1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học

34 950 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 684,04 KB

Nội dung

Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giáo viên phải xem đánh giá là quá trình và là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của mình.. Đồng thời, việc ra một đề kiểm t

Trang 1

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

- 

LỚP CAO HỌC KHÓA 23

Tiểu luận môn

KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Trung Ninh Học viên thực hiện: Lê Thanh Hoàng Bảo

Huỳnh Nguyễn Xuân Đào Nguyễn Thanh Hương

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học

Tp.HCM, tháng 10 năm 2013

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU……… 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỔI MỚI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG THPT……… 3

1.1 Khái niệm kiểm tra và đánh giá………3

1.2 Các loại đánh giá kết quả học tập của học sinh………5

1.3 Các hình thức kiểm tra – đánh giá………5

1.4 Chức năng của kiểm tra – đánh giá………10

1.5 Các yêu cầu cơ bản với việc kiểm tra – đánh giá……… 10

1.6 Đổi mới việc kiểm tra – đánh giá ……… 11

1.7 Các yêu cầu của một đề kiểm tra ……….12

1.8 Các bước thực hiện khi ra đề kiểm tra ………12

1.9 Một số kinh nghiệm khi soạn thảo đề kiểm tra ………15

1.10 Quan hệ giữa dạy, học và đánh giá ………16

Chương 2 THỰC HÀNH ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ VỚI MỘT BÀI TRẮC NGHIỆM ………17

2.1 Các tham số cho một câu hỏi trắc nghiệm, một vấn đề trắc nghiệm 17

2.2 Ma trận đề……… 19

2.3 Đề kiểm tra sẽ đo lường đánh giá……… 20

KẾT LUẬN……… 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 33

Trang 3

MỞ ĐẦU

Kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy và học của giáo viên,học sinh Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệuquả dạy học – giáo dục Nó không chỉ giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh,đánh giá lại kết quả dạy học của mình mà nó còn giúp giáo viên, học sinh nhìn lại, điều chỉnhlại cách dạy và họcđể đạt kết quả cao nhất

Vậy kiểm tra – đánh giá nhằm mục đích gì? Theo Giáo sư Anthony J.Nitko (Đại học Arizona, USA) - chuyên gia của Dự án THCS II, xu hướng quốc tế hiện nay xem mục đích chính của việc đánh giá là nâng cao chất lượng học tập của học sinh

Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giáo viên phải xem đánh giá là quá trình và là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của mình Đồng thời, việc ra một đề kiểm tra hay, bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ căn cứ khoa học, đánh giá được khả năng suy luận, năng lực vận dụng kiến thức của học sinh, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần, hạn chế lối học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc… là điều mà theo tôi một người giáo viên tâm huyết với nghề phải trăn trở hằng đêm Theo đó, người giáo viên cần có kỹ năng và kinh nghiệm soạn thảo một

đề kiểm tra chính xác, phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan, nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu đối với chương trình của từng cấp học.

Do đó, nhóm chúng em soạn đề kiểm tra 45’ chương Sự điện li lớp 11, thực nghiệm ở 2 lớp 11 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (Đồng Nai) Sau đó, sử dụng các tham số thống kê để đánh giá đề kiểm tra, nhằm rút ra nhận xét cũng như kinh nghiệm để sửa đổi phương pháp dạy học cho thích hợp đáp ứng với nhu cầu thực tiễn của trường học.

Chúng em chân thành cảm ơn thầy Trần Trung Ninh đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn chúng em thực hiện tiểu luận này

Vì thời gian gấp rút và khả năng bản thân còn nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp của thầy để tiểu luận hoàn thiện hơn.

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỔI MỚI KIỂM

TRA – ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG THPT

1.1 Khái niệm kiểm tra và đánh giá

1.1.1 Kiểm tra

Trong Đại từ điển Tiếng Việt [19, tr 937], NguyễnNhư Ý định nghĩa kiểm tra là “xem xét thực chất, thựctế” Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra làsoát xét lại công việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực

tế để đánh giá, nhận xét Còn theo Trần Bá Hoành, kiểmtra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sởcho việc đánh giá

Theo Từ điển Giáo dục học [6, tr 224], “kiểm tra là một bộ phận của quá trình hoạtđộng dạy - học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh, vềnhững nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra các biện pháp khắc phục những lỗhổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy - học”

