Hệ thống này bây giờ đã thay thế hệ thống Chiến tranh Lạnh và cũng như hệ thống Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa có quy tắc và lôgic riêng hiện đang trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến c
Trang 1Luận văn
Đề tài: Chiếc xa Lexus và
cây Ôliu
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 5
1 Tác giả - Thomas Loren Friedman 5
2 Tác phẩm “Chiếc Lexus và cây Ô liu” 5
PHẦN I:HIỂU HỆ THỐNG 7
Chương 1 7
HỆ THỐNG MỚI 7
Chương 2 10
TRAO ĐỔI THÔNG TIN 10
Chương 3 12
CHIẾC XE LEXUS VÀ CÂY ÔLIU 12
Chương 4 15
RỒI NHỮNG BỨC TƯỜNG 15
THEO NHAU SỤP ĐỔ 15
Chương 5 19
SUY GIẢM HỆ MIỄN NHIỄM MICROCHIP 19
Chương 6 23
CHIẾC ÁO NỊT VÀNG 23
Chương 7 26
BẦY THÚ ĐIỆN TỬ 26
Phần II: 27
KẾT NỐI VÀO HỆ THỐNG 27
Chương 8 27
HỆ ĐIỀU HÀNH DOSCAPITAL 6.0 27
Chương 9 29
CÁCH MẠNG TOÀN CẦU 29
Chương 10 33
TẠO LẬP, THÍCH NGHI, VÀ NHỮNG CÁCH TƯ DUY MỚI KHÁC VỀ QUYỀN LỰC 33
Chương 11 34
MUA ĐÀI LOAN, GIỮ LẠI Ý, BÁN PHÁP 34
Chương 12 41
LÝ THUYẾT VỀ VÒNG CUNG VÀNG NGĂN NGỪA XUNG ĐỘT 41
Chương 13 44
NGƯỜI HỦY DIỆT 44
Chương 14 48
ĐƯỢC ĂN CẢ, NGÃ VỀ KHÔNG 48
Phần III: 51
CHỐNG ĐỐI TOÀN CẦU HÓA 51
Chương 15 51
CHỐNG ĐỐI 51
Chương 16 54
TẬP HỢP LỰC LƯỢNG 54
Phần IV: 59
Trang 3HOA KỲ VÀ TOÀN CẦU HÓA 59
Chương 17 59
SỰ PHẤN KHÍCH HỢP LÝ 59
Chương 18 64
CÁCH MẠNG MỸ 64
Chương 19 66
NẾU MUỐN GẶP NGƯỜI, HÃY BẤM SỐ 1 66
Chương 20 71
CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC 71
TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM 74
Trang 4Lời mở đầu
Trong thế giới không ngừng vận động phát triển theo công nghệ số và tốc độ tên lửa như hiện nay thì gia nhập toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của hầu hết các quốc gia “Toàn cầu hoá không chỉ đơn giản là một trào lưu thời thượng mà đúng ra
là một hệ thống quốc tế Hệ thống này bây giờ đã thay thế hệ thống Chiến tranh Lạnh
và cũng như hệ thống Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa có quy tắc và lôgic riêng hiện đang trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến chính trị, môi trường, địa chính trị và kinh tế của hầu như mọi nước trên thế giới.” (Thomas L.Friedman)
Toàn cầu hóa giúp gắn kết các quốc gia với nhau bằng trao đổi hàng hóa, kiến thức, công nghệ và văn hóa Nhưng bên cạnh đó vẫn đã và đang có những cuộc tranh luận mạnh mẽ về lợi ích thật sự của tòan cầu hóa Trong đó, nhóm phản đối thì cho rằng tòan cầu hóa là bóc lột sức lao động của công nhân, làm đồng hóa các nét văn hóa riêng của mỗi nước…Còn bên ủng hộ thì chỉ đơn giản đưa ra dẫn chứng cụ thể về tốc độ phát triển vượt bậc của các quốc gia sau khi gia nhập tòan cầu hóa, như
ở Trung Quốc, Ấn Độ…Cụ thể như ở Việt Nam: từ sau khi Nhà nước quyết định đổi mới vào đại hội 6 năm 1986, GDP năm 2010 cao gấp gần 5,2 lần so với năm 1985, bình quân thời kì 1986-2010 tăng 6,8%/năm
Vậy, sự thật thì ai đúng ai sai? Xoay quanh vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến
và nhiều tác phẩm của những tác giả nổi tiếng ra đời Trong đó không thể không kể đến đóng góp to lớn của tác giả Thomas L.Friedman – cuốn sách “Chiếc Lexus và cây ô liu” – “Một khám phá táo bạo và đầy sáng tạo về trật tự mới của toàn cầu hóa kinh tế”, “cuốn sách không thể thiếu của thiên niên kỷ mới” Vậy để hiểu hơn về tác giả Thomas L.Friedman và quan điểm của ông về tòan cầu hóa như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu!
Nhóm tác giả Phòng Marketing - Lớp K09405B
Trang 5GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
1 Tác giả - Thomas Loren Friedman
1.1 Cuộc đời
Thomas Loren Friedman sinh ngày 20/7/1953, tại St.Louis Park, Minesota ,một vùng ngoại ô của Minneapolis Thuở nhỏ ông học tại trường trung học St.LouisPark, sau đó học ở trường Đại Học Minnesota được 2 năm thì ông chuyển sang trườngĐại Học Brandeis Năm 1975, ông nhận được Bằng cử nhân về lĩnh vực nghiêncứu Địa Trung Hải của trường Brandeis Ông học tiếp ở trường St.Antony tại Đại họcOxford bằng học bổng Marshall và nhận được bằng Thạc sĩ về lĩnh vực nghiên cứuTrung Đông Giáo sư Albert Hourani là một trong những người ảnh hưởng nhiều nhấtđến ông
Cuốn sách đầu tay của ông “Từ Beirut đến Jerusalem” đoạt giải National BookAward của Mỹ năm 1988 Friedman cũng đoạt hai giải thưởng Pulitzer trong thời gianlàm Trưởng phân xã tờ The New York Times tại Beirut và Jerusalem Đó là vào năm
1983 cho tái hiện cuộc chiến tranh ở Lebanon, đặc biệt là vụ thảm sát Sabra vàShatila; và năm 1988 cho tái hiện cuộc chiến tranh giữa Palestine và Isarel Năm 2002ông cũng đoạt giải Pulitzer cho bình luận sáng suốt của ông về ảnh hưởng của mối đedọa khủng bố với toàn cầu
Friedman đã nhận được Overseas Press Club giải thưởng cho cống hiến trọn
đời, và được sắc phong của Vương Quốc Anh bởi Nữ Hoàng Elizabeth II “Mỗi lời
nói của Friedman trị giá 50,000 đô”
2 Tác phẩm “Chiếc Lexus và cây Ô liu”
2.1 Hoàn cảnh ra đời
Là một cây bút bình luận quan hệ quốc tế của tờ New York Times, ThomasL.Friedman có điều kiện đi khắp thế giới, tiếp xúc với đủ loại người, chứng kiếnnhiều biến cố lịch sử Từ những kinh nghiệm ấy, Friedman đã viết cuốn “Chiếc Lexus
và cây Ô liu”, in lần đầu vào năm 1999 và ngay lập tức trở thành một trong nhữngcuốn sách bán chạy nhất, được bàn tán nhiều nhất về toàn cầu hóa
2.2 Nội dung
Trong cuốn “Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu”, Thomas L.Friedman - người từngđoạt giải Pulitzer, bình luận viên quan hệ quốc tế của The New York Times - đưa ra
Trang 6một cái nhìn xuyên suốt về hệ thống quốc tế mới đang làm biến đổi tình hình thế giớingày nay Toàn cầu hóa đã thay thế Chiến tranh Lạnh, mang lại sự hội nhập về tư bản,công nghệ và thông tin xuyên qua biên giới quốc gia – hội tụ nông dân Brazil, giớidoanh nhân Indonesia, dân làng Trung Quốc và kỹ thuật viên ở Thung lũng Siliconvào một ngôi làng toàn cầu chung Bạn không thể hiểu bản tin buổi sáng, biết nơi nào
để đầu tư hay tiên liệu về tương lai nếu bạn không hiểu thấu đáo hệ thống mới này –đang ảnh hưởng sâu sắc đến hầu như mọi quốc gia trên thế giới ngày nay Friedmangiải thích cho bạn nền kinh tế điện tử toàn cầu này là gì và cần làm gì để con người cóthể tồn tại trong đó
Qua những câu chuyện sinh động từ những chuyến đi khắp nơi, Friedmanmiêu tả cuộc xung đột giữa Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu – tượng trưng cho quan hệcăng thẳng giữa hệ thống toàn cầu hóa hiện đại và những sức mạnh văn hóa, địa lý,truyền thống và cộng đồng từ ngàn xưa Tác giả mô tả cặn kẽ sự chống đối mãnh liệt
do toàn cầu hóa gây ra cho những con người bị thua thiệt Tác giả cũng nói rõ những
gì chúng ta cần làm để giữ cân bằng giữa chiếc xe Lexus và cây Ô Liu Friedman đã
mở rộng và cập nhật những lập luận và phân tích dễ gây tranh cãi, khiến cuốn sách trởnên thiết yếu đối với những ai quan tâm đến dòng chảy thế giới ngày nay
“Một cuốn sách đầy ấn tượng, gần như quán xuyến toàn bộ đặc điểm của mộttrật tự thế giới mới” (Francis Fukuyama, The New Statesman)
“Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu có lẽ là cuốn sách không thể thiếu của thiên niên
kỷ mới … Cực kỳ thông minh!” (The Dallas Morning News)
“Cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu đưa ra giải đáp hay nhất (và lý thú nhất)cho câu hỏi ‘Toàn cầu hoá là gì?’ Frieldman biết cách giải thích những điều cao siêutrong kỹ thuật và tài chính bằng những hình ảnh sinh động cùng lối so sánh rất thuyếtphục… Frieldman không chấp nhận những giải đáp hiển nhiên Ông cũng khôngphóng đại những nhận định của mình khi không có đủ chứng cứ – điều này đã tăngcường hơn nữa tính học thuật cho một cuốn sách vốn dĩ đã rất hay và dễ đọc.” (TheNew York Times)
Phần đầu sách giải thích cách nhìn vào hệ thống toàn cầu hóa ngày nay vàcách hệ thống hoạt động Phần hai giải thích cách các quốc gia, cộng đồng, cá nhân vàmôi trường tương tác với hệ thống Phần ba giải thích sự chống đối toàn cầu hóa Vàphần bốn giải thích vai trò độc đáo của Mỹ, cũng như nhu cầu cần phải đóng vai trònày để ổn định hệ thống mới
Và bây giờ chúng ta sẽ cùng bắt đầu hành trình đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi:
“Toàn cầu hóa là gì?” cùng tác giả của cuốn sách - Thomas L.Friedman
Trang 7PHẦN I:HIỂU HỆ THỐNG
Sau thế chiến thứ hai, hệ thống thuộc địa hoàn toàn sụp đổ và thế giới được chia làm hai phe thù địch: phe Xã hội chủ nghĩa và phe Tư bản chủ nghĩa Khi đó hai phe đóng chặt cửa với nhau về kinh tế một cách nghiêm ngặt, mọi hoạt động hai phe đều bị cách biệt bởi bức tường Berlin Nhưng hệ thống Chiến tranh Lạnh cùng với bức tường Berlin rồi cũng sụp đổ để nhường chỗ cho một hệ thống mới hơn, năng động và hiện đại hơn - Hệ thống Toàn cầu hóa.
Chương 1
HỆ THỐNG MỚI
1 Quá trình tan rã hệ thống Chiến tranh Lạnh và sự ra đời của hệ thống mới
Bạn biết đó, cuộc sống nào có ai tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra trong tươnglai Những gì đang đón đợi bạn thường không phải những gì mà bạn định trước Thếgiới cũng vậy, có những điều mà ta không thể ngờ đến Như khi Mỹ trổi lên sau Chiếntranh Thế giới thứ hai, bỗng nhiên cả thế giới trở thành sân chơi của Hoa kì, nơi nàocũng quan trọng vì mọi nơi đều có sự tranh giành với Liên Xô Thế là hệ thống Chiếntranh Lạnh được hình thành, sản sinh ra bức tường lửa Berlin Với sự tranh giành ảnhhưởng giữa tư bản phương Tây và cộng sản phương Đông, giữa Washington, Moskva
và Bắc Kinh
Ngỡ như câu chuyện Thế giới chỉ dừng lại ở đó Thế nhưng, cuối năm 1991,người ta một lần nữa chứng kiến thêm một sự kiện mang tính lịch sử - Liên Xô đangtrong cơn hấp hối Và thế rồi, chiếc lá cờ búa liềm của Liên Xô treo trên cung điệnKremlin ngày nào bỗng chốc đã không còn thấy nữa Sự biến mất ấy đã mang đi cả hệthống Chiến tranh Lạnh Bức tường Berlin đã sụp đổ và Liên Xô là chuyện lịch sử.Một nước Nga hoàn toàn mới ra đời, dưới sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩaLiên Xô cũ
Vậy cái gì đã thay vào chổ trống ấy? Vâng, đó chính là một hệ thống quốc tếmới - có lôgic, có quy luật, có áp lực và có động lực riêng – nó đáng được gọi bằngcái tên riêng: “Toàn cầu hóa”
Toàn cầu hóa không chỉ là một thứ mốt kinh tế, không phải là một khuynhhướng nhất thời Nó là một hệ thống quốc tế – một hệ thống chủ đạo, thay thế Chiếntranh Lạnh sau khi bức tường Berlin sụp đổ
Trang 82 Tìm hiểu về Chiến tranh Lạnh
Rõ ràng, không ai phủ nhận về hệ thống Chiến tranh Lạnh - cũng từng là một
hệ thống quốc tế
Trước hết, khi nói về Chiến tranh Lạnh là nói đến sự chia cắt Thế giới bị chiacắt ngang dọc thành nhiều cánh đồng vụn vặt manh mún Quả thực hệ thống Chiếntranh Lạnh được tượng trưng bằng một từ: bức tường - bức tường Berlin
Chiến tranh Lạnh có cấu trúc quyền lực riêng, đó là cán cân lực lượng giữaHoa Kỳ và Liên Bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết
Chiến tranh Lạnh có những luật lệ riêng: trong quan hệ đối ngoại, không mộtsiêu cường nào muốn xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của một siêu cường khác; trongkinh tế, những nước kém phát triển chú tâm vào việc phát triển những ngành côngnghiệp quốc gia của riêng họ, các nước đang phát triển chú tâm tăng trưởng trên cơ sởxuất khẩu, các nước xã hội chủ nghĩa tập trung thắt lưng buộc bụng và phương Tâythì chăm chăm vào việc buôn bán có điều tiết Nói cho đúng hơn, Chiến tranh lạnh làtheo kiểu: “Đèn nhà ai nấy sáng”
Chiến tranh Lạnh có hệ tư tưởng riêng của nó, đó là cuộc chạm trán giữa chủnghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giai đoạn hòa hoãn, không liên kết hay cải tổ
Chiến tranh Lạnh có khuynh hướng về dân số riêng: di cư từ Đông sang Tây bịbức màn sắt ngăn trở, nhưng di cư từ miền Nam lên phía Bắc thì đều đặn hơn
Chiến tranh Lạnh có cái nhìn toàn cầu riêng: thế giới được chia thành phe xãhội chủ nghĩa, phe tư bản chủ nghĩa và phe trung lập; nước nào cũng thuộc về mộttrong những phe này
Chiến tranh Lạnh sinh ra những công nghệ định hình riêng: chủ đạo là vũ khíhạt nhân và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai; nhưng đối với dân chúng ở cácnước đang phát triển thì búa liềm vẫn là những công cụ gần gũi, bởi họ không chạyđua vũ trang
Chiến tranh Lạnh có thước đo riêng: số lượng tên lửa hạt nhân của mỗi bên
Do đó nó cũng tạo ra mối lo riêng, đó là sự hủy diệt hạt nhân
Tổng hợp những yếu tố trên đây ta thấy Chiến tranh Lạnh ảnh hưởng tớichính sách đối nội, mậu dịch và quan hệ đối ngoại của hầu hết mọi nước trên thế giới.Chiến tranh Lạnh không tạo lập tất cả nhưng lại định hình rất nhiều thứ
3 Toàn cầu hóa và sự khác biệt của nó so với Chiến tranh Lạnh
Chúng ta đang tiến từ một hệ thống xây dựng trên sự chia cắt, nhiều bức tườngngăn cách, đến một hệ thống được xây nên bằng sự hội nhập và mạng Internet Trongthời Chiến tranh Lạnh ít ra có 2 người, Liên Xô và Hoa Kỳ, đứng chịu trách nhiệm
Và trong hệ thống toàn cầu hóa, chúng ta bám vào Internet, một biểu tượng cho thấychúng ta ngày càng chặt chẽ hơn và không có ai đứng chỉ đạo cả Khác với Chiếntranh Lạnh, toàn cầu hóa không phải là một cục diện đông cứng, mà là một quá trìnhphát triển năng động
3.1 Toàn cầu hóa: là một sự hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị
trường quốc gia và công nghệ, tới mức chưa từng có - theo phương cách tạo điều kiệncho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thếgiới xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết Và cũng theo phương cách giúpthế giới tiếp cận các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước xa hơn, sâu hơn với chi
Trang 9phí thấp hơn bao giờ hết Quá trình toàn cầu hóa cũng khiến nãy sinh chống đối dữdội từ những ai bị thiệt hại hay bị hệ thống mới bỏ rơi.
