đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khai thác chế biến khoáng sản xuất khẩu khánh hoà

102 562 0
đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khai thác chế biến khoáng sản xuất khẩu khánh hoà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

-1- PHẦN MỞ ĐẦU! 1. Sự cần thiết của đề tài. Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hoá hiện, đại hoá đất nước, nên kinh tế đa dạng hoá với nhiều thành phần có sự quản lý của nhà. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển được thì phải lấy hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của mình. Hiệu quả ở đây được xét ở đây phải được xem xét trên cả hai mặt đó là hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội. Nhưng mục tiêu đầu tiên của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phải làm sao để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất (nghóa là lợi nhuận đạt được càng cao càng tốt). Vì vậy hiệu quả và làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay. Đây là mục tiêu, động lực, điều kiện cơ bản và tổng quát nhất để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt đó thì các doanh nghiệp càng quan tâm hơn đến hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mình. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở lý thuyết đã học, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn em chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Xuất Khẩu Khánh Hoà”. Đề tài đi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công ty trong thời gian thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu. - Tập vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn nhằm củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức đã học. - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ ra ưu điểm cũng như nhược điểm và nguyên nhân của chúng. -2- - Tìm ra các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Xuất Khẩu Khánh Hoà trong thời gian qua. Để thực hiện đề tài này, em đã phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua ba năm (2002 - 2004). 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh kinh doanh tại Công ty, em sử dụng một số phương pháp như: so sánh, thống kê, số chênh lệch. 5. Nội dung và kết cấu của đề tài. Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Khai Thác Chế Biến Kháng Sản Xuất Khẩu Khánh Hoà”. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Khai Thác Chế Biến Kháng Sản Xuất Khẩu Khánh Hoà. Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thấy cô và cán bộ nhân viên trong Công ty để đề tài của em được hoàn chỉnh. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế và các cô chú trong Công ty, đặc biệt là cô “Bùi Bích Xuân” người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Nha Trang, tháng 12 năm 2005 Sinh viên thực hiện Trần Thò Tuyết Hạnh -3- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP -4- 1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.1. Khái niệm. Hiện nay khi nói đến khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là tỷ số giữa hiệu quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc sử dụng và lợi dụng các nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được kết quả của doanh nghiệp. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay trên mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả kinh tế. Một khái niệm bao quát nhất được nhiều nhà kinh tế học công nhận là: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kì. Qua khái niệm trên ta thấy để xem xét, phân tích hiệu quả kinh tế cả hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta không những phải có tầm nhìn bao quát trên nhiều góc độ khác nhau mà còn phải xem xét trên quan điểm toàn diện về thời gian, không gian, đònh tính và đònh lượng. Ø Về mặt thời gian: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng thời kì không được làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong toàn thời kì kinh doanh của doanh nghiệp, phải tính đến sự lâu dài của hiệu quả làm sao để đạt được hiệu quả bền vững trong sản xuất kinh doanh. Do đó chúng ta phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả của từng giai đoạn mà vẫn đảm bảo của giai đoạn dài. Trong thực tế sản xuất không ít doanh nghiệp chỉ thấy được hiệu quả trước