ĐƯỢC ĂN CẢ, NGÃ VỀ KHÔNG

Một phần của tài liệu Chiếc lexus và cây Ôliu doc (Trang 48 - 51)

Phần II: KẾT NỐI VÀO HỆ THỐNG

ĐƯỢC ĂN CẢ, NGÃ VỀ KHÔNG

vào đó.

Và chính sự bất công trong hiện tượng “Được ăn cả ngã về không” đã gây ra sự chống đối tòan cầu hóa mạnh mẽ từ một vài nơi trong xã hội.

Chương 14

ĐƯỢC ĂN CẢ, NGÃ VỀ KHÔNG

Ở chương trước chúng ta thấy toàn cầu hóa là một kẻ hủy diệt về môi trường , văn hoá, chính trị. Và một hậu quả khác cuả nó là khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong các nước công nghiệp hóa đã tăng đáng kể trong những năm 80 và 90 , sau hàng chục năm ở mức tương đối ổn định. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch đó. Bao gồm sự di cư từ nông thôn ra thành thị, những thay đổi nhanh chóng về công nghệ tạo lợi thế cho các công nhân lành nghề, quyền lực của các nghiệp đoàn bị hao mòn, di trú vào các nước phát triển tăng khiến cho sàn lương bổng tại đó bị hạ thấp và sự chuyển giao sản xuất từ các nước lương cao sang các nước có nhân công rẻ mạt. Toàn cầu hóa “đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng sự thiếu công bằng”. Đây là hiện tượng “được thì ăn cả” – một thực tế cho thấy những kẻ thành công trong bất cứ lĩnh vực nào đều có thể kiếm rất nhiều tiền vì họ đang phục vụ cho một thị trường, thị trường toàn cầu; trong khi những kẻ chỉ kém chút tài năng hoặc thiếu tài năng thì sẽ chỉ ăn quẩn ở các thị trường địa phương và vì thế thu nhập thấp hơn nhiều lần. Thị trường tiềm năng cho bất cứ mặt hàng hay dịch vụ nào, cho bất cứ ca sĩ hay nhạc sĩ, tác giả hay diễn viên, bác sĩ hay luật sư, vận động viên hay học giả,... nay mở rộng từ đầu này sang đầu kia của thế giới. Sự cởi mở và cơ hội di chuyển chưa từng có trên thế giới sẽ khuyến khích và buộc các công ty, các ngành công nghiệp và các chuyên viên phải bung ra thế giới – nếu không thì sẽ có những người khác. Và khi một trong những người/công ty đó thành công – được gọi là “Hãng kế toán ấy”, “Bác sĩ ấy,” “Diễn viên ấy...” thì họ không những thành công ở Hoa Kỳ hay châu Âu, không chỉ ở Nhật Bản hay Trung Quốc. Họ có thể kiếm mức lợi nhuận và mức tác quyền khổng lồ từ tất cả mọi nơi cùng một lúc.Nói đơn giản là toàn cầu hóa đã tạo ra một thị trường toàn cầu mở rộng và hợp nhất cho rất nhiều hàng hóa và dịch vụ. Vì thế khi một nước đã kết nối vào hệ thống này, những ai có tài năng hay kỹ năng đều có thể cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho một thị trường có quy mô toàn thế giới.

Các thị trường càng trở nên toàn cầu hóa và theo lối “được ăn cả” thì khoảng cách lợi nhuận hay sự bất bình đẳng trong thu nhập sẽ tăng nhanh chóng trong một nước, cũng như giữa các nước.Sự bất bình đẳng đó đã trở thành một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của hệ thống toàn cầu hóa này. Theo một bài đăng trên tạp chí National Journal, thu nhập của các hộ nghèo khó nhất, chiếm một phần năm tổng các gia đình người lao động của nước Mỹ, đã giảm 21 phần trăm trong thời gian từ 1979- 1995, trừ hao mức lạm phát, trong khi đó mức thu nhập của những gia đình giàu có nhất tăng 30 phần trăm trong cùng thời kỳ. Ngày 30/5/1998, báo The Economist đăng Hoa Kỳ có 170 tỉ phú, so với 13 người, trong năm 1982. “Chẳng qua kinh tế phát triển rất tốt nên ai ai cũng nhanh chân chạy tới”, tờ báo nói tiếp. “Nhưng sự bất bình đẳng đã tăng đáng kể trong vòng 30 năm, một điều ai cũng nhận thấy. Trong các tranh vui

