Trong bài tiểu luận này, nhóm sẽ đi sâu vào phân tích “Mối quan hệ giữa sự pháttriển nền văn hóa dân tộc với quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp”, từ đó thấyđược tầm quan trọng của v
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP VB16BQT01
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Môn: Hành vi tổ chức
Đề Tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC VỚI
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
Nhóm thực hiện : NHÓM 9
TP.HCM, tháng 9 năm 2014
Trang 2KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP VB16BQT01 -oOo -
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Môn: Hành vi tổ chức
Đề Tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC VỚI
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
GVHD: ThS NGUYỄN VĂN CHƯƠNGSVTH : NHÓM 9
1 Lê Tuấn Khiêm
2 Đỗ Thị Hà
3 Phạm Thị Kim Ngân
5 Võ Thị Minh Tâm
Trang 3có thể là Văn hóa doanh nghiệp! (Trường Doanh nhân PACE)
Ngày nay, văn hoá doanh nghiệp đang được coi là một loại tài sản vô hình, có vị trí
và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp Bất kỳ một doanhnghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đúng vững vàtồn tại được nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay
Ngay từ khi hình thành doanh nghiệp thì văn hoá doanh nghiệp cũng đã bắt đầu hìnhthành dù doanh nghiệp đó có ý thức được hay không Quá trình hình thành văn hóadoanh nghiệp là một quá trình lâu dài và chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó 3yếu tố có ảnh hưởng quyết định nhất là: Văn hóa dân tộc, Người lãnh đạo và Môitrường xã hội
Văn hóa doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ trước hết bởi ý chí, trí tuệ, đạo đức vàtầm nhìn của nhà lãnh đạo Và phẩm chất, năng lực của nhà lãnh đạo cũng được tạonên từ bản sắc, văn hoá dân tộc thông qua quá trình học tập và rèn luyện Có thể thấy,văn hoá dân tộc là nền tảng, là nguồn gốc hình thành nên văn hoá doanh nghiệp ngàynay
Trong bài tiểu luận này, nhóm sẽ đi sâu vào phân tích “Mối quan hệ giữa sự pháttriển nền văn hóa dân tộc với quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp”, từ đó thấyđược tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với sự trường tồn và phát triển củamột doanh nghiệp trên nền tảng văn hoá dân tộc
Trang 4I Những vấn đề chung 1
1 Khái niệm 1
2 Nguồn gốc và đặc điểm của văn hoá dân tộc 2
3 Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp trong nước và trên thế giới 4
a) Văn hoá doanh nghiệp các nước 4
b) Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam 4
4 Nhận thức của các doanh nghiệp trong nước đối với vai trò của văn hóa trong doanh nghiệp 7
II Mối quan hệ giữa Văn hoá dân tộc và Văn hoá doanh nghiệp 10
1 Tầm quan trọng của Văn hoá dân tộc trong quá trình xây dựng Văn hoá doanh nghiệp 10
2 Những ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đối với quá trình xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam 12
a) Những ảnh hưởng tích cực 12
b) Những ảnh hưởng tiêu cực 14
3 Quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp qua các thời kỳ phát triển văn hóa dân tộc 15
a) Văn hóa doanh nghiệp cổ truyền Việt Nam 15
b) Văn hóa doanh nghiệp trước thời kỳ đổi mới 16
c) Văn hóa doanh nghiệp giai đoạn hội nhập 18
III Phương hướng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiệu quả nhất 21
KẾT LUẬN 26
PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI TỰ LUẬN 29
PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 34
Trang 5I Những vấn đề chung
1 Khái niệm
Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con ngườicùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt động sáng tạo Nó được bảotồn và chuyển hóa cho những thế hệ nối tiếp theo sau
Văn hóa là câu trả lời của con người trước các thách đố của tự nhiên, của xã hội.Văn hóa cũng là thế ứng xử, là kinh nghiệm sống của một cộng đồng được tích lũy vàtrao truyền qua các thế hệ Nói tới văn hóa cũng là nói tới một dân tộc, một quốc gia.Văn hóa dân tộc cũng in đậm dấu ấn của nó trong cách thức cai trị, quản lý đất nước,quản lý doanh nghiệp của mỗi quốc gia, mỗi vùng, miền…
Sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên văn hóa doanh nghiệp là một điều tất yếu.Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc.Mội cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc
cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc Và khi tập hợpthành một nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận – một doanh nghiệp – những cá nhânnày sẽ mang theo những nét nhân cách đó
Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốtquá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quanniệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phốitình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi
và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêngbiệt Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trongmột doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững Nó xác lập một hệ thống cácgiá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xửtheo các giá trị đó Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa cácdoanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp
Trang 62 Nguồn gốc và đặc điểm của văn hoá dân tộc
Mỗi dân tộc đều có nền văn hoá riêng của mình Văn hoá dân tộc là thành tựu của cảdân tộc đi cùng lịch sử của dân tộc đó Và văn hoá dân tộc Việt Nam là thành tựu của
cả dân tộc Việt Nam, được hình thành trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chốngxâm lược ngoại bang và thực tiễn lao động sản xuất
Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến Qua các thời kỳ lịch sử khácnhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên hệ quan điểm giá trị, nguyên tắc hành vi vàtinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét Sự ảnh hưởng văn hóa TrungHoa, văn hóa Ấn Độ và văn hóa phương Tây đã khiến cho văn hóa Việt Nam đa dạng,nhiều màu sắc Hơn nữa, 54 dân tộc trên đất nước ta là 54 nền văn hóa khác nhau, gópphần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam
Con người ra đời cùng văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũngnhờ văn hóa Do đó, văn hóa có chức năng góp phần bồi dưỡng nhân cách và tâm hồncao đẹp của con người Việt Nam: lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, tinhthần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức xây dựng thuần phong mỹ tục, xây dựng giađình có văn hóa, coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sự hài hoà, tinh thần cầu thực, ýchí phấn đấu tự lực, tự cường… Đây là những ưu thế để xây dựng văn hóa doanhnghiệp mang bản sắc Việt Nam trong thời hiện đại Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam cũng
có những điểm hạn chế
Có thể khái quát mười đặc điểm của người Việt Nam như sau:
- Cần cù trong lao động nhưng dễ thoả mãn nên tâm lí hưởng thụ còn nặng
- Thông minh, sáng tạo nhưng có tính đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động
- Khéo léo nhưng không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùngcủa sản phẩm)
- Vừa thực tế, vừa mơ mộng nhưng không có ý thức nâng lên thành lí luận
- Ham học hỏi và khả năng tiếp thu nhanh nhưng khi học không đến nơi đến chốnnên kiến thức không thành hệ thống, mất căn bản Ngoài ra, học tập không còn là mụctiêu tự thân của nhiều người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sĩ diện, để kiếmcông ăn việc làm, không còn vì chí khí đam mê)
Trang 7- Hoà đồng, mến khách nhưng không lâu bền.
- Tiết kiệm nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoekhoang, thích hơn người)
- Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, điều đó chỉ xảy ra trong những hoàncảnh có khó khăn, bần hàn Trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này
ít khi xuất hiện
- Yêu hoà bình và nhẫn nhịn nhưng nhiều khi hiếu thắng vì những lí do tự ái lặtvặt, đánh mất đại cục
- Thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, mộtngười làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)
(Dẫn theo Phạm Tấn Đắc,7; tr.293)Tuy nhiên, trong xã hội tri thức ngày nay, những mặt hạn chế dần được khắc phụcbởi trình độ giáo dục của mọi người ngày càng được nâng cao, quan điểm về giá trịcũng có những chuyển biến quan trọng Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tếthế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, quản lýkinh doanh doanh nghiệp cần phải được tổ chức lại trên các phương diện và giải quyếthài hòa các mối quan hệ: quan hệ thiên nhiên với con người, quan hệ giữa con ngườivới con người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và nhân loại…
Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới Toàn cầuhóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có những bước tính khônngoan, lựa chọn sáng suốt Không thể để xảy ra tình trạng quốc tế hóa văn hóa doanhnghiệp, mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam để thu hút lấy tinh hoa của nhân loại,sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phù hợp với tình hình và bản sắc vănhóa Việt Nam