mắt mà không tính đến hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp mình và nó rất dễ xẩy ra trong việc sử dụng các yếu tố lâu dài của sản xuất như: tài nguyên thiên nhiên và môi trường, tài sản, con người… -5- chẳng hạn như nhập một số máy móc thiết bò cũ, lạc hậu với giá rẻ; xuất khẩu ồ ạt tài nguyên thiên nhiên; giảm một cách tuỳ tiện thiếu cân nhắc một cách toàn diện và lâu dài các chi phí cải tạo môi trường tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo dưỡng và hiện đại hoá và đổi mới tài sản cố đònh, nâng cao toàn diện trình độ chất lượng lao động. Nhờ đó làm cho mối tương quan “thu – chi “ giảm đi, cho rằng như thế là có hiệu quả nhưng thực tế như thế không thể coi là hiệu quả chính đáng và toàn diện được. Ø Về mặt không gian Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được góp phần tăng hướng chung toàn bộ hệ thống, không nên tách riêng lẻ ra, tức là giữa hiệu quả của doanh nghiệp có liên quan đến hiệu quả của doanh nghiệp khác cùng ngành, giữa hiệu quả với việc thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài kinh tế. Như vậy, với mỗi hiệu quả tính được từ một giải pháp kinh tế, tổ chức kỹ thuật nào đó dự đònh áp dụng vào thực tiễn đều phải được đặt vào sự xem xét toàn diện. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế phải bảo đảm phù hợp với điều kiện của đất nước, đòa phương, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các lợi ích. Ø Về mặt đònh tính Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được phải gắn liền với hiệu quả về mặt kinh tế chính trò xã hội của doanh nghiệp. Bản thân hai mặt chính trò – xã hội và kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy hiệu quả kinh tế không được tách rời với hiệu quả chính trò xã hội. Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được phải gắn với hiệu quả toàn xã hội. Dành được hiệu quả cao cho doanh nghiệp chưa đủ mà còn đòi hỏi mang lại hiệu quả cho xã hội. Trong nhiều trường hợp hiệu quả kinh tế xã hội là mặt quyết đònh khi lựa chọn giải pháp kinh tế, dù xét về mặt kinh tế nó chưa được thoả mãn. Ø Về mặt đònh lượng Hiệu quả sản xuất kinh doanh được thể hiện trong mối tương quan “ thu – chi” theo hướng tăng thu giảm chi. Điều đó có nghóa là tiết kiệm đến mức tối đa chi phí sản xuất kinh doanh mà thực chất là hao phí lao động ( lao động sống và -6- lao động vật hoá) để tạo ra một đơn vò sản phẩm và hao phí toàn xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân phải tăng chậm hơn so với mức tăng của tổng sản phẩm xã hội. Doanh nghiệp phải tiến hành các biện pháp thúc đẩy doanh số bán hàng để tối đa hoá lợi nhuận. 1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội đó là quy luật tăng năng xuất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại phát huy nguồn lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất đònh hoặc ngược lại đạt kết quả nhất đònh với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội. 2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong công tác quan lý doanh nghiệp, phạm trù hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng thể hiện những đặc trưng, ý nghóa cụ thể của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc phân loại hiệu quả kinh tế theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực đối với công tác thống kê, phân tích hoạt động kinh tế, quản lý kinh tế và quản lý doanh nghiệp. Nó là cơ sở để xác đònh các chỉ tiêu, các mức hiệu quả kinh tế để từ đó xác đònh những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách phân loại hiệu quả kinh tế. 2.1. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân. v Hiệu quả kinh tế cá biệt. -7- Là hiệu quả kinh tế thu được của từng hoạt động của từng đơn vò sản xuất kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả kinh tế cá biệt là mức độ doanh lợi của từng đơn vò đạt được và chất lượng của việc thực hiện những yêu cầu do xã hội đặt ra. v Hiệu quả kinh tế quốc dân. Là lượng sản phẩm thặng dư mà toàn xã hội thu được trong một thời kì nhất đònh so với vốn sản xuất của toàn xã hội. Tuy nhiên giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân có mối quan hệ mật thiết với nhau, giữa chúng có tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trong điều kiện các cơ sở tạo được đơn vò sản