CHỐNG ĐỐI

Một phần của tài liệu Chiếc lexus và cây Ôliu doc (Trang 51 - 54)

Phần III: CHỐNG ĐỐI TOÀN CẦU HÓA

CHỐNG ĐỐI

CHỐNG ĐỐI

Mở đầu là việc nhà tài phiệt tỉ phú George Soros – ngôi sao ở diễn đàn Davos (Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos hàng năm là một phong vũ biểu các vấn đề toàn cầu khá tốt, tại đây, những nhà toàn cầu hóa của thế giới họp mặt để ăn mừng và bàn về toàn cầu hóa) năm 1995, một con bò mộng đi đầu và có thể là con bò mộng duy nhất được đi đầu trong Bầy Thú Điện Tử - không còn được giữ vị trí chủ trì trong Diễn đàn Davos vào năm 1996 nữa, mà thay vào đó là Gennadi A. Zyuganov, người đứng đầu Đảng Cộng sản Nga - “con thú chống đối” . Nguyên nhân của sự thay đổi này là do các vị quản trị lớn muốn xem Zuyuganov có dự định gì đối với vấn đề tài sản tư nhân, ngân sách Nga và hối đoái giữa đồng rúp và đô-la trong lúc toàn cầu hóa đang khiến sản sinh ra một sự phản ứng mạnh mẽ từ một vài nơi. Nhưng …vào lúc đó, chính Zyuganov cũng không biết phải làm gì về những vấn đề như thế. Giống như những tầng lớp duy ý chí chống đối toàn cầu hóa, Zyuganov chỉ biết cách tỏ thái độ chứ không đưa ra được chương trình làm ăn nào đúng đắn; ông nói nhiều về vấn đề phân chia thu nhập, hơn là cung cách tăng cường thu nhập.

Tuy nhiên, từ ngày đó, sự phản ứng chống đối nhằm vào toàn cầu hóa đã trở nên rõ ràng và tràn lan hơn, với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân chống đối:

 Toàn cầu hóa đã thay đổi cung cách làm ăn truyền thống, các cơ cấu xã hội, văn hóa và môi trường nên đã sinh ra một sự phản ứng dữ dội.

 Có người không thích nó vì họ không muốn có những hố ngăn cách về thu nhập, hay họ lo ngại khả năng cơ hội việc làm sẽ bị cắt bớt ở các quốc gia có mức lương cao, chuyển sang những nơi có nhân công rẻ mạt.

 Một khi đất nước của họ kết nối với hệ thống toàn cầu hóa, thì chính họ sẽ bị buộc phải mặc chiếc áo nịt nạm vàng dù cho chiếc áo đó chỉ có một cỡ, nên họ phản đối.

 Có người khác lo ngại rằng họ không có đủ tri thức, kỹ năng hay tài lực để mặc hoặc rút những sợi chỉ vàng từ chiếc áo.

 Có người không thích chiếc áo nịt vì họ không được tham gia vào khâu thiết kế kiểu cách của chiếc áo. Và có người không thích chiếc áo đơn thuần là do họ cảm thấy khó mà nâng cấp được hệ điều hành của đất nước họ lên tới mức DOScapital 6.0. .v..v…

Tóm lại, phản ứng nhằm vào toàn cầu hóa là một hiện tượng lớn, là tập hợp của những lo âu và tâm lý khác nhau. Phản ứng đó mang nhiều hình thái, thông qua

nhiều nhân vật và xảy ra ở nhiều đất nước khác nhau, nổi bật là:

“Những con rùa” – đại diện cho một thế hệ trên thế giới ngày nay cảm thấy bị

toàn cầu hóa đe dọa vì họ sợ rằng họ không có những kỹ năng hay sức lực để gia nhập vào cái “Thế giới Đi nhanh”. Thật vậy, ngoài đời có không biết bao nhiêu con rùa tuyệt vọng; chúng không muốn bị giết bỏ trên đường đi. Những con rùa đó là những dân chúng, khi tường rào trên thế giới sụp đổ, đã bị cuốn hút vào “Thế giới Đi nhanh”, và do nhiều lý do, họ cảm thấy bị đe dọa hay hắt hủi về kinh tế. Cũng không phải vì họ không có công ăn việc làm. Nhưng vì việc làm của họ đang bị toàn cầu hóa thay đổi, giảm quy mô, rút gọn hay bị khiến trở thành lỗi thời. Mặt khác sự cạnh tranh toàn cầu đang buộc chính phủ của họ phải tự thân cải cách và rút gọn, và những con rùa đó không thấy những mạng lưới bảo hiểm để cứu vớt chúng.

