1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

32 2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 206 KB

Nội dung

VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘIDân tộc là một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, xuất hiện sau Bộ lạc, Bộ tộc.Cũng như nhiều hình thức cộng đồng khác, dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: Tghị tộc, bộ lạc, bộ tộc.

Trang 1

VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I DÂN TỘC VÀ HAI XU HƯỚNG KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC.

1 Khái niệm dân tộc và các đặc trưng cơ bản của dân tộc.

a Khái niệm dân tộc.

Dân tộc là một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, cósinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, xuất hiệnsau Bộ lạc, Bộ tộc

Cũng như nhiều hình thức cộng đồng khác, dân tộc là sản phẩm của một quátrình phát triển lâu dài của xã hội loài người Trước khi dân tộc xuất hiện, loàingười đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: Tghị tộc, bộ lạc,

bộ tộc

Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩaxác lập Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, với nền sản xuất hàng hóa và trao đổi hànghóa đã làm cho các bộ tộc gắn bó với nhau Nền kinh tế tự cung tự cấp bị xóa bỏ,thị trường có tính chất địa phương nhỏ hẹp, khép kín được mở rộng thành thịtrường dân tộc Cùng với quá trình đó sự phát triển của các nhân tố ý thức, tâm lý,văn hóa, ngôn ngữ, sự ổn định lãnh thổ chung đã làm cho dân tộc xuất hiện

Ở một số nước phương Đông, do tác động của hoàn cảnh mang tính đặc thù,đặc biệt do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc đãhình thành trước khi chủ nghĩa tư bản được xác lập Loại hình dân tộc tiền tư bản

đó xuất hiện trên cơ sở một nền văn hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển đến độtương đối chín muồi, nhưng lại dựa trên một cơ sở kinh tế kém phát triển và còn ởtrạng thái phân tán

b Những đặc trưng cơ bản của dân tộc.

Dân tộc được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu sau đây:

+ Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế

Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc Các mối quan hệ kinh tế là cơ

sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc củacộng đồng dân tộc

+ Có thể cư trú tập trung trên một lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư trú đanxen với nhiều dân tộc anh em

Đặc trưng này muốn chỉ vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn vớiviệc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước

+ Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng Trên cơ sở ngôn ngữ chungcủa quốc gia

Trang 2

Trong một quốc gia ngoài ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp trên cáclĩnh vực kinh tế, văn hóa, tình cảm thì mỗi dân tộc còn có tiếng nói riêng, chữviết riêng mang tính đặc thù của các dân tộc.

+ Có nét tâm lý riêng (tâm lý dân tộc): Nó biểu hiện sự kết tinh trong nềnvăn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc, gắn bó với nềnvăn hóa của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc)

Như vậy, cộng đồng người ổn định chỉ trở thành dân tộc khi có đủ các đặctrưng trên Các đặc trưng của dân tộc là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau,đồng thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định Sự tổng hợp các đặc trưng trên làmcho các cộng đồng dân tộc được đề cập ở đây - về thựuc chất là một cộng đồng xãhội - tộc người, trong đó những nhân tố tộc người đan kết, hòa quyện vào các nhân

tố xã hội Điều đó làm cho khái niệm dân tộc khác với các khái niệm sắc tộc,chủng tộc

Nghiên cứu khái niệm và các đặc trưng của dân tộc cần thấy rằng: Kháiniệm dân tộc và khái niệm quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau Bởi vì dân tộc ra đờitrong một quốc gia nhất định

2 Hai xu hướng của sự phát triển các dân tộc và biểu hiện của 2 xu hướng khách quan đó trong thời đại ngày nay.

- Xu hướng thứ nhất: Các cộng đồng dân cư do sự thức tỉnh, sự trưởng thànhcủa ý thức dân tộc mà muốn tách ra để xác lập các cộng đồng dân tộc độc lập.Trong thực tế xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bứcdân tộc, thành lập các quốc gia dân tộc độc lập

- Xu hướng thứ hai: Sự liên hiệp giữa các dân tộc với nhau, do sự phát triểncủa lực lượng sản xuất, của khoa học kỹ thuật, của giao lưu kinh tế và văn hóatrong xã hội tư bản đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa cácdân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau

Cả hai xu hướng này vận động trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc gặpnhiều trở ngại Bởi vì, nguyện vọng các dân tộc được sống độc lập, tự do nhưngchính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã biến các dân tộc nhỏ bé thành thuộcđịa và phụ thuộc của nó; chúng lập ra những khối liên hiệp để duy trì sự áp bức,bóc lột đối với các dân tộc đó, trên cơ sở bất bình đẳng và bị cưỡng bức

Vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, khi chế độngười bóc lột người bị xóa bỏ thì tình trạng dân tộc này áp bức, đô hộ các dân tộckhác mới bị xóa bỏ và chỉ khi đó 2 xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộcmới có điều kiện để thể hiện đầy đủ

Hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc do Lênin phát hiện đangphát huy tác dụng trong thời đại ngày nay với những biểu hiện rất phong phú và

đa dạng

+ Xét trong phạm vi quốc gia có nhiều dân tộc:

Trang 3

Xu hướng thứ nhất biểu hiện trong sự nổ lực của từng dân tộc để đi tới sự tựchủ và phồn vinh của bản thân dân tộc mình.

Xu hướng thứ hai tạo nên sự thúc đẩy mạnh mẽ để các dân tộc trong cộngđồng quốc gia xích lại gần nhau hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

+ Xét trên phạm vi thế giới:

Thời đại ngày nay là thời đại của các dân tộc bị áp bức đã vùng dậy, xóa bỏách đô hộ của chủ nghĩa đế quốc và giành lấy quyền quyết định vận mệnh của dântộc mình Đây là một trong những mục tiêu chính trị chủ yếu của thời đại - Mụctiêu độc lập dân tộc

Nhận rõ điều này, mỗi dân tộc, quốc gia phải biết thực hiện chính sách độclập tự chủ để mở cửa hội nhập vào dòng vận động chung của nhân loại; đồng thờiphải tìm được giải pháp hữu hiệu để gìn giữ, phát huy bản sắc của dân tộc mình

II.NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN.

-Dựa trên cơ sở tư tưởng của Mác - Ăng ghen về vấn đề dân tộc, dựa vào sựtổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạngNga, phân tích hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc, Lênin đã kháiquát lại thành "Cương lĩnh dân tộc" Nội dung cương lĩnh dân tộc thể hiện trên 3vấn đề sau:

1 Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.

- Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dântộc Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: Các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả

Bộ tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ cao hay thấp đều có nghĩa vụ vàquyền lợi ngang nhau, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi ápbức bóc lột dân tộc khác

- Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộcphải được pháp luật bảo vệ như nhau; khắc phục sự chênh lệch về trình độ pháttriển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc do lịch sử để lại

- Trên phạm vi giữa các quốc gia - dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữacác dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, gắnvới cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới, chống sự áp bức bóclột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế

- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyềndân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc

2 Các dân tộc được quyền tự quyết.

+ Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vậnmệnh của dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị - xã hội và con đườngphát triển của dân tộc mình Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chínhtrị tách ra thành một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc và cũngbao gồm quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng

Trang 4

cùng có lợi để có sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độclập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia -dân tộc.

+ Khi giải quyết quyền tự quyết của các dân tộc cần đứng vững trên lậptrường của giai cấp công nhân ủng hộ các phong trào đấu tranh tiến bộ phù hợp vớilợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Kiên quyết đấutranh chống những âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc, lợi dụng chiêu bài

"dân tộc tự quyết" để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước

3 Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.

+ Đây là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Lênin: Nó phản ánhbản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệpgiải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc có

+ Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trongcác dân tộc để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xãhội Vì vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả 3 nộidung của cương lĩnh thành một chỉnh thể

Tóm lại: Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin (của Đảng Cộngsản) là một bộ phận trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhândân lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; là

cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản và Nhà nước

xã hội chủ nghĩa

III VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY.

1 Tình hình các dân tộc ở Việt Nam.

+ Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất (54 dân tộc) Dân tộc kinhchiếm 87% dân số còn lại là dân tộc ít người phân bố rãi rác trên địa bàn cả nước

+ Tính cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đãtrở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống giặcngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước

Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu công

xã nông thôn bền chặt nên dân tộc Việt Nam xuất hiện rất sớm, gắn liền với cuộcđấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh chống thiên tai Vì vậy đoàn kết là xuhướng khách quan trên cơ sở có chung lợi ích, có chung vận mệnh lịch sử, cóchung tương lai, tiền đồ

Trang 5

+ Dân tộc Việt Nam hình thức cư trú xen kẻ giữa các dân tộc ngày càng giatăng Các dân tộc không có lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng Và sự thốngnhất giữa các dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng đượccủng cố.

+ Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lộttrong lịch sử nên trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc còn chênhlệch, khác biệt Đây là một đặc trưng cần hết sức quan tâm nhằm để thực hiện bìnhđẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta

+ Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm 13% dân số cả nước nhưng lại cư trútrên địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, anninh, giao lưu quốc tế đó là vùng biên giới, vùng rừng núi cao, hải đảo

+ Cùng với nền văn hóa cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dântộc Việt Nam có đời sống văn hóa mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phúthêm nền văn hóa của cả cộng đồng

2 Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

- Quan điểm chung:

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thựctiễn lịch sử đấu tranh cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng nhưdựa vào tình hình thế giới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn coi vấn đềdân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết có tầm quan trọng đặc biệt Hồ Chí Minh đãnói: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, đồng bào các dân tộc đều làanh em ruột thịt là con cháu một nhà, thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau là nghĩa

vụ thiêng liêng của các dân tộc

Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước coi việc giải quyết đúngđắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổnghợp, cũng như tiềm năng riêng của từng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giànhđộc lập dân tộc và đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã nêu rõ:

"Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệpcách mạng thực hiện tốt các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ,giúp nhau cùng phát triển thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, khắcphục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc"

- Những chính sách cụ thể:

+ Phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điềukiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, đảm bảo cho đồng bào các dân tộc khaithác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào việcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡngcủa đồng bào các dân tộc, từng bước nâng cao dân trí đồng bào các dân tộc, nhất làcác dân tộc thiểu số ở vùng cao, hải đảo

Trang 6

+ Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của cácdân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn dân tộc hẹphòi, nghiêm cấm các hành vi miệt thị dân tộc và chia rẽ dân tộc Hồ Chí Minh đãchỉ rõ: "Đại đoàn kết dân tộc là động lực chủ yếu, là sức mạnh vĩ đại quyết định sựthành công của cách mạng" Người khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết -thành công, thành công, đại thành công".

+ Tăng cường, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc ít người; đồng thờigiáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác cho cán bộ các dân tộc

Như vậy, chính sách dân tộc của đảng và Nhà nước ra mang tính toàn diện,tổng hợp tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Do đó chính sách dân tộc cònmang tính cách mạng và tiến bộ, đồng thời còn mang tính nhân đạo bởi vì nókhông bỏ sót một dân tộc nào; Nó tôn trọng quyền làm chủ của mỗi con người vàquyền tự quyết của các dân tộc Mặt khác, nó còn nhằm phát huy nội lực của mỗidân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em trong cả nước

Câu hỏi gợi ý:

1 Nêu khái niệm dân tộc và phân tích các đặc trưng cơ bản của dân tộc

2 Phân tích nội dung cơ bản "Cương lĩnh dân tộc" của chủ nghĩa Mác Lênin

-3 Trình bày tình hình dân tộc các đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam vànội dung các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta

Tài liệu tham khảo:

1 Giáo trình CNXHKH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004

2 Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003

3 Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam

VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trang 7

I BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC VÀ TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO.