Động lực cho toàn cầu hóa là chủ nghĩa tư bản dựa trên kinh tế thị trường và
nó lan vào hầu hết mọi quốc gia trên thế giới Do đó, toàn cầu hóa hình thành choriêng nó một hệ thống luật lệ kinh tế - luật lệ xoay quanh việc mở cửa, thả nổi và tưnhân hóa nền kinh tế, để nó có tính cạnh tranh cao hơn và thu hút được nhiều hơn đầu
tư nước ngoài
3.2 Sự khác biệt giữa Toàn cầu hóa và Chiến tranh lạnh
Không như Chiến tranh Lạnh, hệ thống Toàn cầu hóa mang một sắc thái văn
hóa riêng, bao trùm và có xu hướng đồng hóa các quốc gia và cá nhân tới một mức độ
nhất định Toàn cầu hóa có công nghệ định hình riêng: vi tính hóa, thu nhỏ kich cỡ
các loại thiết bị, số hóa, viễn thông vệ tinh, cáp quang và Internet, giúp cho việc vunđắp viễn cảnh hội nhập
Thước đo của thời Chiến tranh Lạnh là trọng lượng các loại tên lửa.; còn của Toàn cầu hóa là đơn vị tốc độ - tốc độ trong buôn bán, đi lại, liên lạc và sáng tạo Do
đó mà, nói đến Chiến tranh Lạnh là nói đến phương trình năng lượng và khối lượng
của Anh-xtanh: E=mc2; còn Toàn cầu hóa thì xoay quanh định luật Moore rằng: công
suất tính toán của các con chíp silicon sẽ tăng gấp đôi trong vòng 18 đến 24 tháng,trong khi giá giảm còn một nửa
Trong thời Chiến tranh Lạnh, câu hỏi thường là "quý vị đứng về phe nào?",
"tên lửa của bạn lớn đến đâu?"; còn trong Toàn cầu hóa người ta hay hỏi, "bạn kết nối với người khác ở mức độ nào?" Văn kiện chủ đạo của Chiến tranh Lạnh là "Hiệp Ước"; còn trong Toàn cầu hóa, văn kiện tối hậu là "Giao Kèo”
Nếu ví Chiến tranh Lạnh là một môn thể thao thì nó sẽ là một vật Sumo Ngược lại, nếu Toàn cầu hóa là một môn thể thao thì đó sẽ là môn chạy nước rút 100
mét, liên tiếp, không ngừng nghỉ Dù bạn thắng trong ngày hôm nay thì bạn sẽ phảiđua tiếp vào ngày mai Và nếu trong một phần trăm giây thì cũng tồi tệ như bạn bịchậm mất cả một giờ vậy.
Chiến tranh Lạnh là một thế giới của "bạn" và "thù"; còn Toàn cầu hóa thì
ngược lại, bạn cũng như thù, đều biến thành "những đối thủ cạnh tranh."
Nếu nỗi lo âu trong thời Chiến tranh Lạnh là khả năng bị kẻ thù hủy diệt, kẻ
thù với danh tính rõ ràng, và trong một thế giới bị phân chia rành mạch, thì nỗi ám
ảnh của thời Toàn cầu hóa chính là sợ sự thay đổi của một thứ kẻ thù mà bạn không
nhìn thấy, cảm nhận hay sờ thấy được - một tâm lý lo lắng rằng công việc, cộng đồnghay môi trường làm việc của bạn có thể bị những thế lực kinh tế và công nghệ không
ổn định khiến cho thay đổi Bởi thế mà hệ thống phòng ngự trong Chiến tranh Lạnh là
radar - dùng để phát hiện những đe dọa từ bên kia bức tường; còn hệ thống phòng thủđặc trưng của toàn cầu hóa là chiếc máy X quang - dùng để tìm những hiểm họa ngay
từ bên trong
Toàn cầu hóa cũng sản sinh một khuynh hướng dân số riêng - sự dịch chuyển
nhanh chóng của dân chúng từ những vùng nông thôn với đời sống nông nghiệp rathành thị
Trong Chiến tranh Lạnh các quốc gia đối đầu, đối trọng và liên kết với nhau.
Và Chiến tranh Lạnh được cân bằng bởi hai siêu cường: Hoa Kỳ và Liên Xô Còn
Toàn cầu hóa thì được xây dựng quanh ba cán cân quyền lực chồng chéo và quan hệ
tương hỗ lẫn nhau, đó là:
Trang 10- Thứ nhất: giữa các quốc gia với nhau Trong toàn cầu hóa, Hoa Kỳ làsiêu cường duy nhất, các nước khác đều ít nhiều phụ thuộc vào Hoa Kỳ Tuynhiên, đối trọng quyền lực giữa Hoa Kỳ và các nước khác vẫn đóng vai tròduy trì ổn định cho toàn hệ thống.
- Thứ hai: giữa các quốc gia và các thị trường toàn cầu Các thị trườngtoàn cầu được xây dựng bởi hàng triệu nhà đầu tư – “Bầy thú điện tử” - dichuyển vốn qua nhiều nơi trên thế giới bằng cách nhấp chuột máy tính, và
"Những Siêu Thị" - các trung tâm tài chính toàn cầu như phố Wall, Hongkong,London và Frankfurt Chúng tác động trực tiếp đến các quốc gia, thậm chí gâysụp đổ chính phủ
- Thứ ba: giữa các cá nhân và các nhà nước Do toàn cầu hóa đã phá đinhiều bức tường ngăn cách dân chúng, và nối cả thế giới vào một ngôi làngtoàn cầu chung nên các cá nhân có thể công diễn trực tiếp trên sân khấu thếgiới mà không cần đến sự giúp đỡ môi giới của nhà nước
Vâng, để hiểu được hệ thống Toàn cầu hóa thì chúng ta phải mất rất nhiều thời gian, để hiểu hệ thống không thôi cũng cần phải đào tạo lại Bởi cũng giống như Chiến tranh lạnh, Toàn cầu hóa đến với chúng ta trước khi chúng ta có khả năng nhận biết và hiểu được nó; nhưng lại khác với Chiến tranh Lạnh - nơi mọi thứ được định hình xung quanh các siêu cường, Toàn cầu hóa được xây dựng với sự tham gia của các Siêu Thị và các cá nhân có quyền lực lớn Hệ thống Toàn cầu hóa còn quá nhiều điều mới mẻ Nó phức tạp hơn những gì mà chúng ta nghĩ Để có thể hiểu rõ và
có cái nhìn bao quát thì quả thực chẳng dể dàng chút nào Do đó, chúng ta không những phải cần biết nắm bắt thông tin trên toàn cầu mà cần biết trao đổi, phân loại
và tiếp thu một cách tích cực về các thông tin ấy, cần có sự liên kết giữa các thông tin với nhau và với các thông tin từ nhiều lĩnh vực khác nữa trong cuộc sống.
Chương 2 TRAO ĐỔI THÔNG TIN
Thế giới là một mớ hỗn loạn của quá nhiều thông tin Những khối thông tindày đặc, khổng lồ và không ngừng xuất hiện mỗi lúc một nhiều hơn, nhất là trong thờiđại của Toàn cầu hóa Do đó đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi tổ chức cần phải nắm bắt thôngtin một cách nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và chính xác nếu muốn tồn tại trong thếgiới mới ấy Bởi vậy một nhu cầu mới đặt ra đó là, có rất nhiều tổ chức hiện đang rấtcần có người loại bỏ cho họ những sự hỗn loạn Và những người đó không ai khácchính là các nhà báo và chuyên gia giỏi, họ biết được thông tin giá trị và chuyển đếnnơi nào cần thiết
Tuy nhiên có những lúc, một số chuyên gia và nhà báo có thể sẽ bịa ra thôngtin để tạm thời lập lại trật tự hay gạt bỏ đi sự hỗn loạn Thế nhưng trong cuộc sốngtoàn cầu hóa nếu lúc nào cũng bịa đặt như vậy thì nhất định họ sẽ không thể tồn tạilâu dài và không thể hiểu được trật tự từ những vụ hỗn loạn
Trang 11Vậy họ phải làm gì? Phải làm thế nào để giải thích cho được hệ thống toàn cầuhóa phức tạp này? Cũng như chúng ta, làm sao mới có thể hiểu hết được sự phức tạpcủa cái hệ thống đó?
Với tác giả, câu trả lời ngắn gọn là phải đồng thời làm hai việc - quan sát thếgiới qua nhiều lăng kính và đồng thời, truyền tải sự phức tạp ấy đến độc giả, thôngqua những câu chuyện đơn giản, chứ không dùng những lý thuyết khô khan, hàonhoáng Tác giả dùng hai phương pháp: “Trao đổi thông tin” để hiểu thế giới, và “kểchuyện” để giải thích thế giới Điển hình là trong cuốn sách mà chúng ta đang phântích – “Chiếc Lexus và cây Ô liu”
Vậy thì rốt cuộc, trao đổi thông tin là gì?
Trao đổi thông tin là hiện tượng cùng một lúc bán và mua cùng một loại
chứng khoán, cùng một mặt hàng hoặc cùng một đơn vị tiền tệ từ các thị trường khácnhau để thu lời từ những chênh lệch về giá cả, do thông tin bất đối xứng
Người trao đổi thành công là người biết mỡ lợn được bán giá 1 đô-la một cân
ở Chicago, và 1,5 đô-la một cân ở New York, vậy anh ta sẽ mua mỡ lợn từ Chicago
và bán ở New York
Người ta có thể trao đổi trên thương trường và người ta cũng có thể trao đổinhư vậy trong văn học(1) Nhưng dù anh là người buôn mỡ lợn hay buôn kiến thức,chìa khóa thành công là ở chỗ anh ta có một mạng lưới các tay trong thạo tin, rồi chắtlọc thông tin theo hướng làm ra lãi
ông ta “mua thông tin với giá rẻ ở London và bán chúng với giá cao hơn ở Tây Ban Nha” Nhà văn này
đã từng lê la ở các phòng khách lớn ở London, thu thập các câu chuyện, các kiến giải rồi dịch chúng sang tiếng Tây Ban Nha cho những độc giả Tây Ban Nha ở quê nhà.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, ranh giới truyền thống giữa chính trị, văn hóa,công nghệ, tài chính, an ninh quốc gia và hệ sinh thái đang dần mờ nhạt đi bởi mộtthực tế là thế giới không còn bị chia cắt thành những mảng riêng rẽ nữa Do đó bạnthường không thể giải thích về một mặt mà không đề cập tới những mặt khác, và cũngkhông thể giải thích được toàn cục nếu không nhìn được tất cả các mặt Cho nên, mỗingười đều cần phải trao đổi thông tin từ nhiều nguồn có cái nhìn khác nhau, chắp nốichúng lại để dệt nên một bức tranh toàn cảnh thế giới; phải mổ xẻ tách bạch, nghiêncứu từng phần, rồi nghiên cứu mối quan hệ khăng khít mà vốn đã và đang gắn bó cácphần đó với nhau Nếu chỉ nhìn từ một hướng, người ta sẽ không thể vẽ được một bứctranh toàn cảnh Đó là cốt lõi của "trao đổi thông tin."
Trong một thế giới có những liên hệ chặt chẽ tương hỗ, thì khả năng phân tíchnhững mối quan hệ, điền vào những chỗ trống, chính là giá trị gia tăng hay giá trịthặng dư mà nhà báo tạo ra Nếu không nhìn thấy những mối liên hệ thì bạn sẽ khôngnhìn thấy thế giới Cũng vậy, để hiểu được hệ thống Toàn cầu hóa không thể chỉ dùngnhững học thuyết lớn để giải thích, mà phải quan sát nó dưới nhiều góc độ, nhiều lăngkính khác nhau, như: Chính trị và văn hóa, An ninh quốc gia và cán cân lực lượng,Thị trường tài chính, Công nghệ, Môi trường,…Bởi nó là một hệ thống quá phức tạp,không có hệ thống chính trị nào ngày nay phức tạp hơn Toàn cầu hóa, và để hiểu nó,
cả nhà báo lẫn nhà chiến lược đều phải phức tạp không kém
Nhưng điều đáng tiếc là chẳng mấy ai làm được điều đó, đa phần chỉ nghiêncứu về một góc nhỏ của vấn đề, còn việc bàn thảo về bức tranh tổng thể của tòan cầuhóa vẫn chỉ là chủ đề của những buổi tiệc cocktail phù phiếm Nhưng có vẻ thậtnghịch lý, thật điên rồ là: Chính những gì chúng ta coi là chuyện tầm phào trong bữa
Trang 12tiệc cocktail ấy nay đã trở thành yếu điểm của tòan cục! Vì vậy, chính tác giả ThomasL.Fiedman cũng đã tổ chức một bữa tiệc cocktail của riêng mình với khai vị là món
“Chiếc Lexus và cây ô liu” Nào, ta hãy cùng thưởng thức!
Càng quan sát hoạt động của hệ thống toàn cầu hóa, ta càng thấy hệ thống này sản sinh những nguồn lực phát triển mạnh mẽ, chúng có khả năng đồng hóa có tốc độ chóng mặt như chiếc Lexus Nếu không bị kiểm soát chặt chẽ, những nguồn lực này, nó có thể nhổ bật các giá trị văn hóa, nhổ bật gốc Ôliu mà ta không hề hay biết Tiêu đề cuốn sách gợi từ hai hình tượng: nhà máy sản xuất ô tô Lexus của Nhật đại diện cho thế giới hiện đại và cây Ô liu là biểu tượng của sự độc đáo, là cội rễ của chúng ta Chiếc Lexus và cây Ô liu tượng trưng khá hay cho thời Hậu Chiến tranh Lạnh: một nửa thế giới ra khỏi cuộc chiến, cố gắng sản xuất và cải tiến cho chiếc xe Lexus sang trọng, dành hết sức cho hiện đại hóa, tinh giản và tư nhân hóa nền kinh tế của họ để tiến bộ trong thời toàn cầu hóa Còn nửa kia của thế giới – nhiều khi là phân nửa của một đất nước, hay là phân nửa của một cá nhân – vẫn tiếp tục tranh giành xem ai là người chủ của một cây Ô liu nào đó Bởi thế mà trong thời buổi xu hướng Toàn cầu hóa ngày càng lan rộng thì ở các quốc gia bắt đầu nảy sinh cuộc chạm trán giữa chiếc Lexus và cây Ôliu Cụ thể là thế nào thì tiếp theo sau đây sẽ nói
về điều đó.
