Nâng cao trình độ dân trí và đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (Trang 27 - 28)

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG VÀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM.

2.Nâng cao trình độ dân trí và đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ.

khoa học, kỹ thuật, công nghệ.

- Nâng cao dân trí là điều kiện không thể thiếu được để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, để quần chúng nhận thức được và tham gia trực tiếp vào quản lý Nhà nước, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt bằng dân trí được nâng cao sẽ góp phần thúc đẩy chất lượng nguồn lực lao động, tạo ra tiềm lực trí tuệ để phát triển nhân tài cho xã hội.

- Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo để nhằm đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho xã hội. Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy xã hội tiến bộ.

- Cùng với giáo dục, khoa học và công nghệ có vai trò rất to lớn trong việc tăng cường tiềm lực trí tuệ, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, quán triệt quan điểm tư tưởng chỉ đạo giáo dục của Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII; kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa IX đã nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục và khoa học công nghệ Việt Nam từ nay đến năm 2010 là:

a. Đối với giáo dục.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện giáo dục toàn diện. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Nâng cao chất lượng các môn học khoa học xã hội đặc biệt là môn học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Phát triển quy mô giáo dục.

Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo với sử dụng, phát triển các loại hình giáo dục, hướng tới toàn xã hội học tập.

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Có chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên thuộc gia đình nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.

Giải quyết kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, chú trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.

- Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý, nâng cao trình độ quản lý khoa học và công nghệ, có chính sách tôn vinh cac nhà khoa học các nhà quản lý giỏi.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (Trang 27 - 28)