3 Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp trong nước và trên thế giới
a) Văn hoá doanh nghiệp các nước
Mỹ, Nhật là các quốc gia quản lý hiệu quả các doanh nghiệp của mình vì họ biết xâydựng văn hóa doanh nghiệp hợp lý, kích thích được hứng thú lao động và niềm say mêsáng tạo của công nhân Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc các nhà quản lý doanh
Trang 8nghiệp biết gắn kết văn hóa doanh nghiệp với văn hóa của nơi sở tại Tuy nhiên, trongquá trình phát triển, mỗi nước phải biết lựa chọn một hướng đi đúng đắn để phát triển
và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình
Có thể khái quát 4 đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp hiện nay là:
- Tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thểthành viên doanh nghiệp tích luỹ lâu dài cùng nhau hoàn thành, có tính tập thể
- Tính quy phạm: Văn hóa doanh nghiệp có công năng điều chỉnh kết hợp: trongtrường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì công nhân viên chứcphải phục tùng các quy phạm, quy định của văn hóa mà doanh nghịêp đã đề ra, đồngthời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe và cố gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏxung đột
- Tính độc đáo: Doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, doanh nghiệp khácnhau ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo trên cơ
sở văn hóa của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại Văn hóa doanh nghiệp phải bảođảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệpkhác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình
- Tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của văn hóa doanhnghiệp mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa Chỉ khi nào văn hóa doanhnghiệp phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa.(Theo Diendanquantri)
b) Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam
Với bề dày truyền thống văn hoá dân tộc, Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam cũngmang đầy đủ những đặc điểm chung, tuy nhiên vẫn còn có những mặt hạn chế nhấtđịnh Đó là một nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp, môi trường làmviệc có nhiều bất cập, dẫn đến có những cái nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm đúngđắn về cạnh tranh và hợp tác, chưa có tính chuyên nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi cáctàn dư của nền kinh tế bao cấp, chưa có cơ chế dùng người thỏa đáng vời từng vị trílàm việc, có sự bất cập trong giáo dục và đào tạo
Cụ thể đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam:
Trang 9- Dựa trên các mối quan hệ:
+ Mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức:
o Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều phát triển từ loại hình công ty giađình, việc quản lý được thực hiện sao cho dễ dàng và thuận tiện nhất
o Văn hoá doanh nghiệp mang nặng dấu ấn của người sáng lập, quản lý vì kết quảkhông theo quy trình,quy phạm
o Giám đốc tham gia vào hầu hết các vấn đề lớn nhỏ của công ty và là người cóquyền ra quyết định cuối cùng
o Nhân viên ít có tính sáng tạo, chỉ làm theo những chỉ dẫn của người chủ
o Những vị trí trọng yếu khác trong công ty thường do người nhà, người thân,người quen đảm nhiệm
Tuy nhiên, chính phong cách này đã giúp cho DNVN nhanh chóng vượt qua nhữngkhó khăn khi chính sách thay đổi, biết năm bắt cơ hội mới như tăng mạnh giao thươngvới Mỹ
+ Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức khác:
o Andrew Carnegie - ông vua ngành sắt thép của Mỹ từng nói “Tri thức của cácchuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào cácmối quan hệ xã hội”
o Đa phần các công ty Việt Nam đều coi trọng việc xây dựng các mối quan hệ vớikhách hàng, đối tác và các cá nhân/cơ quan/ tổ chức có tầm ảnh hưởng, xem đó là vũkhí cạnh tranh lợi hại, dựa trên các mối quan hệ để có được cơ hội kinh doanh chứkhông hoàn toàn dựa vào thực lực
o Hiện nay, đa số doanh nghiệp và cộng đồng vẫn giữ quan niệm “con ông cháucha”, “một người làm quan, cả họ được nhờ”, “quen biết rộng quan trọng hơn nănglực”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”…
o Mặt khác, các quan chức cũng thường góp tay lập nên các công ty danh nghĩa đểlàm sân sau nhằm tư lợi nhờ quyền hạn của mình
- Tầm nhìn ngắn hạn:
Trang 10+ Doanh nghiệp Việt Nam thích các thương vụ đem lại lợi ích ngay chứ ít chịuxây dựng quan hệ với tầm nhìn dài hạn.