Chương 3 CHIẾC XE LEXUS VÀ CÂY ÔLIU
Chiếc Lexus – cây ô liu
Qua hình ảnh những người Nhật dùng robot tự động, hiện đại để sản xuấtchiếc xe hơi Lexus sang trọng, hình ảnh những con tàu siêu tốc hình viên đạn chạyvới tốc độ 180 dặm một giờ, và một mẫu tin trên đầu trang 3 tờ International HeraldTribune đề cập đến việc Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Margaret D Tutwiler đưa ramột lời giải thích gây tranh cãi về một nghị quyết Liên Hiệp Quốc năm 1948 liênquan tới việc hồi hương người Palestine vào Israel, tác giả Thomas L.Friedman đãnghĩ ra một tượng trưng khá hay cho thời Hậu Chiến tranh Lạnh - Chiếc Lexus và cây
ô liu
Ô liu là loại cây quan trọng Chúng đại diện cho những gì là gốc rễ của chúng
ta, che chở chúng ta và đưa chúng ta vào thế giới này, chúng là tài sản của một giađình, một cộng đồng, một bộ tộc, một đất nước, một tôn giáo hay một nơi được gọi làquê hương Cành cây Ô liu cho ta mái ấm gia đình, niềm vui cá nhân, sự gần gũi trongquan hệ giữa con người, sự sâu sắc của quan hệ lứa đôi, cũng như tính tự tin và khảnăng vươn tới để đối phó với các quan hệ bên ngoài Chúng ta tranh đấu triền miên đểgiành giật những cây Ô liu vì chúng tạo cho ta cảm giác hãnh diện và hòa hợp – cảmgiác thiết yếu cho con người tồn tại, cũng tựa như cơm ăn áo mặc
Vậy còn chiếc xe hơi Lexus, chúng nói lên điều gì? Chiếc xe hơi Lexus đại
diện cho động lực không kém phần quyết định của nhân loại – động lực tồn tại, cảitiến, làm giàu và hiện đại hóa – hiện hữu rành rành trong hệ thống toàn cầu hóa ngày
Trang 13nay Chiếc xe cũng đại diện cho những thị trường công nghệ vi tính, phục vụ cho việcnâng cao điều kiện sống ngày nay
Nhưng chính xác điều mà chúng ta đang quan sát trong hệ thống tòan cầu hóahiện nay là gì, và chúng ta quan sát chúng để làm gì? Vâng, chúng ta đang quan sát vàtìm xem bản sắc cá nhân, sự mưu cầu vật chất tốt hơn và bản sắc cộng đồng đang pháttriển ra sao trong thời đại tòan cầu hóa ngày nay Đó chính là tấn kịch giữa xe hơiLexus và cây ô liu
Tấn kịch giữa xe Lexus và cây ô liu
Cuộc vật lộn giữa chiếc Lexus và cây ô liu trong hệ thống toàn cầu hóa được
thể hiện trong cuộc trưng cầu dân ý tại Na Uy năm 1994 về vấn đề đất nước này
có nên gia nhập Liên hiệp châu Âu hay không Sự kiện này hẳn là một bước điquyết định đối với dân Na Uy vì dù sao Na Uy cũng nằm trong châu Âu Đó làmột nước phát triển, giàu có và có buôn bán nội vùng châu Âu khá lớn Gia nhậpLiên hiệp châu Âu là điều đương nhiên về kinh tế đối với Na Uy trong tình hìnhtoàn cầu hóa Nhưng cuộc trưng cầu dân ý đó đã thất bại vì có nhiều người dân Na
Uy cảm thấy gia nhập EU tức là xóa bỏ quá nhiều bản sắc và lối sống Na Uy, mànhờ dầu thô trên biển Bắc Na Uy, họ có đủ khả năng duy trì mà không cần vàoEU
Một cuộc kháng cự của cây ô liu đến từ Pháp, vào năm 1999, qua lời kể của
phóng viên Anne Swardson, báo Washington Post Câu chuyện kể về PhilippeFolliot, trưởng làng St Pierre-de-Trivisy, Tây Nam nước Pháp, có dân số 610người Folliot và hội đồng dân biểu của thị trấn này áp mức thuế 100% lên mọichai Coca-Cola bán tại thị trấn để trả đũa việc Hoa Kỳ áp đặt mức thuế đối vớiloại phô ma Roquefort chỉ sản xuất ở vùng tây nam nước Pháp gần St Pierre-de-Trivisy
Một câu chuyện khác trong đó cây Ô liu bóc lột chiếc xe Lexus được ghi trong
tạp chí The Economist ngày 14/8/1999, nhan đề “Những kẻ côn đồ trên mạng”.Bài báo viết về việc những tên côn đồ đã dùng internet để trao đổi thông tin tổchức các cuộc ẩu đả bạo lực, hay nói cách khác là internet đã bị biến thành kênhthông tin công khai cho những tên côn đồ này liên lạc với nhau
Cây Ô liu vu cáo chiếc xe Lexus rồi đến lượt chiếc xe Lexus vu cáo trở lại …
đó là câu chuyện về việc thử nghiệm hạt nhân ở Ấn Độ hồi cuối những năm 1990.Mùa xuân năm 1998, đảng dân tộc chủ nghĩa Bharatiya Janata [BJP] vừa đắc cử
đã quyết định cưỡng lại ý muốn của toàn thế giới và nối lại công cuộc thử nghiệm
vũ khí hạt nhân của Ấn Độ Nhưng điều đáng nói ở đây là tất cả những ngườigiàu, người nghèo, công chức cũng như những thành phần phi chính phủ, dânnghèo ở nông thôn cũng như dân ăn diện thành phố đều đồng tình, ủng hộ và tintưởng vào sự chính đáng của những cuộc thử nghiệm này… Nhưng kết quả mà
Ấn Độ nhận được là: các tổ chức xếp hạng kinh tế (như Moody’s, Standard &Poor’s) đã hạ thấp thứ hạng và mức kinh tế của nước này Điều này có nghĩa làbất cứ công ty nào của Ấn Độ muốn mượn tiền từ các thị trường tài chính nay sẽphải trả mức lãi suất cao hơn Và bởi vì Ấn Độ có mức vốn tiết kiệm thấp, nênviệc vay mượn từ bên ngoài là rất thiết yếu… Đành rằng cây Ô liu chiếm thượngphong ở Ấn Độ trong một thời gian, nhưng đã khiến cho nước này trả một giáđáng kể “Trong thời toàn cầu hóa, bạn không thể vượt ra khỏi toàn cầu hóa.Trước hay sau thì chiếc Lexus sẽ đuổi kịp bạn”….Vậy nên, một năm rưỡi sau đó,Đảng BJP đã tuyên bố sẽ chuyển sang ưu tiên kinh tế
Trang 14 Trường hợp chiếc xe Lexus không đếm xỉa đến cây Ô liu trong thời toàn cầu
hóa được thể hiện mặt sau của một bộ phận máy tính, có in: “Bộ phận này được
sản xuất ở Malaysia, Singapore, Philippines, Trung Quốc, Mexico, Đức, Hoa Kỳ,Thái Lan, Canada và Nhật Bản Nhiều nước cùng sản xuất cùng một linh kiện nênchúng tôi không xác định chính xác nguồn gốc của sản phẩm”
Tuy nhiên, cũng có một sự hòa đồng giữa chiếc xe Lexus và cây Ô liu trong câu
chuyện do Glenn Prickett - một Phó chủ tịch của nhóm môi trường Bảo tồn Quốc
tế - kể Đó là khi ông ta đến thăm làng người da đỏ bộ tộc Kayapo mang tênAukre, nằm ở một vùng sâu trong rừng mưa nhiệt đới Amazon của Brazil, nơingười ta chỉ đến được bằng máy bay loại nhỏ Người Kayapo ở đây vẫn mặcnhững trang phục truyền thống và để trần, bôi mặt mũi, đồng thời họ cũng chính
là người đội những chiếc mũ bóng chầy có thêu logo khác nhau, liên minh với cácnhà khoa học, môi sinh và những doanh nhân có ý thức về xã hội để bảo vệ nhiềuphần của vùng Amazon – thay vì dùng vũ lực như trong nhiều thế kỉ truớc Sự hòađồng còn thể hiện rõ trong ngôi nhà trung tâm, ngôi nhà được xây dựng từ thờitiền sử, mà bên trong lại có TV nối với một ăng ten chảo để các già làng xembóng đá và giá vàng
Thêm một ví dụ cho thấy sự cân bằng giữa hai thế lực xe Lexus và cây Ô liu:
Trên chuyến bay hãng hàng không Gulf Air từ Bahrain sang London, một kênhtruyền hình trong khoang hạng thương gia có hệ thống định vị, chỉ chính xác chohành khách cự ly và vị trí của chiếc máy bay di chuyển so với thánh địa Mecca đểhành khách quay đầu chính xác về hướng Mecca quỳ cầu nguyện
Và sau cùng là dẫn chứng mà tác giả thích nhất về “Cuộc gây hấn giữa xe Lexus
và cây Ô liu trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”, nói về người con của Abu Jihad:
Khi mà Abu Jihad là “Người cha của cuộc tranh đấu”, người chỉ huy trưởng cáchoạt động quân sự của Palestine ở Li Băng và vùng Bờ Tây sông Jordan, thì chínhcon trai của ông ta lại đưa cho tác giả một tờ danh thiếp trên đó ghi: : “Jihad al-Wazir, Giám đốc điều hành, Trung tâm Thương mại Thế giới, Gaza, Palestine”.Thách thức trong thời toàn cầu hóa đến với đất nước và con người là làm saodung hòa được giữa việc bảo tồn bản sắc, quê hương và cộng đồng… đồng thời nỗ lựchết mức để tồn tại cho được trong hệ thống thế giới mới Bất cứ xã hội nào muốnthịnh vượng về kinh tế đều phải cố gắng chế tạo cho được xe Lexus và lái chúng rathế giới Nhưng người ta cũng đừng bao giờ ảo tưởng rằng chỉ tham gia tích cực vàokinh tế thế giới không thôi mà có thể tạo được xã hội lành mạnh Nếu hội nhập đạtđược trong điều kiện phải hy sinh bản sắc của một đất nước, nếu các cá nhân cảm thấy
họ bị mất gốc trong cơn lốc toàn cầu, thì họ sẽ phản kháng Họ sẽ vươn dậy và ngăncản quy trình này Do đó sự sống còn của toàn cầu hóa phụ thuộc một phần vào nỗ lựccủa chúng ta xây dựng sự cân bằng giữa phát triển và cội nguồn Một đất nước không
có những rặng cây Ô liu khỏe khoắn sẽ không bao giờ có được cảm giác nguồn gốcđược duy trì hay an tâm để có thể đón nhận và hội nhập với thế giới Nhưng một đấtnước mà chỉ có những rặng Ô liu không thôi, chỉ lo giữ cội rễ, mà không có xe Lexus,thì sẽ không bao giờ tiến xa được Giữ cân bằng giữa hai yếu tố nói trên là một cuộcvật lộn triền miên
Trang 15Chương 4 RỒI NHỮNG BỨC TƯỜNG THEO NHAU SỤP ĐỔ
Trong khi chiếc lexus và cây oliu xung đột, tranh giành hay hòa thuận vớinhau trên khắp thế giới thì một sự kiện lớn đã xảy ra, đánh dấu bước ngoặt lớn củatoàn cầu hóa: Bức tường Berlin sụp đổ trên nước Đức
Bức tường Berlin không chỉ sụp đổ ở thành phố Berlin Nó sụp cả ở phươngĐông lẫn phương Tây, phía Bắc cũng như phía Nam, sụp xuống đầu nhiều đất nước,nhiều công ty, và dường như chúng sụp cùng một lúc Chúng ta đã chỉ chú ý vào việcbức tường sụp ở phương Đông vì sự kiện này lúc đó mang đầy kịch tính và dễ thấy:qua bản tin tối trên TV, một bức tường xi măng rạn vỡ rồi sụp xuống Nhưng trênthực tế các bức tường Berlin khác trên khắp thế giới cũng đang theo nhau đổ sập, mặc
dù người ta thường không thấy được tận mắt, chính điều đó khắc họa nên kỷ nguyêntoàn cầu hóa và hội nhập Vậy câu hỏi quan trọng là: Điều gì đã lay đổ những bứctường đó?
Nói đơn giản và dễ hiểu nhất thì bức tường Berlin ở đây tượng trưng cho điềugì? Đó chính là những hàng rào thuế quan, kiểm soát tài chính, sự chậm chạp về thôngtin, ngăn cách về địa lý… Nói chung là những hệ thống ngăn cản chúng ta hội nhập
Lay chuyển những bức tường đó là ba sự thay đổi lớn – thay đổi trong cungcách chúng ta liên lạc với nhau, trong lề lối đầu tư và trong cách thức tìm hiểu về thếgiới
Nếu coi thế giới là một cánh đồng rộng lớn thì bạn sẽ không thể đi từ nơi nàysang nơi khác mà không bị chậm lại hay bị thương khi mà gặp các hàng rào cản lại
Toàn cầu hóa đã xóa bỏ những hàng rào đó và giúp bạn băng qua cánh đồngmột cách nhanh chóng, an toàn hơn Toàn cầu hóa giúp chúng ta hưởng được sự côngbằng về: công nghệ, thông tin, tài chính Cụ thể như sau:
Dân chủ hóa công nghệ:
Thứ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Larry Summers thích kể câu chuyện rằngvào năm 1988 ông ta hoạt động cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ứng cửviên Michael Dukakis Một hôm, ông ta được cử sang Chicago để nói chuyện thaycho Dukakis Ở đó ông ta được nhân viên của Dukakis cấp một chiếc xe hơi, trong
đó, bạn bình tĩnh nhé… có chiếc điện thoại “Tôi nghĩ, vào năm 1988 mà trong xe
có chiếc điện thoại di động thì thật tuyệt”, Summers kể lại “Tôi dùng điện thoại
đó gọi để khoe với vợ rằng trong xe của tôi có chiếc điện thoại di động” Chínnăm sau, 1997, Summers, lúc đó đi công cán cho Bộ Tài chính thăm đất nước BờBiển Vàng, vùng Tây Phi Trong chuyến thăm chính thức này, một nhiệm vụ củaông ta là khánh thành một dự án y tế do Mỹ tài trợ ở một ngôi làng trên thượngnguồn của Thủ đô Abidjian Theo dự án, ngôi làng này, khi đó chuẩn bị khánhthành một hệ thống các loại giếng nước di động Người ta chỉ vào làng bằng cách
Trang 16đi ca nô Summers, một vị khách to béo đến từ Hoa Kỳ được phong chức già làngdanh dự của người Phi, và được mặc trang phục truyền thống Phi châu Điều làmSummers nhớ nhất đó là trên đường rời làng ra đi, bước xuống chiếc ca nô thì mộtviên chức của Bờ Biển Ngà trao cho ông ta một chiếc điện thoại di động và nói,
“Washington muốn hỏi ông một điều gì đó” Chín năm, từ chỗ thốt lên thán phụckhi thấy điện thoại di động trong xe hơi, nay Summers lại thấy điện thoại di độngtrên chiếc thuyền độc mộc ở vùng Tây Phi hẻo lánh
Với sự phiêu lưu của Summers về chiếc điện thoại di động, ta có thể thấybước đột phá bất ngờ vê công nghệ
“Quá trình dân chủ hóa trong công nghệ”, khiến cho ngày càng có thêm sốngười dùng máy vi tính tại nhà, modem, điện thoại di động, hệ thống viễn thôngcáp và kết nối internet, để có thể vươn dài liên lạc của họ, sang nhiều nước khác.Nhờ đó họ được tìm hiểu thông tin kỹ càng hơn với chi phí rẻ hơn bao giờ hết
Do quá trình dân chủ hóa công nghệ, chúng ta nay có dịch vụ ngân hàng,văn phòng, tòa báo, nơi giao dịch chứng khoán, nhà xưởng và dịch vụ đầu tư,trường học, tất cả có thể cùng ngự trị trong mỗi căn nhà nơi chúng ta sinh sống
Dân chủ hóa công nghệ là sản phẩm của một loạt phát kiến được tập hợplại trong những năm 1980, bao gồm vi tính hóa, viễn thông, thu nhỏ, kỹ thuật nén
và số hóa Chẳng hạn, tiến bộ trong công nghệ vi xử lý giúp cho máy vi tính tăngcông suất gấp đôi sau mỗi chu kỳ 18 tháng, trong suốt thời gian 30 năm qua Tiến
bộ trong công nghệ nén làm cho số lượng thông tin lưu trên các đĩa máy tính tăng60% mỗi năm, tính từ 1991 Trong khi đó chi phí để lưu một megabite dữ liệu đãgiảm từ 5 đô-la xuống còn 5 xu, làm công suất máy tính tăng lên và giá của chúnggiảm xuống – giúp cho có thêm nhiều người được sử dụng máy vi tính Những cảitiến trong công nghệ viễn thông đã giảm dần được chi phí điện thoại hay truyền
dữ liệu, đồng thời tăng tốc độ truy cập, mở rộng vùng phủ sóng và tăng sức tải và
bộ nhớ các dữ liệu mỗi lần giao dịch qua điện thoại, cáp hoặc sóng radio Khôngnhững bạn có thể gọi đến bất cứ nơi nào, bạn còn có thể gọi từ bất cứ nơi đâu, từmáy tính xách tay, từ trên đỉnh núi, từ máy bay khi đang di chuyển hay từ nóc nhàcủa thế giới, đỉnh Everest Những khả năng đó xuất hiện sau khi công nghệ đã thunhỏ được kích cỡ máy vi tính, máy điện thoại và máy nhắn tin Những thiết bịthông tin có thể được di chuyển tới những vùng xa xôi hẻo lánh và cung cấp chonhững người dân có mức thu nhập thấp
Khi nói về quá trình vi tính hóa, kỹ nghệ thu nhỏ thiết bị, viễn thông và sốhóa đã tạo ra quá trình dân chủ hóa công nghệ, việc chúng giúp cho hàng trămtriệu người trên thế giới liên hệ với nhau để trao đổi thông tin, kiến thức, tiền bạc,ảnh gia đình, giao dịch tài chính, âm nhạc và các chương trình truyền hình bằngnhững cung cách trước đây chưa từng có
Cựu Chủ tịch Hãng Truyền hình NBC Lawrence Grossman tóm tắt gọngàng quá trình dân chủ hóa công nghệ như thế này: “In ấn biến chúng ta thành độcgiả Photocopy biến chúng ta thành những nhà xuất bản Truyền hình biến chúng
ta thành khán giả Và công nghệ số hóa cho phép chúng ta trở thành các hãngtruyền thông”
Ngày nay, nhờ có dân chủ hóa công nghệ, nhiều quốc gia khác nhau đã có
cơ hội tự quy tụ công nghệ mới, nguyên liệu và vốn, để phát triển trở thành cácnhà sản xuất hay nhận hợp đồng gia công những sản phẩm hay dịch vụ với độphức tạp cao – thêm một yếu tố gắn bó các quốc gia trên thế giới với nhau
Trang 17Dân chủ hóa công nghệ đồng thời có nghĩa là tiềm năng làm giàu sẽ đượcsan sẻ theo vị trí địa lý Chúng giúp cho nhiều sắc dân ở nhiều vùng sâu vùng xanhững cơ hội để họ tiếp cận và áp dụng kiến thức.
