâm lý học Xô viếtnổi tiếng A.N.Lêonchiev về cấu trúc vĩ mô của hoạt động như sau:

- Hoạt động luôn nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người Khi nhu cầugặp đối tượng thì trở thành động cơ Như vậy, đối tượng là cái vật thể hóa nhu cầu, làđộng cơ đích thực của hoạt động Nói cách khác, hoạt động là quá trình thực hiện hóađộng cơ Động cơ được coi là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động Bất kỳhoạt động nào cũng có động cơ tương ứng Động cơ có thể tồn tại ở dạng tinh thần, bêntrong chủ thể

- Hoạt động với động cơ bên trong, trường hợp này gọi là hoạt động bên trong.Không chỉ như vậy, động cơ còn được vật thể hóa ra bên ngoài, mang hình thức tồn tạivật chất, hiện thực bên ngoài Hoạt động trong trường hợp này được gọi là hoạt động bênngoài Tuy nhiên, với cả hai hình thức tồn tại trên, động cơ vẫn là một - đối tượng liênquan tới nhu cầu

Như đã phân tích, động cơ là mục đích chung của hoạt động (còn gọi là động cơxa) Động cơ được phát triển theo hướng cụ thể hóa trong các mục đích bộ phận Nóicách khác, các mục đích này là hình thức cụ thể hóa của động cơ, là bộ phận cấu thànhđộng cơ Do đó quá trình hiện thực hóa động cơ được tiến hành từng bước, từng khâu đểđạt được mục đích xác định trong những hoàn cảnh cụ thể Cả quá trình đó được gọi làhành động Hành động là quá trình bị chi phối bởi biểu tượng về kết quả phải đạt được,nghĩa là quá trình nhằm vào mục đích để dần dần tiến tới thực hóa động cơ Chính vì thế,

Trang 32

hành động là thành phần cấu tạo của hoạt động hay một chuỗi hành động Ví dụ: Hoạtđộng học tập có động cơ đích thực là chiếm lĩnh những thành tựu văn hóa của loài người

để phát triển nhân cách, thì hành động là quá trình nhằm tới mục đích riêng, bộ phận làlĩnh hội trí thức khoa học trong từng môn học

- Chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng các phương tiện trong các điều kiện xácđịnh Mỗi phương tiện quy định cách thức hành động Cốt lõi của cách thức ấy chính làthao tác Thao tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động (thao tác phân tích, tổng hợp trong tưduy hoặc các bước thực hiện công việc ) Nó không có mục đích riêng mà thực hiện mụcđích hành động, đồng thời phụ thuộc chặt chẽ vào phương tiện, điều kiện cụ thể

Tóm lại, cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố có mối quan hệ biệnchứng với nhau: ( Hình 1.5)

Chủ thể Đối tượng

Hoạt động Động cơ

Các hành động Các mục đích

Các thao tác Công cụ, phương tiện

Hình 1.5 Cấu trúc chung của hoạt động

- Một hoạt động bao gồm nhiều hành động và bao giờ cũng nhằm vào đối tượng

để chiếm lĩnh nó Chính đối tượng đó trở thành động cơ hoạt động của chủ thể;

- Hành động được thực hiện bằng hàng loạt các thao tác để giải quyết nhữngnhiệm vụ nhất định, nhằm đạt mục đích của hành động;

- Thao tác gắn liền với việc sử dụng các công cụ, phương tiện trong những điềukiện cụ thể

Như vậy, hoạt động có hai mặt, một bên là những đơn vị của hoạt động gắn liềnvới bên kia là nội dụng đối tượng của hoạt động Nội bộ của từng bên cũng như cả haimặt của hoạt động luôn có quan hệ khăng khít, tác động và chuyển hoá lẫn nhau theonhững qui luật rất phức tạp Trong cấu trúc này, cần nhấn mạnh tính độc lập tương đối và

sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các thành tố, đặc biệt là yếu tố hành động – mục đích thể hiện: Thứ nhất: Một số động cơ có thể được cụ thể hóa trong nhiều mục đích Ngược lại,một mục đích có thể được thể hiện nhiều động cơ khác nhau Do đó một hoạt động đượcthực hiện bởi nhiều hành động khác nhau, và một hành động có thể tham gia trong nhiềuhoạt động khác nhau

Đơn vị của hoạt động Nội dung của đối tượng

Trang 33

Thứ hai: Một hoạt động sau khi đã thực hiện được có thể trở thành một hànhđộng cho hoạt động khác.

