Chương 19 NẾU MUỐN GẶP NGƯỜI, HÃY BẤM SỐ 1

Một phần của tài liệu Chiếc lexus và cây Ôliu doc (Trang 66 - 71)

Xuyên suốt cuốn sách là quan điểm “toàn cầu hóa là tổng hòa của mọi điều và những sự tương phản của chính những điều đó”. Toàn cầu hóa có thể tiếp sức vô hạn nhưng cũng có thể chèn ép con người vô cùng. Toàn cầu hóa có thể phân bổ các cơ hội nhưng cũng khiến tràn lan sự hoang mang. Toàn cầu hóa thổi phồng những con cá voi nhưng cũng khiến những loài cá nhỏ trở nên mạnh mẽ hơn.

Theo Friedman, khi toàn cầu hóa trở thành một hệ thống quốc tế, các quốc gia và cộng đồng đã bị giằng co giữa cảm giác bị cuốn hút vào những lợi ích do nó mang lại và cảm giác bị vùi dập bởi những đặc điểm tiêu cực của nó. Toàn cầu hóa có một nghịch lý là nó có thể làm mọi điều trở thành có thể và ngược lại. Nó có thể tước

quyền lực hoặc tăng quyền lực. Nó có thể đồng hóa hoặc có thể làm cho các nhóm hay các nền văn hóa độc đáo liên lạc và chia xẻ với nhau. Nó mở ra nguyện vọng phát triển, nhưng cũng làm mọi người ôm giữ chặt hơn cây ô liu truyền thống. Toàn cầu hóa mang trong mình những hoài bão lớn lao của nhân loại – mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn – và những công nghệ hùng mạnh hội nhập các quốc gia, cá nhân liên tục. Điều đó khiến cho toàn cầu hóa khó có thể bị đảo ngược. Nhưng khó không có nghĩa là không bao giờ. Bởi nếu toàn cầu hóa trở nên hỗn loạn, làm phương hại không những đến thiểu số mà cả đa số dân chúng ở các nước lớn thì khi đó toàn cầu hóa sẽ bị dẹp bỏ.

Toàn cầu hóa mang những điều phi thường đến các quốc gia, thúc đẩy kinh tế ở đó phát triển. Nhưng bản thân nó cũng mang những tiềm năng tự phá hủy bản thân. Những yếu tố đó có thể làm cho toàn cầu hóa thất bại trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó. Nguyên nhân cụ thể của hiệu ứng đó là: quá khó khăn cho các quốc gia còn lại (đặc biệt là những nước lớn) tham gia vào hệ thống, tốc độ thay đổi của hệ thống quá nhanh so với khả năng của cá nhân, công ty và đất nước, kết nối quá chặt chẽ với nhau và với thế giới, con người ngày càng cô đơn hơn, toàn cầu hóa can thiệp quá sâu vào đời tư cá nhân, tăng thêm sự bất công trong xã hội và cuối cùng là sự phi nhân tính khi giá trị cuộc sống ngày càng hiếm hoi. Để hiểu rõ hơn về những tác động trên tới toàn cầu hóa chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về chúng.

1.Gian khổ quá:

Như có đề cập ở trước, sức mạnh và vị thế của một đất nước phụ thuộc một phần vào chức năng phát triển hệ điều hành và những phần mềm định hướng cho tăng trưởng. Đó là những chính sách của chính phủ trong việc tạo ra môi trường tự do lưu thông, thông thoáng, minh bạch, một cơ chế nhà nước linh hoạt, uyển chuyển, hiệu quả để thu hút “Bầy thú điện tử”. Nhưng thực hiện điều đó không đơn giản chút nào đặc biệt là những nước nhỏ. Các nước này có nguy cơ bị bỏ rơi khỏi hệ thống quốc tế thường vì lí do văn hóa bởi văn hóa rất chậm thay đổi. Nhưng những nước lớn như Trung quốc, Nhật, Nga có thể cũng khó có thể thay đổi để có thể đi đến một chủ nghĩa tư bản sòng phẳng và tàn nhẫn, nơi mà những công ty làm ăn yếu kém sẽ bị đào thải, không cho phép hồi sức. Chúng ta hãy phân tích rõ hơn một chút về tình hình Nhật Bản, Trung Quốc và Nga để có thể hiểu rõ hơn tại sao những nước này lại gặp khó khăn trong việc mặc chiếc áo nịch vàng.