Dân chủ hóa tài chính
Dân chủ hóa tài chính thực ra bắt đầu từ cuối thập niên 1960 với sự ra đờicủa thị trường “thương phiếu.” Đó là những trái phiếu mà các tập đoàn công typhát hành ra công chúng để thu hút vốn Sự ra đời của thị trường trái phiếu làmnảy sinh một số yếu tố đa nguyên trong thế giới tài chính và xóa bỏ sự độc quyềncủa các nhà băng
Chẳng hạn nước-con nợ như Mexico gặp khó khăn tài chính, như thời năm
1982, do họ vay tiền nước ngoài để tăng tiêu dùng trong nước cho dân chúng thìnhà băng sẽ chịu nhiều bất trắc Tổng thống Mexico có thể đã bay sang NewYork, quy tụ hơn 20 ngân hàng lớn đã cho đất nước của ông vay tiền và tuyên bốnhư sau: “Thưa các quý vị, chúng tôi đã bị khánh tận Và quý vị có biết câu ngạnngữ này không: nếu một người vay của bạn 1.000 đô-la thì đó là vấn đề của anh
ta Nhưng nếu một người vay bạn 10 triệu đô-la, thì đó là vấn nạn của bạn Vâng,chúng tôi chính là vấn nạn của quý vị Chúng tôi không thể thanh toán cho quý vịđược Vậy xin quý vị làm ơn đàm phán lại, thay đổi hạn định thanh toán và tiếptục cấp thêm tín dụng cho chúng tôi” Và chủ các ngân hàng không còn cách gìhơn là gật đầu chấp nhận, bàn lại một vài phương thức gia hạn tín dụng (thôngthường với mức lãi suất cao hơn) Liệu các chủ nhà băng có lựa chọn nào kháckhông? Mexico chính là chuyện của họ, và các chủ nhà băng không đời nào lạiquay lại giải thích cho các cổ đông của họ là tài sản thế chấp cho khoản vay 10triệu đô-la của Mexico là số không Tốt nhất là họ hẳn cứ tiếp tục cáng đáng gánhnặng Mexico Và 20 ngân hàng cùng ra tay chung sức để quản trị khoản vay này
và tiếp tục ngồi lại với nhau để bàn phương cách giải quyết Và một cách đơn giản
là các ngân hàng có thể sẽ bán các khoản nợ của Mexico cho mọi người dưới dạngtrái phiếu, mà bạn, tôi và bà cô của bạn có thể mua và kiếm chút lãi Và tất cả cácquốc gia trên thế giới đều có thể làm như Mexico Tuy nhiên, nếu quốc gia nào đó
có nền kinh tế phát triển tôt thì trái phiếu của họ sẽ được nhiều người lựa chọn và
có cơ hôi để phát triển thêm và ngược lại, nếu nền kinh tế của quốc gia trì trệ, kémphát triển thì trái phiếu của họ sẽ giảm xuống và ít người lựa chọn Điều đó gâysức ép lên các quốc gia, buộc họ phải có các chính sách phù hợp để kích thích nềnkinh tế phát triển đồng thời cũng là cơ hội cho họ tăng nguồn vốn của quốc gia
Rõ ràng, luật lệ đã nới rộng ra, các công ty cũng có thể vay vốn ngân hàng
mà không cần thế chấp cũng như dựa vào xếp hạng “đáng đầu tư” hay phải có taytrong…
Dân chủ hóa tài chính đã tạo điều kiện cho các công ty nhỏ, các công tykhánh tận, làm ăn kém hiệu quả có cơ hội vươn lên Cũng tạo điều kiện cho cácquốc gia vươn lên
Dân chủ hóa thông tin
Nhờ có các đĩa vệ tinh, Internet và truyền hình, chúng ta ngày này cóthể nhìn và lắng nghe, xuyên qua hầu như tất cả các tấm màn chắn Sự đột phánày bắt đầu bằng sự toàn cầu hóa truyền hình
Thêm vào đó, thông tin được dân chủ hóa do công nghệ “nén thôngtin” phát triển, chẳng hạn việc xuất hiện các loại đĩa video kỹ thuật số: Đĩa
Trang 18DVD là loại CD, đường kính 5 inch, có sức chứa cả một phim truyện, có âmthanh “vòm”, có phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ và bạn có thể dùng để xem trongmáy tính xách tay hay máy DVD thu nhỏ Các loại máy ảnh, máy quay phim
và máy đèn chiếu kỹ thuật số, loại không cần dùng phim nhựa, khiến ai aicũng có thể trở thành nhà làm phim Và không những làm được phim, bạn còn
có thể truyền bá phim của bạn đi khắp thế giới thông qua Internet, với chi phíthấp Quan trọng tương đương với công nghệ truyền hình cáp và viễn thôngqua vệ tinh chính là Internet Internet là trụ cột của quá trình dân chủ hóathông tin: không có ai sở hữu Internet; Internet được phi tập trung hóa hoàntoàn; không ai có thể xóa bỏ Internet; và Internet có thể đến với từng nhà vàtừng con người trên hành tinh Những tiến bộ của Internet chính là sản phẩmcủa sự phối hợp giữa các cá nhân – nhiều người trong số họ có khi chả bao giờgặp nhau, nhưng họ hợp tác trong công việc trên mạng, đóng góp sáng kiếnvới nhau, nhiều khi miễn phí Internet quan trọng không khác gì cuộc sống củachính chúng ta ngày nay, dẫu cho không mấy ai hiểu được ngọn ngành củaInternet Đó là một câu chuyện ly kỳ
Mỗi khi bạn tạo dựng một bức tường dày hơn, cao hơn để lẩn trốn, bạn
sẽ thấy có những công nghệ len lách hoặc vượt trên bức tường đó mang thôngtin đến với bạn Mỗi khi bạn vẽ một ranh giới trên cát để tự bao bọc, côngnghệ sẽ tìm cách xóa nhòa ranh giới đó
Nhờ có cuộc cách mạng thông tin và việc giảm chi phí điện thoại, fax,Internet, radio và các phương tiện thông tin khác, không còn bức tường vữngchãi nào trên thế giới nữa Một khi chúng ta biết thêm về đời sống của ngườikhác thì một động lực chính trị mới đã xuất hiện
“Ngày nay không một đất nước nào có thể khóa kín bản thân, khôngtiếp xúc với truyền thông toàn cầu hoặc những nguồn tin từ bên ngoài; nhữngkhuynh hướng xuất hiện ở một nơi có thể được nhân đại trà ở nhiều nơi khác
xa xôi”, đấy là nhận xét của Francis Fukuyama, tác giả cuốn sách Kết cục củalịch sử và con người cuối cùng
Vậy, các quá trình của toàn cầu hóa xảy ra đã xóa bỏ các rào cản giữa conngười, các quốc gia với nhau Xóa bỏ khoảng cách về địa lý Từ đó đưa nền kinh tếcủa các nước đi lên Toàn cầu hoá đã làm hệ thống liên lạc trở nên dễ dàng, nhanhchóng, tiện lợi Cũng tạo ra không ít các nhà đầu tư lớn trong mọi lĩnh vực của cuộcsống, con người thông minh, nhanh nhẹn, năng động hơn Đồng thời giảm chi phí sảnxuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
Rõ ràng, những thay đổi trong cung cách người ta liên lạc, đầu tư và nhìn nhận thế giới, khiến toàn cầu hóa làm lợi cho những con người và xã hội phát triển ở các nước giàu Còn đối với những con người và xã hội khác trên hành tinh thì sao? Tại sao cứ khăng khăng nói toàn cầu hóa trong khi đa số nhân loại vẫn sống trong các làng bản, họ không có điện thoại, và chả bao giờ sờ được vào máy tính, nữa là gửi email?
Đúng là toàn cầu hóa chưa thực sự xuất hiện trên phạm vi toàn cầu, nhưng hầu như ai cũng cảm nhận được nó, gián tiếp hay trực tiếp - đó là những áp lực, những gò bó và những cơ hội để áp dụng dân chủ hóa công nghệ, tài chính và thông
Trang 19tin (đã được nói ở chương trước) – trọng tâm của toàn cầu hóa Không chỉ vậy, chính trị giờ đây cũng mang tính toàn cầu, nước nào cũng vậy – trực tiếp hoặc gián tiếp đều bị toàn cầu hóa ảnh hưởng đến Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Đông Đức, Liên Xô, tư bản Á châu, các ngành công nghiệp quốc doanh của Brazil, cộng sản Trung Quốc, hãng General Motors và máy tính IBM hoặc đã sụp đổ hoặc bị buộc phải cải tổ gần như cùng một thời gian Chúng bị một thứ virus tấn công, loại virus khiến cho tường Berlin cùng nhiều loại tường Chiến tranh Lạnh khác sụp đổ Chúng
đã mắc thứ bệnh gọi là hội chứng Suy giảm hệ miễn nhiễm Microchip (Microchip Immune Deficiency Syndrome – MIDS) - một chứng bệnh mang tính chính trị trong thời toàn cầu hóa Chương tiếp theo sẽ trình bày cho bạn hiểu: thế nào là sự suy giảm hệ miễn nhiễm microchip?
Chương 5 SUY GIẢM HỆ MIỄN NHIỄM MICROCHIP
Mỗi một đất nước đều có một nơi phát triển chậm, ngay cả ở Mỹ, nếu đi từ(Thủ đô) Washington xuống Virginia bạn vẫn thấy những làng mạc vùng núi Nhưngbạn không thể coi chúng chưa nằm trong toàn cầu hóa Ở Trung Quốc cũng vậy, nếu
có một nơi nào chưa hẳn đã hòa nhập vào toàn cầu hóa thì đó là bản Gujialingzi - mộtlàng xa xôi, nhỏ xíu ở đông bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên
Như chương trước đã nói: một tính chất đặc trưng của toàn cầu hóa là ngườidân bình thường có thể có được một lượng khổng lồ các thông tin TV vệ tinh, đĩa CD
và DVD với dung lượng tương đương hàng trăm cuốn sách trong mỗi đĩa, internetcung cấp cho máy tính gia đình đủ loại thông tin với tốc độ ngày càng cao Điện thoại
và fax ngày càng rẻ hơn và sẵn sàng khắp mọi nơi Ai cũng có thể biết mọi ngườikhác sống như thế nào Mọi người đều biết tỉ giá thị trường, cũng như các sản phẩm
và giá cả Mỗi người có thể tự mình mua cổ phiếu và trái phiếu Quyền lực này đangtăng lên và khó có thể ngăn chặn hay khống chế
Trong khi một số người cho là hiện tượng này chỉ đúng với các nước giàu,Friedman kể lại chuyến đi thăm làng Gujialingzi Lúc đó đang có một cuộc bầu cửđược Đảng chấp thuận Một cử tri đòi hỏi cáp quang để mọi người đều có một máyđiện thoại., ông ta cũng muốn một chính quyền tinh giản, ông muốn cải thiện xưởngmộc đóng khung cửa của địa phương để có thể xuất khẩu Vậy mà lại toàn cầu hóachưa hẳn lan khắp toàn cầu ư? Ngay cả một bản làng xa xôi hẻo lánh ở Trung Quốc
mà cũng biết “đòi cáp quang” thì sao có thể coi chúng chưa nằm trong toàn cầu hóađược!
1 Hội chứng Suy giảm hệ miễn nhiễm Microchip là gì?
Như đã nói trên, Đông Đức, Liên bang Xô viết, hệ thống tài chính châu Á, nềncông nghiệp quốc doanh của Braxin, Đảng Cộng sản Trung quốc, công ty GeneralMotors và công ty IBM, tất cả hoặc bị sụp đổ hoặc phải cải tiến hoàn toàn là do chúng
đã mắc một chứng bệnh mang tính chính trị trong thời toàn cầu hóa - hội chứng Suygiảm hệ miễn nhiễm Microchip Trong từ điển y học, hội chứng này được định nghĩanhư sau:
MIDS: một chứng bệnh có thể nhiễm vào bất cứ hệ thống phù nề, phì nộn và
xơ cứng của thời Hậu Chiến tranh Lạnh
Trang 20MIDS thường nhiễm vào các nhà nước và công ty không được tiêm chủngmiễn dịch trước các làn sóng do công nghệ vi mạch (microchip) tạo nên cũng nhưnhững làn sóng dân chủ trong thông tin, tài chính và công nghệ đã tạo nên một thịtrường nhanh hơn, cởi mở hơn và phức tạp hơn, có những hệ giá trị mới
MIDS xuất hiện khi một đất nước hay một công ty tỏ ra ngày càng thiếu khảnăng tăng năng suất, lương, điều kiện sống, tri thức và tính cạnh tranh; chúng trì trệtrong việc áp dụng những thách thức đến từ thế giới hiện đại Những đất nước và công
ty nhiễm MIDS thường vẫn duy trì cung cách làm ăn thời Chiến tranh Lạnh – trong
đó chỉ có một nhóm đứng đầu giữ chặt mọi thông tin và vạch tất cả các quyết định,còn những người ở tầng giữa và dưới đáy chỉ đơn thuần thực hiện các quyết định đó,
sử dụng các mảng thông tin hạn hẹp hơn
Liều thuốc duy nhất mà ta biết để chữa chứng suy giảm hệ miễn nhiễm
Microchip có thể được gọi là “quá trình dân chủ hóa thứ tư” Đây là sự dân chủ hóa
trong hoạch định chính sách và đáp ứng thông tin và phi tập trung hóa quyền lực, tất
cả giúp cho có thêm dân chúng trong một nước hay nhân viên trong một công ty chia
sẻ kiến thức để thực nghiệm và cải cách nhanh chóng hơn Điều này khiến họ theo kịpnhững đòi hỏi ngày càng tăng của người tiêu dùng trên thị trường Họ thường đòi hỏihàng hóa và dịch vụ rẻ và hợp sở thích của họ hơn
MIDS có thể dẫn tới sự diệt vong đối với các đất nước và công ty, nếu khôngđược chữa trị thích hợp
2 Các giai đoạn chuyển hóa của MIDSf
Ở mức độ nào đó, hội chứng MIDS không có gì mới Bạn hãy nhìn nhậnchúng như một cuộc chuyển hóa có các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, kéo dài chotới những năm 70 Đó là thời kỳ “Thế giới chậm chạp và lười biếng”, chophép các chính phủ và các doanh nghiệp quá tải và thiếu hiệu quả tồn tại, vìmọi người hoạt động trong một sân chơi được bảo hộ Những sự điều chỉnhlúc đó đi chậm Thương mại quốc tế chỉ chiếm phần nhỏ trong kinh tế nội địa.Các hàng rào thuế quan hạn chế cạnh tranh, và kiểm soát về vốn làm tắc nghẽnnhững giao lưu tiền tệ qua biên ải Nhìn lại, môi trường kinh tế đó thiếu tínhcạnh tranh, yên ả và dĩ nhiên, đã không mấy đe dọa những ai chỉ có chút ít tàinăng Quả thực trước khi công nghệ máy tính làm xuất hiện các hệ thống tựđộng hóa, thì các công việc lặp đi lặp lại, những người thợ thiếu tay nghề đóngvai trò chính và hưởng mức lương cao trong tương quan với thợ lành nghề.Trong cái thế giới ít đòi hỏi này, các chính phủ đã có khả năng thiết lập hệthống an sinh xã hội và cho ra đời những chính sách về thu nhập công bằng
Một ví dụ đặc trưng của cái môi trường kiểm soát kinh tế kiểu đó thểhiện ở nền kinh tế chỉ huy, điều hành từ thượng tầng của nhà nước Xô Viết.Mục đích của kinh tế Liên Xô không phải là đáp ứng đòi hỏi của người tiêudùng, mà là để ấn định sự kiểm soát của chính phủ trung ương Vì thế mọithông tin thường đi từ dưới lên và mệnh lệnh đi từ trên xuống
- Giai đoạn cuối những năm 80: Ở mức chính phủ và doanh nghiệp,dân chủ hóa công nghệ, tài chính và thông tin đã hội tụ vào thời gian này, tạo
ra những hiệu quả và quy mô kinh tế mới đáng ngạc nhiên và đồng thời làmsản sinh một môi trường thương mại hoàn toàn mới mẻ – không gian điệntoán Cuộc chuyển biến này được biết đến như một cuộc Cách mạng Thôngtin, một bước nhảy vọt trong công nghệ, trăm năm mới có một lần, tương tự
Trang 21như phát minh ra năng lượng điện, tạo bước ngoặt lớn lao, bứt khỏi quãng lịch
sử trước đó Những tác động của Cách mạng Thông tin được gói gọn vào haikhái niệm giản đơn:
Thứ nhất, chúng nhấn chìm rào cản để mọi người thâm nhập vào bất
cứ ngành kinh doanh nào bằng cách giảm đáng kể chi phí để cho phép ngườimới nhập cuộc Nhờ đó tăng cường cạnh tranh và cắt ngắn quãng đường củasản phẩm từ khâu thử nghiệm đến khâu sản xuất hàng loạt
Thứ hai, Cách mạng Thông tin đưa các doanh nghiệp đến gần kháchhàng hơn, tạo cho khách hàng một thứ quyền năng để nhanh chóng phản hồi
về chất lượng hàng hóa và nhu cầu mới nảy sinh của họ; khách hàng thời nay
có thể nhanh chóng bỏ rơi những doanh nghiệp không làm theo ý khách hàng
3 Nạn nhân của MIDS
Khi cả người sản xuất và người tiêu dùng các nơi có đủ thông tin, nhờ cóInternet, thì một mô hình tập thể kiểu cũ không có giá trị So với những năm 1970 trở
về trước, ngày nay việc điều chỉnh cần phải nhanh hơn Thế giới thời chiến tranh lạnhchia xẻ nhiều hơn, ổn định hơn, quân bình hơn - nhưng nghèo hơn Tình thế thay đổivào những năm 1980 Những thay đổi được tăng cường trong thập kỷ này Đến naymọi thứ đều chuyển biến nhanh hơn Theo kinh nghiệm của ông Andrew Grove ởhãng Intel, “chỉ có những người cảnh giác cao độ mới tồn tại được Nếu anh khônglắng nghe và làm theo ý khách hàng, sẽ có ngay ai đó làm và công ty của anh sẽ rangoài cuộc hay phá sản Cách tốt nhất lắng nghe khách hàng là dựa vào các thành viêntrong công ty Không ai có thể khôn ngoan hơn tập thể của mình Một nhà lãnh đạođưa ra mục tiêu, cơ cấu, và khen thưởng các thành công, nhưng cần phải chia sẻ cácthông tin.” Do đó mà, những kẻ độc tài rồi trước sau cũng ra đi, những kẻ bắt kháchhàng chờ lâu sẽ sụp đổ còn nhanh hơn
Ba quá trình dân chủ hóa giúp tháo gỡ những rào cản vì hiện nay chỉ cần mộtmáy vi tính cá nhân, một thẻ tín dụng, một đường điện thoại, modem, máy in màu,đường truyền Internet, trang mạng và một tài khoản chuyển tiền nhanh qua bưu điện,bất cứ ai cũng có thể ngồi tại nhà khởi sự doanh nghiệp của mình
Chính vì lẽ đó mà ngày nay nạn nhân trước tiên của MIDS chính là những hệthống nặng nề, trì trệ như Liên Xô và IBM Trong một thế giới không có rào cản,những hệ thống như vậy không còn khả năng liên hệ với khách hàng và không thểthích nghi được với tốc độ thay đổi nhanh chóng của thị trường Nạn nhân tiếp theochính là những hệ thống có đặc điểm tương tự như hệ thống trung ương chỉ huy lối