Thứ ba: Để đạt một mục đích, ta cần phải thực hiện một hành động Mục đích

đó có thể phát triển theo hai hướng:

a Trở thành động cơ (khi mà mục đích không chỉ có chức năng hướng dẫn mà còn có

cả chức năng kích thích, thúc đẩy), lúc này hành động biến thành hoạt động;

b Trở thành phương tiện (khi mà mục đích đã được thực hiện và hành động kết thức),lúc này hành động trở thành thao tác và có thể tham gia vào nhiều hành động khác

Như vậy, một hoạt động lao động cụ thể nào đó bao giờ cũng có động cơ (nhucầu, sở thích, hứng thú, lợi ích ) thúc đẩy họat động Mỗi một hoạt động được thực hiệnbởi một tập hợp các hành động theo một trình tự nhất định để đạt đến một mục đích mongmuốn Đến lượt mình các hành động lại được thực hiện thông qua các thao tác,các thaotác, động tác này được thực hiện nhờ tổ hợp các cử động riêng rẽ.Toàn bộ các hành độngđược thực hiện trong môi trường, điều kiện làm việc, các mối quan hệ nhất định và vớicác phương tiện, công cụ lao động thích ứng

a/ Hành động

Hành động là một đơn vị cơ bản của hoạt động Mỗi một hoạt động bao gồmnhiều hành động khác nhau Hành động luôn luôn được thực hiện để đạt đựoc mụcđính nhất định (tính mục đích của hành động) và thực hiện trong các môi trường,điều kiện, phương tiện lao động cụ thể Ví dụ khi thực hiện hoạt động gia công mộtsản phẩm nào đó, ngưòi hành nghề phải thực hiện nhiều hành động khác nhau theomột quy trình nhất định từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, môi trường làm viịecđến các hành động vận hành (hay sử dụng các dụng cụ, phương tiện gia công sảnphẩm và cuối cùng là hoàn thiện, kiểm tra ,sản phẩm theo quy chuẩn thiết kế Trongthực tế lao động nghề nghiệp có rất nhiều loại hành động khác nhau.Có thể phânthành hai loại hành động chính: Hành động chủ định và hành động không chủ định

- Hành động chủ định là loại hành động có mục đích, có ý thức và đựoc thựchiện theo ý đồ hoặc quy trình đã chuẩn bị hay dự kiến Quá trình thực hiện hànhđộng luôn luôn được điều chỉnh, kiểm soát của ý thức người thực hiện

- Hành động không chủ định là những hành động không có mục đích, quytrình rõ ràng Thường bị chi phối, tác động của các điều kiện bên ngoài ( phản ứngtrước các tác động bất ngờ, chưa lường trước) Chúng được thực hiện do thói quen,phản ứng bản năng và ít được kiểm soát của ý thức

b/ Thao tác, động tác

Thao, động tác là những hành vi riêng lẻ có quan hệ, phối hợp với nhau theomột trình tự nhất định để tạo thành hành động

Trang 34

Tuy thuộc vào loại hình lao động trí óc hoặc chân tay mà có các cách gọikhác nhau Trong lao động trí óc, thành phần của các hành động thường được gọi làthao tác như các thao tác phân tích, tổng hợp, suy luận, so sánh.v.v còn trong cáchoạt động lao động chân tay (hệ vân động) thường gọi là các động tác như các độngtác dũa kim loại, đạp phanh, tăt công tắc v.v

c/ Cử động

Cử động là các thành phần cấu thành các thao, động tác Như vậy cử động cóthể coi là đơn vị nhỏ nhất của một hoạt động Cử động có vai trò đặc biệt trong nhậnthức và hành động tác động vào đối tượng lao động Các thao, động tác và cử độngđơn giản, theo các trình tự chặt chẽ, cơ học, ít chịu sự chi phối của ý thức và các quátrình tâm lý thường đựoc chuyển cho chức năng của các tay máy hoặc Robot