phẩm thặng dư trong hoạt động của mình. Nếu tất cả các đơn vò cơ sở trong nền kinh tế quốc dân đều tạo nên được sản phẩm thặng dư thì sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát huy mạnh mẽ. Nhưng trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được lợi ích đó, nhưng toàn bộ nền kinh tế quốc dân vẫn thu được hiệu quả nếu tổng sản lượng và sản phẩm thặng dư mà nền kinh tế thu được phải lớn hơn tổng số mà các đơn vò nêu trên tạo ra. Ngược lại, hiệu quả kinh tế quốc dân có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế cá biệt của các đơn vò cơ sở. Các đơn vò cơ sở phải coi việc thực hiện kế hoạch Nhà nước với hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của mình. Vì vậy mà Nhà nước cần phải có những chính sách bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích nhà nước và lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể đồng thời quán triệt ngày càng đầy đủ các nguyên tắc phân phối để thúc đẩy các đơn vò cơ sở phấn đấu làm tăng hiệu quả. 2.2. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh. v Hiệu quả tuyệt đối. Là hiệu quả tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác đònh lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. Chẳng hạn việc xác đònh sản phẩm thặng dư, tính toán cả mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất hoặc một đồng chi phí bỏ ra . Người ta xác đònh hiệu quả kinh tế tuyệt đối khi bỏ ra chi phí để thực hiện một công việc cụ thể nào đó để biết được chi phí bỏ ra thu được lợi nhuận như thế -8- nào? Từ đó quyết đònh bỏ ra chi phí hay không? Do đó trong công tác quản lý công nghiệp, bất kì công việc gì cũng phải tính toán đến hiệu quả tuyệt đối khi chúng ta phải bỏ ra chi phí lao động sống. v Hiệu quả so sánh. Là hiệu quả được xác đònh bằng cách so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối của các phương án khác nhau. Nói cách khác hiệu quả so sánh là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án, từ đó cho phép ta lựa chọn một cách làm đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Song chúng lại có tính độc lập tương đối, xác đònh hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác đònh hiệu quả so sánh. Tuy vậy có khi hiệu quả so sánh được xác đònh không phụ thuộc vào hiệu quả tuyệt đối như so sánh giữa các mức chi phí sản xuất của các phương án khác nhau. 2.3. Hiệu quả chi phí tổng hợp và chi phí bộ phận. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí bao gồm chi phí bỏ ra, nhưng tại nơi sản xuất mà chúng ta cần đánh giá hiệu quả thì chi phí lao động xã hội được biểu hiện dưới dạng cụ thể: chi phí lao động vật hoá, chi phí lao động sống…bản thân mọi loại chi phí đó lại có thể phân chia chi tiết, tỉ mỉ hơn. Đánh giá hiệu quả kinh tế không thể không đánh giá hiệu quả của chi phí tổng hợp các yếu tố kể trên, nhưng có thể lại không nhất thiết đánh giá từng loại chi phí. Song đó vẫn là việc thường phải làm trong thực tế giúp cho hoạt động kinh doanh đứng vững, có khả năng tạo được sự biến đổi làm tăng đáng kể hiệu quả kinh tế. Do đó ngoài việc tính toán hiệu quả của chi phí tổng hợp là chủ yếu người ta còn tính toán hiệu quả sử dụng chi phí thành phần. - Hiệu quả của chi phí bộ phận được biểu hiện ở sự so sánh kết quả chung của hoạt động đang được xem xét với chi phí yếu tố tương ứng cấu thành chi phí lao động xã hội như hiệu quả sử dụng tài sản cố đònh, vốn lưu động: - Hiệu quả của chi phí tổng hợp được hình thành trên cơ sở sử dụng các chi phí thành phần. Vì vậy giữa hiệu quả về chi phí và hiệu quả tổng hợp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nói chung có thể thu được hiệu quả tổng hợp với điều kiện các yếu tố của quá trình sản xuất được sử dụng có hiệu quả. -9- Tuy vậy trong thực tế có trường hợp một yếu tố nào sử dụng lãng phí nhưng những yếu tố khác đảm bảo hiệu quả cao, do đó người ta vẫn thu hiệu quả tổng hợp cao. Cách phân loại này có tác dụng lớn hơn trong thống kê hoạch toán có hiệu quả kinh tế. Đồng thời nó cũng là cơ sở để phân tích các yếu tố nội bôï sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và xác đònh những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả. Trên thực tế để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, chúng ta không chỉ có một phương án mà ta phải