Xô Viết – những nền kinh tế được nhà nước điều phối chặt chẽ ở châu Mỹ La tinh, hệthống nhà nước phúc lợi của Canada và Tây Âu và những tổng công ty lớn, chậm biếnđổi, đóng ở Bắc Mỹ Vào cuối thập niên 90, virus MIDS đã chuyển sang Á châu vàtấn công vào những nền kinh tế có cơ chế nặng nề do nhà nước điều tiết ở Indonesia,Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và thậm chí cả ở Hàn Quốc và Nhật Bản
4 Biện pháp giảm khả năng mắc virut MIDS – Trao trách nhiệm
Hiện nay chúng ta đang trải qua giai đoạn mới nhất của cuộc tiến hóa chịu ảnhhưởng MIDS Giờ đây là kỷ nguyên toàn cầu hóa trong đó chính phủ và các công tyđang tự tái cấu trúc để tận dụng ba cuộc cách mạng dân chủ hóa, hoặc tránh né chúng,
để rồi phải chịu những hậu quả nặng nề Cũng trong giai đoạn này, chúng ta thấy hìnhthành quá trình dân chủ hóa thứ tư – dân chủ hóa trong hoạch định chính sách và tảnquyền đồng thời chia sẻ thông tin Đó chính là biện pháp để giảm khả năng mắc virusMIDS
Trang 22Để hiểu được khái niệm dân chủ hóa hoạch định chính sách tản quyền và chia
sẻ thông tin, mời bạn liên tưởng tới trường hợp Liên Xô, một ví dụ điển hình nhất.Chính quyền Xô Viết tập trung toàn bộ chức năng lãnh đạo vào một bộ phận nhỏ ởtrung ương Toàn bộ chính sách đều do trung ương quyết định Trung ương truyền đạtcho bạn những gì bạn được phép nghĩ, hành động, tuân thủ, và chỉ đạo ý thích củabạn Trung ương quy tụ toàn bộ các đầu mối thông tin – dữ liệu được truyền tới trungương và chỉ có một nhóm nhỏ đầu não mới biết được bức tranh toàn cảnh Trungương chỉ đạo chiến lược – những gì quyết định vận mệnh của đất nước được mộtnhóm nhỏ quyết định
Quá trình dân chủ hóa thứ tư – dân chủ hóa việc vạch quyết định và phânquyền, chia thông tin – sẽ giúp cho việc cải cách trung ương và khai thông liên lạcthông tin trên và dưới Mỗi một đất nước hay một công ty thành đạt đều đã cải tổ bộmáy lãnh đạo của họ theo lối khác nhau chút ít, tùy theo biến động trên thị trường,dân số, địa lý và mức phát triển cụ thể Trong giai đoạn toàn cầu hóa nhanh chóng vàphức tạp hiện nay, thông tin giúp cho việc hình thành các giải pháp cho khách hàngkhông nằm ở cơ quan đầu não của các công ty, mà nằm ở vòng ngoài, do chính những
cơ sở tiếp thị và buôn bán trực tiếp trên thị trường tiêu thụ Nếu công ty của bạnkhông cho phép những chuyên viên buôn bán và tiếp thị ở vòng ngoài được quyếtđịnh và chia sẻ thông tin họ nắm được, thì công ty của bạn sẽ gặp khó khăn
Ngày trước nếu có một sự kiện nào xảy ra đâu đó trên thế giới, chỉ có nhữngnhân viên cấp dưới chứng kiến hay được biết, mà thông thường chỉ có họ mới biết
Họ quan sát được những diễn biến trên thị trường và sự thay đổi trong thị hiếu củakhách hàng Thông tin như vậy được truyền lên trên, thông qua những khâu trunggian, tùy theo mức độ: nếu những người quản lý trung gian không thấy họ bị đe dọabởi những thông tin như vậy thì họ sẽ chuyển tiếp lên trên nữa; còn nếu cảm thấyquyền lợi cá nhân của họ bị đe dọa thì họ sẽ dấu nhẹm đi Đặt giả thuyết nếu mọichuyện trôi chảy, thông tin này được chuyển tới cấp quyết định đi nữa, thì cũng có khi
đã trở thành lỗi thời Hoặc có khi tam sao thất bản Và tồi tệ hơn, thủ trưởng lại dựatrên những kinh nghiệm và kỹ năng lỗi thời của bản thân để vạch quyết định Điềunày là khả dĩ trong một thế giới mà ai ai cũng làm như vậy, chậm một chút, thiếu nhạybén một chút cũng không sao Nhưng cái thế giới đó nay không còn nữa.Cho nên điều mà hiện nay cần phải làm là cải tổ bộ máy lãnh đạo, phải phân tráchnhiệm xuống dưới, cho phép mọi người tự giác quyết định Như thế không có nghĩa làlãnh đạo ngồi chơi Lãnh đạo giờ đây phải nhạy bén hơn, thu thập nhân tài và sẵnsàng thích nghi với những thay đổi trên thị trường
Ngày trước, có thể lãnh đạo nắm được nhiều thông tin nhất nên có được tầmnhìn mà không một ai khác trong công ty có được, chính vì thế khi vạch quyết định, aicũng phải nghe Ngày nay với email, Internet và Internet, những nhân viên ở tuyếnđầu nắm được thậm chí nhiều chuyện hơn các nhà lãnh đạo Thành ra hệ thống nàocòn muốn chỉ huy, kiểm soát nhân viên hay dân chúng của họ bằng việc hạn chếthông tin, thì rồi đây sẽ thất bại Giờ đây mọi người đều phải cùng nhau chia sẻ tráchnhiệm và cùng hành động Các nhà lãnh đạo cần phải lắng nghe mọi người nhiều hơn,
vì họ có nhiều thông tin hơn và vì thế ý kiến của họ có cơ sở hơn
Còn cuộc bầu cử ở Trung Quốc thì sao? Cố gắng tồn tại trong thời hậu tườngBerlin chính là điều mà chính phủ Trung Quốc đang thực thi, thông qua các cuộc bầu
cử cấp làng bản, dẫu cho phân nửa số lượng chỉ mang tính hình thức Bắc Kinh cũngđang cố bàn giao trách nhiệm và quyền quyết định xuống cấp địa phương bởi họ đãhiểu rằng đó là cách duy nhất để giải quyết những vấn nạn kinh tế ở vùng nông thôn
Trang 23Họ muốn dân bản làng tự bầu ra người của họ và đưa ra những quyết định thiết thânvới họ Lãnh đạo Trung Quốc hy vọng tuyển cử ở địa phương cho ra đời được tầnglớp lãnh đạo tốt hơn, những người hiểu biết hơn về thực trạng nông thôn, và có thể tậndụng nguồn lực tại chỗ, để lý tưởng nhất là tự xây dựng thành công kinh tế nông thôn.
Đó là phương pháp tản quyền và phân chia trách nhiệm vạch chính sách trong lĩnhvực kinh tế, chứ không phải trong lĩnh vực chính trị
Trong đại hội năm 1999, Matthew đeo một chiếc khuy áo có dòng chữ “Tôigiao trách nhiệm”, và ông tặng cho giám đốc quản trị của mỗi siêu thị một chiếc khuy
áo có dòng chữ “Tôi chịu trách nhiệm” Đó là phương cách của Matthew phòng chốngvirus MIDS để bức tường Berlin khỏi sập trên đầu ông Mỗi một công ty hiện nay đềucần phải làm điều đó, bằng chính cách của mình
Chương 6 CHIẾC ÁO NỊT VÀNG
Vào thế kỷ 19 cho tới đầu thế kỷ 20 khi cuộc cách mạng công nghiệp và tưbản tài chính hoành hành ở châu Âu và châu Mỹ, nhiều người đã bị sốc khi nghe vềcái gọi là sự tàn bạo của chủ nghĩa Darwin và “những cối xay gió của quỷ Satan”.Những thế lực đó phá vỡ những trật tự truyền thống, tăng rõ rệt khoảng cách giàunghèo và dồn nén lên con người biết bao áp lực Nhưng chúng cũng giúp tăng đếnmức chóng mặt mức sống của một tầng lớp đã biết tận dụng thế mạnh của máy móc
và công cụ tài chính Thực tế lúc đó làm sản sinh ra nhiều tranh cãi và học thuyết, vìngười ta muốn tạo những tấm đệm bảo vệ giới thợ thuyền trước những con quỷ tư bản
và thị trường tự do
Người ta từng nói đến những mô hình thay thế cho thị trường tự do và nhất thểhóa toàn cầu, người ta từng đòi hỏi phải có cải tổ, và rằng cần phải có “con đường thứba”, nhưng giờ đây không thấy những điều đó là khả dĩ Những trào lưu dân chủ hóatài chính, công nghệ và thông tin không những đã thổi bay những bức tường bảo vệnhững trường phái khác – thổi bay sách đỏ của Mao, những nhà nước phúc lợiphương Tây kiểu cũ và những chế độ tư bản cánh hẩu ở Đông Nam Á Khi Chiếntranh Lạnh kết thúc – cùng với sự rạn vỡ của những bức tường bảo vệ nó – nhữngngười xưa nay không thích thú gì với mô hình Darwin mà họ cho là tàn bạo, đã khôngđưa ra được bất cứ lý thuyết nào mới để thay thế cho lý thuyết thị trường tự do Khicâu hỏi “hệ thống nào ngày nay là hữu hiệu nhất trong việc tăng cường mức sống?”được đặt ra thì không thấy ai còn bàn cãi ra nữa Vì câu trả lời duy nhất cho điều đólà: chủ nghĩa tư bản trên nền tảng thị trường tự do Những hệ thống khác có lẽ đã hữuhiệu hơn trong việc phân chia công bằng và hợp lý hơn các nguồn tài sản, nhưng khi
so sánh với chủ nghĩa tư bản cùng thị trường tự do, thì chúng hoàn toàn thất bại trongviệc tạo dựng thêm các nguồn tài sản và thu nhập mới Và đó là điều con người tangày càng thấu hiểu Vậy nói theo cách duy lý thì ngày nay không còn sự phân biệtriêng rẽ giữa bánh chocolate hay kẹo dâu hay chanh yên hay chanh cốm Ngày nay chỉcòn món kẹo vani mang tên thị trường tự do và Bắc Triều Tiên Ngày nay món kẹovani mang tên thị trường tự do có nhiều loại, nhiều nhãn hiệu, tùy sở thích của bạn, và
Trang 24theo đó bạn vận dụng nhanh hay chậm mà thôi Phải chăng bao giờ bạn cũng mongcuộc sống khấm khá hơn, mong một thế giới trong đó không còn rào cản, và như vậy,thị trường tự do chính là tư duy duy nhất hiện hữu Một con đường Nhiều tốc độ.Nhưng vẫn duy nhất chỉ một con đường.
Một khi đất nước của bạn nhận thức ra điều đó, khi nó nhận thức được các quyluật về thị trường tự do trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay và quyết định tuân thủ, nó
sẽ khoác lên mình một thứ mà tạm gọi là chiếc áo nịt vàng Chiếc áo đó được dệt bằngloại sợi mang đặc điểm kinh tế và chính trị của thời đại toàn cầu hóa Toàn cầu hóa cóchiếc áo nịt vàng Nếu đất nước của bạn chưa có thì trước sau cũng sẽ phải may
Chiếc áo nịt vàng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1979 do Thủ tướng AnhMargaret Thatcher dệt Chiếc áo của Thatcher sau đó được Tổng thống Hoa KỳRonald Reagan cải tiến trong những năm 80, dệt thêm cho nó những loại sợi mới bềnhơn
Để mang chiếc áo đó, một đất nước phải tuân theo, hoặc tỏ ra sẵn sàng tuântheo những luật lệ vàng sau đây: tăng cường khu vực tư nhân thành đầu tàu để tăngtrưởng kinh tế, duy trì mức lạm phát thấp, duy trì giá cả ổn định và giảm biên chế,giảm nhẹ bộ máy quan liêu của nhà nước, cân đối ngân sách dẫu không duy trì đượcthặng dư, thủ tiêu hoặc giảm hàng rào nhập khẩu, bỏ bớt hạn chế đối với đầu tư nướcngoài, bỏ chế độ quota và độc quyền của các ngành nội địa, tăng xuất khẩu, tư nhânhóa khu vực kinh doanh của nhà nước, thả nổi thị trường tài chính, khiến đồng nội tệđược phép hoán chuyển thành ngoại tệ, mở cửa các ngành công nghiệp, thị trườngchứng khoán và cổ phần cho nước ngoài sở hữu và đầu tư trực tiếp, thả nổi kinh tế nộiđịa cho phép cạnh tranh, xóa bỏ tham nhũng, móc ngoặc và bao cấp trong chính phủ,
mở cửa hệ thống thông tin và ngân hàng cho khu vực tư nhân vào cạnh tranh và chophép dân chúng của họ được tự do đầu tư với đồng tiền hưu bổng của họ ở trong nướccũng như ngoài nước Tất cả những yếu tố trên dệt thành chiếc áo nịt vàng
Hơi đáng tiếc là chiếc áo đó chỉ có một cỡ Nên nó sẽ gây khó chịu đối vớimột số nhóm nhất định trong xã hội và khiến toàn bộ xã hội phải chịu áp lực thườngxuyên giảm thiểu cơ cấu kinh tế và tăng hiệu quả hoạt động Nó nhanh chóng bỏ rơingười ta nếu họ không mang áo, nhưng nó cũng nhanh chóng giúp con người theo kịp
đà phát triển, nếu họ chịu đựng mang cho đúng cách Người ta không còn có thể õng
ẹo lựa chọn nên mặc áo cho đẹp, cho ấm hay cho vừa – thời trang năm nay chỉ còn cómột chiếc áo đó thôi.Một khi đất nước của bạn mặc chiếc áo đó lên người thì có haiđiều có khuynh hướng xảy ra: kinh tế tăng tiến và chính trị xẹp đi Có nghĩa là về kinh
tế, chiếc áo nịt vàng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân trongdân chúng – thông qua thương mại, đầu tư nước ngoài, tư nhân hóa và việc sử dụnghữu hiệu hơn tài nguyên vật lực của đất nước trước bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.Nhưng về mặt chính trị, chiếc áo này thu hẹp khả năng lựa chọn, hạn chế và kiểm soát
về chính trị và hoạch định chính sách kinh tế của nhà cầm quyền Chính vì thế ngàynày rất khó phân biệt được sự khác biệt trong chính sách của chính phủ và phái đốilập đưa ra ở những quốc gia đã mặc chiếc áo nịt
“ Một hai năm nữa, chúng tôi vẫn còn bị ràng buộc nhiều lắm Chính phủ mới
sẽ phải hết sức cẩn thận”- Umar Juoro, Cố vấn kinh tế của cựu Thủ tướng Indonesia,
B J Habibie, miêu tả cho báo The New York Times những hạn chế về kinh tế màchính phủ Indonesia phải tuân thủ, vì nếu nóng vội làm gì đấy, Indonesia sẽ bị IMF vàthị trường toàn cầu hóa bóp nát Tháng 10 năm 1999
Trang 25Một khi mặc chiếc áo đó lên, chính phủ ở đất nước của bạn chỉ có thể lựa chọngiữa Pepsi và Coca Cola khi hoạch định về chính trị – có thể có chút ít khác biệt trongnhững khía cạnh nhỏ nhoi, hình thức, một chút đáp ứng truyền thống và văn hóa địaphương nhưng không bao giờ họ đi ngược hay phủ định được các nguyên lý bằngvàng nói trên Đối với các chính phủ dù có thuộc những người theo phái dân chủ haycộng hòa, bảo thủ hay công đảng, phái De Gaulle hay chủ nghĩa xã hội, dân chủ thiênchúa giáo hay dân chủxã hội – nếu họ không tuân thủ những nguyên tắc chung vềquản lý thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn và ra đi, lãi suất sẽ tăng và trị giá chứngkhoán của đất nước sẽ sụt xuống Quả nhiên những tranh cãi chính trị trong các quốcgia phát triển ngày nay đã và đang được gói gọn trong việc làm thế nào để chỉ đưa ranhững điều chỉnh về tiểu tiết, tránh những cải tổ lớn Về kinh tế, giữa quan điểm củaBill Clinton và của đối thủ Bob Dole trong cuộc tranh cử năm 1996, thì sự khác nhauthực sự nằm ở đâu? Không thấy.Clinton nói đại thể: “Chúng ta đang phải mặc chiếc
áo nịt vàng, nhưng tôi có một cách giúp chúng ta vá thêm một miếng vào khuỷu tay
và nới ở vùng bụng chút ít” Bob Dole thì nói: “Không, không, quý vị không thể nới ởvùng bụng được, giữ cho chặt bụng và thắt chặt thêm ở khuỷu tay” Nói gì thì nóinhưng họ chỉ bàn về cùng một chiếc áo mà cả hai đều không ai không muốn thay thế– và không chỉ có hai vị này làm như vậy Năm 1997, khi tranh cử chức Thủ tướngAnh, ông Tony Blair cam kết, “Chúng tôi sẽ tiếp tục mặc chiếc áo nịt vàng tương tựnhư phái bảo thủ, nhưng chúng tôi sẽ đắp thêm vào vùng vai và ngực” Đối thủ củaBlair lúc đó là John Major dường như đã đáp lại, “Đừng có động đến sợi tơ nào trênchiếc áo đó Margaret Thatcher đã may nó chật như vậy thì, lạy Chúa, cứ để thế màmặc” Chính vì thế Paddy Ashdown, thủ lĩnh đảng Tự do của nước Anh khi quan sátBlair và Major hồi năm 1997 và lắng nghe cương lĩnh của cả hai vị đã phát biểu rằngthực ra chính sách của cả hai bên không khác biệt nhau là mấy Ashdown nói Blair vàMajor lúc đó đang tham gia “bơi đồng diễn nghệ thuật”
Trong thời điểm mà các bức tường sụp đổ và chiếc áo nịt vàng trở thành thờitrang, đi khắp thế giới tác giả đã chứng kiến nhiều những cuộc bơi đồng diễn như vậy.Cách duy nhất để cử động trong chiếc áo nịt là làm thế nào cho nó giãn ra, và cáchduy nhất làm nó giãn ra là người mặc phải lên cân, to béo hơn Một khi kích cỡ ngườimặc lớn lên thì số vàng trên chiếc áo sẽ được sản ra nhiều hơn cho xã hội
Không phải nước nào cũng mang hết chiếc áo nịt lên mình – một số nước mặcnửa chừng (Ấn Độ và Ai Cập) Một số khác mặc lên rồi lại cởi ra (Malaysia và Nga).Một số nước sửa lại chiếc áo cho hợp với bản sắc văn hóa của họ và cởi bớt một sốnút (Đức, Nhật Bản và Pháp) Một số nước cho rằng họ có thể cưỡng lại sức nịt chặtcủa áo khi họ sở hữu những nguồn tài nguyên như dầu lửa chẳng hạn (Iran và ẢrậpXê-út) Một số nước khác rất nghèo và bị cô lập, nơi chính phủ còn có thể buộc dânchúng của họ chịu khổ – họ không mặc cho dân tấm áo nịt vàng, mà chỉ khoác cho họtấm áo nịt cũ kỹ đơn sơ(Bắc Triều Tiên, Cuba, Sudan và Afghanistan)
Trong hệ thống thị trường toàn cầu ngày nay, thế giới phát triển nhanh và chiếc áo nịt vàng chính là sản phẩm của nhiều thế lực trong lịch
sử và về cơ bản đã cải tổ toàn bộ phương pháp chúng ta dùng để liên lạc,
để đầu tư và xây dựng tầm nhìn vào thế giới Nếu muốn đi ngược lại, điều
đó tùy ở bạn và vĩnh viễn là việc của bạn Nhưng khi đi ngược lại với những trào lưu như hiện nay bạn sẽ bị trả một giá càng ngày càng đắt hơn, tự dựng lên những hàng rào ngày càng cao hơn để tự bảo vệ, tự cô lập Nhưng thời gian sẽ trôi đi và áo nịt vàng sẽ dần trở thành điều không thể thiếu đối với bất cứ nước nào.