Theo chức năng, cử động được phân thành các loại sau:

- Cử động vận động (thừa hành): Là các cử động thực hiện các tác động trựctiếp lên đối tượng lao động nhằm thay đổi nó thông qua phương tiện hoặc công cụlao động Ví dụ như các cử động của tay khi vung búa, các cử động, di chuyển củatoàn thân người và chân tay khi điều khiển máy.v.v

- Cử động nhận thức: Là các cử động để thực hiện các thao tác trí tuệ, vậnđộng của các giác quan như suy nghĩ, phân tích, quan sát, sờ nắn qua xúc giác, lắngnghe tiếng động của máy.v.v

- Cử động thích nghi: Là các cử động được thực hiện để điều chỉnh hànhđộng của con người thích ứng với các tác động bên ngoài và thường là những phản

xạ theo bản năng hoặc phản xạ có điều kiện Ví dụ như các cử động vung tay để giữthăng bằng, rụt tay lại khi chạm vào vật nóng, chớp mắt v.v

Do tính phức tạp và phức hợp của các cử động khi thực hiện hành động nênranh giới giữa các cử động không rõ ràng mà thường kết hợp chặt chẽ, tiếp nối vàchuyển hoá lẫn nhau

Các giai đoạn của hoạt động

Các hoạt động lao động nghề nghiệp diễn ra rất phong phú và đa dạng

Tuy nhiên xét về quá trình hoạt động thì mỗi hoạt động hay hành động cụ thể

có các giai đoạn cơ bản sau:

- Giai đoạn chuẩn bị (định hướng)

- Giai đoạn thực hiện

Trang 35

- Giai đoạn kết thúc (đánh giá kết quả)

a/ Giai đoạn chuẩn bị (định hướng)

Đây là giai đoạn mở đầu, chuẩn bị cho việc thực hiện một hoạt động haymột hành động cụ thể Trên cơ sở động cơ, nhu cầu thực hiện một công việc hayhoạt động nào đó mà cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, tổchức, điều kiện và quy trình thực hiện công việc, bảo đảm thực hiện tốt các côngviệc được giao Giai đoạn này cần trả lời các câu cơ bản là làm việc gì?, làm ở đâu ?làm vì mục đích gì ? các điều kiện, phưong tiện cần thiết.v.v

Toàn bộ quá trình chuẩn bị thực hiện hoạt động đựoc thể hiện ở việc lập kếhoạch hành động bao gồm việc tính toán, xác định các thành tố mục tiêu, thời gian,

lộ trình hay quy trình thực hiện, các nguồn lực, phương tiện bảo đảm, kết quả haysản phẩm mong muốn.v.v Kế hoạch hành động càng được chuẩn bị kỹ và cụ thểbao nhiêu thì hoạt động đó càng có khả năng thu được kết quả tốt bấy nhiêu

b/ Giai đoạn thực hiện:

Là giai đoạn tổ chức triển khai thực hiện và quản lý, điều chỉnh, giám sát trênthực tế kế hoạch hành động đã được xác định Đây là giai đoạn quyết định đến chấtlượng và hiệu quả của hoạt động để đạt đựơc các kết quả, sản phẩm mong muốn.Thông thường các hoạt động được thực hiện không chỉ bởi một cá nhân mà của mộtnhóm ngưòi theo một cách thức phân công và tổ chức lao động thích hợp Do đóviệc tổ chức thực hiện các hoạt động đòi hỏi phải phối hợp có hiệu quả các nỗ lực và

cố gắng của từng cá nhân trong nhóm làm việc, đề cao ý thức tự giác và vai trò, vịtrí, trách nhiệm của từng cá nhân tham gia hoạt động và bảo đảm sự đồng bộ trongquá trình thực hiện công việc Ngay cả đối với những công việc do từng cá nhânthực hiện thì cũng đòi hỏi sự phối hợp hợp lý các hành động, thao, động tác và các

cử động trong qúa trình thực hiện công việc với các nỗ lực cả về sức lực, trí tuệ

và ý thức trách nhiệm

c/ Giai đoạn kết thúc (đánh giá, kiểm tra):