1 Khái niệm Tôn giáo:

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư

ảo hiện thực khách quan Qua sự phản ánh của Tôn giáo, những sức mạnh tự pháttrong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí

2 Bản chất của Tôn giáo:

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con ngườitrước tự nhiên và xã hội

Theo Mác: "Sự nghèo nàn của Tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nànhiên thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo làtiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim làthuốc phiện của nhân dân"

Tuy nhiên, Tôn giáo cũng chứa đựng một số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợpvới đạo đức, đạo lý của xã hội

Về phương diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật mác xít và thế giớiquan tôn giáo là đối lập nhau Tuy vậy những người cộng sản có lập trường mác xítkhông bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôngiáo hợp pháp của nhân dân

3 Nguồn gốc của Tôn giáo:

a Nguồn gốc kinh tế - xã hội:

- Trong xã hội cộng sản nguyên thủy Do trình độ lực lượng sản xuất thấpkém con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn,

vì vậy, họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánhhóa những sức mạnh đó - Từ đó họ xây dựng nên những biểu tượng tôn giáo, đểthờ cúng

- Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lựctrước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị Họ không giải thích được nguồn gốccủa sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác v.v tất cả họ quy về số phận vàđịnh mệnh Từ đó họ đã thần thánh hóa một số người thành những thần tượng cókhả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo

Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bầncùng về kinh tế, áp bức về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội lànguồn gốc sâu xa của Tôn giáo

b Nguồn gốc nhận thức.

- Ở những gai đoạn lịch sử nhất đinh, nhận thức của con người về tự nhiên,

xã hội và bản thân mình còn có giới hạn Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội cónhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đếnvới Tôn giáo

Trang 8

- Sự nhận thức của con người có khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễrơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng.

c Nguồn gốc tâm lý.

- Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội

mà dẫn đến sinh ra tôn giáo Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm "sự

sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản , sự phá sản "đột ngột" "bất ngờ", "ngẫunhiên", làm họ bị diệt vong , dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu

xa của tôn giáo hiện đại

- Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng cũng có khiđược thể hiện qua tôn giáo

4 Tính chất của Tôn giáo.

a Tính lịch sử:

Con người sáng tạo ra Tôn giáo Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ

là một phạm trù lịch sử Tôn giáo không phải xuất hiện cùng một lúc với conngười Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tớimức độ nhất định

- Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử Trong từng giai đoạn của lịch sử Tôngiáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó.Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo

- Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bảnchất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, họ làm chủ được bản thân mình và xây dựngđược niềm tin cho mỗi con người thì Tôn giáo sẽ không còn

b Tính quần chúng:

- Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quầnchúng nhân dân lao động Hiện nay số lượng tín đồ của các Tôn giáo chiếm tỷ lệkhá cao trong dân số thế giới (khoảng 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởngcủa tôn giáo)

- Tuy Tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng củanhững con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái Bởi vì, Tôngiáo thường có tính nhân văn, nhân đạo, hướng thiện Vì vậy, còn nhiều người ởtrong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo

c Tính chính trị của Tôn giáo.

- Tính chính trị của Tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp,các giai cấp thống trị đã lợi dụng Tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình

- Trong nội bộ các Tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiềukhi cũng mang tính chính trị Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáothường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp

- Ngày nay, Tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạpkhông chỉ ở quốc gia mà còn cả phạm vi quốc tế Đó là sự xuất hiện các tổ chức

Trang 9

quốc tế của Tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt trong đó có chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội Vì vậy, cần nhận thức rõ: Đa số quần chúng đến vớitôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần; Song trên thực tế đã và đang bị các thếlực chính trị - xã hội lợi dung cho thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.

II VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.

1 Nguyên nhân tồn tại của Tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa.

* Nguyên nhân nhận thức: Trong chế độ xã hội chủ nghĩa trình độ dân trí

của nhân dân chưa thật cao, nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội đến nay khoa họcchưa giải thích được

- Thế giới khách quan là vô cùng, vô tận, nhận thức của con người là mộtquá trình và có giới hạn, thế giới còn nhiều điều mà hiện tại khoa học chưa làm rõ,

vì vậy tâm lý sợ hãi, trông chờ, tin tưởng vào thần thánh chưa thể gạt bỏ khỏi ýthức của con người trong xã hội, trong đó có nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa

* Nguyên nhân tâm lý:

- Tôn giáo ăn sâu vào tiềm thức của đa số nhân dân Mặt khác Tôn giáo làmột ý thức xã hội bảo thủ Vì vậy, những tồn tại xã hội có những biến đổi to lớn,nhưng tín ngưỡng, tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biếnđổi kinh tế, xã hội mà nó phản ánh

* Nguyên nhân chính trị - xã hội.

- Trong các nguyên tắc Tôn giáo có những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa

xã hội, với đường lối chính sách của nhà nước xã hội chủ nghĩa Đó là những giátrị đạo đức văn hóa của Tôn giáo, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của một bộ phậnnhân dân

- Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức vô cùngphức tạp; trong đó, các thế lực chính trị vẫn lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu

đồ chính trị của mình Mặt khác, những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủngbố vẫn còn xẩy ra ở nhiều nơi Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo làđiều kiện thuận lợi cho Tôn giáo tồn tại

* Nguyên nhân về kinh tế.

- Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường vớilợi ích khác nhau của các giai tầng xã hội; đời sống vật chất, tinh thần của nhândân chưa cao, con người chịu tác động của những yếu tố may rủi Từ đó làm chocon người cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên

* Nguyên nhân về văn hóa.

- Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở mức độ nào đó nhucầu văn hóa tinh thần có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, lối sống Vìvậy,việc kế thừa bảo tồn và phát huy văn hóa (có chọn lọc) của nhân loại, trong đó

có văn hóa tôn giáo là cần thiết Mặt khác tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến

Trang 10

tình cảm, tư tưởng của một bộ phận dân cư, do đó sự tồn tại tôn giáo trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội như một hiện tượng khách quan.

- Tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của một bộ phậndân cư, do đó sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội như một hiện tượng xã hội khách quan

2 Quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề tế nhị, nhạy cảm và phức tạp Vì vậy,việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải thận trọng, vừa giữvững nguyên tắc đồng thời vừa mềm dẻo cụ thể là:

Thứ nhất: Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời

sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới

Thứ hai: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do

không tín ngưỡng của công dân Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôngiáo đều bình đẳng trước pháp luật Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tínngưỡng của công dân

Thứ ba: Thực hiện đoàn kết giữa những người theo với những người không

theo một tôn giáo nào, đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thứ tư: Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng, trong việc giải quyết vấn

đề tôn giáo (Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng của tôn giáo, khắc phục mặt này

là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo đểchống lại sự nghiệp đấu tranh cách mạng)

Thứ năm: Phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo Ở

những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò tác động của từng tôn giáo đối với đờisống xã hội không giống nhau Vì vậy, cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xemxét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo

III VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA.

1 Khái quát tình hình tôn giáo ở nước ta.

- Nước ta có nhiều tôn giáo khác nhau Trong đó có 6 tôn giáo lớn vớikhoảng 20 triệu tín đồ

- Đồng bào các tôn giáo trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc

- Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều tín đồ và các giáo sỹ

đã nhận thức đúng chính sách, luật pháp của Nhà nước, làm tốt cả "việc đạo" và

"việc đời"

Trang 11

- Những năm gần đây, sinh hoạt tôn giáo có phát triển hơn trước Số ngườitham gia các hoạt động tôn giáo tăng lên, các đình chùa, miếu mạo, nhà thờ xâycất, tu sửa lại Các hoạt động lễ hội mang màu sắc tôn giáo nhiều lên

2 Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định:

"Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Thực hiệnnhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặckhông theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng phápluật Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng đồng thời chống việc lợidụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân"

- Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của cácthế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân

- Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo phải theo chế độ, chínhsách chung về quan hệ quốc tế đối ngoại của nhà nước ta

Câu hỏi ôn tập:

1 Phân tích nguồn gốc, bản chất và tính chất của tôn giáo?

2 Vì sao trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong chế độ xã hộichủ nghĩa vẫn còn tôn giáo? Quan điểm và chính sách đối với tôn giáo của Đảng

và Nhà nước ta hiện nay như thế nào?

Trang 12

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ

ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I GIA ĐÌNH, MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI, CÁC CHỨC NĂNG XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH.

1 Khái niệm gia đình:

Gia đình là một hình thức, tổ chức đời sống cộng đồng của con người, mộtthiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sởcủa quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên

2 Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.

a.Vai trò, vị trí của gia đình đối với sự phát triển của xã hội.

* Gia đình là tế bào của xã hội.

Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội Không cógia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được Chính

vì vậy muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt

Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn phụ thuộc riêngvào bản chất của từng chế độ xã hội Trong các xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tưliệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội đã hạn chếrất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội

* Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.

Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình Không thể có con người sinh

ra từ bên ngoài gia đình Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quantrọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân Chỉ có trong giađình mới thể hiện được mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha

mẹ và con cái Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xửvới người xung quanh và xã hội

* Gia đình là tổ ấm mang lại các trị hạnh phúc.

- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sốngcủa mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội Chỉ trong gia đình, mới thể hiệnđược mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái

+ Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xãhội Sự hạnh phúc của gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt chonhững công dân của xã hội Vì vậy, muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xâydựng gia đình Hồ Chủ Tịch nói: "Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốtcộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn"

Trang 13

+ Xây dựng gia đình là một trách nhiệm, là bộ phận cấu thành trongchỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Thế nhưng, các cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn cónhững quan hệ xã hội Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà cón làthành viên của xã hội Không thể có con người bên ngoài xã hội Gia đình đóng vaitrò quan trọng để đáp ứng nhu cầu về quan hệ xã hội của mỗi cá nhân

Ngược lại, bất cứ xã hội nào cũng thông qua gia đình để tác động đến mỗi cánhân Mặt khác, nhiều hiện tượng của xã hội cũng thông qua gia đình mà có ảnhhưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng,đạo đức, lối sống

b Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.

- Tính chất quyết định của trình độ phát triển kinh tế - xã hội đối với quy môkết cấu gia đình thể hiện rất rõ ràng

Quan điểm duy vật lịch sử đã chỉ ra rằng, gia đình là những hình thức phảnánh đặc thù của trình độ phát triển kinh tế Trong tiến trình lịch sử nhân loại, cácphương thức sản xuất lần lượt thay thế nhau, dẫn đến sự biến đổi về hình thức tổchức, quy mô và kết cấu gia đình Từ gia đình tập thể - quần hôn với các hình thứchuyết thống, đối ngẫu gia đình cặp đôi bước sáng gia đình cá thể một vợmột chồng Từ gia đình một vợ một chồng bất bình đẳng sang gia đình một vợ mộtchống, vợ chồng bình đẳng Tất cả những bước tiến trong gia đình đều phụthuộc vào bước tiến trong sản xuất, trong trình độ phát triển kinh tế - xã hội củamỗi thời đại

Đặc điểm, đạo đức, lối sống trong gia đình cũng bị chi phối bởi những quan

hệ xã hội Vì vậy, trong mỗi chế độ xã hội khác nhau, có quan điểm khác nhau vềtiêu chuẩn đạo đức, lối sống

c Tính độc lập tương đối của gia đình.

Mặc dù, gia đình và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng giađình vẫn có tính độc lập tương đối của nó, bởi vì gia đình và quan hệ gia đình còn

bị chi phối bởi các yếu tố khác như tôn giáo, truyền thống, pháp luật

3 Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình.

* Chức năng tái sản xuất ra con người.

- Đây là chức năng riêng có của gia đình Nhằm duy trì nòi giống, cung cấpsức lao động cho xã hội; cung cấp công dân mới, người lao động mới, thế hệ mớibảo đảm sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người

- Chức năng này đáp ứng nhu cầu của xã hội và nhu cầu tự nhiên của conngười Nhưng khi thực hiện chức năng này cần dựa vào trình độ phát triển kinh tế -

xã hội của mỗi quốc gia và sự gia tăng dân số để có chính sách phát triển nhân lựccho phù hợp Đối với nước ta, chức năng sinh đẻ của gia đình đang được thực hiệntheo xu hướng hạn chế, vì trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, dân số đông

Trang 14

* Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình.

- Đây là chức năng cơ bản của gia đình, bao gồm hoạt động sản xuất kinhdoanh và hoạt động tiêu dùng để thỏa mãn các yêu cầu của mỗi thành viên và củagia đình Sự tồn tại của kinh tế gia đình còn phát huy một cách có hiệu quả mọitiềm năng về vốn, sức lao động của từng gia đình, tăng thêm của cải cho gia đình

và cho xã hội

- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh tếnhiều thành phần, các gia đình đã trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ Đảng vàNhà nước đã đề ra các chính sách kinh tế - xã hội tạo mọi điều kiện cho các giađình làm giàu chính đáng từ lao động của mình (Tùy vào hoàn cảnh của từng giađình trí thức hay công nhân, các nhà khoa học v.v mà thực hiện chức năng nàycho phù hợp) Ở nước ta hiện nay kinh tế gia đình được đánh giá đúng với vai tròcủa nó Đảng và nhà nước có những chính sách khuyến khích và bảo vệ kinh tế giađình, vì vậy mà đời sống của gia đình và của xã hội đã được cải thiện đáng kể

- Thực hiện chức năng kinh tế tốt sẽ tạo ra tiền đề và cơ sở vật chất cho tổchức đời sống gia đình

Việc tổ chức đời sống gia đình chính là việc sử dụng hợp lý các khoản thunhập của các thành viên, và thời gian nhàn rỗi để tạo ra môi trường văn hóa lànhmạnh trong gia đình; đời sống vật chất của mỗi thành viên được đảm bảo sẽ nângcao sức khỏe của các thành viên đồng thời cũng duy trì sắc thái, sở thích riêng củamỗi người

Thực hiện tốt tổ chức đời sống gia đình không những đảm bảo hạnh phúcgia đình, hạnh phúc của từng cá nhân mà còn góp phần vào sự tiến bộ của xã hội

* Chức năng giáo dục.

- Nội dung giáo dục gia đình bao gồm cả tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lốisống, nhân cách, thẩm mỹ v.v Phương pháp giáo dục của gia đình cũng đa dạng,song chủ yếu là bằng phương pháp nêu gương, thuyết phục, lối sống, gia phongcủa gia đình truyền thống

- Chủ thể giáo dục gia đình chủ yếu là cha mẹ, ông bà đối với con cháu, chonên giáo dục gia đình còn bao hàm cả tự giáo dục

- Giáo dục gia đình là một bộ phận và có sự quan hệ hỗ trợ bổ sung cho giáodục nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục gia đình có vai trò quan trọng được coi

là thành tố của nền giáo dục xã hội nói chung Dù giáo dục xã hội đóng vai tròngày càng quan trọng, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia đìnhmang lại hiệu quả lớn không thể thay thế được

* Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm.

- Đây là một chức năng có tính văn hóa - xã hội của gia đình Chức năng nàykết hợp với các chức năng khác tạo ra khả năng thực tế cho việc xây dựng gia đìnhhạnh phúc

Trang 15

- Trong gia đình, nhiều vấn đề như giới tính, tuổi tác, sự mệt mỏi về thể xác

và tâm hồn trong lao động và công tác có khi môi trường gia đình giải quyết cóhiệu quả nhất

- Trong gia đình, mọi thành viên đều có quyền và phục vụ thực hiện cácchức năng trên, trong đó người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi họ đảmnhận một số thiên chức không thể thay thế được Vì vậy, việc giải phóng phụ nữđược coi là mục tiêu quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần được biếtđầu tư gia đình

Tóm lại: Gia đình, thông qua việc thực hiện các chức năng vốn có của mình,

có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội Các chức năng này có quan hệmật thiết với nhau, tác động lẫn nhau Việc phân chia chúng là tương đối Cầntránh tư tưởng coi trọng chức năng này coi nhẹ chức năng kia, hoặc tư tưởng hạthấp chức năng gia đình Mọi quan điểm tuyệt đối hóa, đề cao quá mức hay phủnhận, hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm

II NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

1 Điều kiện và tiền đề kinh tế - xã hội.

- Việc xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, xác lập quan hệ sản xuất mới là yếu tốquan trọng nhất để từng bước xóa bỏ những tập quán hôn nhân cũ, xóa bỏ sự bấtbình đẳng về giới, bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình

- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự tồn tại nền kinh tế thị trườngtạo điều kiện, cơ hội để phát huy mọi tiềm năng của mọi gia đình, mọi thành viêntrong xã hội Đồng thời, với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa còn là tiền đề để từng bước giải quyết đúng đắn giữa phát triển kinh tế vớicông bằng xã hội Điều đó cũng tạo ra cơ sở để phát triển gia đình, khắc phụcnhững hạn chế, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống để xây dựng giađình mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa

2 Điều kiện và tiền đề chính trị và văn hóa - xã hội.

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời đã xây dựng được hệ thống pháp luật,trong đó có luật hôn nhân và gia đình

- Luật hôn nhân và gia đình là cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện hônnhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng xây dựng gia đình bình đẳng, dân chủ,bảo đảm cuộc sống hạnh phúc và bền vững

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giáo dục đào tạođược quan tâm đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí Dân trí cao làmột tiền đề quan trọng để xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc

- Hệ thống các chính sách xã hội trên các lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa giađình, chăm sóc sức khỏe v.v đã được nhà nước quan tâm

Những chính sách này tạo tiền đề quan trọng để thay đổi chiếu hướng tíchcực trong hình thức tổ chức, quy mô, kết cấu gia đình

Trang 16

III NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN CỦA XÂY DỰNG GIA ĐÌNH MỚI

VÀ NỘI DUNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH MỚI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

1 Những định hướng cơ bản của xây dựng gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Thứ nhất: Xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay phải trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại về gia đình.

- Gia đình truyền thống Việt Nam, bên cạnh những giá trị không còn phùhợp như tính gia trưởng, tính cục bộ theo họ tộc, lễ nghi cưới hỏi rườm rà thì còn

có những giá trị tích cực cần phải kế thừa: Tình thương yêu con người, sự hiếuthảo của con cháu với ông bà, cha mẹ, tình yêu gia đình gắn với tình yêu làng xómv.v Những giá trị ấy được giữ gìn, phát triển trong mấy chục năm qua, góp phần

to lớn trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc mà văn hóa gia đình là một

bộ phận

- Trong giai đoạn hiện nay sự chuyển đổi từ gia đình truyền thống sang giađình hiện đại đòi hỏi phải tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa nhân loại phù hợpvới văn hóa và đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam

Thứ hai: Xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay được thực hiện trên cơ

sở quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bảo đảm quyền tự do kết hôn và ly hôn.

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính giữanam và nữ Tình yêu đó xuất phát từ tình thương yêu nhau thực sự, từ những quanđiểm tương đồng, hiểu biểu, thông cảm lẫn nhau, thương yêu nhau

- Hồn nhân tự nguyện tiến bộ là bước phát triển tự nhiên của tình yêu chânchính Họ tự nguyện đến với nhau và được pháp luật bảo vệ

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ còn thể hiện ở sự quan tâm, góp ý của cha mẹ,giúp cho con cái có trách nhiệm hơn trong tình yêu và có ý thức trong hôn nhân vàgia đình

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ gồm 2 mặt; Tự do kết hôn và tự do ly hôn Sự

ly hôn chỉ xẩy ra khi tình yêu không cần nữa Nhưng khi giả quyết ly hôn cần có sựbảo đảm pháp lý, có sự hỗ trợ, hòa giải của các đoàn thể xã hội, của cộng đồnglàng xóm, dân phố

Thứ ba: Gia đình mới ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, thương yêu, có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viên để thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội.

- Trong gia đình 2 mối quan hệ quan tọng nhất là quan hệ vợ chồng và quan

hệ cha mẹ - con cái Vì vậy, để thực hiện xây dựng gia đình mới cần phải chú ýđến sự bình đẳng trong quan hệ vợ chống và xây dựng mối quan hệ tốt giữa cha mẹ

- con cái; quan hệ anh, chị - em út; quan hệ ông bà - cháu chắt Trong xây dựng cácmối quan hệ này, sự tác động của xã hội có vai trò quan trọng, thông qua các chính

Ngày đăng: 03/07/2014, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w