Trong lý luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảmnhận một chức năng lý luận dạy học cơ bản chủ yếu không thể thiếu được của quá trình này

1.1.2 Đánh giá

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựavào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra,nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chấtlượng và hiệu quả công việc

Theo Đại từ điển Tiếng Việt [19, tr 589] của Nguyễn Như Ý, đánh giá là “nhận xét,bình phẩm về giá trị” Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tân thì đánh giá là “nhận thức cho rõgiá trị của một người hoặc một vật”

Theo Từ điển Giáo dục học, đánh giá kết quả học tập là “xác định mức độ nắm đượckiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra” “Nội dungđánh giá là những kết quả học tập hàng ngày, cũng như những kết quả phản ánh trong các kìkiểm tra định kì và kiểm tra tổng kết các mặt kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của từng môn học

Trang 5

Yêu cầu đánh giá là chú trọng xem xét mức độ thông hiểu và bền vững của kiến thức, kĩnăng, kĩ xảo so với chuẩn của chương trình Kết quả đánh giá được thể hiện chủ yếu bằng sốđiểm … ngoài ra có thể được thể hiện bằng lời nhận xét của giáo viên Việc đánh giá kết quảhọc tập … khẳng định và công nhận những thành quả đã đạt được và định hướng những mụctiêu cần phấn đấu trong tương lai” [6, tr 73,74].

Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử lí kịpthời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất l ượng và hiệuquả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ tr ương, biện pháp vàhành động giáo dục tiếp theo Đánh giá là công cụ đo trình độ, mức tiến bộ của người học

Đánh giá là một bộ phận của quá trình dạy học nhưng có tính độc lập tương đối vớiquá trình này Đánh giá có tác dụng điều chỉnh, định hướng cho quá trình dạy học Đánh giá

có thể thực hiện ở mức độ định tính hoặc định l ượng Đánh giá được phân thành: đánh giáhình thành; đánh giá tổng kết

a Đánh giá hình thành: Mục đích là để xác định học sinh, sinh viên đã nắm vững đếnmức nào những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong các bài học đã được xếp đặt trong chương trìnhcủa từng môn học Lối đánh giá này giúp thầy cô giáo có cái nhìn tổng quan về trình độ nhậnthức của người học và đưa ra những cải tiến giảng dạy sau từng giai đoạn khi nhận xét bàilàm hoặc câu trả lời từ phía họ

b Đánh giá tổng kết: Mục đích là để cho điểm

và xếp loại học sinh, sinh viên khi đã hoàn tất một

này thường hỗ trợ cho nhau

nhau Kiểm tra chính là phương tiện và hình thức của

đánh giá “Kiểm tra phải luôn gắn liền với đánh giá vì kiểm tra mà không đánh giá sẽ không

có tác dụng và hiệu quả đáng kể, ngược lại đánh giá mà không dựa vào những số liệu củakiểm tra thì rất dễ mang tính ngẫu nhiên, chủ quan, do đó rất dễ dẫn tới những hậu quả khôngtốt về tâm lí, giáo dục” [6, tr 224]

1.2 Các loại đánh giá kết quả học tập của học sinh

Trang 6

Có các loại đánh giá là đánh giá chẩn đoán, đánh giá từng phần, đánh giá tổng kết và raquyết định.

Đánh giá chẩn đoán được tiến hành trước khi dạy một chương hay một vấn đề quantrọng nào đó giúp cho giáo viên nắm được tình hình những kiến thức kiên quan có trong họcsinh, những điểm học sinh nắm vững, những lỗ hổng cần bổ khuyết để quyết định cách dạycho thích hợp

Đánh giá từng phần được tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm cung cấp nhưngthông tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhậnxét kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc

Đánh giá tổng kết tiến hành khi kết thúc môn học, khóa học bằng những kì thi nhằmđánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đề ra

Ra quyết định là khâu cuối cùng của kiểm tra - đánh giá Dựa và những định hướngtrong khâu đánh giá Giáo viên quyết định những biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh hay cảlớp về những sai sót đặc biệt hay những thiếu sót phổ biến

1.3 Các hình thức kiểm tra – đánh giá

1.3.1 Căn cứ vào thời điểm kiểm tra

- Kiểm tra thường xuyên (kiểm tra hằng ngày)