Đối với những con rùa đói nghèo nhất trong thế giới đang phát triển, những

kẻ thực sự bị toàn cầu hóa bỏ rơi, họ sẽ chống toàn cầu hóa bằng cách tiếp tục

đốt phá thiên nhiên mà không giải thích, thanh minh hay đưa ra một tư tưởng nào về việc đó. Họ chỉ có nhu cầu và hoài bão của riêng họ. Chính vì thế mà điều chúng ta đã và đang chứng kiến ở nhiều nước là, thay vì một đám đông đoàn kết chống toàn cầu hóa, ta chỉ thấy dập dìu những làn sóng tội phạm – những người chống đối chỉ vơ vét những gì bản thân họ cần, dệt cho được những mạng lưới an sinh xã hội mà không cần nghĩ đến chuyện xây dựng học thuyết hay ý thức hệ.

 Trong thời toàn cầu hóa đợt một khi đương đầu với sự tiến hóa tư bản theo lối phá cũ xây mới, những lực lượng phản ứng đã cho ra đời một loạt các ý thức hệ –

cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, phát xít chủ nghĩa – những quan điểm

hứa hẹn sẽ bẻ được nọc độc của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt trong vấn đề cứu giúp người lao động. Nhưng giờ đây những ý thức hệ đó không còn được tín nhiệm, vì sẽ không có một chương trình hay tư tưởng mới nào vừa có thể xóa bỏ được sự tàn nhẫn và sức công phá tư bản, vừa có thể cho phép nâng cao mức sống của nhân loại.

 Trong hầu như bất cứ đất nước nào đã mang lên chiếc áo nịt nạm vàng, bao giờ cũng có một chính đảng hay một cá nhân nổi tiếng đứng tuyên truyền chống

toàn cầu hóa. Những đảng phái hay cá nhân đó sẽ đưa ra những giải pháp theo lối

bảo hộ và thu phục lòng người – những giải pháp theo họ, sẽ dẫn đến cải thiện đời sống cho dân chúng mà không phải tiến bước quá nhanh hay mở cửa biên giới quá rộng. Họ nói là cứ chịu khó dựng rào cản ở chỗ này chỗ kia thì mọi sự rồi sẽ tốt đẹp. Họ gây được sự chú ý của những người chỉ muốn sống trong quá khứ, thay vì tương lai.

 Sự chống đối từ những kẻ thua thiệt - những người vốn có vị trí trong bộ máy quan liêu, hay hưởng lợi từ đó, hay những người có vị trí cao trong bộ máy kinh tế vốn bao cấp; những nhà công nghiệp và giới liên quan hưởng lợi từ những hoạt động kinh tế độc quyền nhờ sự hỗ trợ của chính phủ, những chủ doanh nghiệp được lợi từ các chính sách chống hàng nhập cảng, những thủ lĩnh nghiệp đoàn.

Nhưng khác với những “con rùa”, những nhóm người vẫn còn ảnh hưởng để họ quy tụ người khác tổ chức chống đối toàn cầu hóa. Ví dụ như ở Trung Quốc, ở Anh và ở Ai Cập có rất nhiều người từ dân chúng đến các nhà chính trị đều muốn được bảo hộ nên không hi vọng đất nước của họ gia nhập vào thị trường tự do của toàn cầu hóa….

Nguyên nhân của điều này, cụ thể ở Ai Cập, là do “sự hiểu lầm có hệ thống”. Sự khó chịu của dân Ai Cập đối với toàn cầu hóa bắt rễ từ nỗi sợ hãi hợp lý rằng họ không có đủ công nghệ để cạnh tranh. Nhưng nó cũng bắt rễ từ một điều mang tính văn hóa: toàn cầu hóa đối với họ là sự thay đổi quan hệ giữa cá nhân, nhà nước và cộng đồng một cách tiêu cực, dẫn tới chia rẽ xã hội. Phần đông dân Ai Cập hiểu về toàn cầu hóa như một sự thất vọng kết hợp với sự cần thiết, chứ không phải là một cơ hội.

