Chương 20 CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC

Một phần của tài liệu Chiếc lexus và cây Ôliu doc (Trang 71 - 77)

Chương cuối cùng này phân tích và phê phán vai trò của Mỹ trong việc thúc đẩy một toàn cầu hóa chất lượng cao hơn và quản lý tốt hơn. Tác giả tin là vì Mỹ có kinh nghiệm về các tổ chức và các công nghệ của toàn cầu hóa, Mỹ phải có trách nhiệm giúp cho toàn cầu hóa tốt hơn. Hiện nay, Mỹ đã và đang khẳng định là cường quốc số 1 trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái, liệu vị trí này có đổi ngôi trong vài thập niên tới

Nền chính trị trong kỷ nguyên toàn cầu hóa

Ông đưa ra một sơ đồ để đánh giá hầu hết các chính trị gia như sau: Chủ trương “Để mọi

người tự ăn bánh”

Người ủng hộ hội nhập Người chủ trương phân

chia

Người cổ động xây dựng an toàn xã hội

Bản thân những người lãnh đạo cũng có sự phân hóa về tư tưởng,có những người chủ trương phân chia không muốn quốc gia mình hòa nhập với các nước khác, không muốn thương mại bị quy định theo luật của Tổ chức thương mại thế giới (WTO),họ cho rằng bản thân việc hội nhập như thế sẽ làm ảnh hưởng đến những lợi ích của riêng họ.Đối với những người chủ trương hội nhập,họ tin rằng lợi ích từ việc gia nhập WTO và tự do thương mại là rất lớn, rằng sức mạnh của thị trường và công nghệ là tất thắng, rằng hội nhập toàn cầu ngày nay là con đường đúng duy nhất.Khi hội nhập bản thân cá nhân họ cũng hưởng những lợi ích mới được tạo ra từ quá trình hội nhập

Những nhà chính trị “để mọi người ăn bánh”, điều này có nghĩa là trong quá trình hội nhập,bản thân những cá nhân trong xã hội phải cố gắng tự nắm bắt những cơ hội mới do quá trình hội nhập tạo ra và chính phủ cần phải nhỏ hơn, điều đấy cũng có nghĩa là phải thúc đẩy tự do cá nhân trong xã hội.Đối với các nhà chính trị “vì an toàn xã hội”,họ muốn có thêm đào tạo tay nghề và phúc lợi xã hội để tăng thêm bảo đảm cho những người còn đang hưởng phần ít hơn của cải xã hội. Ở Mỹ, dân chúng luôn phải lựa chọn giữa Dân chủ, Cộng hòa hay Độc lập ,Bill Clinton thuộc về góc dưới bên phải, Dick Gephardt (đứng đầu một phe dân chủ trong quốc hội) ở góc dưới bên trái, Ross Perot (lãnh tụ một đảng chính trị bảo thủ) ở góc trên bên trái, Newt Gingrich (Nguyên chủ tịch quốc hội) ở vào góc trên bên phải. Sơ đồ phân tích này có thể áp dụng ở hầu hết các nước. Toàn cầu hóa không kèm theo bảo đảm an ninh xã hội sẽ là nguy hiểm, vì tốc độ chuyển biến quá nhanh. Vì vậy cần phải có vai trò của chính phủ

Để đạt được toàn cầu hóa bền vững, phải hiểu toàn cầu hóa cũng nghĩa là thay đổi kinh tế và công nghệ nhanh chóng. Vai trò của chính phủ là giúp đỡ xã hội điều chỉnh theo, giúp đỡ những người không điều chỉnh kịp để có một vị trí có hiệu quả bởi vì bản thân chính phủ hiểu rằng cho dù những chính sách về kinh tế có tốt đến mấy,có đúng đắn về đến thế nào, nếu không vẫn không kiểm soát nổi về chính trị, thì điều đơn giản ,việc toàn cầu hóa thay vì mang lại lợi ích, lại quay ra chống lại bản thân họ. Công viêc của chính phủ ngoài xây dựng các chính sách về kinh tế phải là hoàn thiện hệ thống giáo dục tốt hơn (kể cả đào tạo bổ xung) và đào tạo tay nghề. Thêm vào đấy là phải bảo đảm chăm sóc y tế cho tất cả mọi người, kể cả người mất việc. Đó là tạo điều kiện để mọi người làm chủ căn nhà hay làm chủ một cơ sở kinh doanh, để họ có thêm phần trong hệ thống. Để người dân mỗi nước ủng hộ các chính sách, phải để họ tham gia nhiều hơn vào các chính sách. Nếu không có các sự tham