- Kiểm tra định kỳ

- Kiểm tra tổng kết

- Kiểm tra toàn lớp

1.3.2 Căn cứ vào đối tượng kiểm tra

- Kiểm tra theo nhóm

- Kiểm tra cá nhân

- Kiểm tra phức hợp (hỗn hợp)

1.3.3 Căn cứ vào chủ thể kiểm tra

- Giáo viên đánh giá học sinh

- Học sinh đánh giá lẫn nhau

- Học sinh tự kiểm tra, đánh giá

1.3.4 Căn cứ vào cách thức kiểm tra

1.3.4.1 Kiểm tra miệng (vấn đáp)

Trang 7

Giáo viên đưa ra một số câu hỏi và học sinh trả lờitrực tiếp với giáo viên Qua câu trả lời giáo viên nắmđược mức độ lĩnh hội tài liệu học tập Kiểm tra nói có

tra này được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong các

trình dạy học như: kiểm tra bài cũ, giảng bài mới haycủng cố bài học…

Ưu điểm:

- Rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày ngôn ngữ nói, khả năng xử lí vấn đề

- Biết được học sinh thuộc hay không thuộc bài, thuộc ở mức độ nào

- Cho phép kiểm tra được độ rộng của kiến thức

- Kết quả chính xác, chống được sự quay cóp

Nhược điểm:

- Số lượng học sinh được kiểm tra bị hạn chế

- Khó kiểm tra được độ sâu của kiến thức

1.3.4.2 Kiểm tra viết

Kiểm tra trắc nghiệm tự luận

Học sinh làm những bài kiểm tra viết trong nhữngkhoảng thời gian khác nhau tùy theo yêu cầu của đề thi(15 phút đến 180 phút) Học sinh phải tự trả lời và diễnđạt nó bằng ngôn ngữ của chính mình Một bài kiểm tra tựluận gồm một số câu hỏi tương đối ít và có tính tổng quát,đòi hỏi học sinh phải trả lời theo cách hiểu của mình.Chính vì vậy, kiểm tra tự luận đòi hỏi có nhiều thời gian

để suy nghĩ và viết

Ưu điểm:

- Dễ ra đề ở mọi nhu cầu nhận thức

- Soạn đề nhanh, ít tốn công sức

Trang 8

- Kiểm tra sâu về một vấn đề (hiểu và vận dụng kiến thức).

- Rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày bằng ngôn ngữ viết

- Kiểm tra quá trình suy nghĩ của học sinh đối với nội dung kiểm tra Đánh giá được khảnăng tư duy lý luận, giải quyết vấn đề, tính sáng tạo, cảm xúc

- Không thể đóan mò nội dung trả lời Nội dung trả lời do người học lựa chọn, cho nên cóthể biết được những đặc điểm, hạn chế của người học

- Dễ phát hiện hiện tượng trao đổi bài

Nhược điểm:

- Không kiểm tra được bề rộng của kiến thức Dễ dẫn đến hiện tượng học tủ

- Không rèn luyện được khả năng trình bày bằng ngôn ngữ nói cho học sinh

- Kết quả bài kiểm tra phụ thuộc rất nhiều vào cách chấm của giáo viên Khó chấm chínhxác, độ tin cậy thường thấp

- Mất nhiều thời gian chấm bài

- Khó ra nhiều đề có độ khó tương đương

Kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan là những bài tập nhỏ hoặc câuhỏi có sẵn các phương án trả lời, yêu cầu học sinh suynghĩ và chọn phương án trả lời đúng nhất bằng một kýhiệu nhất định Bài kiểm tra TNKQ thường gồm nhiều câuhỏi có tính chuyên biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắngọn Khi làm một bài trắc nghiệm khách quan, thí sinh cần một lượng thì giờ ngắn để đọc vàsuy nghĩ

Trang 9

- Chấm điểm được thực hiện khách quan vì không cần diễn dịch ý tưởng của học sinh nhưtrong bài viết.