Đây là giai đoạn cuối cùng của một hoạt động nhằm xác định, đánh giá kếtquả, sản phẩm của hoạt động so với mục đích, yêu cầu đặt ra ( hay dự kiến ban đầu).Đánh gía kết quả hoạt động không chỉ tập trung làm rõ chất lượng sản phẩm, tínhhiệu quả hoạt động mà còn có vai trò rất quan trong để xem xét lại toàn bộ quá trìnhchuẩn bị và thực hiện hoạt động, làm rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quandẫn đến các kết quả tốt hoặc chưa tốt của hành động

I.6.1 Hệ tâm lý vận động (Hệ tâm vận)

Hoạt động của con người bao giờ cũng có sự phối hợp chặt chẽ và tác độngqua lại giữa các vận động cơ thể và các trạng thái, quá trình, thuộc tính tâm lý củamỗi cá nhân Hoạt động thường được biểu hiện ra bên ngoài qua các hành vi, các

Trang 36

vận động và bị tác động, chi phố của các hiện tượng tâm lý Chính các mối liên hệ,tác động qua lai trên đã tao nên hệ tâm lý vận động (Hệ tâm vận).

Hệ tâm lý vận động (hệ tâm vận) là sự liên hệ giữa các hiện tượng tâm lý vớicác vận động và hoạt động của con người

Các hiện tượng tâm lý không tác rời hoạt động nhưng ngược lại có những vậnđộng không gắn với các hiện tượng tâm lý như con người rùng mình khi gặp lạnh,ngủ gật hay co chân khi gõ vào đầu gối v.v Thông thường đây là những phản xạ( vận động ) theo bản năng hoặc phản xạ không điều kiện Nhìn chung, mỗi vậnđộng trong hoạt động lao động đều là sự biểu hiện của tâm lý vận động

2.5.4.1 Động tác lao động

Những vận động được biểu hiện ra ngoài nhờ các cử động của cơ, bắp thịt(hệ vận động của cơ thể ngưòi) thì đựơc gọi là động tác Những động tác thực hiệnquy trình lao động được gọi là động tác lao động

Đặc điểm của động tác lao động

Mỗi một động tác lao động được biểu hiện qua 3 mặt: cơ học, sinh lýhọc và tâm lý học

a/ Biểu hiện cơ học thông qua các yếu tố sau :

+ Qũy đạo vận động của các chi+ Tốc độ vận động: Chỉ số quãng đưòng mà động tác thực hiện trongmột đơn vị thời gian

+ Nhịp độ vận động: Là tần số lập lại chu trình các động tác cùng loại + Cường độ mạnh, yếu của các động tác lao động

b/ Biểu hiện về mặt sinh lý thông qua các yếu tố sau:

- + Các quá trình hưng phấn và ức chế trong vỏ não

+ Hoạt động của các nội quan: nhịp thở, nhịp đập của tim-mạch, tuần hoàn máu lưu thông trong cơ thể

+ Sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp

+ Hoạt động của hệ thần kinh trong phối hợp, điều chỉnh,

điều hoà các động tác

c/ Về tâm lý học đựoc thể hiện qua các yếu tố sau :

+ Tâm trạng: vui, buồn, phấn khích hay ể oải…

+ Quá trình nhận thức : tri giác , cảm giác, xúc giác, tư duy

+ Nỗ lực về ý chí, chú ý các biểu hiện về tính cách

Phân loại các động tác

Trang 37

Căn cứ vào vai trò, vị trí và tầm quan trọng của các động tác trong việc thựchiện các hành động, hoạt động người ta chi các động tác thành các loại sau:

a/ Những động tác cơ bản: Là nững động tác chính tác động trực tiếpđến đối và cần thiết phải thực hiện trong các hành động để đạt được mục đích hoạtđộng

b/ Những động tác phụ: Là những động tác có tính chất hỗ trợ, phốihợp các động tác cơ bản trong quán trình thực hiện các thao tác, động tác ,hànhđộng Ví dụ như các động tác nâng đỡ, cầm giữ, giữ thăng bằng của tay trái khithực hiện các động tác chính (gia công, vận hành ) bằng tay phải

