CÁCH MẠNG TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Chiếc lexus và cây Ôliu doc (Trang 29 - 33)

Phần II: KẾT NỐI VÀO HỆ THỐNG

CÁCH MẠNG TOÀN CẦU

CÁCH MẠNG TOÀN CẦU

Chúng ta đã biết, “Bầy thú điện tử” chẳng do một ai kiểm soát, cũng chẳng ai được gaio nhiệm vụ này. Quần thể chẳng phải là hoàn hảo, đôi lúc họ nông cạn hay phản ứng quá đáng, nhưng sự ngốc nghếch chẳng kéo quá dài. Họ bỏ phiếu bầu bằng tiền của họ từng giây phút. Họ có thể giúp đỡ hoặc làm hại một nền kinh tế, trừ khi

nến kinh tế có một cơ cấu giảm sốc tốt. Thế nhưng cơ cấu giảm sốc tốt đó là gì? Ở chương này, chúng ta sẽ có câu trả lời, đó là:

Tính minh bạch:

Thái Lan, Hàn Quốc hay Nga trong đầu thập niên 90, khi còn vàng son, sự thiếu minh bạch trong các nền kinh tế đó đã tạo ra một hạng người ảo tường, khiến người ta dồn tiền vào những nơi này, tin rằng họ có thể thu lãi năm sau cao như năm trước. Mặc dù những khoản tiền đầu tiên được sử dụng đúng đắn vào các nhà máy có lãi, những khoản tiền sau đó đã được dồn vào những khu du lịch hoang phí và những cơ sở không thuộc nhu cầu. Và khi bầy thú phát hiện ra điều đó thì chúng bỏ chạy. Khi kinh tế Hàn Quốc gặp khó khăn vào tháng 12 năm 1997, nước này công bố là dự trữ tiền tệ là ở mức 30 tỷ đô-la, nhưng trong thực tế chỉ có 10 tỷ đô-la. Cũng trong thời gian đó chính phủ Seoul nói với IMF rằng toàn bộ vốn vay ngắn hạn từ nước ngoài là 50 tỷ đô-la, nhưng một tuần sau đó họ nói lại, con số thực tế là 100 tỷ đô-la. “Người Hàn Quốc, từ chỗ coi tính minh bạch không là gì cả, quay sang cho rằng tính minh bạch là tất cả.”

Medley đã nói: “Bạn không thể có những phân tích đúng đắn khi phải làm việc trong những hệ thống thiếu minh bạch”.

Các chuẩn mực:

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers có lần nhận xét “ Điều đơn giản nhưng quan trọng bật nhất, khiến hình thành những thị thị trường vốn, đó là tập hợp các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung.” Một thầy giáo ở Hàn Quốc dạy môn kế toán kể rằng trước kia lớp học của ông trong kỳ mùa đông chỉ có 22 học trò, nhưng năm nay (1998) số lượng học trò là 385. Rõ ràng sau cơn khủng hoảng 1997-1998, Bầy thú đòi hỏi phải có sự đào tạo các tiêu chuẩn kế toán đồng bộ ở mọi nơi. Khi nhìn sâu vào các công ty ở Hàn Quốc, Thái Lan hay Indonesia, chúng không thể hiểu được các dữ liệu kế toán, vì không có các bảng cân đối kế toán tổng hợp, tập hợp số liệu phản ánh hoạt động của các đơn vị và chi nhánh, khiến không thể thấy hết được tổng tài sản cũng như tổng số nợ, chưa nói số liệu các tài sản và nợ ngoài sổ sách.

Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho biết kiểm toán tồi không phải là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, nhưng kiểm toán đúng đắn sẽ giúp phát hiện các lỗi lầm sớm và có thể giúp giảm hậu quả tai hại mà cuộc khủng hoảng gây ra.

Khi chúng ta đi dần vào một thế giới nơi Internet định hình chi thương mại, thì những tiêu chuẩn quốc tế ngày càng trở thành đòi hỏi lớn lao hơn, vì một lý do chủ yếu: vào lúc bạn quyết định dùng Internet để bán hàng hay cung cấp dịch vụ, từ lúc mở trang mạng đầu tiên, bạn đã trở thành một công ty toàn cầu – dù bạn có ở Ấn Độ, Ý hay Indianapolis.

Tham nhũng:

Theo một nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, Citibank đã rất hăng hái bắt tay làm ăn với Raul Salinas de Gortari, em trai cựu Tổng thống Mexico, đến mức đã bỏ qua thông lệ kiểm tra, giúp ông ta kín đáo chuyển một ngân khoản 100 triệu đô-la ra khỏi Mexico. Hiện tại thì những hiện tượng như thế chỉ ở mức ngoại lệ.

Thương gia Nhật Bản trong chỗ riêng tư đã nói rằng họ bị choáng khi thấy những gì xưa nay là thông lệ tronng làm ăn thì nay đã đột ngột thay đổi. Một thời giới quan chức nhà nước thường được chiêu đãi rượu chè thả cửa cùng các công ty. Trong những buổi như vậy người ta giải thích rằng quan chức và thương gia có thể trao đổi, một cách không chính thức, những thông tin cần thiết. “Những tài khoản Vip” và

những khoản lại quả là điều bí mật mà ai cũng biết, giới thương gia nói – và viện công tố cho đến nay đã làm ngơ trước những chuyện đó. Nhưng mọi chuyện đã khác. Những công tố viên trẻ trung, mới mẻ và hăng hái, những người du học ở nước ngoài, đã có những hành động cương quyết. “Họ bắt đầu có lối nghĩ phương Tây, và coi thông lệ khoản đãi các quan chức chính phủ như hiện tượng không thể chấp nhận được trong một thông lệ quốc tế”.

Ngày 20/11/1997, 29 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong đó có các quốc gia dân chủ và phát triển hàng đầu, đã chấp nhận nhiều phần trong bộ luật chống tham nhũng của Hoa Kỳ. Theo các quy tắc mới của OECD, các hãng của Nhật Bản và châu Âu không được phép lót tay các viên chức nước ngoài để thắng thầu, và họ cũng sẽ thấy khó khăn hơn trong việc cân đối tiền đút lót với các khoản miễn thuế, vốn dĩ được hợp pháp hóa ở Pháp và Đức. Mặc dù vẫn còn những kẽ hở trong những quy tắc mới mẻ đó, nhưng chúng đánh đấu một thắng lợi của những con bò đực của nước Mỹ trong Bầy Thú Điện Tử, những kẽ đã cho rằng họ mất rất nhiều hợp đồng, trị giá hàng tỷ đô-la vào tay các công ty Nhật Bản và châu Âu chì vì không đút lót.

Tự do báo chí:

Trong năm 1996, hai thị trường chứng khoán sôi động nhất của châu Á nằm ở Trung Quốc – Thượng Hải và Thẩm Quyến tăng 315%. Một lý do khiến hai thị trường này tăng tốc là vì chúng hầu như được thả nổi, và một lý do khiến chúng được thả nổi là vì Trung Quốc chỉ có một hệ thống kiểm soát giao dịch chứng khoán thô sơ, và họ hầu như không có lấy một tờ báo tài chính độc lập, trong sạch và có trách nhiệm để có thể đánh giá cao những cổ phần lành mạnh và vạch trần những công ty làm ăn bất chính – những công ty không công bố kịp thời, chính xác và công khai những thông số tài chính của họ. Vào ngày 16/12/1996, tờ Nhân dân Nhật báo đăng một xã luận cảnh báo rằng một số cổ phần trên hai thị trường đã bị kích giá tới mức “vô lý” và “bất thường”. Điều đó làm cho ai ai cũng thi nhau bán lập tức, giá trên hai thị trường sụt và rất nhiều người trong giới đầu tư nhỏ chịu mất mát – nhiều đến mức cảnh sát được phái đến để giữ trật tự khi giới đầu tư tập hợp để chống đối trước cửa các hãng môi giới ở nhiều thành phố Trung Quốc. Từ đó Trung quốc đã xuất hiện hàng loạt các tờ báo và tạp chí chui, theo dõi thị trường chứng khoán, vì những nhà đầu tư giờ đây đòi hỏi phải có những thông tin kinh tế trung thực. Những loại báo này phục vụ đông đảo dân chúng tham gia mua bán chứng khoán nhưng không trông cậy gì vào tin tức trên báo chí nhà nước (nhiều thông tin trên báo là đồn đại, nhưng một số lời đồn lại hóa chính xác).