trên báo chí, Bill Gates từ chỗ được khắc họa là một người hùng nay trở thành một kẻ độc quyền chuyên bắt nạt kẻ yếu – theo kiểu Rockefeller. Tài sản Bill Gate trong một thời điểm tương đương với tài sản của 106 triệu người Mỹ nghèo khó nhất Khoảng cách lợi nhuận hay sự bất bình đẳng trong thu nhập sẽ tăng nhanh chóng. Trong những năm 60, 20 phần trăm dân số thuộc các nước giàu có nhất có thu nhập cao gấp 30 lần thu nhập của số dân nghèo nhất thế giới, cũng chiếm 20 phần trăm trong dân số thế giới.

Sự chênh lệch về thu nhập của mỗi cầu thủ khi chơi bóng rổ trong cùng một đội của hiệp hội bóng rổ NBA. NBA có quan hệ với 90 hãng phát thanh và truyền hình trên thế giới đưa hình ảnh các trận đấu của họ vào 190 nước, bằng 41 thứ tiếng . Ngày nay giải bóng rổ NBA đã bắt đầu trở thành đối thủ cạnh tranh với bóng đá thế giới. Allen Alter biên tập viên của truyền hình CBS có lần đã cố gắng thu xếp visa để gửi một nhóm làm truyền hình sang Bắc Triều Tiên năm 1997. Anh ta đã hành động như cách của các biên tập viên giỏi – thường xuyên ve vuốt hai nhà ngoại giao cao cấp phụ trách cấp visa của Bắc Triều Tiên ở Liên Hiệp Quốc. Một buổi tối trong một bữa tiệc, các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên ngỏ lời rằng họ rất quan tâm tới bóng rổ NBA, vậy là Alter đã gửi tặng họ một băng hình của trận chung kết NBA năm 1997: Chicago Bulls đấu với Utah Jazz. Sáng hôm sau, những người Triều Tiên đó, (xưa nay rất miễn cưỡng trong việc hồi đáp công văn), đã gửi fax cho Alter, cám ơn anh và nói “cuốn băng đã được chuyển về Bình Nhưỡng trong túi thư ngoại giao.” Một vài tuần sau đó có một phái đoàn ngoại giao từ Bắc Triều Tiên sang New York, và một thành viên trong đoàn đã thông báo với Alter: “Chúng tôi rất thích những vũ nữ múa cổ động – hình ảnh của họ gây hào hứng ở đất nước chúng tôi”. Quả là “vị lãnh tụ kính mến” của Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong II, trước kia được biết đã rất khoái phim Godzilla và nhà ảo thuật David Copperfield, nay đã chú ý tới hình ảnh những vũ nữ cổ động trong các trận đấu của giải NBA.

Trong cùng một đội của hiệp hội bóng rổ NBA Michael Jordan có tổng số thu nhập là khoảng 80 triệu đô-la thì các cầu thủ cùng đội với anh ta chỉ khoảng 272.250 đô-la/năm. Năm 1998, trước khi Jordan ngưng thi đấu, tạp chí Fortune đánh giá là tác động tổng hợp của Michael Jordan vào kinh tế Mỹ từ ngày gia nhập NBA năm 1984, là “10 tỷ đô-la” – bao gồm mức vé bán chạy cho các trận đấu anh có mặt, bản quyền tường thuật bán cho nước ngoài, xếp hạng truyền hình, và việc anh quảng cáo cho các hãng thể thao như giày Nike... và các mặt hàng khác. Tờ The Sporting News cho biết “giá trị của Jordan” đã được ghi nhận khi anh quay lại NBA vào tháng ba năm 1995, sau 18 tháng đứt quãng khi anh tham gia vào môn bóng chầy. Giá trị chứng khoán của năm nhà tài trợ cho anh ta – McDonald’s, Sara Lee, Nike, General Mills và Quaker Oats – tăng 3,8 tỷ đô-la trong vòng hai tuần.” Michael Jordan đúng là một kẻ thắng cuộc và lấy hết. Nhưng cái khoảng cách giữa những kẻ thắng và người thua trong kinh tế toàn cầu phản ánh trong những đồng lương thể thao vừa kể, đã nảy sinh những hậu quả xã hội. Người giàu và người nghèo ngày càng sống cách biệt, cho con cái đến học ở những trường khác biệt, sống ở những khu khác biệt, mua sắm đồ ở những tiệm khác biệt và đến thưởng thức thể thao ở những nơi khác nhau,tồi tệ hơn, có người đến được, người không. Nhưng giới yêu thể thao không còn được đi xem thể thao nhiều như trước, vì để trả lương hậu cho cầu thủ, giá vé đã bị tăng gấp nhiều lần và rồi chỉ có người giàu có mới mua được, sân vận động được chia ô cho nhiều giai cấp khác nhau. Cộng đồng đã bị băng hoại thêm một mức, bạn không mấy ngạc nhiên khi nhặt tờ Washington Times ngày 12/11/1997 và đọc mẩu tin sau đây: “Hai người dân thường bị giết hại ở Philadenlphia sau một bất đồng về chuyện ai là hậu vệ giỏi hơn: Allen Iverson của Philadelphia 76ers hay Gary Payton của Seattle SuperSonics. Sự

cãi cọ đã chuyển sang đọ súng hôm chủ nhật sau trận đấu giữa 76ers và Sonics. Derrick Washington, 21 tuổi, và người họ hàng của anh, Jameka Wright, 22 tuổi, đã bị giết trong vụ đọ súng ở công trường xây dựng Southwark Plaza”.Tôi biết rằng về nhiều mặt, một nền kinh tế hai tầng như vậy là điển hình trong nhiều giai đoạn của lịch sử nước Mỹ và sự nổi dậy của tầng lớp trung lưu là một hiện tượng thực sự trong những năm giữa thế kỷ 20. Cái chủ nghĩa tư bản được ăn cả, tự do khai thác đã trở nên mang mầm mống gây đảo lộn xã hội.

Nhưng nếu cứ sống mãi với một nền kinh tế đóng cửa, được điều tiết chặt chẽ bằng cơ chế quan liêu thì toàn bộ xã hội sẽ nghèo đi và hỗn loạn càng có cơ diễn ra và diễn ra ở mức cao hơn – mà cũng không tạo ra được nguồn của cải để cứu giúp những người khốn khó. Hãy nhìn trường hợp Cuba của Fidel Castro trong những năm 90... Fidel Castro đã hé mở cửa kinh tế Cuba và cho phép hình thành một khu vực kinh doanh tự do, điều đó ngay lập tức khiến xuất hiện những khoảng cách lớn về thu nhập. Một hướng dẫn viên du lịch nói với tôi khi tôi sang Cuba năm 1999: “Ngày trước tôi có thể có hai đôi giày và ông có ba đôi. Nhưng ngày nay, vì là hướng dẫn viên và có ngoại tệ, tôi có thể có tới 30 đôi giày, trong khi ông vẫn chỉ có ba đôi”. Về lâu về dài, những khoảng cách thu nhập đó, nếu tiếp tục mở rộng, sẽ trở thành những cái gót chân A sin của toàn cầu hóa. Có điều gì đó không ổn định về cái thế giới đang bị công nghệ, thị trường và viễn thông, khâu dệt lại cho chặt chẽ trong khi các giai cấp xã hội bị tách xa nhau hơn, ngày càng xa. Trên các nguồn tin thông tấn có đăng: “PORTAU- PRINCE (Reuters) – Haiti, đất nước nghèo nhất Tây bán cầu, lần đầu tiên sẽ được trang bị điện thoại di động từ cuối tháng tám 1998, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho biết vào hôm thứ sáu. Chỉ có thiểu số các gia đình giàu có, giới đầu tư người nước ngoài và thương gia mới có khả năng trả tiền dùng dịch vụ này. Thu nhập bình quân của người dân Haiti là khoảng 250 đô-la/năm. Máy điện thoại có giá 450 đô-la, giá nối mạng là 100 đô-la, và mức dịch vụ bảo hành hàng tháng là 20 đô-la”. Nói cách khác, đối với thiểu số toàn cầu hóa trong dân chúng Haiti thì điệu thoại di động là một dụng cụ làm việc hàng ngày, còn đối với đa số dân ở đó thì điện thoại di động là hai năm lương của họ.Một hiện tượng bất ổn, nhưng không phải là hy hữu. Theo báo cáo của tổ chức Phát triển Dân số của Liên Hiệp Quốc, thì Internet nối kết dân chúng trong một hệ thống toàn cầu mới, nhưng cơ hội để sử dụng Internet vẫn chỉ nằm tại phần lớn trong các nước giàu có. OECD chiếm 19 phần trăm dân số thế giới nhưng chiếm 91 phần trăm tổng số người sử dụng Internet. Bulgaria có số máy chủ nhiều hơn tổng số máy chủ ở vùng tiểu Sahara, châu Phi, trừ Nam Phi. Ở Hoa Kỳ và Thụy Điển, cứ một ngàn người thì có 600 đường điện thoại trong khi ở Chad thì trong một ngàn người thì chỉ có một người có điện thoại. Nam Á, với 23 phần trăm dân số thế giới, chỉ chiếm một phần trăm trong số người sử dụng Internet trên thế giới. Tiếng Anh được sử dụng trong 80 phần trăm các trang mạng mặc dù trên thế giới cứ 10 người thì chưa tới một người biết tiếng Anh. Các nước công nghiệp chiếm giữ 97 phần trăm tác quyền các sản phẩm trên thế giới. Tôi chắc rằng các công cụ thông tin và Internet sẽ tiếp tục được phổ biến nhanh hơn là mọi người nghĩ, nhưng sự chia rẽ, bất bình đẳng về kỹ thuật số là đã rõ và đang góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Sự chia rẽ sắc nét giữa tầng lớp dân thành thị hóa, làm ăn theo hướng xuất khẩu, sống trong các trung tâm tài chính và sản xuất của đất nước và tận hưởng những lợi thế toàn cầu hóa, với khu vực nông thôn nghèo đói, đóng cửa, không nhìn nhận được toàn cầu hóa và cũng chẳng biết đến lợi lộc do toàn cầu hóa mang lại điển hình như Thái Lan. Khi đồng tiền baht của Thái bị mất giá vào năm 1997, thì bộ phận dân chúng sống dựa vào đất đai trong vùng nông thôn, đã không tỏ ra cảm thông gì với

những khổ đau của giới thương gia thành phố, ăn diện và nhiễm đầy toàn cầu hóa – những kẻ bị đào thải khi chính phủ bị buộc phải thả nổi đồng tiền.Vào lúc đó ca sĩ tạp kỹ người Thái đã cho ra đời một bài hát theo lối nhạc rap mang tên “đồng baht trôi nổi.” Sự xung khắc và ngăn cách giữa những người được toàn cầu hóa và giới xa rời toàn cầu hóa trong cùng một xã hội. khiến cho sinh ra những người cùng nói một thứ tiếng nhưng lại hoàn toàn không hiểu được nhau, chưa nói đến việc gắn bó với nhau.

Toàn cầu hóa đem lại lợi ích cho mỗi quốc gia nhưng đồng thời nó là một “ kẻ hủy diệt ” về văn hóa, chính trị, xã hội, môi trường .

Phần III:

Một phần của tài liệu Chiếc lexus và cây Ôliu doc (Trang 48 - 51)