HỆ ĐIỀU HÀNH DOSCAPITAL 6.0

Một phần của tài liệu Chiếc lexus và cây Ôliu doc (Trang 27 - 29)

Phần II: KẾT NỐI VÀO HỆ THỐNG

HỆ ĐIỀU HÀNH DOSCAPITAL 6.0

thống toàn cầu hoá. Bạn đã sẵn sàng “Kết nối vào hệ thống chưa” ? Trước tiên chúng ta sẽ đến với “Hệ điều hành DOScapital 6.0”. Sao đôi khi chúng ta lại nghe sự thừa nhận rằng Hoa Kì có nền kinh tế ở mức DOScapital 6.0?

Friedman hình như không còn giữ được tính khách quan của một nhà báo. Say sưa trước hình ảnh về một hệ thống quốc tế hoàn hảo, Friedman cho rằng động lực toàn cầu hoá xuất hiện sẽ xoá nạn tham nhũng, cửa quyền, sẽ lành mạnh hoá bộ máy hành chính, minh bạch hoá thị trường, sẽ dấn đến tự do báo chí – nói chung là tạo ra một quá trình dân chủ hoá mạnh mẽ. Sức mạnh toàn cầu hoá mà mô hình mẫu mực là xã hội Mỹ, theo ông, sẽ chữa lành các căn bệnh của thế giới. Chính Friedman cũng

thừa nhận trong hệ thống toàn cầu hoá, quyền lực được chia sẻ giữa các nhà nước và các thế lực trên thị trường tài chính. Sẽ không có gì bảo đảm một khi nhà nước kết nối được với “bầy thú” tìm ra phương cách hoạt động có lợi cho cả hai thì quần chúng không còn là một yếu tố phải tính đến. Tức là một bên cứ tham nhũng, lạm quyền và bên kia cứ ung dung nhai nát đồng cỏ, không còn chừa chút thức ăn nào cho người dân.

Nguyên nhân của sự thay đổi nhanh chóng này là vì Internet. Truyền thông qua Internet thực sự miễn phí và thực sự đi khắp thế giới trong khoảnh khắc. Ngay lập tức Internet trở thành một hệ thống phổ thông toàn cầu: siêu thị, thư viện, bưu điện… Chẳng mấy chốc hệ thống sẽ dẫn đến cả những làng mạc xa xôi. Nhịp độ thay đổi sẽ đặt áp lực lên những “kleptocracy”, những xã hội và chính quyền tham nhũng cao độ đến mức những quan hệ giao dịch đúng luật lại thường trở thành ngoại lệ. Cách duy nhất để làm mọi điều, kể cả tồn tại được, là phải tuân theo “lệ”. Như ở Nga, một nhà hàng phương Tây phát hiện tất cả mọi nhân viên đều ăn cắp. Các công nhân chỉ theo gương tầng lớp cao trong xã hội Nga, những kẻ không chỉ tước đoạt của cải nhà nước mà còn chuyển tiền chiếm được ra nước ngoài. Những câu chuyện tương tự có thể thấy ở Indonesia, Ấn Độ, Anbani và phần nào ở Trung Quốc. Kết nối với toàn cầu hoá là một quan hệ giữa hai yếu tố: sự chuyển hướng theo thị trường (có thể coi là phần cứng của hệ thống) và các quy chế luật lệ (được coi là phần mềm hay hệ điều hành). Friedman cho là những nước có khả năng xây dựng một hệ điều hành trung thực và hoàn thiện chặt chẽ sẽ hướng tới một nền dân chủ thị trường tự do. Những nước không thành công trong công việc này sẽ tiến đến một “kleptocracy” thị trường tự do, nơi mà nhà nước bị tràn ngập bởi những kẻ cướp quý tộc và các thành phần tội phạm. Anbani là một ví dụ. Điều này tạo ra lợi ích rất lớn các tổ chức kinh tế tài chính tốt. Những quốc gia không có quan hệ mâu thuẫn với quần thể điện tử là những nước có ngân hàng mạnh, quản lí kinh tế giỏi và hệ thống luật pháp tốt. Nhà nước là nhân tố hết sức quan trọng, nhưng quan trọng là chất lượng chứ không phải kích cỡ. Nhà nước phải thông minh, nhanh nhạy và công bằng. Thu hẹp chính phủ chưa đủ mà còn cần phải cải tiến chất lượng. Toàn cầu hoá khi điều kiện chưa đủ là rất nguy hiểm cho ổn định kinh tế, xã hội và chính trị. Đối với một quốc gia, vấn đề không phải là toàn cầu hoá hay không mà là cách thức toàn cầu hoá. Cần phải có thời gian xây dựng năng lực cần thiết để thực hiện toàn cầu hoá thành công.