Nền kinh tế và văn hóa của Nhật Bản quá khác biệt nhau để có thể dung hòa trong một chỉnh thể chung toàn cầu hóa. Kinh tế Nhật Bản mang đặc tính cộng sản nhiều hơn là tư bản dẫn tới sự trì trệ của những công ty nhà nước, kéo theo đó là sự chậm tiến của cả nền kinh tế. Nhật Bản có một thứ văn hóa đầy rẫy những bí mật tăm tối và một hệ thống cứng nhắc khuôn phép. Những tiêu chuẩn văn hóa càng khác biệt với tiêu chuẩn toàn cầu hóa thì sự điều chỉnh và thích nghi với toàn cầu hóa càng trở nên gian khổ hơn.

Thứ hai là Trung Quốc – một quốc gia đang nổi lên và gây ảnh hưởng rất lớn đối với quan hệ quốc tế ngày nay, đặc biệt là đối với Mỹ. Vấn đề lớn nhất của Trung Quốc không phải là văn hóa mà là đặc tính chính trị. Trung Quốc có nghị lực nhưng không có phương pháp. Sai lầm lớn nhất của các nhà chiến lược ở chỗ họ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ tự động thẳng tiến về kinh tế và quân sự đến một mức trong vòng

20 năm, có thể trở thành đối thủ và một siêu cường tương đương với Hoa Kỳ. Nhưng đó là điều khó thực hiện với tình hình Trung Quốc hiện nay.

Tiếp theo là Nga. Xuất phát điểm của Nga thấp hơn hai nước kia rất nhiều vì vậy quá trình ở đây gian khổ hơn hai nước kia nhiều. Nga đang đứng giữa nhiều chặng đường quá độ thiếu rõ ràng, những bước quá độ diễn ra trong một môi trường quốc tế rất khác.

Một khi các nước này khó có thể hội nhập hoàn toàn vào quá trình toàn cầu hóa này thì hệ thống của chúng ta có nguy cơ sụp đổ rất lớn. Thách thức mà toàn cầu hóa ngày nay phải đương đầu trên thực tế giống như thách thức mà hệ thống Versailles gặp phải sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Làm thế nào chúng ta hội nhập những kẻ thua cuộc vào cùng chốn với những kẻ thắng cuộc? Trong khi sự ổn định của toàn bộ hệ thống lại phụ thuộc rất nhiều vào việc hội nhập thành công của những kẻ thua cuộc sau chiến tranh lạnh.

Một vấn đề khác bên cạnh vấn đề mang tên “gian khổ quá”: đó là vấn đề “đi nhanh quá.”

2.Đi nhanh quá:

Nhịp thay đổi trong toàn cầu hóa ngày nay quá nhanh, sự đòi hỏi phải thành công đến rất sớm, không ai còn có cảm giác đứng vững trên một nền móng chắc chắn so với trước đây. Điều gì sẽ xảy ra nếu tốc độ thay đổi mà hệ thống ngày nay đòi hỏi, vượt quá khả năng của cá nhân, công ty và đất nước? Làm thế nào để những con người bình thường tìm được chỗ đứng trong thị trường? Điều khó khăn là dường như hệ thống mới có chu kỳ thay đổi trong vòng sáu tháng, quá nhanh và khó khăn thậm chí đối với những người được huấn luyện đầy đủ, chưa nói đến những người không được đào tạo. Sự biến đổi của toàn cầu hóa ngày nay quá nhanh để ta có thể suy nghĩ và ra một quyết định đúng đắn bởi lẽ khi ta còn chưa kịp thực hiện những gì mình nghĩ thì thế giới này đã thay đổi quá nhiều, nền kinh tế có thể đi xuống hoặc đi lên so với những gì chúng ta vừa thấy và do đó ảnh hưởng rất lớn đến dự đoán ban đầu của chúng ta. Một nhà quản trị giỏi trong thời đại toàn cầu hóa cần phải nhanh hơn nữa, nhanh hơn tất thảy mọi người và đặc biệt là nhanh hơn Bầy thú điện tử bởi lẽ chúng nhanh lắm. Nhà quản trị cần phải là người tiên phong trong nắm bắt xu hướng vận động của thế giới đầy biến đổi này. Khi mà sự phát triển và mở rộng của hệ thống điện toán và Internet trên thế giới đã mở đường cho toàn cầu hóa và Bầy thú điện tử thì tốc độ lan truyền, tiếp nhận và xử lí thông tin của mọi người là như nhau. Chỉ những cá nhân, công ty hay quốc gia nào nắm bắt được thông tin nhanh và sớm nhất cũng như có khả năng dự đoán tương lai tốt thì mới có thể tạo ra bứt phá, nét mới trong hoạt động của mình. Có như vậy mới đứng vững và nhanh chóng hòa nhập vào toàn cầu hóa một cách dễ dàng hơn được. Tuy nhiên điều đó rất khó trong thời đại số hóa và Internet như hiện nay. Và tất nhiên những quốc gia nhỏ càng khó có thể tham gia vào hệ thống. Một khi còn những người đứng ngoài hệ thống nhìn nó một cách bất lực thì hệ thống khó có thể đảm bảo sự bền vững của bản thân nó.