Trong quá trình thực hiện các hành động có thể xuất hiện các động tác thừahoặc sai lầm do thói quen hoặc sơ ý, bất cẩn của người thực hiện Do đó cần nghiêncứu hợp lý hoá các thao động tác lao động nhằm tiết kiệm sức lực, thời gian laođộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động

Đánh giá và hưóng dẫn luyện tập các động tác

Để thực hiện được các hành động, cầm phải huấn luyện người lao động thựchiện các thao, động tác cơ bản từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo mộtquy trình nhất định và qua đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo lao động thao một loạihình công việc, nghề nghiệp nào đó Quá trình hướng dẫn và luyện tập các thaođộng tác phụ thuộc rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong đó đặc biệt lưu ýcác đặc điểm của ngưòi học về sức khoẻ, thể lực, các đặc điểm tâm-sinh lý và cácthói quen đã định hình từ trước của ngưòi học Trong luyện tập thường xuất hiện cácđộng tác sai lệch, không chuẩn do các nguyên nhân sau :

- Người học chưa rõ mục đích, yêu cầu của các hành động, động tác cầnthực hiện

- Chưa hiểu quy trình, trình tự tiến hành và đặc điểm động tác Thiếu

các hiểu biêt, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện các động tác

- Thiếu tự tin vào khả năng của mình, lo âu khi thực hiện

- Chủ quan, thờ ơ, coi thường, không chú ý vào việc, thấi độ bàng quang,thiếu trách nhiệm, không tập trung chú ý.v.v

- Gặp các trở lực tâm lý, thói quen không phù hợp

- Do sự giao thoa của kỹ xảo

- Do mệt mỏi về cơ thể và tâm lý

Tuy theo các nguyên nhân kể trên mà giáo viên cần có các biện pháp khắcphục, hạn chế những động tác sai của người học

- Giải thích và phân tích rõ những sai lầm

Trang 38

- Khuyến khích, động viên, tạo lập môi trường tâm lý thuận lợi để thực hiệncác động tác

- Tổ chức hướng dẫn hợp lý (thời gian, nội dung, cường độ làm việc.)

- Làm mẫu (thị phạm lại) kèm theo minh hoạ, phân tích, giải thích kỹ

- Hướng dẫn người học làm lại từng bước, chắc chắn và tăng dần tốc độ,nhịp độ thực hiện các thao động tác đưới sự trợ giúp, giám sát của giáo viên

2.5.4.2.Các quá trình cảm giác vận động

Quá trình con người tri giác đối tượng, phân tích, lựa chọn các kích thích để

có các quyết định trong đầu và cuối cùng là thực hiện một vận động (một động tácnào đó) để đáp lại các tác động của đối tượng được gọi là cảm giác vận động

a/Phân loại

Tuỳ theo mức độ phức tạp của tri giác và động tác được tiến hành và mối liên

hệ giữa chúng mà các cảm giác vận động được chia làm 3 loại:

- Phản ứng cảm giác vận động đơn giản

- Phản ứng cảm giác vận động phức tạp

- Phản ứng cảm giác vận động tổ hợp

Ví dụ: Khi đang điều khiển một chiếc xe ôtô chay trên đường, ngưòi lái xephải sử dụng tất cả các giác quan để quan sát (tri giác) tất cả những gì trên mặtđường, hệ thống tín hiệu trong buồng lái, nghe các tiếng động, âm thanh (tiếng động

cơ, va đập của bánh xe trên mặt đưòng ) và các cảm giác tiếp xúc giữa tay lái vào

vô lăng, bàn chân với các bàn đạp côn, ga, phanh v.v Tất cả các cảm giác trên đều

có tín hiệu truyền về vỏ não và lập tức được bộ não phân tích, tổng hợp và ra cácquyết định xử lý cần thiết Từ đó ngưòi lái xe thực hiện các phản ứng đáp lại thíchhợp (như điều chỉnh tay lái, đạp phanh, nhấn ga… để xe chay an toàn và theo ýmuốn

b/ Các khâu của quá trình cảm giác vận động

Bất cứ một cảm giác vận động nào đều có ba khâu chính:

- Khâu cảm giác nhận kích thích khi tri giác đối tượng

- Khâu phân tích-tổng hợp các tín hiệu kích thích và ra quyết định

hành động cho cơ quan vận động ở não bộ

- Khâu thực hiện vận động của các cơ quan vận động để phản ứng để đáp lạivới kích thích của môi trường bên ngoài

Trang 39

Về mặt sinh lý học, các phản ứng cảm giác vận động là những phản ứng cóđiều kiện, có thể là một cung phản xạ hay vòng phản xạ xẩy ra nối tiếp nhau cho đếnkhi hoàn thành

2.5.4.3.Các phẩm chất của phản ứng cảm giác vận động.

a/ Thời gian phản ứng

Thời gian phản ứng là thời gian tinh từ khi xuất hiện kích thích thu hút sự chú

ý đến khi có tri giác.Thời gian thực hiện phản ứng được tính từ khi bắt đầu đến khikết thúc vận động phản ứng Thời gian tổng cộng của phản ứng bằng hai thời giantrên

Thời gian phản ứng là một biểu hiện quan trọng của phẩm chất cảm giác vậnđộng Nó thể hiện sự nhanh nhậy của các giác quan và hoạt động của hệ thần kinhtrung ương và hệ vận động của cơ thể quan đó bảo đảm sự kịp thời, chính xác, chấtlượng và hiệu quả của các phản ứng cảm giác vận động Vi dụ khi thực hiện cácđộng tác dừng xe kịp thời, đúng vị trí thể hiện phẩm chất phản ứng cảm giác vậnđộng của người lái xe

b/ Độ chính xác của phản ứng

Phản ánh khả năng xử lý tình huiống và thực hiện các phản ứng cảm giác vậnđộng một cách thành thục, chính xác phù hợp với các yêu cầu và tình huống cũngnhư các điều kiện quy định đặt ra Muốn phản ứng chính xác cần thực hiện tốt vàchuẩn xác các khâu của quán trình cảm giác vận động từ cảm giác nhận kích thích,tri giác đối tượng, phân tích-tổng hợp các tín hiệu và ra quyết định xử lý tình huống

c Mức độ ổn định và tính khả biến của phản ứng

Khi phản ứng cảm giác vận động được lập đi lập lại nhiều lần theo một quytrình xác định thì phản ứng đó ổn định và thay đổi rất ít Khi đó các phản ứng trởthành thói quen, hoàn thiện với mức tự động hoá cao Các cảm ứng vận động đượcthực hiện tức thời, chuẩn xác không cần sự kiểm soát chặt chẽ của ý thức (kỹ xảo)

- Khả năng biến đổi của phản ứng (tính khả biến) cũng được thể hiện trong quátrình luyện tập.Tính ổn định của phản ứng (tương đối) có thể bị phá vỡ, thay đổi khiluyện tập nâng cao trình độ, mức hoàn thiện của quá trình cảm giác vận động

- Độ ổn định và tính khả biển của phản ứng cảm giác vận động có quan hệ chặtchẽ với nhau và là hai mặt thống nhất trong một quá trình Nhờ các tính chất này màcon người có thể từng bước thích nghi với nhứng tác động phức tạp và luôn biến đổicủa môi trường xung quanh

d Sự phối hợp của các động tác phản ứng.

Trang 40

Trong thực tế khi xử lý một tình huống phức tạp, con người phải thực hiện liêntiếp nhiều phản ứng vận động khác nhau Sự phối hợp các động tác trong quá trìnhthực hiện các phản ứng cảm giác vận động biểu hiện ở sự khéo léo, ăn khớp, nhịpnhàng giữa các phản ứng vận động phức tạp

Ví dụ người lái xe khi điều khiển xe phải thực hiện phối hợp nhịp nhàng, khéoléo đến nức thành thạo, chính xác các động tác quan sát mặt đường, điều khiển vôlăng, chân ga và côn, cần số v.v để xử lý kịp thời các tình huống xấy ra trong quátrình lái xe Nhìn chung các phẩn chất phản ứng vận động có mối quan hệ chặt chẽ,tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau Quá trình hoàn thiện một phẩm chất nào đócũng đồng thời là quá trình rèn luyện các phẩm chất lỉên quan để đạt được sự phốihợp chặt chẽ, hài hoà và chính xác giữa chúng

I.6.2 Ý vận-hiện tượng và quá trình

a/ Khái niệm

Hiện tượng ý vận là hiện tượng tâm lý thể hiện sự tác động và mối liên lệgiữa các động tác lao động và các biểu tượng của nó làm cho người ta có ý thức vàcảm giác về chúng

Ví dụ: Khi ngưòi lái xe chuẩn bị đi qua một cung đường đèo dốc nguy hiểm,trong đầu ngưòi lái xe hình dung ra sự nguy hiểm đó với nhiều nguy cơ xe lănxuống vực gây ra trạng thái lo lắng, hồi hộp Khi đến khu vực đó, hình ảnh, biểutượng đó ám ảnh, chi phối suy nghĩ và hành động của ngưòi lái xe, xui khiến ngườilái xe hành động theo như trong trạng thái vô thức khiến xe lao xuống vực Thựcchất của quá trình ý vận là:

- Hình ảnh, động tác suy tưởng, hình dung

- Ý thức và cảm xúc về chúng

- Các động tác, hành động diễn ra trong thực tế

Do đó, quá trình ý vận được gọi là quá trình tâm lý gắn liền với động tác laođộng

b/ Vai trò của quá trình ý vận

Qúa trình ý vận có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình thực hiệncác động tác, hành động

Tác động tích cực: Khi thực hiện các động tác, hành động kèm theo các cảmgiác, trạng thái tâm lý tích cực như phấn khởi, tự tin, hình dung những hình ảnh,biểu tượng đẹp thì góp phần thực hiện đúng, chuẩn xác các động tác và hành động

Ngày đăng: 28/07/2014, 12:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 Bộ máy học - Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại  PGS.TS. Trần Khánh Đức
Hình 1.2 Bộ máy học (Trang 8)
Hình 1.5. Cấu trúc chung của hoạt động - Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại  PGS.TS. Trần Khánh Đức
Hình 1.5. Cấu trúc chung của hoạt động (Trang 32)
Hình 1.10: Đồ thị biến dạng đàn hồi của kim loại - Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại  PGS.TS. Trần Khánh Đức
Hình 1.10 Đồ thị biến dạng đàn hồi của kim loại (Trang 55)
Hình thành  khái niệm (Tri thức) - Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại  PGS.TS. Trần Khánh Đức
Hình th ành khái niệm (Tri thức) (Trang 56)
Hình 2.5 . Mô hình sư phạm tương tác - Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại  PGS.TS. Trần Khánh Đức
Hình 2.5 Mô hình sư phạm tương tác (Trang 68)
Hình ảnh và âm thanh 20 - Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại  PGS.TS. Trần Khánh Đức
nh ảnh và âm thanh 20 (Trang 74)
Bảng 1. Một số đặc điểm của các phương pháp dạy học - Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại  PGS.TS. Trần Khánh Đức
Bảng 1. Một số đặc điểm của các phương pháp dạy học (Trang 171)
Bảng liệt kê những yếu tố cần xác định để lựa chọn phương pháp phù hợp - Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại  PGS.TS. Trần Khánh Đức
Bảng li ệt kê những yếu tố cần xác định để lựa chọn phương pháp phù hợp (Trang 184)
Hình 3.7. Cấu trúc  của kĩ năng - Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại  PGS.TS. Trần Khánh Đức
Hình 3.7. Cấu trúc của kĩ năng (Trang 192)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w