gia này, họ sẽ không dễ dàng chấp thuận những điều chỉnh ảnh hưởng không tốt đến họ.

Những người hội nhập toàn cầu hóa kiêm an sinh xã hội tin rằng nếu muốn trở thành một nhà toàn cầu hóa, một người tranh đấu cho thương mại tự do, mở cửa biên giới, thả nổi các hệ thống và Internet cho mọi người, bạn sẽ phải là một người theo phái dân chủ xã hội. Nếu không liệu bạn có dám dùng những khoản tiền làm ra để tiêu vào những dự án giúp đỡ người nghèo, thua thiệt về tri thức và cơ hội.Nhưng nếu bạn không làm vậy thì chính họ sẽ trở thành những lực lượng kình chống và tách đất nước của bạn khỏi hệ thống thế giới. Bạn sẽ không thể đạt được đồng thuận về chính trị để duy trì sự cởi mở của đất nước. Đồng thời,bạn không dám trở thành một người dân chủ xã hội nếu bạn không phải là một nhà thúc đẩy toàn cầu hóa, bởi vì nếu không hội nhập với thế giới, bạn sẽ không bao giờ tăng thu nhập cần thiết để giúp cải thiện mức sống và cứu vớt người nghèo .

Cần phải xử lý các khủng hoảng gây ra bởi những con nợ và chủ nợ xấu, điều này nghĩa là đưa ra công khai các vụ tham nhũng, tăng giá, hay đầu tư bất hợp lý. Nếu không được hỗ trợ (với điều kiện kèm theo là phải đổi mới thật sự), các con nợ xấu sẽ nhanh chóng trở lại với vấn đề cũ. Tuy nhiên cũng phải xử lý cả các chủ nợ xấu. Hiện hầu hết nợ khó đòi là do các ngân hàng cho vay, hoặc trưc tiếp vào một quốc gia hay một công ty mà họ biết rất hạn chế, hoặc gián tiếp thông qua những quĩ đầu tư rủi ro đặt cược cao vào những tài sản không được định giá chính xác. Friedman muốn cổ đông ngân hàng sa thải những nhà lãnh đạo ngân hàng bị thua lỗ do không thu hồi được nợ, như vậy những người kế cận sẽ phải thận trọng hơn. Điều này buộc các con nợ sẽ phải làm thông tin trong suốt hơn. Một lượng thông tin lớn hơn được tạo ra và luân chuyển sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rủi ro rõ hơn. Hồi phục sau các cú sốc cũng nhanh hơn, nhanh như Mê-hi-cô và Bra-xin hồi phục từ hoảng loạn năm 1998, nhờ có các hệ thống tài chính ngân hàng được cải thiện.

Friedman kết thúc bằng đề nghị dân chúng Mỹ ủng hộ những gì ông cho là vai trò của Mỹ - một người phải dẫn đầu một cách miễn cưỡng. Trong quá trình toàn cầu hóa thời nay, nước Mỹ quả là đang chia sẻ một lợi ích chung của mọi dân tộc – một thứ lợi ích bao gồm cả một cơ hội lẫn một trách nhiệm lớn. Nói đơn giản là: Là một đất nước hưởng lợi phần lớn từ cuộc hội nhập toàn cầu thời nay – là đất nước mà dân chúng, sản phẩm, giá trị, công nghệ và ý tưởng được toàn cầu hóa ở mức độ cao – nhiệm vụ của Hoa Kì là duy trì tính bền vững của toàn cầu hóa. Và một phương cách để thực hiện là giữ cho hệ thống quốc tế ổn định, tạo điều kiện cho những yếu tố tiên tiến dẫn dắt những yếu tố trì trệ, vì cuộc sống của nhiều người dân ở nhiều đất nước .Mỹ phải vun đắp một hệ thống phục vụ lợi ích cho Mỹ và cho hầu hết toàn cầu. Tuy nhiên, cần phải giữ cân bằng giữa xe Lexus và cây Ô-liu, và phải tôn trọng những nước đang phấn đấu cho sự cân bằng này. Nếu không có những cộng đồng thật sự mà chỉ những cộng đồng máy móc công nghiệp, con người và xã hội trở thành tín đồ của các tôn giáo quá khích và kỷ nguyên mê tín mới để lấp vào khoảng trống do sự mất cân bằng tạo ra.