có nhiều phương án khác nhau, đồng thời thời gian thực hiện và thời gian thu hồi vốn cũng khác nhau. Vì vậy muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì trong công tác kinh doanh không nên tự chói mình vào một phương án mà phải vận dụng mọi sự hiểu biết để đưa ra nhiều phương án khác nhau, rồi so sánh hiệu quả kinh tế để từ đó có thể chọn ra một phương án có hiệu quả nhất. 3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh tế là những diễn biến và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nội dung và kết cấu phức tạp được biểu hiện bằng những số liệu dường như ngẫu nhiên che dấu bản chất của hoạt động đó. Để nhận thức vào cải tạo hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện khách quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải có hệ thống phương pháp khoa học bao gồm nhiều phương pháp có tính chất nghiệp vụ kó thuật để đi sâu xem xét. Giải thích rụt ra kết luận về những hiện tượng và quá trình kinh tế. Để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp chúng ta sử dụng Phương pháp so sánh Một chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đơn thuần vẫn chưa thể hiện đầy đủ mức đạt được của một doanh nghiệp như thế nào. Thông qua phương pháp so sánh chúng ta mới có thể thấy được sự tăng trưởng phát triển hay những bước đi thụt lùi đối với hoạt động của một doanh nghiệp. Vì vậy trong phương pháp này chúng ta phải so sánh mức hiệu quả của các năm như thế nào, năm nay cao hơn hay thấp hơn năm trước? Trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng -10- hay giảm của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đóù chúng ta mới có những biện pháp phát huy hay khắc phục. Chúng ta không thể chỉ so sánh tình hình thực hiện hiệu quả kinh tế giữa các năm mà còn xem xét mối quan hệ giữa tình hình thực tế để so sánh vơi kế hoạch để thấy rõ mức độ thực hiện kế hoạch ở doanh nghiệp như thế nào, tức là xác đònh xu thế phát triển hay mức độ phấn đấu trong năm của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thò trường hiện nay thì việc xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh trong sự so sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của đơn vò mình với chỉ tiêu thực hiện hiệu quả kinh tế bình quân cuả ngành và của doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự trên đòa bàn và việc làm rất bổ ích và rất quan trọng nhằm thấy điểm mạnh và điểm yếu của chính mình. Qua đó là phát huy được thế mạnh trong cạnh tranh và học hỏi từ các đơn vò khác. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các sự kiện kinh tế trong trạng thái động và luôn phát triển nên chúng ta phải xem xét cả hai mặt: thời gian và không gian. Nếu xét về mặt thời gian sẽ cho chúng ta thấy mức độ phát triển không đồng đều và sự phấn đấu của các đơn vò. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là cho phép ta tách được những nét chung, nét riêng của các hiện tượng so sánh được. Trên cở sở nó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiêïu quả để tìm ra các giải pháp hợp lý và tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. 3.1. So sánh tuyệt đối . Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trò của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và đòa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trò, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các chỉ số khác. So sánh tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kì kế hoạch và thực tế , giữa những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau… để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch quy mô phát triển của các chỉ tiêu kinh tế nào đó. 3.2. So sánh số tương đối. Số tương đối là số biểu thò dưới dạng phần trăm, số tỷ lệ hoặc hệ số sử dụng. Số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của hiện tượng kinh [...]... pháp chủ yếu là nhiệm vụ sống còn cho sự tồn tại của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay -27- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MINEXCO TRONG THỜI GIAN QUA 1 Giới thiệu khái quát về công ty khai thác chế biến xuất khẩu khoáng sản khánh hòa -28Tên Việt Nam của công ty là : Công Ty Khai Thác Chế Biến Xuất Khẩu Khoáng Sản Khánh Hòa Tên giao dòch : Khanh Hoa Mineral Exploiting... 