- Soạn đề thi tốn kém, khó khăn, lâu

- Không kiểm tra được bề sâu của kiến thức

- Không rèn luyện được khả năng nói, viết

- Không kiểm tra khả năng sáng tạo, khả năng tổng hợp kiến thức cũng như phương pháp

tư duy, giải thích chứng minh của học sinh

- Không kiểm tra được kĩ năng thực hành, thínghiệm

- Học sinh có thể chọn đúng ngẫu nhiên

Ra đề Tốn nhiều công sức Ít tốn công

Chấm bài - Nhanh, có thể dùng máy

diễn đạt

Trang 10

Đánh giá năng lực tư

duy

1.3.4.3 Kiểm tra thực hành

hiện các thao tác lao động, trình diễn động tác thể

trường, xưởng trường, ngoài thiên nhiên Phương

một cái gì đó mà là kỹ năng vận dụng lý thuyết vào cáctình huống khác nhau trong thực tiễn

Trong quá trình kiểm tra giáo viên cần theo dõi trình tự, độ chính xác, trình độ thànhthạo của các thao tác, kết hợp kiểm tra lý thuyết – cơ sở lý luận của các thao tác Tùy thuộcvào nội dung và yêu cầu kiểm tra mà hình thức kiểm tra được thực hiện với tập thể hoặc cánhân, với thời gian dài hay có lý luận kèm thực hành…

Ưu điểm:

- Giúp học sinh nắm vững kiến thức

- Kích thích tính sáng tạo, khả năng tư duy

- Hình thành kĩ năng thực hành

Nhược điểm:

- Không kiểm tra được nhiều học sinh

- Tốn thời gian, đòi hỏi cao về cơ sở vật chất

1.4 Chức năng của kiểm tra – đánh giá

Kiểm tra - đánh giá gồm nhiều chức năng bộ phận liên kết thống nhất với nhau, thâm nhập

vào nhau và bổ sung cho nhau

Trang 11

Chức năng phát hiện, điều chỉnh

Cung cấp thông tin phản hồi cho người học

Củng cố kiến thức, phát triển trí tuệ của học sinh

Chức năng giáo dục - động viên học tập

Phân loại hoặc tuyển chọn người học

Duy trì và nâng cao chất lượng của cơ sở đào tạo

1.5 Các yêu cầu cơ bản với việc kiểm tra – đánh giá

Đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra Đảm bảo tính tin cậy

Đảm bảo tính khách quan, chính xác

Đảm bảo tính toàn diện, liên tục, hệ thống

Đảm bảo tính phát triển

Đảm bảo tính công khai, dân chủ

Đảm bảo tính hiệu quả

1.6 Đổi mới việc kiểm tra – đánh giá

giáo dục Từ trước tới nay, thực tiễn dạy học chứng tỏ

Chẳng hạn: quan niệm về đánh giá còn phiến diện: giáoviên giữ độc quyền về đánh giá, học sinh là đối tượng

trong kiểm tra đánh giá còn khá phổ biến; đánh giá chưa toàn diện; mới chỉ dùng các phươngpháp đánh giá truyền thống mà chưa sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong kiểm tra, thicử…

Để khắc phục những nhược điểm đó và đổi mới hoàn thiện việc kiểm tra đánh giá trongnhà trường hiện nay, cần quan tâm đến những định hướng sau:

Trang 12

Đổi mới nhận thức của các nhà quản lý và giáo viên về kiểm tra đánh giá

Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá

- Đánh giá trong toàn bộ quá trình dạy học

- Kết hợp các hình thức kiểm tra

Tăng cường tự kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động củangười học

Áp dụng các công nghệ và lý thuyết mới trong kiểm tra - đánh giá

Ứng dụng máy tính điện tử vào kiểm tra - đánh giá

1.7 Các yêu cầu của một đề kiểm tra

Tạo điều kiện cho học sinh củng cố, khắc sâukiến thức

Phù hợp với thời gian làm bài

Phù hợp với đối tượng cần kiểm tra, phân loạiđược học sinh

Nội dung kiến thức nằm trong chương trình, có tính bao quát, chú ý đến kiến thứctrọng tâm

Có tính tin cậy và tính giá trị, chính xác khoa học

Trình bày rõ ràng, khoa học Không quá dài, quá ngắn

Không nặng về kiểm tra trí nhớ mà tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức, pháthuy tính sáng tạo