Trang 26Chương 7 BẦY THÚ ĐIỆN TỬ
Chúng ta vừa tìm hiểu qua luật của chiếc áo nịt vàng Có thể bỏ qua nhữngluật này, và theo hay không hoàn toàn tuỳ vào quyết định của mỗi nước Nhưng táchmình ra cá biệt thì nhất định sẽ phải trả giá Sự dân chủ hóa trong tài chính, công
nghệ, và thông tin đã tạo ra một Bầy thú điện tử Bầy thú điện tử gồm những tay buôn
cổ phần và tiền tệ cùng những nhà đầu tư tài chính xuyên quốc gia – họ móc nối vớinhau bằng các mạng điện toán và Internet Họ né tránh các nước không chịu mặc chiếc
áo nịt vàng trong khi thưởng cho các nước chịu mặc
Bầy thú điện tử chẳng do một ai kiểm soát Cũng chẳng ai được giao nhiệm vụ
này Quần thể này chẳng phải là hoàn hảo, đôi lúc họ nông cạn hay phản ứng quáđáng (ngay khi nhận thấy bất cứ điều gì gây hại hay sẽ gây hại cho lợi ích của họ ởmột quốc gia nào, họ sẽ rút tất cả tiền đầu tư ra khỏi quốc gia đó-rút hàng loạt!),nhưng sự ngốc nghếch chẳng kéo quá dài Họ bỏ phiếu bầu bằng tiền của họ từng giâytừng phút Họ có thể giúp đỡ hoặc làm hại một nền kinh tế, trừ khi nền kinh tế có một
cơ cấu giảm sốc tốt Bầy Thú Điện Tử gồm hai nhóm: những con sừng ngắn và nhữngcon sừng dài Sừng ngắn hay sừng dài ở đây chính là tính chất dầu tư ngắn hạn hay
dài hạn của các nhà đầu tư Những con thú sừng ngắn gồm những tay buôn chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ Những con thú sừng dài là những công ty xuyên quốc gia
đang tham gia đầu tư trực tiếp vào xây dựng các nhà máy theo thời hạn dài, kí các hợpđồng dài hạn Nơi mà những thành viên lớn nhất của Bầy Thú Điện Tử tập hợp lại đểtrao đổi thông tin, thực hiện giao dịch và phát hành chứng khoán và trái phiếu của các
công ty khác nhau được gọi là các siêu thị điện tử Theo Saskia Sassen, một chuyên
viên về toàn cầu hóa thuộc đại học Chicago thì tính đến cuối 1997, hai mươi lăm siêuthị điện tử đã kiểm soát tới 83% vốn của thế giới do các tổ chức quản lý và chiếmkhoảng một nửa tổng số vốn toàn cầu – khoảng 20.900 tỷ đô-la (tạp chí ForeignAffairs, 1/1999)
Tham gia đầu tư ngắn hạn bào có cả các nhà đầu tư trong nước lẫn ngoài nước
Do rất nhanh nhạy với những thông tin trong nước nên những nhà đầu tư trong nướcthường là những người vào và ra trước tiên trong thị trường chứng khoán nội địa, sau
đó mới là các nhà đầu tư nước ngoài Họ gồm cả các nhà đầu tư lớn và nhỏ, gồm cảnhiều thể loại quỹ hay tổ chức khác nhau Sự phát triển nhanh chóng của thông tincùng với việc bất cứ cái gì cũng có thể trở thành chứng khoán (thậm chí bạn có thểphát hành trái phiếu trên bản thân bạn hoặc trên một năng khiếu mà bạn tự có) đã làmcho ngày càng có nhiều người gia nhập vào nhóm những con thú sừng ngắn Tuynhiên, do thiếu những kĩ năng tài chính, họ nhanh chóng bị phá sản và rời khỏi cuộcchơi Các nước luôn cố gắng tạo ra những chính sách tốt (phù hợp với luật của chiếc
áo nịt vàng) để làm vừa lòng bầy thú này Ngay cả các vương quốc dầu lửa, nhữngquốc gia nắm nguồn tài nguyên quan trọng của thế gới, cũng học cách làm vừa lòngchúng
Trang 27Những nhà đầu tư dài hạn thường là những tập đoàn đa quốc gia (MNC) Một
số cái tên tiêu biểu là General Electrics, General Motors, IBM, Intel hay Siemens Họcần phải sản xuất ở những nước có giá thành thấp và bán đi khắp nơi nhằm tăng khảnăng cạnh tranh Trước đây, hàng rào thương mại thường khiến các MNC phải sảnxuất ở các nước nghèo để được tiêu thụ ở thị trường địa phương Ngày nay họ cần sảnxuất ở các nước đang phát triển để cạnh tranh có hiệu quả trên toàn cầu Truyền thônghiện đại cho phép dàn rộng việc thiết kế và sản xuất trên toàn cầu, cho phép hoạchđịnh và sản xuất liên tục từng giây phút Thông thường công việc được thực hiện tạicác đối tác hay các nhà thầu phụ tại địa phương Sử dụng đối tác địa phương là cáchtốt nhất thâm nhập vào nhiều thị trường mới và tạo các bước nhảy vọt công nghệ CácMNC đã đạt 9% tổng sản phẩm thế giới vào năm 2000, con số này tăng gấp đôi kể từnăm 1970, sản xuất di chuyển từ nước này sang nước khác theo những cơ hội hạ giáthành (ngay khi nhận ra ở quốc gia nào có các yếu tố giúp hạ giá thành sản xuất, cácMNC sẽ chuyển sản xuất sang quốc gia đó Ví dụ: nhân công, tài nguyên, thay đổichính sách thuế…) Trong vài năm tới, các MNC còn có thể tăng tốc để phát triểnnhanh hơn trước Do đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của các quốc gia nên chúng cóthể ảnh hưởng tới cả kinh tế lẫn chính trị của các quốc gia đó
Rõ ràng, bầy thú điện tử đã trở thành một nguồn tài lực hấp dẫn đối với tăngtrưởng kinh tế ngày nay và đồng thời cũng là một thế lực đe dọa tới mức có thể lật đổđược các chính phủ Hiểu được những điều này là bạn đã sẵn sàng để đi sâu vào hệthống Nào, chúng ta cùng tiếp tục!
Phần II:
KẾT NỐI VÀO HỆ THỐNG
Chương 8
HỆ ĐIỀU HÀNH DOSCAPITAL 6.0
“Bầy thú điện tử” là yếu tố chúng ta cần tìm hiểu cuối cùng trong một hệ
thống toàn cầu hoá Bạn đã sẵn sàng “Kết nối vào hệ thống chưa” ? Trước tiên chúng
ta sẽ đến với “Hệ điều hành DOScapital 6.0” Sao đôi khi chúng ta lại nghe sự thừa
nhận rằng Hoa Kì có nền kinh tế ở mức DOScapital 6.0?
Friedman hình như không còn giữ được tính khách quan của một nhà báo Saysưa trước hình ảnh về một hệ thống quốc tế hoàn hảo, Friedman cho rằng động lựctoàn cầu hoá xuất hiện sẽ xoá nạn tham nhũng, cửa quyền, sẽ lành mạnh hoá bộ máyhành chính, minh bạch hoá thị trường, sẽ dấn đến tự do báo chí – nói chung là tạo ramột quá trình dân chủ hoá mạnh mẽ Sức mạnh toàn cầu hoá mà mô hình mẫu mực là
xã hội Mỹ, theo ông, sẽ chữa lành các căn bệnh của thế giới Chính Friedman cũng
Trang 28thừa nhận trong hệ thống toàn cầu hoá, quyền lực được chia sẻ giữa các nhà nước vàcác thế lực trên thị trường tài chính Sẽ không có gì bảo đảm một khi nhà nước kết nốiđược với “bầy thú” tìm ra phương cách hoạt động có lợi cho cả hai thì quần chúngkhông còn là một yếu tố phải tính đến Tức là một bên cứ tham nhũng, lạm quyền vàbên kia cứ ung dung nhai nát đồng cỏ, không còn chừa chút thức ăn nào cho ngườidân.
Nguyên nhân của sự thay đổi nhanh chóng này là vì Internet Truyền thôngqua Internet thực sự miễn phí và thực sự đi khắp thế giới trong khoảnh khắc Ngay lậptức Internet trở thành một hệ thống phổ thông toàn cầu: siêu thị, thư viện, bưu điện…Chẳng mấy chốc hệ thống sẽ dẫn đến cả những làng mạc xa xôi Nhịp độ thay đổi sẽđặt áp lực lên những “kleptocracy”, những xã hội và chính quyền tham nhũng cao độđến mức những quan hệ giao dịch đúng luật lại thường trở thành ngoại lệ Cách duynhất để làm mọi điều, kể cả tồn tại được, là phải tuân theo “lệ” Như ở Nga, một nhàhàng phương Tây phát hiện tất cả mọi nhân viên đều ăn cắp Các công nhân chỉ theogương tầng lớp cao trong xã hội Nga, những kẻ không chỉ tước đoạt của cải nhà nước
mà còn chuyển tiền chiếm được ra nước ngoài Những câu chuyện tương tự có thểthấy ở Indonesia, Ấn Độ, Anbani và phần nào ở Trung Quốc Kết nối với toàn cầu hoá
là một quan hệ giữa hai yếu tố: sự chuyển hướng theo thị trường (có thể coi là phầncứng của hệ thống) và các quy chế luật lệ (được coi là phần mềm hay hệ điều hành).Friedman cho là những nước có khả năng xây dựng một hệ điều hành trung thực vàhoàn thiện chặt chẽ sẽ hướng tới một nền dân chủ thị trường tự do Những nướckhông thành công trong công việc này sẽ tiến đến một “kleptocracy” thị trường tự do,nơi mà nhà nước bị tràn ngập bởi những kẻ cướp quý tộc và các thành phần tội phạm.Anbani là một ví dụ Điều này tạo ra lợi ích rất lớn các tổ chức kinh tế tài chính tốt.Những quốc gia không có quan hệ mâu thuẫn với quần thể điện tử là những nước cóngân hàng mạnh, quản lí kinh tế giỏi và hệ thống luật pháp tốt Nhà nước là nhân tốhết sức quan trọng, nhưng quan trọng là chất lượng chứ không phải kích cỡ Nhà nướcphải thông minh, nhanh nhạy và công bằng Thu hẹp chính phủ chưa đủ mà còn cầnphải cải tiến chất lượng Toàn cầu hoá khi điều kiện chưa đủ là rất nguy hiểm cho ổnđịnh kinh tế, xã hội và chính trị Đối với một quốc gia, vấn đề không phải là toàn cầuhoá hay không mà là cách thức toàn cầu hoá Cần phải có thời gian xây dựng nănglực cần thiết để thực hiện toàn cầu hoá thành công
• Những hiện tượng liên quan toàn cầu hoá, theo Friedman, một đất nước được
so sánh với 3 phần của máy vi tính: Phần cứng, hệ điều hành và phần mềm.Một “Phần cứng bao giờ cũng chạy trước phần mềm và hệ điều hành”
• Phần thứ nhất là phần cứng là chiếc vỏ bọc bên ngoài nền kinh tế của bạn Vàothời Chiến tranh Lạnh có ba loại vỏ bọc bên ngoài nền kinh tế cơ bản là thịtrường tự do, cộng sản và một loại lai ghép thị trường tự do lẫn cộng sản
• Phần thứ hai là hệ điều hành là chính sách vĩ mô của bất cứ nước nào hay mức
độ can thiệp của chính phủ và mức tinh vi của các nền kinh tế Hệ điều hànhkinh tế cộng sản là DOScapital 0.0 Những nước như Hungary có mứcDOScapital 1.0, Trung Quốc là 1.0 ở vùng sâu trong nội địa và 4.0 ở ThượngHải, Thái Lan mức 3.0, Indonesia 3.0 và Hàn Quốc là 4.0 Pháp, Đức và NhậtBản là 5.0 Những nước như Hoa Kì, Hồng Kông, Đài Loan, Vương quốc Anh
đã giải quyết các nền kinh tế của họ, khoác lên mình tấm áo nịt vàng Họ ởmức DOScapital 6.0”
• Phần thứ ba là phần mềm là mức đo đếm hiệu lực của các hệ thống luật pháp
và quy tắc, về mức độ hiểu biết và thừa hành pháp luật của các viên chức, giới
Trang 29hành chính và các CD Phần mềm chính là mức đo đếm hiệu lực của các hệthống luật pháp và quy tắc, về mức độ hiểu biết và thừa hành pháp luật của cácviên chức, giới hành chính và các công dân Một phần mềm tốt thường baogồm luật ngân hàng, luật thương mại, luật về phá sản, hợp đồng, quy tắc ứng
xử trong kinh doanh, một ngân hàng trung ương thực sự độc lập, quyền lợi sởhữu tài sản, toà án thương mại, các cơ quan duy trì hành pháp được một hệthống tư pháp công tâm
Trong toàn cầu hoá, chất lượng của nhà nước là điều quan trọng nhất TheoFriedman, bạn cần có một bộ máy nhà nước có kinh tế nhỏ hơn, vì bạn cần thị trườngchứ không phải một thứ chính trị béo múp míp, đứng ra điều tiết và cung ứng vốn.Cần bộ máy nhà nước năng động, thông minh và chất lượng hơn trong đó bộ máyhành chính có khả năng quản lí về luật pháp Một thị trường tự do thay vì thả lỏng chothị trường hoành hành Cần một bộ máy nhà nước đủ mạnh để duy trì một sân chơicân bằng, đảm bảo cho những nhà đầu tư và sản xuất giỏi thắng cuộc trong kinh tếchứ không phải là thứ mà nhà nước hùng mạnh nhưng can thiệp sâu vào kinh tế rồi tựquyết kẻ thắng người thua, hoặc bảo hộ cho kẻ thua trước sức cạnh tranh của ngườikhác
Ví dụ như: “Sự phục hồi” của những nền kinh tế châu Á sau giai đoạn
1997-1998 không phải do những nước đó đã tiến hành cải cách – để nâng cấp hệ điều hànhcủa họ từ DOScapital 1.0 lên 6.0 Do những đồng nội tệ của những nước này đã trởnên có giá trị rẻ mạt khiến họ hưởng lợi khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa
Kì, một thị trường có nhiều nhu cầu nhập khẩu cao, đặc biệt các mặt hàng điện tử vàmáy tính, từ Đông Á Còn những quốc gia có hệ điều hành và phần mềm tiên tiến thìsao? Họ thường “có khả năng chống lại những cuộc tấn công của giới đầu cơ tiền tệ
vì những hệ thống tài chính của họ được xây dựng chắc chắn nhưng uyển chuyển đểđối phó với những cơn rút vốn nhanh chóng và quy mô lớn và thông qua các chínhsách hữu hiệu, tổ chức được những cuộc phản công”
Như vậy, mỗi một xã hội cần phải tự xây dựng và vận hành bằng các cơ chếphần mềm trước đã, trước khi kết nối với Bầy Thú Điện Tử Các siêu thị tài chính vàBầy Thú Điện Tử có thể nắm vai trò quan trọng hơn so với vai trò siêu cường củanước Mỹ trong việc thúc đẩy các cải cách chính trị Ở phần sau các bạn sẽ thấy rõđiều này
Chương 9 CÁCH MẠNG TOÀN CẦU
Chúng ta đã biết, “Bầy thú điện tử” chẳng do một ai kiểm soát, cũng chẳng aiđược gaio nhiệm vụ này Quần thể chẳng phải là hoàn hảo, đôi lúc họ nông cạn hayphản ứng quá đáng, nhưng sự ngốc nghếch chẳng kéo quá dài Họ bỏ phiếu bầu bằngtiền của họ từng giây phút Họ có thể giúp đỡ hoặc làm hại một nền kinh tế, trừ khi
Trang 30nến kinh tế có một cơ cấu giảm sốc tốt Thế nhưng cơ cấu giảm sốc tốt đó là gì? Ởchương này, chúng ta sẽ có câu trả lời, đó là:
Tính minh bạch:
Thái Lan, Hàn Quốc hay Nga trong đầu thập niên 90, khi còn vàng son, sựthiếu minh bạch trong các nền kinh tế đó đã tạo ra một hạng người ảo tường, khiếnngười ta dồn tiền vào những nơi này, tin rằng họ có thể thu lãi năm sau cao như nămtrước Mặc dù những khoản tiền đầu tiên được sử dụng đúng đắn vào các nhà máy cólãi, những khoản tiền sau đó đã được dồn vào những khu du lịch hoang phí và những
cơ sở không thuộc nhu cầu Và khi bầy thú phát hiện ra điều đó thì chúng bỏ chạy.Khi kinh tế Hàn Quốc gặp khó khăn vào tháng 12 năm 1997, nước này công bố là dựtrữ tiền tệ là ở mức 30 tỷ đô-la, nhưng trong thực tế chỉ có 10 tỷ đô-la Cũng trongthời gian đó chính phủ Seoul nói với IMF rằng toàn bộ vốn vay ngắn hạn từ nướcngoài là 50 tỷ đô-la, nhưng một tuần sau đó họ nói lại, con số thực tế là 100 tỷ đô-la
“Người Hàn Quốc, từ chỗ coi tính minh bạch không là gì cả, quay sang cho rằng tínhminh bạch là tất cả.”