• Những hiện tượng liên quan toàn cầu hoá, theo Friedman, một đất nước được so sánh với 3 phần của máy vi tính: Phần cứng, hệ điều hành và phần mềm. Một “Phần cứng bao giờ cũng chạy trước phần mềm và hệ điều hành”.

• Phần thứ nhất là phần cứng là chiếc vỏ bọc bên ngoài nền kinh tế của bạn. Vào thời Chiến tranh Lạnh có ba loại vỏ bọc bên ngoài nền kinh tế cơ bản là thị trường tự do, cộng sản và một loại lai ghép thị trường tự do lẫn cộng sản.

• Phần thứ hai là hệ điều hành là chính sách vĩ mô của bất cứ nước nào hay mức độ can thiệp của chính phủ và mức tinh vi của các nền kinh tế. Hệ điều hành kinh tế cộng sản là DOScapital 0.0. Những nước như Hungary có mức DOScapital 1.0, Trung Quốc là 1.0 ở vùng sâu trong nội địa và 4.0 ở Thượng Hải, Thái Lan mức 3.0, Indonesia 3.0 và Hàn Quốc là 4.0. Pháp, Đức và Nhật Bản là 5.0. Những nước như Hoa Kì, Hồng Kông, Đài Loan, Vương quốc Anh đã giải quyết các nền kinh tế của họ, khoác lên mình tấm áo nịt vàng. Họ ở mức DOScapital 6.0”.

• Phần thứ ba là phần mềm là mức đo đếm hiệu lực của các hệ thống luật pháp và quy tắc, về mức độ hiểu biết và thừa hành pháp luật của các viên chức, giới

hành chính và các CD. Phần mềm chính là mức đo đếm hiệu lực của các hệ thống luật pháp và quy tắc, về mức độ hiểu biết và thừa hành pháp luật của các viên chức, giới hành chính và các công dân. Một phần mềm tốt thường bao gồm luật ngân hàng, luật thương mại, luật về phá sản, hợp đồng, quy tắc ứng xử trong kinh doanh, một ngân hàng trung ương thực sự độc lập, quyền lợi sở hữu tài sản, toà án thương mại, các cơ quan duy trì hành pháp được một hệ thống tư pháp công tâm.

Trong toàn cầu hoá, chất lượng của nhà nước là điều quan trọng nhất. Theo Friedman, bạn cần có một bộ máy nhà nước có kinh tế nhỏ hơn, vì bạn cần thị trường chứ không phải một thứ chính trị béo múp míp, đứng ra điều tiết và cung ứng vốn. Cần bộ máy nhà nước năng động, thông minh và chất lượng hơn trong đó bộ máy hành chính có khả năng quản lí về luật pháp. Một thị trường tự do thay vì thả lỏng cho thị trường hoành hành. Cần một bộ máy nhà nước đủ mạnh để duy trì một sân chơi cân bằng, đảm bảo cho những nhà đầu tư và sản xuất giỏi thắng cuộc trong kinh tế chứ không phải là thứ mà nhà nước hùng mạnh nhưng can thiệp sâu vào kinh tế rồi tự quyết kẻ thắng người thua, hoặc bảo hộ cho kẻ thua trước sức cạnh tranh của người khác.

Ví dụ như: “Sự phục hồi” của những nền kinh tế châu Á sau giai đoạn 1997- 1998 không phải do những nước đó đã tiến hành cải cách – để nâng cấp hệ điều hành của họ từ DOScapital 1.0 lên 6.0. Do những đồng nội tệ của những nước này đã trở nên có giá trị rẻ mạt khiến họ hưởng lợi khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kì, một thị trường có nhiều nhu cầu nhập khẩu cao, đặc biệt các mặt hàng điện tử và máy tính, từ Đông Á. Còn những quốc gia có hệ điều hành và phần mềm tiên tiến thì sao? Họ thường “có khả năng chống lại những cuộc tấn công của giới đầu cơ tiền tệ vì những hệ thống tài chính của họ được xây dựng chắc chắn nhưng uyển chuyển để đối phó với những cơn rút vốn nhanh chóng và quy mô lớn và thông qua các chính sách hữu hiệu, tổ chức được những cuộc phản công”.

Như vậy, mỗi một xã hội cần phải tự xây dựng và vận hành bằng các cơ chế phần mềm trước đã, trước khi kết nối với Bầy Thú Điện Tử. Các siêu thị tài chính và Bầy Thú Điện Tử có thể nắm vai trò quan trọng hơn so với vai trò siêu cường của nước Mỹ trong việc thúc đẩy các cải cách chính trị. Ở phần sau các bạn sẽ thấy rõ điều này.

Một phần của tài liệu Chiếc lexus và cây Ôliu doc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w