3.Kết nối chặt chẽ quá:

Một cách khác khiến cho toàn cầu hóa đe dọa chính nó là khi hệ thống này được bôi trơn và kết nối quá chặt chẽ với thế giới. Từ vấn đề Y2K của hệ thống

máy tính năm 2000 cho đến các hệ thống tài chính hay các vi rút máy tính, ngày nay khó mà tách biệt các vấn đề ra khỏi hệ thống. Và chúng ta vẫn chưa hiểu thấu được sự kết liên như vậy sẽ có lợi gì, hay làm thế nào để tự bảo vệ nếu một trong những mắt xích yếu đi rồi đứt đoạn. Một khi một mắc xích bất kì nào đó yếu đi hay tệ hơn là bị hỏng thì lập tức toàn bộ hệ thống của chúng ta sẽ tan rã và sụp đổ ngay lập tức. Cảnh tượng đó có lẽ cũng không khác mấy với cái cảnh khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1991. Tương tự với các công ty, khi một công ty trong mắt xích gặp vấn đề thì chúng ta đều hiểu là chuyện gì xảy ra rồi đấy. Trong khi các công ty ngày nay trên thế giới kết nối với nhau ngày càng chặt chẽ thành hệ thống thì việc một công ty nào đó đứng ngoài nhìn khi có mắt xích gặp vấn đề là một quyết định hoàn toàn sai lầm. Biểu hiện rõ nhất cho sự sụp đổ hệ thống như quân cờ Domino chính là những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1997 – 1998 và giai đoạn 2007 – 2008 . Tất cả chỉ bắt nguồn từ một vài ngân hàng nhỏ của một hay một vài quốc gia nhưng dẫn đến hiệu ứng Domino gây khủng hoảng ra cả thị trường thế giới đặc biệt là thị trường tài chính. Một lý do khác là kết nối chặt chẽ quá ảnh hưởng tới quan hệ và hành vi xã hội của chúng ta, tạo ra loại vi rút “sự phấn khích trong xã hội” khi viễn thông được kết hợp với “Evernet” – công nghệ cho phép mọi người lên mạng ở mọi nơi mọi lúc, truy cập Internet bằng đồng hồ, điện thoại di động, xe hơi, lò nướng bánh mì hay máy nghe nhạc walkman. Loại vi rút này hiện đang tràn lan hàng ngày và chưa có cách nào chữa trị. Giờ đây lúc nào bạn cũng có mặt và sẵn sàng cho công việc, bạn dần trở thành một máy vi tính. Bạn sẽ không được ngưng nghỉ. Khi chúng ta được kết nối liên lạc suốt ngày đêm thì ranh giới giữa công việc và nghỉ ngơi không còn nữa. Trục trặc Y2K trên máy tính chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Nhưng con vi rút kết nối Y2K về mặt xã hội sẽ còn hoành hành trong chúng ta trong một thời gian dài.

4. Con người trở nên cô đơn quá:

Như đã nói ở trên, một trong những nghịch lý trong thế giới ngày càng được kết nối là hiện tượng chính nó đang làm chúng ta càng trở nên cô đơn hơn. Càng nối mạng thì con người càng trở nên tự do hơn để hoạt động một mình. Công việc có lẽ hiệu quả hơn nhưng nó không còn đem lại hứng thú làm việc cho chúng ta như trước nữa mà thay vào đó là sự nhàm chán, mệt mỏi. Con người sống và làm việc luôn cần sự trao đổi ra bên ngoài, những ý tưởng mới thường được tạo ra khi ta trao đổi với nhau. Trong nền kinh tế mới, các công ty cần theo đuổi sự uyển chuyển và linh hoạt. Nhưng linh hoạt dẫn đến sự thiếu gắn bó. Bởi lẽ xây dựng những mối quan hệ cộng đồng, bám giữ lấy cây ô liu – trang trí bàn làm việc của bạn, gọi nó là gia đình khi bạn xa nhà – là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của con người ta. Trong hệ thống thế giới ngày nay chúng ta đang bị dồn tới hoàn cảnh “không rõ chúng ta là ai và phải làm gì”. Điều đó làm xói mòn nền móng xã hội. Chúng ta không còn gắn bó với người khác; chúng ta chỉ tham gia vào cùng “nhóm” với họ. Chúng ta không có bạn bè; chúng ta chỉ còn những người quen khi mà tất cả những yếu tố xây dựng nên mối quan hệ bè bạn bị mất đi. Như vậy, mỗi khi tự cải tiến thì chúng ta thường xóa đi những ý nghĩa và giá trị mà quá khứ mang đến cho chúng ta. Thay vì cảm giác là con người thực với những gắn bó và quan hệ, chúng ta chỉ còn những cảm giác bị bóp méo, trớ trêu. Chúng ta trở thành người ảo. Những giá trị cơ bản của con người ngày càng bị xói mòn khi hệ thống kết nối ngày càng chặt chẽ.

Khía cạnh tích cực của toàn cầu hóa là nó tăng cường tính minh bạch trong giao dịch tài chính. Và Internet là công cụ hữu hiệu để bạn chứng minh tính minh bạch của mình, là phần mềm hỗ trợ tốt nhất cho hệ điều hành của một quốc gia. Điều lệ hàng đầu trong thời đại Internet là chúng ta đều được kết nối nhưng không ai là lãnh đạo. Internet là thế giới của Orwell và trong đó không có mật vụ. Công nghệ mới cũng có khả năng đột nhập quá mạnh, khi internet và máy tính đang hạ thấp chi phí để nhòm ngó vào công việc của mọi người khác. Đất nước và công ty không còn nơi lẩn tránh thì cá nhân cũng không còn nơi ẩn náu. Bởi lẽ toàn cầu hóa bắt buộc các tổ chức, quốc gia phải công khai tất cả thì mới mong được bầy thú chú ý đến. Như chúng ta đã biết quyền bảo vệ đời tư là giá trị cốt lõi của hiến pháp. Liệu có phải chúng ta đang bước sang kỷ nguyên mà quyền cá nhân chỉ được tôn trọng trên mặt đất, trong khi có thể bị vi phạm trong không gian điện toán – nơi mà tạo ra bước phát triển thần kì cho hệ thống toàn cầu hóa? Tiến bộ trong điện toán cho ra một hiệu quả đúp, “không những nó cho phép thu thập những thông tin mà thời trước không thu thập được, mà nó khiến cho việc lưu giữ, phân tích và truy cập trở nên dễ dàng hơn – một điều mà cho mãi đến gần đây không ai làm nổi”. Nếu hiến pháp không quản lý nổi Internet, nếu dân chúng coi toàn cầu hóa là sự xâm phạm vào đời tư của người ta hơn là trang bị cho người ta tiến ra thế giới, nếu họ cảm thấy Internet lang thang vào bản thân họ hơn là họ lang thang trên Internet..., thì họ sẽ lại đi dựng tường và rào cản. Và như vậy hệ thống này sẽ không thể nào bền vững được khi có những người không những không muốn tham gia vào mà lại còn coi nó như kẻ thù.

6. Qúa bất công đối với quá nhiều người:

Một thể hiện của toàn cầu hóa là hệ thống “người thắng lấy cả”. Những người chỉ kém hơn một chút có khi nhận được kém hơn rất nhiều. Tăng trưởng kinh tế trong toàn cầu hóa làm sự bất quân bình tăng lên, trong từng nhóm ngành nghề cũng như trong các công ty, gây ảnh hưởng đến toàn cầu hóa. Bầy thú điện tử và các siêu thị tài chính trong khi giày vò các quốc gia khi nền kinh tế của họ gặp trục trặc, khủng hoảng hay có dấu hiệu làm ăn thua lỗ thì cũng nhanh chóng khen thưởng khi họ làm ăn giỏi, tăng cường đầu tư vào quốc gia đó. Bầy thú sẽ trừng phạt một đất nước nếu nó kình chống láng giềng, không kiểm soát được sự vận động của nền kinh tế theo hướng có lợi cho chúng, bằng cách sẽ rút hết nguồn vốn quan trọng nhất cho phát triển của đất nước này một cách ồ ạt, không thương tiếc. Lúc đó chúng ta cảm thấy rất

Một phần của tài liệu Chiếc lexus và cây Ôliu doc (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w