Medley đã nói: “Bạn không thể có những phân tích đúng đắn khi phải làmviệc trong những hệ thống thiếu minh bạch”
Các chuẩn mực:
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers có lần nhận xét “ Điều đơn giảnnhưng quan trọng bật nhất, khiến hình thành những thị thị trường vốn, đó là tập hợpcác nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung.” Một thầy giáo ở Hàn Quốc dạy môn
kế toán kể rằng trước kia lớp học của ông trong kỳ mùa đông chỉ có 22 học trò, nhưngnăm nay (1998) số lượng học trò là 385 Rõ ràng sau cơn khủng hoảng 1997-1998,Bầy thú đòi hỏi phải có sự đào tạo các tiêu chuẩn kế toán đồng bộ ở mọi nơi Khi nhìnsâu vào các công ty ở Hàn Quốc, Thái Lan hay Indonesia, chúng không thể hiểu đượccác dữ liệu kế toán, vì không có các bảng cân đối kế toán tổng hợp, tập hợp số liệuphản ánh hoạt động của các đơn vị và chi nhánh, khiến không thể thấy hết được tổngtài sản cũng như tổng số nợ, chưa nói số liệu các tài sản và nợ ngoài sổ sách
Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho biết kiểm toán tồi không phải là nguyênnhân dẫn đến khủng hoảng, nhưng kiểm toán đúng đắn sẽ giúp phát hiện các lỗi lầmsớm và có thể giúp giảm hậu quả tai hại mà cuộc khủng hoảng gây ra
Khi chúng ta đi dần vào một thế giới nơi Internet định hình chi thương mại, thìnhững tiêu chuẩn quốc tế ngày càng trở thành đòi hỏi lớn lao hơn, vì một lý do chủyếu: vào lúc bạn quyết định dùng Internet để bán hàng hay cung cấp dịch vụ, từ lúc
mở trang mạng đầu tiên, bạn đã trở thành một công ty toàn cầu – dù bạn có ở Ấn Độ,
Ý hay Indianapolis
Tham nhũng:
Theo một nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, Citibank đã rất hăng hái bắt tay làm
ăn với Raul Salinas de Gortari, em trai cựu Tổng thống Mexico, đến mức đã bỏ quathông lệ kiểm tra, giúp ông ta kín đáo chuyển một ngân khoản 100 triệu đô-la ra khỏiMexico Hiện tại thì những hiện tượng như thế chỉ ở mức ngoại lệ
Thương gia Nhật Bản trong chỗ riêng tư đã nói rằng họ bị choáng khi thấynhững gì xưa nay là thông lệ tronng làm ăn thì nay đã đột ngột thay đổi Một thời giớiquan chức nhà nước thường được chiêu đãi rượu chè thả cửa cùng các công ty Trongnhững buổi như vậy người ta giải thích rằng quan chức và thương gia có thể trao đổi,một cách không chính thức, những thông tin cần thiết “Những tài khoản Vip” và
Trang 31những khoản lại quả là điều bí mật mà ai cũng biết, giới thương gia nói – và viện công
tố cho đến nay đã làm ngơ trước những chuyện đó Nhưng mọi chuyện đã khác.Những công tố viên trẻ trung, mới mẻ và hăng hái, những người du học ở nước ngoài,
đã có những hành động cương quyết “Họ bắt đầu có lối nghĩ phương Tây, và coithông lệ khoản đãi các quan chức chính phủ như hiện tượng không thể chấp nhậnđược trong một thông lệ quốc tế”
Ngày 20/11/1997, 29 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OECD), trong đó có các quốc gia dân chủ và phát triển hàng đầu, đã chấp nhận nhiềuphần trong bộ luật chống tham nhũng của Hoa Kỳ Theo các quy tắc mới của OECD,các hãng của Nhật Bản và châu Âu không được phép lót tay các viên chức nước ngoài
để thắng thầu, và họ cũng sẽ thấy khó khăn hơn trong việc cân đối tiền đút lót với cáckhoản miễn thuế, vốn dĩ được hợp pháp hóa ở Pháp và Đức Mặc dù vẫn còn những
kẽ hở trong những quy tắc mới mẻ đó, nhưng chúng đánh đấu một thắng lợi củanhững con bò đực của nước Mỹ trong Bầy Thú Điện Tử, những kẽ đã cho rằng họ mấtrất nhiều hợp đồng, trị giá hàng tỷ đô-la vào tay các công ty Nhật Bản và châu Âu chì
vì không đút lót
Tự do báo chí:
Trong năm 1996, hai thị trường chứng khoán sôi động nhất của châu Á nằm ởTrung Quốc – Thượng Hải và Thẩm Quyến tăng 315% Một lý do khiến hai thị trườngnày tăng tốc là vì chúng hầu như được thả nổi, và một lý do khiến chúng được thả nổi
là vì Trung Quốc chỉ có một hệ thống kiểm soát giao dịch chứng khoán thô sơ, và họhầu như không có lấy một tờ báo tài chính độc lập, trong sạch và có trách nhiệm để cóthể đánh giá cao những cổ phần lành mạnh và vạch trần những công ty làm ăn bấtchính – những công ty không công bố kịp thời, chính xác và công khai những thông
số tài chính của họ Vào ngày 16/12/1996, tờ Nhân dân Nhật báo đăng một xã luậncảnh báo rằng một số cổ phần trên hai thị trường đã bị kích giá tới mức “vô lý” và
“bất thường” Điều đó làm cho ai ai cũng thi nhau bán lập tức, giá trên hai thị trườngsụt và rất nhiều người trong giới đầu tư nhỏ chịu mất mát – nhiều đến mức cảnh sátđược phái đến để giữ trật tự khi giới đầu tư tập hợp để chống đối trước cửa các hãngmôi giới ở nhiều thành phố Trung Quốc Từ đó Trung quốc đã xuất hiện hàng loạt các
tờ báo và tạp chí chui, theo dõi thị trường chứng khoán, vì những nhà đầu tư giờ đâyđòi hỏi phải có những thông tin kinh tế trung thực Những loại báo này phục vụ đôngđảo dân chúng tham gia mua bán chứng khoán nhưng không trông cậy gì vào tin tứctrên báo chí nhà nước (nhiều thông tin trên báo là đồn đại, nhưng một số lời đồn lạihóa chính xác)
Những tờ báo nước ngoài như Barron’s, Fortune, Business Week, The FarEastern Economic Review, The New York Times và The Wall Street Journal chính lànhững tờ báo có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ và cung cấp thông tin về kinh tế
Thị trường trái phiếu và cổ phiếu:
Về cơ bản có ba phương pháp cho phép các doanh nghiệp có thể huy độngvốn, đó là:
+ Vay tiền ngân hàng
+ Bán cổ phần
+ Phát hành trái phiếu
Một đất nước cần có đủ 3 khả năng này để:
Trang 32+ Nếu ngân hàng gặp trục trặc, bạn sẽ tìm đến thị trường cổ phiếu và tráiphiếu.
+ Nếu thị trường trái phiếu ứ đọng thì bạn tìm đến ngân hàng hoặc thị trườngchứng khoán
Mục đích chính là giúp phân tán mức rủi ro tài chính và tăng năng lực cho hệthống tài chính ứng phó với những cơn sốc Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, chỉ
có một, nhiều lắm là hau trong ba yếu tố, khiến cho nền tài chính của họ không lấy gìlàm ổn định
Bầy thú càng lớn lên thì nền kinh tế toàn cầu càng hoạt động trơn tru và cởi
mở hơn, khiến bạn càng trở nên uyển chuyển hơn trong việc tận dụng quan hệ với bầythú và bảo toàn bản thân bạn trước những cơn lồng lộn của bầy thú
Quy luật chung cho thấy hệ thống quản lý càng được dân chủ hóa, chịu tráchnhiệm và cởi mở, thì hệ thống tài chính của bạn càng ổn định, tránh được những diễnbiến đường đột Khi xuất hiện những cú sốc hay những diễn biến đường đột, hệ thốngquản lý và nền tài chính của bạn sẽ uyển chuyển và tự thích nghi với tình hình và đòihỏi mới nhanh hơn Xã hội của bạn càng cởi mở và dân chủ thì bạn sẽ tiếp nhận góp ý
và ý kiến nhanh hơn, thêm cơ hội cho bạn sửa đổi các hoạt động trong trung hạn,tránh được việc bị dồn vào chân tường Khi đất nước của bạn phải cải tổ giữa đườngthì càng dân chủ sẽ càng tạo khả năng cho chính phủ chia sẻ cùng dân chúng nhữngkhó khăn trong cải tổ Những quốc gia có hệ thống dân chủ nhưng tham nhũng – TháiLan và Hàn Quốc - chịu thua thiệt ở mức cao hơn, nhưng do có những nền dân chủ,
họ có khả năng phản ứng nhanh trong cuộc khủng hoảng mà không phải trải quanhững cuộc nổi dậy của dân chúng Họ đã dùng lá phiếu để bầu một hệ thống quản lý
và những phần mềm tốt hơn Sau khi chịu đựng cơn lồng lộn của bầy thú hồi mùa thunăm 1997, Thái Lan đã bầu cho một chính đảng trong sạch và dân chủ nhất ở đấtnước này và đã thông qua một hiến pháp mới, cấp tiến và chống tham nhũng
Khi suy thoái xảy ra cần phải có những hy sinh, và chỉ những chính phủ linhhoạt với tình thế mới biết cách hy sinh Tuy nhiên, dân chủ quá cũng gây ra tác độngngược lại lực đẩy kinh tế toàn cầu
Không chỉ cần có một cơ chế giảm sốc tốt, một quốc gia cũng cần đánh giáđúng sức mạnh kinh tế, tiềm năng của mình và biết cách trở thành một nhà tạo lập.Chúng ta sẽ thấy được điều đó ở chương 10 “Tạo lập, thích nghi và những cách tư duymới khác về quyền lực”
Trang 33Chương 10 TẠO LẬP, THÍCH NGHI, VÀ NHỮNG CÁCH TƯ DUY MỚI KHÁC VỀ QUYỀN LỰC
Cách mạng toàn cầu là thế Vậy chúng ta có cần tạo lập, thích nghi và có
những cách tư duy mới khác về quyền lực hay không?
Để đánh giá sức mạnh kinh tế và tiềm năng của đất nước đó, trước hết ta hãyđặt 2 câu hỏi: “Tình hình kết nối mạng của đất nước hay của công ti của bạn ra sao?”
và “Công ti hay đất nước của bạn có quyền tạo lập hay chỉ đóng vai trò thích nghi?”
Sau đó, ta sẽ tìm hiểu 2 trở ngại sẽ xuất hiện khi đất nước đi lên toàn cầu hoá:vấn đề chủ quyền và vấn đề thuộc bản thân hệ thống toàn cầu hoá “Trước đây, bạn sẽxuống đường, dân chúng trong cộng đồng, gây áp lực để chính quyền thay đổi luậtpháp, rồi thì các công ti sẽ chống đối, sau đó 2 bên cùng nhau thoả hiệp và trong vòng
5 năm, mọi sự sẽ thay đổi Giờ đây chúng tôi không còn thời gian nhiều đến thế”.Dùng cách tốt nhất để mọi người cùng tuân thủ luật chính là sử dụng đòn bẩy, áp lựckinh tế - sự chuyển hoá của chính hệ thống xây dựng hơn bị phá hoại Ví dụ WTO đãphản đối việc Hoa Kì cấm tiêu thụ loại cá ngừ bị đánh bắt bằng lưới cũng bắt luôn cáheo; chiến lược xoá đói giảm nghèo
Trong thế giới thương mại, chìa khoá để trở thành một nhà tạo lập là:
Đừng có tham như lợn Ví dụ: Lòng tham của Microsoft và tính miễn cưỡng
khi để dành cơ hội cho những người khác như hãng Netscape chẳng hạn, trong việccho rằng hãng này sử dụng hệ điều hành của Microsoft, đã dẫn tới vụ khiếu kiến của
Bộ Tư Pháp dành cho Microsoft theo luật chống độc quyền – đồng thời khiến cho cáchãng khác tạo lập những tiêu chuẩn Internet mới
Đưa ra sáng kiến mới Ví dụ: Khởi đầu là một nhân tố thích nghi, Dell đã tận
dụng những kĩ thuật sẵn có của IBM, thích nghi chúng bằng một loạt kĩ thuật đầysáng tạo Dell trở thành một phần dây chuyền của IBM Sau đó Dell trở thành mộtnhân tố độc lập Dell đã sáng lập ra những phương thức mới sử dụng Internet để đếnvới khách hàng và quản lí các nhà phân phối và tài sản của hãng
Cần phải tỏ ra rộng lượng và hào phóng Ví dụ: Hoa Kỳ có thể trở thành
một nhà tạo lập tham lam nếu họ nói với thế giới: “Các vị phải thích nghi với chiếc áonịt vàng và mở cửa cho phép tự do thương mại Và khi đó, chúng tôi sẽ xuất khẩu tất
cả những gì chúng tôi có thể sang đất nước của các vị và chúng tôi chỉ cho phép các vịxuất hiện một vài thứ sang Hoa Kỳ”
Cần phải học cách xây dựng toàn cầu hoá Học cách bắt buộc các công ti
phải ứng xử tử tế hơn bằng cách dùng Internet để vận động giới tiêu dùng trên toàncầu Đó là “giải pháp mạng dành cho nhân quyền”, và đó là tương lai của các nhà hoạtđộng Ví dụ như hơn 100 trường đại học đã tham gia vào liên minh và đòi các hiệusách của họ - bán áo phông, sản phẩm may mặc – chỉ bán sản phẩm mang nhãn FLA.Hoạt động, hợp tác cùng các công ty và người tiêu dùng, cơ bản là chứng minh chocác công ty thấy rằng họ vừa có thể kiếm lợi vừa bảo tồn được môi sinh
Trang 34Không cần đợi đến khi có môt chính phủ toàn cầu thực hiện kết hợp sử dụng một hệ thống mới vận động Ví dụ: Trở thành một nhà tạo lập, người không
cần đợi đến khi có một chính phủ toàn cầu để chống nghèo đói, mà thay vào đó, sửdụng một hệ thống mới vận động những đại gia lạnh lẽo và vị kỷ, hoạt động trênthương trường tham gia làm từ thiện nhưng lại kiếm được lợi nhuận
Như vậy, trong một thế giới được kết nối mạng và không còn rào cản, tươnglai thuộc về những nhân tố tạo lập và thích nghi – họ là những công ti hay người tiêudùng, cường quốc hay những cá nhân được trao quyền Vậy một số yếu tố khác –những yếu tố quyết định tầm ảnh hưởng của những nhà tạo lập hay thích nghi yếu tố
đó là gì?
Chương 11 MUA ĐÀI LOAN, GIỮ LẠI Ý, BÁN PHÁP
Trong chương 11 này tác giả đã đưa ra rất nhiều các ví dụ để chứng minh :”Việc nối mạng và học cách trở thành nhân tố tạo lập hay thích nghi là những biệnpháp thiết yếu quyết định sức mạnh của đất nước hay của một công ty trong thời đạiInternet !” Bằng cách tạo tên đề mục,cách đưa ra các câu hỏi để dẫn dắt và nhiều ví dụFriedman đã làm tò mò người đọc để rồi cho người đọc tự thỏa mãn với trí tò mò củamình thông qua quá trình đọc hiểu !
Sau đây là các câu hỏi mà tác giả đã đưa ra mà theo tác giả để đo tiềm lực củamột quốc gia hay một công ty :
1.Công ty hay đất nước của bạn phát triển nhanh đến mức nào?
• Klaus Schwab thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos có lần nhận xét:
“Chúng ta đang di chuyển từ một thế giới cá lớn nuốt cá bé, sang một thế giớinhững kẻ nhanh chân sẽ diệt những kẻ chậm chân.” Nếu công ty hay đất nướccủa bạn không sẵn sàng cho phép những giải tỏa theo công thức củaShumpeter là phá cũ xây mới để đón đầu các cơ hội trong các thị trường mớiđang xuất hiện, thì nó sẽ tụt hậu
• Bill Gates suýt nữa đã khiến Microsoft thành quá đát khi đưa ra kết luận rằngInternet sẽ không phải là tương lai của điện toán May cho anh ta, anh ta đãtỉnh ngộ ra trước thời hạn bốn năm
• Tác giả đưa ví dụ về 2 công ty lớn là IBM và Compag : Compaq khởi đầubằng cách đi nhanh hơn IBM trong việc thải bỏ sự cũ kỹ một cách sáng tạo
Nó hầu như đã tiêu diệt IBM một cách sáng tạo Compaq cho rằng một sảnphẩm mới cần phải được giới thiệu cùng một lúc ở mọi nơi trên thế giới.Chính vì thế Compaq đưa ra một hệ thống lắp đặt nhanh chóng các linh kiện vimạch mới Hãng này giữ một quan hệ thân mật với Intel chính vì thế các kỹ sư
Trang 35của hãng có thể phỏng theo mẫu kinh kiện mới của Intel để nhanh chóng sớmthiết kế các bộ phận của vỏ máy, khiến cho khi đi vào sản xuất họ tốn rất ítcông sửa hay điều chỉnh chi tiết vỏ máy, sau đó chuyển thành phẩm mới đếnngười tiêu dùng nhanh hơn và sớm hơn các hãng khác Compaq giữ được khảnăng đi tiên phong cũng bằng cách duy trì kích cỡ vỏ máy theo một tiêu chuẩnchung, trong khi điều chỉnh liên tục nâng cấp tốc độ vi xử lý và các phầnchương trình thích hợp cho chúng Kết quả là Compaq liên tục giảm được giáthành Compaq đã nhanh chóng tăng mức lợi nhuận,lợi nhuận tăng khiếnCompaq có khả năng hạ giá vì thế đã vào chiếm thị phần của IBM Ngược lại,IBM đã phát triển chậm chạp Họ bao giờ cũng muốn giới thiệu kỹ thuật mớimột cách đồng bộ, vỏ máy mới, linh kiện mới, tốc độ mới Thời đó, IBM, dưới
sự lãnh đạo của John Akers, là một công ty kiêu ngạo, có cơ cấu giống cơ cấucủa Liên Xô về nhiều mặt Toàn bộ công ty được tổ chức hoạt động nhằm đạtmục tiêu doanh thu và lời lãi trong kế hoạch của chủ tịch công ty đề ra Họ chútrọng vào ý muốn của Ban lãnh đạo của IBM: Đảm bảo doanh số và tốc độtăng trưởng nhất định nào đó IBM bị mê hoặc bởi cung cách làm việc củachính họ.Khách hàng chỉ mong máy tính của họ chạy nhanh hơn Nghe lờikhách hàng, Compaq hiểu – và nhanh chóng hành động IBM chỉ nghe theochính bản thân họ, hành động chậm chạp – trở nên trì trệ
• Rồi ví dụ về Dell và Compag : Compaq tăng trưởng đến mức họ không hoạtđộng nhanh chóng nữa – bởi vì họ đã không bắt kịp với cuộc cách mạng tiếptheo Do không hiểu được toàn bộ ý nghĩa của Internet, để khiến mô hình tiếpthị và sản xuất của họ thích ứng, Compaq đã đi tụt lại sau đối thủ chính của họ
là hãng Dell Dell đã đi đầu trong việc dùng hình thức bán hàng qua điện thoại
và Internet Và khi Internet phát triển, Dell là hãng đầu tiên tiếp thụ và hộinhập Internet vào tất cả các khía cạnh kinh doanh của họ Dell không chỉ đơnthuần sử dụng Internet, mà họ tận dụng, coi Internet là xương sống của sự liênlạc nội bộ, liên lạc giữa hãng và khách hàng và nhà cung cấp nguyên vật liệu –tốc độ hoạt động nhờ đó tăng lên nhanh chóng Trong khi đó Compaq ngượclại đã gắn bó quá lâu với mô hình sản xuất truyền thống với những kho hàng
và quan hệ trung gian và bán buôn, làm ngơ trước vai trò của Internet Thế làDell đã gây ra cho Compaq điều mà Compaq gây ra cho IBM trước kia
• “Vạch chiến lược vốn được hiểu là dựa trên mô hình sản xuất rồi bán !” John
M Jordan, Giám đốc nghiên cứu thương mại điện tử của hãng Ernst & Youngcho biết.Giờ đây ông ta nói điều đó vứt đi “Khách hàng ra lệnh, báo cho cáccông ty biết họ muốn gì, và các công ty phải đáp ứng, nếu không thì cứ việcgiải tán Đó là một lối tư duy mới về chiến lược”
• Khi đến một nước, một trong những câu hỏi đầu tiên được đặt ra sẽ là: Chínhphủ và xã hội của bạn đánh giá, cải tiến, quyết định, thả nổi và thích nghinhanh chóng đến mức nào? Có nghĩa là đất nước của bạn cải tổ cơ cấu kinh tếđến mức nào để khiến cho chính phủ phê duyệt nhanh hơn, giao dịch, sản xuất
và đầu tư được nhanh hơn? Một công dân nước bạn mất bao nhiêu lâu để biến
ý tưởng của anh ta từ trong nhà ra thành sản phẩm trên thị trường? Việc thuhút vốn để thực hiện một ý tưởng điên rồ được thực hiện nhanh chóng đếnđâu? Mất bao lâu để bạn hình thành một sáng kiến? Và bạn giúp cho việc tiêudiệt các công ty làm ăn yếu kém, thông qua luật phá sản, nhanh đến mức nào?Scotland là 1 ví dụ : “Trước đây ở Scotland, chẳng thấy ai đứng ra thực sự sảnxuất”, Enrico Pesatori, Phó chủ tịch hãng Compaq phụ trách tiếp thị, nói: “Giờđây bạn không thể không đến đó Vì sao? Vì họ đã xây dựng được một cơ sở
Trang 36hạ tầng Nếu sang Scotland, bạn sẽ thấy mọi thứ đã sẵn sàng – hệ thống luật lệ,môi trường thuế vụ, giao thông, viễn thông – sẵn sàng để bạn có thể xây dựngnhà xưởng sản xuất nhanh chóng theo ý muốn”
Một ví dụ rất hay nữa là : Trên thực tế, vùng Bắc nước Ý ngày nay là vùng giàu cónhất châu Âu Reginald Bartholomew, cựu đại sứ Mỹ ở Ý giải thích: “Giả sử bạn sangthăm Pháp, Đức và Ý và hỏi dân ở đó, “Tôi muốn mua một ít pho mát màu tím” Điều
gì sẽ xảy ra? Người Pháp nói với bạn, “Thưa ông, pho mát không bao giờ có màutím” Người Đức nói, “Pho mát màu tím không nằm trong catalogue năm nay”.Nhưng người Ý sẽ trả lời Người Ý sẽ hỏi bạn, “Màu tím, OK, tông màu tím chínhxác loại gì? Thưa ông?” Đến ví dụ này Friedman coi mỗi quốc gia là một loại cổphiếu và với sự thích ứng của mình với yêu cầu của khách hàng thì:” Nếu Bắc Ý
là một loại cổ phần, thì tôi sẽ mua để đó !”
2. Trọng lượng của đất nước hay công ty của bạn là bao nhiêu?
• Chúng ta đang di chuyển từ một thế giới những kẻ nặng nề ăn thịt những
kẻ nhỏ bé, sang một thế giới có khuynh hướng ngược lại – những kẻ nhẹnhàng lanh lợi bắt nạt những kẻ to xác nặng nề Khi sang một đất nước,một trong những điều đầu tiên để tìm hiểu: Đó là đất nước này nặng baonhiêu – hay một công-ten-nơ hàng xuất khẩu trung bình nặng bao nhiêu?Ngày nay một đất nước xuất khẩu những nguyên liệu thô – hàng hóa,quặng, dầu thô – sẽ có trọng lượng lớn Trong khi một đất nước chuyêntrách về công nghệ thông tin và dịch vụ sẽ có trọng lượng thấp hơn nhiều
và nhiều khả năng cung cấp mức sống cao hơn cho dân chúng trong nước !
• Hồi năm 1983 khi bắt đầu phát hành cổ phiếu, trong hồ sơ cho khách hàng,hãng máy tính Compaq khoe: “Máy tính xách tay Compaq là loại máy16-bit, lắp ráp đồng bộ rộng 20 inch, cao 8,5 inch và dày 16 inch Nặngtrung bình 28 pound, có thể được chuyên chở từ sở về nhà và mang đi
Loại “máy tính xách tay” 28 pound được mọi người trong hãng gọi là
“Kéo lê được” vì đó là phương cách duy nhất để di chuyển máy Giá bán lẻtrung bình là 2.995 đô-la Năm 1999, máy xách tay đời mới CompaqArmada 3500 nặng 4.4 pound với bộ nhớ tăng 500 lần Giá bán từ 3.299đến 4.399 đô-la, tùy cấu hình Vì năm 1983 Compaq có biên lợi nhuận là27,6%; mức này hầu như không đổi vào năm 1997 là 27,5 % nên hãng nàyhiện có lời nhiều hơn bằng cách học làm thế nào để tăng cường thêm chấtxám cho máy tính, trong khi giảm trọng lượng của máy xuống 7 lần.Compaq đã giàu lên (ít nhất là trong một thời gian) do làm ăn thông minhhơn để có sản phẩm nhẹ hơn
3 Liệu đất nước hay công ty của bạn có dám mở cửa ra bên ngoài?
• Chúng ta đang tiến từ một thế giới mà những kẻ sống kín đáo nghĩ rằng họ
có thể tồn tại tốt hơn, sang một thế giới nơi những người cởi mở sẽ thànhđạt nhanh hơn nhiều Nếu bạn quy tụ được các phương tiện sản xuất đúngđắn – học được cách thích nghi nhanh hơn, sáng tạo nhiều hơn, học cáchgiao thiệp rộng rãi với khách hàng, tận dụng kiến thức, học cách kiểm soát
Trang 37chi phí sản xuất tốt hơn và duy trì sản xuất đều đặn đúng hạn – thì bao giờbạn cũng có thể cạnh tranh với bất cứ ai và dùng bất cứ tiêu chuẩn nào.
• Một nghiên cứu của Jeffrey Sachs và Viện Phát triển Quốc tế của Đại họcHarvard kết luận rằng:”Sự cởi mở quyết định tăng trưởng nhanh chóng”.Sachs nhận định: “Tăng 1,2 phần trăm mỗi năm nhanh hơn tốc độ các nềnkinh tế đóng cửa, vì càng mở cửa, bạn càng hội nhập được vào mạng lướicác sáng kiến và ý tưởng, thị trường mới, công nghệ và những sáng tạotrong quản lý”
• Trong tương lai, lợi thế của việc duy trì mở cửa kinh tế sẽ tăng gấp nhiềulần vì trong toàn cầu hóa, kiến thức là chìa khóa dẫn tới tăng trưởng kinh
tế và nếu bằng cách nào đó bạn cứ đóng cửa đất nước của bạn, không tiếpxúc với những bộ óc thông minh, những công nghệ mới, thì đất nước củabạn sẽ tụt hậu nhanh hơn nữa Chính vì thế những xã hội phóng khoáng,bao dung, sáng tạo và đa dạng sẽ thoải mái tồn tại trong toàn cầu hóa trongkhi những xã hội hay những công ty đóng kín, cứng nhắc, vị kỷ và níubám truyền thống rồi sẽ khốn đốn
• Khi mở cửa, bạn không chỉ thu hút được các bộ óc mới, mà còn cả nhữngcông nghệ mới do Bầy Thú Điện Tử mang đến Nếu một đất nước giảmbiểu thuế và tháo gỡ hàng rào thương mại thì đó là dấu hiệu quan trọng thuhút bầy thú, đặc biệt các loại thú sừng dài – các công ty đa quốc gia Trongmột xã hội khóa kín, bao giờ bạn cũng phải chiếm giữ một bí quyết nào đó
để tồn tại, vì bao giờ ở ngoài đời cũng có một sáng kiến mới nào đó xuấthiện và bạn phải cố đoạt cho được Những xã hội đóng kín không phải làkhông thể sáng tạo, nhưng chúng không có được môi trường và khả năngcho phép luôn đổi mới, luôn sáng tạo nhiều như trong những xã hội mở.Sống trong một xã hội mở cửa, sức mạnh của bạn đến từ chính sự cởi mở
và tinh thần sáng tạo và sự hăng say do sự cởi mở mang lại
• Sau đây là một chuyện có thật: Đầu những năm 80, Brazil và Đài Loangiống nhau ở mức thu nhập theo đầu người, có nhiều công ty nội địa lớn,vốn nhiều, công nhân tay nghề cao cùng lực lượng quản trị giỏi Mỗi nước
có cách riêng trong việc tích cực tiếp cận các thương vụ điện tử tầm quốc
tế, đặc biệt trong ngành sản xuất máy fax Vấn đề là ở chỗ chỉ có mộtnguồn kỹ thuật để sản xuất máy fax cho cả hai nước – công ty Fujitsu củaNhật Bản Quốc hội Brazil năm 1988 đã áp đặt một loạt các biểu thuế trêncác mặt hàng điện tử, bao gồm cả máy fax để bảo hộ cho ngành máy faxnon trẻ của họ Hậu quả là không ai thấy có lợi lộc gì trong việc chuyểnvào Brazil kỹ thuật máy fax mới nhất Trong khi đó, Đài Loan cho phépmức thuế quan bằng 0 và tạo môi trường cạnh tranh để xem ai là người sảnxuất máy fax tốt nhất Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, năm 1994Đài Loan là nơi sản xuất máy fax đứng đầu thế giới, trong khi máy fax sảnxuất tại Brazil có giá thành cao hơn nhiều so với giá trung bình của thếgiới và ngành sản xuất máy fax ở nước này đang dần bị tiêu diệt.Nhờ sựnhanh nhạy của mình trong việc bãi bỏ thuế với máy Fax mà Đài Loan trởthành nơi sản xuất máy fax đứng đầu thế giới ! Và Friedman sẽ mua Đài Loan nếu nó là một loại cổ phiếu !!!
Trang 384 Công ty hay đất nước của bạn có dám tự cởi trói trong nội bộ?
• Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, điều quan trọng là học cách cạnh tranh đốingoại trên môi trường không còn rào cản, nhưng cũng quan trọng khôngkém là việc tự tháo gỡ những rào cản nội tại Nội bộ của đất nước haycông ty của bạn trở nên minh bạch hơn, thì chính phủ của bạn càng cóthêm khả năng duy trì pháp chế, bạn thêm khả năng chia sẻ công tác vạchchính sách, và những kẻ tham nhũng sẽ không còn nhiều chốn để ẩn núp,
và người khác sẽ thêm khả năng để gắn bó với bạn hơn
• Một hệ thống luật pháp hữu hiệu, minh bạch và trung thực – nơi dân chúngđược thấy chính xác quá trình chính phủ vạch chính sách và giới đầu tưđược đảm bảo rằng tài sản trên mọi phương diện kể cả tài sản trí tuệ đượctôn trọng và môi trường hoạt động tương đối công bằng – đó chính là điều
kiện thiết yếu để tăng trưởng bền vững.Một ví dụ là nước Pháp : Pháp là
một nước đã thông qua đạo luật không cho phép mã hóa trong các thương
vụ Internet Công nghệ mã hóa mà hiện nay Intel đang áp dụng vào cácchip vi tính họ sản xuất, đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn chặn tộiphạm vào mạng đánh cắp các thông số thẻ tín dụng và thông tin cá nhân.Cuối những năm 80, Intel tổ chức một cuộc họp tiếp thị thị trường châu Âu
và đã quyết định đầu tư vào đâu, thị trường nào làm ăn được và thị trườngnào không Người phụ trách tiếp thị châu Âu của Intel mang đến hội nghịmột tấm bản đồ châu Âu – trong đó ông ta đã dùng dao cạo cắt bớt nướcPháp đi Cũng xem nước Pháp là 1 loại cổ phiếu tác giả liên tưởng :
“Nếu nước Pháp là một cổ phiếu, thì tôi sẽ bán ngay đi !”
• Một đất nước khác đang tạm thời nằm trong danh sách cần bán là nướcNga Nhiều người đã chỉ ra thực tế là do tổ chức liên tục các cuộc tuyển cử
tự do, nước Nga đã đi đúng hướng Nhưng câu hỏi thực sự là: Liệu nướcNga đã có những ứng cử viên xứng đáng chưa? Họ có những nhà chính trịhiểu được nước Nga ngày nay cần gì và sẵn sàng đáp ứng chưa? Câu trảlời là: Chưa Người mà nước Nga cần là một phiên bản của Rooservelt Họcần một nhà chính trị tinh nhanh, thật thà và hiểu biết sâu rộng, người thuhút được các chuyên gia và đi đầu một quá trình dân chủ, thiết lập cácchính sách xã hội và những luật lệ thích đáng giúp tạo nền móng cho sựtăng trưởng”
5 Liệu đất nước hay công ty của bạn có sẵn sàng kết liễu những kẻ bị thương và chăm sóc những người sống sót?
• Trong một thế giới không còn rào cản, bản thân công ty hay đất nước củabạn cần phải tạo ra một dòng văn hóa khuyến khích cho việc gỡ bỏ nhữngdoanh nghiệp lâu đời, thậm chí ngay cả lúc chúng tỏ ra làm ăn thành công,
nếu không thì người khác sẽ làm điều đó.Một ví dụ hay cho những khẳng
định trên : Compaq ra đời là do IBM không muốn tự loại bỏ một trongnhững sáng tạo của họ, loại máy IBM AT, thuộc hệ điều hành 286, để bắtkịp với loại chip 386 đời mới Compaq ngay lúc đó đã vào cuộc, cho ra đờiloại máy 386, giáng một đòn nặng vào IBM
• Để tăng trưởng, các quốc gia cũng cần xây dựng một thứ văn hóa tự đổimới Một xã hội hoan nghênh hay ít nhất tỏ ra chịu đựng khái niệm hủydiệt để sáng tạo, cần phải được tạo dựng thì mới mong có được những sản