Bây giờ, mỗi người chúng ta hẳn đã có câu trả lời của riêng mình về Toàn cầu hoá. Vậy, toàn cầu hoá tác động thế nào đến nước ta? Phần tiếp theo sẽ có câu trả lời cho bạn.

TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, Việt Nam cũng không thoát khỏi vòng xoáy đó. Cụ thể là từ năm 1986, sau đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam chính thức bắt đầu toàn cầu hóa.

Thời phong kiến, nước ta là một nước trọng thương ư nông, không phát triển thương mại, và bế quan tỏa cảng, túc là cản trở hội nhập. Qua thời kì chiến tranh, nước ta lại áp dụng chính sách quan liêu bao cấp, do đó không thể hội nhập với thế giới.

Từ năm 1986 đến nay, nước ta đã có những thay đổi chóng mặt, đó là sự tác động của toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa tác động lên mọi lĩnh vực của đất nước ta, từ kinh tế chính trị, đến văn hóa, xã hội. Nó tạo ra không ít cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam, tích cực lẫn tiêu cực.

Ảnh hưởng tích cực:

Về kinh tế, tạo điều kiện để thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài, hay nói

cách khác là bầy thú điện tử. Đồng thời có cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngoại thương được phát triển ở tàm cao mới. Để thấy rõ hơn tác động của toàn cầu hóa, bạn có thể nhận thấy rằng, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng từ 3 tỷ USD đến 59,2 tỷ USD năm 2005. Đẩy mạnh phát triển du lịch, thu hút khách du lịch quốc tế thu về nguồn ngoại tệ lớn (Năm 2005: 3,4 triệu lượt, năm 2007: 4,1 triệu lượt). Xây dựng cơ cấu kinh tế mới, tiến bộ, hiện đại và có hiệu quả, nghĩa là tăng tỷ trọng khu vực II và III, giảm tỷ trọng khu vực I. Tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế với những lợi thế về nguồn nhân lực và tài nguyên.

Về văn hóa-xã hội: Tạo điều kiện để các dân tộc hiểu biết lẫn nhau và làm giàu

cho nền văn hóa dân tộc mỗi nước. Mở rộng giao lưu quốc tế giúp cho người dân Việt Nam có điều kiện tiếp cận với thế giới, giao lưu văn hóa, trau dồi kiến thức. Từ năm 2000-2007, nhiều học sinh Việt Nam đã đi du học ở các nước phát triển như Mỹ, Anh,

Úc, Đức, Pháp, Nhật…Riêng năm 2007 đã có 39.700 học sinh đi du học. Mức sống của người dân được nâng cao, giáo dục, y tế phát triển vược bậc. Năm 2007, GDP trên đầu người của Việt Nam đạt 823USD/người, đến năm 2009 đạt đến 1040USD/người. Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và phát triển vượt bậc.

Về chính trị ngoại giao: Đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia

thuộc tất cả các châu lục. Là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Là thành viên thứ 50 của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu hóa cũng gây ra cho chúng ta không ít vấn đề tiêu cực. cụ thể như sau:

Ảnh hưởng tiêu cực:

Về kinh tế: Quá trình toàn cầu hóa ngày càng làm gia tăng thế lực của các công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ty xuyên quốc gia. Các luồng đầu tư quốc tế ồ ạt đổ vào Việt Nam gây nhiều thiệt hại không nhỏ. Tình trạng “chảy máu chất xám” diễn ra ngày càng dữ dội hơn.