1.2.1Chức năng hoạt động: Công Ty Minexco là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập với chức năng chủ yếu là khai thác – chế biến – xuất khẩu các loại khoáng sản trong tỉnh Khánh Hòa thuộc sự quản lý của Công ty, đặc biệt là khoáng sản cát trắng ở Cam Ranh và cát vàng ở Đầm Môn Công ty được quyền xuất khẩu trực tiếp các loại khoáng sản thô, khoáng sản đã qua sơ chế và chế biến -3 1Công ty được... Những hạn chế trên đã kìm hãm sự phát triển của Công ty Do những tồn tại trên đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty, ngày 28/03/1991, UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết đònh số 319/ QĐUB V/v tách Công Ty Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Xuất Khẩu ra khỏi Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Dòch Vụ Đầu Tư Vận Tải Biển, đến ngày 20/11/1991 Công ty được chuyển... Hòa sang Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Dòch Vụ Đầu Tư Và Vận Tải Biển Khánh Hòa Ngày 28/05/1990 UBND tỉnh khánh hòa ra quyết đònh số 646/QĐUB V/v sát nhập Xí Nghiệp Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản vào Xí Nghiệp Cát Cam Ranh lấy tên là Công Ty Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Xuất Khẩu trực thuộc Tổng Công Ty ISEI CORP Nhiệm vụ của công ty là khai thác cát Cam Ranh theo hợp đồng mà tổng công ty ISEI CORP đã... nước ngoài, do bộ máy quản lý của Tổng Công ty hoạt động kém hiệu quả, cồng kềnh Vì vậy Công -3 0Ty Khai Thác Chế Biến Xuất Khẩu Khoáng Sản không được đầu tư nhiều vốn để mua sắm máy móc thiết bò mở rộng hoạt động và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh Mặc dù Công ty được hạch toán kinh doanh độc lập, được cấp chủ quyền mỏ nhưng không được quyền xuất khẩu cát trực tiếp cho... Nghiệp Khai Thác Và Chế Biến Khoáng Sản thông qua quyết đònh số 1757/UB của UBND tỉnh Phú Khánh Nhiệm vụ của Công ty là tổ chức quản lý các vùng có khoáng sản trong tỉnh, tổ chức khai thác tuyển chọn và chế biến khoáng sản nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp và xuất khẩu Ngày 01/07/1989, Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Dòch Vụ Đầu Tư Và Vận Tải Biển (ISEI CORP) được thành lập sau khi Phú Khánh được... thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả kinh tế luôn được thể hiện ở hai mặt lượng và chất chúng có quan hệ mật thiết với nhau Do đó để đánh giá một chỉ tiêu hiệu quả ta phải đồng thời đánh giá cả hai mặt lượng và chất Nếu một trong hai mặt này không thực hiện được thì coi như chỉ tiêu đó không phản ánh được hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó... khoảng thời gian này Công ty hoàn toàn phụ thuộc vào Tổng Công Ty, không được quyền chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn : Nhiệm vụ của Tổng Công Ty là quản lý kinh doanh tổng hợp 11 đơn vò và Công ty thành phần trực thuộc Mặt hàng cát vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận của Tổng Công Ty nhưng phần lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu cát này lại được... vào sản xuất thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận 5.2.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ) Hiệu quả sử dụng VLĐ là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của từng đơn vò sản xuất kinh doanh Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ là nhằm đánh giá chất lượng công tác quản lý VLĐ, công tác quản lý sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. .. 1.4.2 Công tác tổ chức sản xuất tại công ty: Các đơn vò sản xuất là nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản Bộ phận sản xuất của Công ty bao gồm bốn đơn vò chính:Thuỷ Triều, Đầm Môn, Cam Thành Bắc – Cam Ranh Và Xí Nghiệp Sản Xuất Gạch Terrazo mới đi vào hoạt động tư đầu tháng 3 năm 2004 đặt tại Khu Công Nghiệp Suối Dầu Diên Khánh Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là qúa . Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Xuất Khẩu Khánh Hoà . Đề tài đi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Khai Thác Chế Biến Kháng Sản Xuất Khẩu Khánh Hoà . Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động sản. quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Khai Thác Chế Biến Kháng Sản Xuất Khẩu Khánh Hoà. Chương 3:

Ngày đăng: 27/07/2014, 21:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan