1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẤN ĐỀ NIỀM TIN TRONG TRIẾT HỌC THỰC DỤNG PEIRCE

27 2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 460,78 KB

Nội dung

VẤN ĐỀ NIỀM TIN TRONG TRIẾT HỌC THỰC DỤNG PEIRCE. Niềm tin là một trong những biểu hiện của tồn tại người, nó có vai trò quan trọng, tạo ra nguồn năng lượng tinh thần to lớn để con người đạt tới những chiến tích vĩ đại. Nó được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần và hoạt động nhận thức, cải tạo thế giới khách quan của con người. Song, vấn đề niềm tin thực sự chưa được giới triết học chúng ta quan tâm thỏa đáng.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HẢI HOÀNG

VẤN ĐỀ NIỀM TIN TRONG TRIẾT HỌC

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐỖ MINH HỢP

Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp cơ sở, họp tại:

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Khoa Triết học

Trang 3

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Niềm tin là một trong những biểu hiện của tồn tại người, nó có vai trò quan trọng, tạo ra nguồn năng lượng tinh thần to lớn để con người đạt tới những chiến tích vĩ đại Nó được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần và hoạt động nhận thức, cải tạo thế giới khách quan của con người Song, vấn đề niềm tin thực sự chưa được giới triết học chúng ta quan tâm thỏa đáng

Trong thế giới hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, để có thể đồng hành cùng với sự phát triển của khoa học, triết học hiện đại cần phải nghiên cứu, xem xét một cách sâu sắc và có hệ thống các nội dung của niềm tin với tư cách không những là một trong các yếu tố tinh thần to lớn, tạo

ra động lực cho sự tiến bộ của xã hội, mà còn đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi với tư cách

là một vấn đề, một đối tượng mà triết học có nhiệm vụ phải luận chứng

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới - thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh với cả thời cơ và thuận lợi mới, để vượt qua được thách thức, nắm bắt được thời cơ, phát huy được sức mạnh của đại đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, chúng ta cần phải không ngừng xây dựng và củng cố niềm tin cho nhân dân vào mục tiêu cách mạng, vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vào

sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu về niềm tin

ở nước ta hiện nay có tầm quan trọng và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Xét trên phương diện văn hóa tinh thần nói chung và triết học nói riêng, nghiên cứu triết học thực dụng và niềm tin thực dụng như một nội dung cơ bản của triết học thực dụng có một ý nghĩa đặc biệt, vì triết học thực dụng đã và đang cấu thành “hạt nhân”, “bản sắc” của văn hóa Mỹ, là một trong những

Trang 4

2

nhân tố tạo ra sức mạnh của dân tộc Mỹ Chủ nghĩa thực dụng là giá trị nền tảng, sản phẩm tư tưởng độc đáo của người Mỹ, là nhân sinh quan và thế giới quan của người Mỹ, là biểu tượng tinh thần của văn hóa Mỹ C.S.Peirce là người khởi đầu triết học thực dụng Luận chứng, bảo vệ niềm tin tôn giáo dựa trên những thành tựu khoa học là vấn đề xuất phát và trung tâm của triết học thực dụng Peirce Ông biến khái niệm “niềm tin thực dụng” thành khái niệm trung tâm của triết học thực dụng Với Peirce, niềm tin là nguồn gốc, nguyên tắc chỉ đạo cả nguyện vọng, cả hành động của con người, “niềm tin thực dụng” có giá trị to lớn trong cuộc sống con người Vấn đề về nội dung của khái niệm “niềm tin thực dụng”, khác biệt giữa nó với niềm tin tôn giáo, niềm tin khoa học là vấn đề còn bỏ ngỏ trong nghiên cứu về triết học thực dụng, song nó lại cho thấy giá trị và hạn chế của triết học thực dụng Vì vậy, nghiên cứu “niềm tin thực dụng” trở thành yêu cầu cấp bách về mặt lý luận

Thêm vào đó, triết học thực dụng ở ta còn bị hiểu chưa đúng và chưa sâu,

bị mạo nhận là tất cả những gì xấu xa trong lối sống của người Việt hôm nay

Do vậy, chúng ta cần nghiên cứu “tận gốc” triết học thực dụng, tức khái niệm

“niềm tin thực dụng” trong triết học Peirce, để hiểu đúng triết học thực dụng, làm rõ giá trị và hạn chế của nó, qua đó có thể đối thoại bình đẳng và có văn hóa với triết học Mỹ, với văn hóa Mỹ, tiếp thu tinh hoa của chúng

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce” là đề tài cho luận án tiến sĩ triết

học của mình

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Luận án nghiên cứu một cách hệ thống những nội dung cơ bản trong quan niệm về niềm tin của Peirce

Để đạt mục đích đó, luận án cần phải giải quyết những nhiệm vụ sau:

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên của luận án này là quan niệm về niềm tin trong triết học thực dụng C.S.Peirce

Phạm vi nghiên cứu của luận án: Dưới góc độ triết học, luận án này cố gắng hệ thống, làm rõ những nội dung cơ bản về lý luận niềm tin theo quan niệm của Peirce được thể hiện trong triết học thực dụng của ông thông qua hai

tác phẩm chính là Củng cố niềm tin, Làm thế nào để tư tưởng chúng ta được

rõ ràng và một số công trình nghiên cứu có liên quan tới khái niệm này

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cở sở lý luận là triết học Mác -

Lênin, cụ thể là những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp mà luận án sử dụng bao

gồm, phân tích, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, so sánh, quy nạp, diễn dịch, hệ thống hóa và phương pháp văn bản học

5 Điểm mới của luận án: Luận án góp phần làm rõ quan niệm về niềm tin

trong triết học thực dụng của C.S.Peirce, qua đó bước đầu góp phần làm rõ những giá trị và hạn chế trong quan niệm về niềm tin của triết học thực dụng Peirce, từ đó từng bước góp phần nhận thức đúng về triết học thực dụng

Trang 6

4

6 Ý nghĩa của luận án: Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo

cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học thực dụng, tạo tiền đề để lĩnh hội văn hóa Mỹ nói chung, triết học Mỹ nói riêng trên tinh thần gạn lọc tinh hoa của chúng một cách phù hợp với chiến lược hội nhập của Đảng và Nhà nước ta

7 Kết cấu của luận án: Phù hợp với mục đích và với việc thực hiện các

nhiệm vụ đã nêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “VẤN ĐỀ NIỀM TIN TRONG TRIẾT HỌC THỰC DỤNG CỦA C.S.PEIRCE" 1.1 Những tác phẩm nghiên cứu về kinh tế - xã hội nước Mỹ, điều kiện cho sự hình thành tư tưởng triết học thực dụng Peirce

Những tác phẩm đó bao gồm: Lê Minh Đức - Nguyễn Nghị (1994), Lịch

sử nước Mỹ, NXB Văn hóa thông tin; Vương Kính Chi (2000), Lược sử nước

Mỹ, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; Đặng Ngọc Tiến Dũng (2001) Hoa Kỳ phong tục và tập quán, NXB Trẻ, TPHCM; Jean Pierre Fichou (Dương Linh dịch 2003)Văn minh Hoa kỳ, NXB Trẻ, Hà Nội; Nguyễn Thái Yên Hương (2005), Liên bang Mỹ, đặc điểm xã hội - văn hóa, NXB Văn hóa thông tin; Hữu Ngọc (2006), Hồ sơ văn hóa Mỹ, NXB Thế giới, Hà Nội

1.2 Những tác phẩm nghiên cứu về triết học thực dụng và triết học thực dụng Peirce

1.2.1 Nghiên cứu ở trong nước

Ở miền Bắc, trước thời kỳ đổi mới (1986), chúng ta có những tác phẩm

nghiên cứu độc lập về triết học thực dụng, như: “Triết học và cuộc đấu tranh ý thức hệ” (1982), NXB Thông tin lý luận; Phạm Minh Lăng (1984) Mấy trào lưu triết học phương Tây, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội

Trang 7

5

Trong thời kỳ đổi mới, có các công trình liên quan trực tiếp và gián tiếp đến chủ nghĩa thực dụng gồm:

Ấn phẩm dưới dạng sách về chủ nghĩa thực dụng trong thời kỳ đổi mới

(1986) ở nước ta có thể được phân chia ra thành hai loại cơ bản sau:

Thứ nhất, các tác phẩm nghiên cứu một cách trực tiếp về triết học thực dụng; bao gồm: Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng (2005), Triết học Mỹ,

NXB Tổng hợp TPHCM; Đỗ Kiên Trung (2010), Triết học tân thực dụng, NXB Tri thức; Trịnh sơn Hoan (2012), William James và chủ nghĩa thực dụng

Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia

Thứ hai, các tác phẩm nghiên cứu gián tiếp về triết học thực dụng, bao

gồm: Nguyễn Ngọc Long (1998), Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít

và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam hiện nay, Khoa Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phạm Minh Lăng (2001), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, NXB VHTT, HN; Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược khảo triết học phương Tây hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia; (2005) Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, NXB Tổng hợp TPHCM;

Trường Đại học Khoa học học xã hội và Nhân văn Hà Nội - Khoa triết học

(2007), Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội; Mai Sơn (2007), 101 triết gia, NXB Tri thức; Phan Quang Định (2008), Toàn cảnh triết học Âu Mỹ, NXB Văn học; Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn (2008), Đại cương triết học phương Tây hiện đại (nửa sau thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

Ở cấp độ luận văn, luận án, đã có các công trình nghiên cứu liên quan

đến chủ nghĩa thực dụng như sau: Nguyễn Tiến Dũng (2002) Chủ nghĩa thực dụng Mỹ và sự biểu hiện ở Thừa Thiên Huế; Nguyễn Ngọc Ba (2003) Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến nhân cách người cán bộ hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; Trần Hải Yến (2003) Chủ nghĩa thực dụng

Trang 8

6

Mỹ và sự biểu hiện của nó ở Việt Nam; Lê Thị Hương (2004) Chủ nghĩa thực dụng Mỹ và cuộc đấu tranh chống lối sống thực dụng ở nước ta hiện nay; Trần Thị Hoa (2006) Chủ nghĩa thực dụng của Jonh Dewey; Trịnh Sơn Hoan (2007) Triết học William James; Lê Thị Bình (2009) Triết lý giáo dục của Jonh Dewey trong tác phẩm “Dân chủ và giáo dục”; Phan Thị Thùy Dương (2009), Quan niệm của Wiliam James về chân lý; Trần Thị Nhàn (2011), Triết học thực dụng Mỹ; Phan Văn Thám (2011), Vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ; Nguyễn Văn Thỏa (2011), Vấn đề chân lý trong triết học

thực dụng Mỹ Dưới góc độ nghiên cứu khoa học đã có: Công trình dự thi

giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” (2007) Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến lối sống sinh viên Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh hiện nay Các bài viết đăng trên các tạp chí, gồm có: Nguyễn Hào Hải

(1997) Chủ nghĩa thực dụng Mỹ qua một số đại biểu của nó, Tạp chí Triết học, (4); Nguyễn Tiến Dũng (1997), Chủ nghĩa thực dụng Mỹ, Tạp chí Châu

Mỹ ngày nay, (1); Nguyễn Văn Hùng (2010), Charles Sanders Peirce - Người sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ, Tạp chí Triết học, (5); Trần Sĩ Phán (2012), Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, (3); Đỗ Kiên Trung (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng trong triết học tân thực dụng của Richard Rorty, Tạp chí Khoa học xã hội, (4); Trịnh Sơn Hoan (2012), Những đánh giá bước đầu về chủ nghĩa thực dụng Mỹ, Tạp chí Triết học, (6) và Richard Rorty với quan điểm chống thuyết đại diện, Tạp chí Triết học, (4); Nguyễn Văn Thỏa (2012), C.S.Pierce với quan niệm về chân lý, Tạp chí Triết học, (12)

1.2.2 Nghiên cứu ở ngoài nước

Do hạn chế về ngôn ngữ và khả năng tiếp cận với nguồn tài liệu nước ngoài, chúng tôi chỉ có thể kể ra đây một số ít các công trình về triết học thực

dụng, như: M.Eber Chủ nghĩa thực dụng, Sant Peterburg, 2001; S.L.Frank,

Trang 9

7

Chủ nghĩa thực dụng như một học thuyết nhận thức luận, Sant Peterburg, 2003; Yu.K.Melvil, C.S.Peirce và chủ nghĩa thực dụng, 1998; L.B.Makeeva, Triết học H.Putam, Moscow, 1996; S.N.Yulina, Chủ nghĩa thực dụng hậu hiện đại của R.Porti, Moscow, 1998; E.Moore, Chủ nghĩa thực dụng Mỹ: Peirce, James và Dewey, N.Y., 1961; Ch.Morris Trào lưu thực dụng trong triết học Mỹ, N.Y, 1970; H.S.Thayer, Ý nghĩa và hành động: Một lịch sử quan trọng của Chủ nghĩa thực dụng Những năm gần đây, có nhiều tác phẩm

nghiên cứu về triết học phương Tây, trong đó có nghiên cứu về chủ nghĩa thực dụng, được các dịch giả Việt Nam dịch và xuất bản, như: Viện triết học

(1996), Triết học phương Tây hiện đại từ điển; Dị Kiệt Hùng (2004) Uyliam Giêmxơ, NXB Thuận Hóa; M.J.Adler (2004) Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại, NXB VHTT, HN; S.E.Stumpf và D.C.Abel (2004) Nhập môn triết học phương Tây, NXB Tổng hợp TPHCM; Lưu Phóng Đồng (2004), Triết học phương Tây hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia; S.E.Stumpf và D.C.Abel (2005), Nhập môn triết học phương Tây, NXB Tổng hợp TP HCM; D.E.Cooper (2005), Các trường phái triết học trên thế giới, NXB Văn hóa Thông tin; T.Honderich (2006) Hành trình cùng triết học, NXB Văn hóa Thông tin; S.E.Stumpf (2007); Lịch sử triết học và các luận đề, NXB Lao động; S.Brown, D.Collinson, R.Wilkinson (2010), 100 triết gia tiêu biểu thế kỷ XX, NXB Lao động; R.Bodei (2011), Triết học thế

kỷ XX, NXB Thời đại

1.3 Những tác phẩm nghiên cứu về quan niệm niềm tin trong triết học thực dụng của Peirce

Nghiên cứu về niềm tin nói chung, chúng ta có thể kể đến một số tác

phẩm như:: V.M.Bôguxlapsxki, Trí thức và niềm tin tôn giáo; Nguyễn Trọng Chuẩn (2000), Lòng tin của dân - thước đo uy tín và sức mạnh của Đảng, Tạp chí Triết học, (1); Trịnh Đình Bảy (2002), Niềm tin với tư cách

Trang 10

đã có nhiều định nghĩa khác nhau, tiếp cận từ các góc độ khác nhau; tuy vậy,

về cơ bản có thể xếp các ý kiến đó theo một số các nội dung sau:

Thứ nhất, cho rằng triết học thực dụng là một biến thể của triết học duy

tâm chủ quan, được hình thành và phổ biến khá rộng rãi ở Mỹ, phản ánh lập trường cũng như lợi ích của giai cấp Tư sản, là hệ thống quan điểm tuyệt đối hóa lợi ích trước mắt, cho mình, không quan tâm đến những mặt khác Thiết nghĩ, những quan điểm như vậy về chủ nghĩa thực dụng cần được tranh luận thêm để làm sáng tỏ về bản chất của chủ nghĩa thực dụng

Thứ hai, chủ nghĩa thực dụng được coi là một trào lưu triết học đề cao

kinh nghiệm và hiệu quả Các ông xuất phát từ một phương pháp nhằm đơn giản hóa những quan niệm và những khái niệm bằng cách làm rõ nghĩa của chúng, để đạt tới tri thức và xóa bỏ sai lầm Điều tất nhiên là chủ nghĩa kinh nghiệm của triết học thực dụng ắt sẽ có những sự khác biệt với chủ nghĩa kinh nghiệm truyền thống theo kiểu Hume

Thứ ba, về vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng nói chung và là một

trong những nội dung đặc sắc của triết học thực dụng Peirce vẫn chưa được

giới triết học trong nước quan tâm thỏa đáng, còn rất ít những nghiên cứu

chuyên biệt về nội dung này

Căn cứ vào lịch sử nghiên cứu nói trên, đặc biệt là nghiên cứu trong

nước, thì việc nghiên cứu về triết học thực dụng nói chung còn ít ỏi, cho đến

thời điểm này chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách trực tiếp đến triết học thực dụng của C.S.Peirce cũng như là vấn đề niềm tin thực dụng

trong triết học của ông

Trang 11

9

Chương 2 ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI QUAN NIỆM

“NIỀM TIN THỰC DỤNG” CỦA PEIRCE 2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội nước Mỹ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Nước Mỹ, về mặt tự nhiên, với những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển một nền kinh tế giầu có; về mặt xã hội với đặc trưng nhiều cộng đồng dân cư di dân đến cùng chung sống, tạo nên sự thống nhất và đa dạng về mặt văn hóa Chính yêu cầu thống nhất trong sự đa dạng để khẳng định sự tồn tại độc lập của mỗi một con người Mỹ mà chủ nghĩa thực dụng đã được nảy sinh Trong hệ thống các trường phái triết học có mặt tại Mỹ, thì chủ nghĩa thực dụng được xem là biểu trưng của văn hóa, tính cách con người Mỹ

2.2 Mấy nét về cuộc đời và sự nghiệp của Charles Sanders Peirce

Charles Sanders Peirce (1839 - 1914) là nhà triết học, lôgíc học, toán học và

tự nhiên học Nhưng trên hết, ông được thừa nhận là người sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ C.S.Peirce sinh ra và lớn lên ở bang Massachusetts, nước Mỹ,

trong một gia đình trí thức, cha ông là một giáo sư toán học có tên tuổi ở Đại học Harvard Peirce đã có được nhiều thành tựu xuất sắc không chỉ trên lĩnh vực triết học, lôgíc học, tôn giáo học, mà cả trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên, như toán học, vật lý học, hóa học, trắc địa học và lịch sử khoa học Ông còn có những cống hiến nhất định trong lĩnh vực tâm lý học, thần giao cách cảm, tội phạm học,

Ai Cập học, lịch sử cổ đại và cả về Hoàng đế Napoleon Ông mất năm 1914 trong cảnh cô đơn bởi căn bệnh ung thư Sau khi C.S Peirce qua đời, đầu những năm 20 của thế kỷ XX, di sản lý luận của ông, bao gồm các bản thảo và bản

nháp viết tay, mới lần lượt được xuất bản Năm 1923, Tuyển tập triết học của ông được xuất bản Tập thứ nhất của tuyển tập này có tên gọi Cơ hội, tình yêu và lôgíc Từ năm 1931 đến năm 1935, Đại học Harvard cho xuất bản Tập luận văn của Peirce gồm 6 tập và vào năm 1958, cho xuất bản tiếp tập 7 và 8

Trang 12

10

2.3 Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan niệm “niềm tin thực dụng” của Peirce

2.3.1 Peirce giải quyết xung đột giữa khoa học với tôn giáo cuối thế kỷ XIX

Chính xung đột mang tính thời đại giữa thế giới quan khoa học và thế giới quan tôn giáo trở thành cội nguồn của những mâu thuẫn và chiếc chìa khóa cho phép làm sáng tỏ toàn bộ triết học Peirce và quan niệm “niềm tin thực dụng” của ông Đứng trước bối cảnh này, Peirce hoàn toàn không có ảo tưởng về quan hệ

đã hình thành giữa khoa học và tôn giáo Chính mâu thuẫn này sẽ để lại dấu ấn của mình trong toàn bộ nội dung triết học thực dụng Peirce và quan niệm “niềm tin thực dụng” của ông được xây dựng như một thử nghiệm dung hòa nó

2.3.2 Thái độ của Peirce đối với truyền thống triết học duy lý phương Tây cận hiện đại

Sự phê phán của Peirce đối với Descartes nói riêng và triết học duy lý Tây

Âu cận hiện đại nói chung được thể hiện chủ yếu ở những phương diện sau:

Một là, Peirce cho rằng, sự hoài nghi phổ biến - xuất phát điểm của triết học

Descartes trên thực tế không thể có, sự hoài nghi phổ biến hoàn toàn là một thứ

tự dối mình, trong nhận thức và hành động người ta không thể chỉ có hoài nghi,

mà cần phải có niềm tin, phải coi nhận thức và hành động là một quá trình hiểu thực tế cụ thể

Hai là, Peirce cho rằng, cái « tôi tư duy » được Descartes coi là cái duy nhất

không thể hoài nghi, vẫn chưa vượt qua phạm vi hẹp của bản ngã, từ đó khẳng định tính tuyệt đối, xác định, đáng tin cậy của tri thức quan niệm, có nghĩa là cho rằng, trực quan của ý thức cá nhân là có tính xác định và tuyệt đối đáng tin cậy, cho rằng phàm những vật gì tôi tin chắc thì đều là thật

Ba là, Peirce phê phán tính tư biện, giáo điều của triết học duy lý phương

Tây cận hiện đại

Trang 13

11

Chương 3 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM

“NIỀM TIN THỰC DỤNG” CỦA PEIRCE

3.1 Quá trình hình thành khái niệm “niềm tin thực dụng”

3.1.1 Khái niệm chung về “niềm tin”

3.1.1.1 Thuật ngữ “niềm tin”

Thuật ngữ “niềm tin” trước hết thường được sử dụng trong một số hệ thống tôn giáo để chỉ lập trường thế giới quan trung tâm và đồng thời là định hướng tâm lý

Niềm tin bao gồm: Thứ nhất, việc thừa nhận những định đề (giáo lý) xác định, chẳng hạn như giáo lý về tồn tại và bản chất của Chúa Trời, về cái gì là thiện và ác đối với con người, v.v., và tính kiên định bảo vệ những giáo lý ấy một cách trái ngược với mọi hoài nghi (được đánh giá như là những “cám dỗ”) Thứ hai, sự tin tưởng cá nhân đối với Chúa Trời như Người tạo dựng cuộc sống của tín đồ, Người dẫn đường, giúp đỡ và cứu rỗi trong mọi trường hợp cụ thể, Người loại bỏ mọi đau khổ và đưa ra những yêu cầu nan giải đối với hạnh phúc của bản thân tín đồ

Thứ ba, sự trung thành cá nhân đối với Chúa Trời mà tín đồ tự hiến dâng cuộc đời của mình để phục sự

Có thể phân biệt các khái niệm “niềm tin tôn giáo” và “niềm tin triết học”

3.1.1.2 “Niềm tin tôn giáo”

“Niềm tin tôn giáo” là khái niệm được sử dụng để chỉ đặc điểm chung của

ý thức tôn giáo Không phải bất kỳ niềm tin nào cũng là niềm tin tôn giáo Niềm tin tôn giáo tồn tại được là nhờ có một hiện tượng tâm lý đặc biệt trong con người, nó xuất hiện trong tình huống tiềm tàng, khi có khả năng để hành động thắng lợi, để có kết cục tốt đẹp của hành động ấy, có tri thức về khả năng

ấy Nó được thể hiện là niềm tin: a) vào sự tồn tại khách quan của những thực

Ngày đăng: 27/07/2014, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w