Những con linh dương bị tổn thương - nhóm này gồm những người cảm thấy họ

đã thử hội nhập với toàn cầu hóa nhưng đã bị hệ thống này giày vò, nhưng đáng nhẽ phải đứng dậy, phủi bụi và chạy tiếp để theo kịp toàn cầu hóa, họ đã về nhà đóng kín cửa, thay đổi luật lệ để tránh toàn cầu hóa. Nhưng nếu cho rằng rút lui vĩnh viễn vào một nơi hẻo lánh và an hưởng những mức sống cao của “Thế giới Đi nhanh”, và tránh được bất cứ sức ép nào, thì chính bạn đang tự huyễn hoặc bản thân và dân chúng của bạn. Điển hình của trường hợp này là việc Mahathir đã đưa “Con thuyền Malaysia đã rút lui vào một cái hồ ven biển và thả neo ở đó”. Để rồi sau đó họ nhận ra rằng: họ không thể tiếp tục chống đối nữa. Và họ biết chiến lược rút lui sẽ không mang lại lợi ích gì về lâu về dài cho tăng trưởng. Nhưng vấn đề bây giờ là làm thế nào họ có thể theo kịp “Thế giới Đi nhanh” đang tiếp tục tăng tốc hơn nữa.

 Sự chống đối của hàng triệu người dân uất ức trước sự đồng hóa mà toàn cầu

hóa gây ra, như việc dám đưa món bánh chuối Israel ra diễu trước mặt dân Hồi

giáo Jordan, đưa người lạ cùng thói lạ vào nhà, xóa đi những đặc tính văn hóa và nhổ bật những câu ô liu truyền thống của bạn.

 Bạn chống đối có thể vì toàn cầu hóa đã khiến bạn trở nên lạc lõng ngay trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

môi trường thân thuộc của bạn. Ví dụ như: Thương vụ Iced Vo-vos và Speedo

đã trở thành một chủ đề nóng hổi trong các cuộc tranh cử ở Úc khi người Úc cho rằng các công ty Mỹ đã mua và thay đổi toàn bộ sản phẩm kẹo và áo quần bơi truyền thống của họ….

Nhưng nhìn chung, hầu như tất cả các chống đối đều khó có thể cho phép hình thành một hệ tư tưởng thay thế, vì bản thân của các phản ứng chỉ quy tụ được các nhóm rời rạc, hay vì những con rùa trong nhân loại và những người chỉ đơn thuần căm ghét những thay đổi mà toàn cầu hóa gây ra cho văn hóa, môi trường hay cộng đồng của họ, sẽ không để tâm đến việc tìm ra một tư tưởng và hướng đi cụ thể mới.

Như đã nói ở trên, phản ứng nhằm vào toàn cầu hóa là một hiện tượng lớn, là tập hợp của những lo âu và tâm lý khác nhau. Phản ứng đó mang nhiều hình thái, thông qua nhiều nhân vật và xảy ra ở nhiều đất nước khác nhau. Chương trước ta đã

nói về những trạng thái tâm lý, hình thái và điển hình của sự chống đối và cung cách chúng đang kết hợp lại thành một cơn gió mạnh cản trở toàn cầu hóa. Cơn gió này có thể trở thành bão, nếu chúng ta không để tâm hiểu nó một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện những sự chống đối nhằm vào những sức ép, sự tàn khốc và thách thức của toàn cầu hóa, là cả một lực lượng, một nền tảng dân chúng ở dưới đang đòi hỏi những phúc lợi từ chính quá trình này. Nền tảng này là tập hợp của hàng triệu nhân công, những người bị toàn cầu hóa xô đẩy, nhưng chính họ đã đứng lên, phủi bụi trên quần áo, và gõ cửa toàn cầu hóa, đòi được gia nhập vào hệ thống này. Vì nếu họ chỉ có dù một phần cơ may thì những con rùa sẽ không muốn mãi mãi mình là rùa, những người bị bỏ rơi sẽ không muốn lặng lẽ đi sau, và những người thiếu hiểu biết nay sẽ muốn học thêm. Họ muốn trở thành những con sư tử hay linh dương, họ muốn gia nhập vào “Thế giới Đi nhanh”, họ muốn hưởng chút ít từ toàn cầu hóa, họ không muốn phá bỏ nó. Họ là phần đa số trong các nước đang phát triển, những người đơn giản chỉ mong muốn một cuộc sống tốt hơn và nhận thức được toàn cầu hóa là con đường duy nhất. Lực lượng chống trì trệ này có khắp nơi và là nguồn sức mạnh cho toàn cầu hóa. Chương tiếp theo sau đây sẽ nói về sức mạnh của đội ngũ lực lượng này. Và liệu nguồn sức lực ấy có đủ mạnh để chống lại cơn gió kìm hãm toàn cầu hóa hay không? Mời bạn đọc tiếp chương sau đây.

Chương 16

Một phần của tài liệu Chiếc lexus và cây Ôliu doc (Trang 51 - 54)