Về văn hóa-xã hội: Văn hóa lai căng xâm nhập ngày càng sâu vào nền văn hóa

Việt Nam. Nạn tà giáo xuất hiện tràn lan trong loại toàn cầu hoá như một nghịch lý trong cho thời đại cách mạng khoa học và cách mạng công nghệ. Chênh lệch giàu nghèo cũng gia tăng. Nạn di trú không kiểm soát được ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lí nhân sự lao động của chính phủ Việt Nam. Phân tán dễ dàng nhiều dịch bệnh. Các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng dưới nhiều hình thức. Tội phạm nguy hiểm ngày càng gia tăng.

Về môi trường: Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Biến đổi khí

hậu, trái đất nóng lên, mực nước biển tăng dần. Ảnh hưởng mạnh mẽ đến KT – XH Việt Nam. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, thì Việt Nam trở thành “ bãi rác” của các nước phát triển.

Về chính trị-ngoại giao: Tạo ra mối đe dọa rất lớn cho nền độc lập, tự chủ của

nước ta. Sự mở cửa giao lưu hợp tác, trao đổi về văn hóa, xã hội,… tạo điều kiện cho các phần tử khủng bố trà trộn, gây bất ổn nền chính trị nước ta. Lợi dụng những ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hòa để bôi xấu chế độ.

Như vậy, toàn cầu hóa đã tác động đến nước ta rất mạnh mẽ và sâu sắc. Đồng thời nó cũng tạo ra những thách thức cũng như cơ hội lớn cho đất nước. Vì vậy, Việt Nam cần phải có định hướng và chính sách phù hợp để vượt qua thách thức và tận dụng thời cơ một cách hiệu quả nhất.

Giải pháp và định hướng phát triển:

Hướng chính sách đối ngoại phải đảm bảo ủng hộ và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo thời điểm mở thị trường thích hợp để chúng ta có thể chuẩn bị hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chủ động và bền vững.

Giữ vững và phát triển các ngành kinh tế có ý nghĩa sống còn, đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế đất nước; mặt khác phải biết đầu tư những ngành mũi nhọn có thể tạo ra đột phá cho Việt Nam trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.

Khai thác bền vững những nguồn tài nguyên là thế mạnh của Việt Nam như tài nguyên nước, than đá, dầu mỏ...

Phát triển ngành du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

Cần giữ vững sự tự chủ trong các ngành ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, viễn thông, công nghệ thông tin, giao nhận và vận chuyển hàng hóa; bởi đó cũng là những động mạch quan trọng của nền kinh tế nước nhà.

Từng bước tham gia vào thị trường sở hữu trí tuệ của khu vực và quốc tế; đặt mục tiêu chiến lược phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức đang vận động ngày một.

Người tiêu dùng Việt Nam phải ý thức được việc ủng hộ ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ trong nước là trách nhiệm và vinh dự của một người công dân Việt Nam.

Nhanh chóng "nâng cấp" người Việt Nam lên cả về thể chất lẫn tri thức; vật chất lẫn tinh thần.

Phát triển ngành y học cổ truyền dân tộc thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, vừa góp phần nâng cao tố chất của dân tộc, vừa góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa, vừa tạo ra những sản phẩm - dịch vụ độc đáo của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Phát triển kinh tế phải song song với phát triển xã hội, phải biết chắt lọc, sắp xếp, gắn kết và giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam vào với các hoạt động kinh tế kinh doanh.

Điều đặc biệt, phải tăng cường sức mạnh quốc phòng, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cộng đồng dân tộc Việt Nam trên mọi miền đất nước.

Với những giải pháp và định hướng trên, trong tương lai Việt Nam sẽ là nước phát triển bền vững, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

ﻰﻰﻰHẾT ﻰﻰﻰ

Một phần của tài liệu Chiếc lexus và cây Ôliu doc (Trang 71 - 77)