Tạo hứng thú khi làm bài, kích thích học sinh học tập

Phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi cao

Đáp án rõ ràng, chính xác, khoa học Số lượng câu hỏi của từng nội dung, kiến thứctương xứng với trọng số của phần đó Dễ chi tiết hoá thang điểm, chấm bài nhanhchóng, thuận tiện

Trang 13

1.8.2 Xác định nội dung cần thi, kiểm tra

Chọn những nội dung quan trọng, cần ghi nhớ, thay đổi nội dung qua từng năm, tránhlặp đi lặp lại

1.8.3 Xác định khả năng, trình độ đối tượng

Cần đánh giá đúng khả năng, trình độ của đối tượng kiểm tra Có thể phân loại ra từngtrình độ để có câu khó cho học sinh giỏi, câu vừa phải cho học sinh trung bình, câu dễ chohọc sinh kém

1.8.4 Lựa chọn thời gian và hình thức kiểm tra

Thời gian nên vừa đủ cho các học sinh giỏi, xuất sắc làm hết bài Cần tránh cho thời gian quáthiếu (học sinh chưa kịp viết hết những hiểu biết của mình) hoặc thời gian quá dư (học sinhtrao đổi bài gây mất trật tự)

1.8.5 Ra đề kiểm tra

Không ra đề thi quá rộng hoặc quá hẹp, quá phức tạp hay đơn giản Bài kiểm tra viếtdành cho nhiều đối tượng, nhiều lớp khác nhau, phải tương đối đơn giản với nhiều cấp độ đểhọc sinh mọi trình độ có thể làm bài được với các mức điểm tương ứng và giáo viên có thểđánh giá đúng kết quả kiểm tra Tuy nhiên, không nên ra đề quá dễ hoặc quá khó sẽ khôngđánh giá được thực lực của học sinh Nên ra 2 đề chẵn lẻ hoặc 3, 4 đề nếu lớp đông

1.8.6 Soạn đáp án

Cần soạn đáp án với thang điểm rõ ràng trước khi tiến hành kiểm tra Để việc chấmđiểm được dễ dàng, đáp án nên chi tiết, đơn giản, dễ nhớ Đáp án quá phức tạp sẽ làm mấtnhiều thời gian chấm

1.8.7 Làm thử hoặc kiểm tra thử

- Giúp giáo viên dễ dàng kiểm tra lại đề:

 Có sai sót về kiến thức?

gian thi?

khó?

 Có đạt được mục đích đề ra?

Trang 14

- Điều này rất cần thiết khi tiến hành thi đại trà với số lượng lớn.

- Giáo viên thường cho rằng việc ra đề thi của mình là hoàn chỉnh hoặc vì thời gian và điềukiện không cho phép để thực hiện việc làm thử, thi thử đề vừa ra Tổ chức thi thử có thểcho một nhóm nhỏ đối tượng của đề thi làm với các điều kiện tương ứng hoặc chínhngười giáo viên sẽ đóng vai đối tượng cần kiểm tra để thực hiện đề thi này

- Làm thử hoặc cho thi thử kĩ lưỡng đề thi - kiểm tra xem đã hợp lý với đối tượng và thờigian chưa để còn chỉnh sửa cho phù hợp

1.8.8 Chỉnh sửa đề kiểm tra cho phù hợp

Không phải khi nào chúng ta cũng có thể ra đề hay, đúng mục đích, nội dung ngay từban đầu, việc chỉnh sửa đề thi cho phù hợp rất cần thiết để giáo viên có thể hoàn thiện đề thicủa mình Giáo viên có thể sửa thường xuyên hoặc ghi chú lại và sửa một lần trước khi ra đềthi đại trà

1.8.9 Tổ chức kiểm tra

quá trình kiểm tra, đánh giá của giáo viên mới chính xác,đạt hiệu quả cao

1.8.10 Chấm bài

Giáo viên nên chấm bài ngay để có kết quả càng sớm càng tốt Việc chấm bài cầnchính xác, khách quan Giáo viên nên cố gắng ghi nhận xét vào bài làm để giúp học sinh dễnhận ra sai sót, giảm bớt thời gian sửa bài trên lớp

1.8.11 Trả và chữa bài kiểm tra, rút kinh nghiệm

- Nên trả bài sớm, nếu để lâu học sinh dễ quên, việc sửa bài sẽ khó khăn và giảm tác dụng

- Khi trả bài kiểm tra cho học sinh, giáo viên cần tổng kết những ưu và khuyết điểm cho cảlớp Qua sửa bài, giáo viên củng cố, khắc sâu và hệ thống lại kiến thức, lưu ý học sinhnhững điểm quan trọng trong bài kiểm tra, biểu dương những em có bài giải hay, bài làmtốt Cần chỉ ra những lỗi học sinh thường sai sót, vấp phải Tập trung vào những lỗi phổbiến Điều này sẽ khích lệ các em học tốt và có nhiều kinh nghiệm trong những khi các

em làm bài và ở những lần kiểm tra tiếp theo

Trang 15

- Sau mỗi lần tổ chức ra đề thi - kiểm tra, giáo viên nên tự mình nhận xét những mặt tốt,những mặt hạn chế và rút ra những kinh nghiệm cho mình và những đợt kiểm tra sau.1.9 Một số kinh nghiệm khi soạn thảo đề kiểm tra

- Cố gắng trình bày trên một mặt giấy, có thang điểm từng câu rõ ràng Nên có những phần im

đậm, nghiêng, gạch chân cho HS chú ý.

- Khoảng cách giữa các câu vừa đủ để HS không đọc nhầm từ câu này qua câu kia.

- Có thang điểm rõ ràng cho từng câu.

- Nếu là đề trắc nghiệm: nên để phần trả lời câu hỏi nằm ngay trong đề Nếu GV tách riêng đề và đáp án, tuy có lợi về mặt kinh tế (có thể sử dụng lại đề cho lớp khác) nhưng sẽ gặp khó khăn trong quá trình sửa và lưu trữ bài.

1.9.3 Nội dung

- Lấy SGK làm chuẩn, ra đúng trọng tâm chương trình, không đi nhiều vào những câu hỏi vụn vặt.

- Nên có một ngân hàng đề lớn để chọn lựa.

- Văn phong đơn giản, không hiểu theo nhiều nghĩa.

- Câu văn sử dụng trên 2 đề không nên giống hệt nhau.

- Trong trường hợp có câu đánh đố HS giỏi: ngắn gọn và chiếm ít điểm, nhất thiết không được ghi “dành cho HS giỏi” vì dễ gây phân biệt đối xử.

- Hạn chế dùng lại câu đã sử dụng trên lớp Nếu có thì nên diễn đạt theo một cách khác.

Trang 16

Môi trư ờng

Phư ơng pháp

Phư ơng tiện Kiểm

tr

a, đá

nh giá

Phư ơng pháp

Nội dung

1.10 Quan hệ giữa dạy, học và đánh giá

Các khâu của quá trình dạy học

- Trong đó, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình đó

- Thứ nhất là chỉ qua kiểm tra đánh giá chúng ta mới biết được mục tiêu giáo dục được

đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được hay không

- Hai là việc giảng dạy có hiệu quả hay không, người học có tiến bộ hay không

- Nếu không có kiểm tra đánh giá thì không thể biết việc học và việc dạy xảy ra như thế

nào, thậm chí có thực sự xảy ra không (dù rằng về bên ngoài có thể vẫn có các hìnhthức tổ chức dường như là để dạy và học), và kết quả đạt được như thế nào

Các loại hình đánh giá trong học tập

Trang 17

Chương 2 THỰC HÀNH ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ VỚI MỘT BÀI

0,8  p  1 rất dễ

2.1.2 Độ phân biệt của câu hỏi

Khi ra một câu hỏi hoặc một đề trắc nghiệm cho một nhóm học sinh nào đó, người tathường muốn phân biệt trong nhóm học sinh ấy những người có năng lực khác nhau: giỏi,trung bình, kém

Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là độ phân biệt

Độ phân biệt

C T D

S

C: Số HS giỏi trả lờiđúng

T: Số HS kém trả lời đúng

S: là số lượng HS của một trong hai nhóm nói trên

- Độ phân biệt tốt khi: 0,4  D

0,3  D  0,39 Khá tốt, nhưng có thể làm tốt hơn0,2  D  0,29 Tạm được, cần hoàn chỉnh

Dưới 0,19 Kém, cần loại bỏ hay sửa chữa

2.1.3 Độ tin cậy của đề trắc nghiệm

Ngày đăng: 22/03/2015, 13:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w