Những tờ báo nước ngoài như Barron’s, Fortune, Business Week, The Far Eastern Economic Review, The New York Times và The Wall Street Journal chính là những tờ báo có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ và cung cấp thông tin về kinh tế.

Thị trường trái phiếu và cổ phiếu:

Về cơ bản có ba phương pháp cho phép các doanh nghiệp có thể huy động vốn, đó là:

+ Vay tiền ngân hàng + Bán cổ phần

+ Phát hành trái phiếu

+ Nếu ngân hàng gặp trục trặc, bạn sẽ tìm đến thị trường cổ phiếu và trái phiếu.

+ Nếu thị trường trái phiếu ứ đọng thì bạn tìm đến ngân hàng hoặc thị trường chứng khoán.

Mục đích chính là giúp phân tán mức rủi ro tài chính và tăng năng lực cho hệ thống tài chính ứng phó với những cơn sốc. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, chỉ có một, nhiều lắm là hau trong ba yếu tố, khiến cho nền tài chính của họ không lấy gì làm ổn định.

Dân chủ hóa:

Nhìn chung, Bầy Thú Điện Tử sẽ tăng áp lực đòi dân chủ hóa do 3 lý do chủ yếu là:

+ Tính uyển chuyển + Tính hợp pháp

+ Khả năng phát triển bền vững.

Bầy thú càng lớn lên thì nền kinh tế toàn cầu càng hoạt động trơn tru và cởi mở hơn, khiến bạn càng trở nên uyển chuyển hơn trong việc tận dụng quan hệ với bầy thú và bảo toàn bản thân bạn trước những cơn lồng lộn của bầy thú.

Quy luật chung cho thấy hệ thống quản lý càng được dân chủ hóa, chịu trách nhiệm và cởi mở, thì hệ thống tài chính của bạn càng ổn định, tránh được những diễn biến đường đột. Khi xuất hiện những cú sốc hay những diễn biến đường đột, hệ thống quản lý và nền tài chính của bạn sẽ uyển chuyển và tự thích nghi với tình hình và đòi hỏi mới nhanh hơn. Xã hội của bạn càng cởi mở và dân chủ thì bạn sẽ tiếp nhận góp ý và ý kiến nhanh hơn, thêm cơ hội cho bạn sửa đổi các hoạt động trong trung hạn, tránh được việc bị dồn vào chân tường. Khi đất nước của bạn phải cải tổ giữa đường thì càng dân chủ sẽ càng tạo khả năng cho chính phủ chia sẻ cùng dân chúng những khó khăn trong cải tổ. Những quốc gia có hệ thống dân chủ nhưng tham nhũng – Thái Lan và Hàn Quốc - chịu thua thiệt ở mức cao hơn, nhưng do có những nền dân chủ, họ có khả năng phản ứng nhanh trong cuộc khủng hoảng mà không phải trải qua những cuộc nổi dậy của dân chúng. Họ đã dùng lá phiếu để bầu một hệ thống quản lý và những phần mềm tốt hơn. Sau khi chịu đựng cơn lồng lộn của bầy thú hồi mùa thu năm 1997, Thái Lan đã bầu cho một chính đảng trong sạch và dân chủ nhất ở đất nước này và đã thông qua một hiến pháp mới, cấp tiến và chống tham nhũng.

Khi suy thoái xảy ra cần phải có những hy sinh, và chỉ những chính phủ linh hoạt với tình thế mới biết cách hy sinh. Tuy nhiên, dân chủ quá cũng gây ra tác động ngược lại lực đẩy kinh tế toàn cầu.

Không chỉ cần có một cơ chế giảm sốc tốt, một quốc gia cũng cần đánh giá đúng sức mạnh kinh tế, tiềm năng của mình và biết cách trở thành một nhà tạo lập. Chúng ta sẽ thấy được điều đó ở chương 10 “Tạo lập, thích nghi và những cách tư duy mới khác về quyền lực”.

Chương 10

Một phần của tài liệu Chiếc lexus và cây Ôliu doc (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w