+ Doanh nghiệp Việt Nam thường theo đuổi cái lợi ích trước mắt mà không tínhtoán hậu quả lâu dài Ví dụ như việc gây ô nhiễm môi trường bằng trốn tránh việc xử lýnước thải đúng chuẩn, có thể giảm chi phí tạm thời nhưng khi môi trường bị ô nhiễmnặng nề sẽ gây ảnh hưởng rất lớn và chi phí cải tạo vô cùng cao…
- Hạn chế sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh/làm việc chưa có tính chuyênnghiệp:
+ Doanh nghiệp Việt Nam ít khi chi trả cho hoạt động nghiên cứu thị trường, cho
- Bị chi phối bởi thói quen trong giao tiếp xã hội:
+ Doanh nghiệp Việt Nam rất đặc trưng cho loại hình văn hóa giao tiếp mang tính
ôn hòa/tránh xung đột trực diện trong quan hệ/luôn có ý thức giữ thể diện Thực chấtchỉ mang tính hình thức sáo rỗng, thường là “nói vậy mà không phải vậy”
+ Khi đàm phán, doanh nhân Việt Nam thường chú ý đến các yếu tố phi ngôn ngữ
để tìm hiểu ý đồ của đối tác thay vì nội dung cuộc thương lượng hay chữ nghĩa và cácđiều khoản trong hợp đồng
+ Doanh nghiệp nước ngoài sẽ dễ dàng trả lời dứt khoát và rõ ràng với các đề nghịcủa phía đối trong khi doanh nghiệp Việt Nam thường né tránh vòng vo bằng cách nói
“Chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này” hoặc “Chúng tôi sẽ liên lạc sau”…
- Thể hiện mục tiêu không thực tế:
Doanh nghiệp Việt Nam thường thể hiện ra bên ngoài việc họ không lấy tiêu chí lợinhuận hay chiếm lĩnh thị trường làm mục tiêu hoạt động mà chia sẻ các mục tiêu mangtính lý tưởng như đóng góp cho xã hội Từ đó sa đà vào việc đa dạng hoá ngành nghề,
Trang 11dịch vụ, xây dựng các tập đoàn đa ngành… nhưng hoạt động không hiệu quả do khôngtập trung, không có ngành nghề chính.
4 Nhận thức của các doanh nghiệp trong nước đối với vai trò của văn hóa trong doanh nghiệp
Với chủ trương của Đảng về xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, chính sách mở cửa hội nhập, từ đó các doanh nghiệp và giới doanh nhân ViệtNam có cơ hội giao lưu, hợp tác, học hỏi từ các nền kinh tế phát triển trên thế giới Mọingười được tự do phát triển kinh tế, phát huy năng lực đề vươn lên làm giàu cho bảnthân và góp phần cho xã hội Từ đó giới doanh nhân có điều kiện tiếp thu văn hoá kinhdoanh tiến bộ, học hỏi và vận dụng để xây dựng cho doanh nghiệp của mình, từngbước hình thành văn hoá doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của nước
ta, trở thành động lực phát huy sức mạnh dân tộc, tạo ra một hình ảnh chuyên bền vững-đáng tin cậy trên thương trường quốc tế Công cuộc đổi mới đã tạo điều kiệncho sự ra đời và phát triển đội ngũ doanh nhân mới, hình thành và phát triển văn hóadoanh nhân mới, mở đường cho sự hình thành và phát triển của văn hóa Doanh nghiệpViệt Nam
nghiệp-Nhận thức rõ xu hướng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cố gắng xây dựngnguồn lực con người, và tổng hợp tiềm năng của nguồn nhân lực để tạo nên văn hoádoanh nghiệp Ngoài ra, văn hoá donah nghiệp còn thể hiện qua phong cách, tư tưởngkinh doanh của người lãnh đạo và tác phong làm việc của từng nhân viên Nhìn chunghoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đều hướng tới mục tiêu:
- Đạt hiệu quả lợi nhuận cao,
- Xây dựng doanh nghiệp phát triển vững mạnh,
- Tôn trọng giá trị nhân văn đối với con người và xã hội,
- Bảo vệ môi trường sinh thái
Tuy đối mục tiêu chủ đạo và thứ tự quan trọng các mục tiêu có khác nhau trong từngdoanh nghiệp, nhưng đều hoạt động theo phương pháp:
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế
- Hướng tới tính công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh
Trang 12- Tổ chức và quản lý doanh nghiệp theo phương pháp tiên tiến.
- Áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quảnlý
- Tạo điều kiện cho cá nhân trong doanh nghiệp phát triển bản thân, nâng cao đờisống
Văn hoá doanh nghiệp ngày càng được chú trọng và phát huy vai trò đối với hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Nó trở thành tài sản vô giá để doanh nghiệp khẳngđịnh vị trí, uy tính của mình trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị màdoanh nghiệp mang lại Những doanh nghiệp không có màu sắc văn hoá riêng thìkhông có sức cạnh tranh, tác phong làm việc không ổn định dẫn đến kinh doanh khônghiệu quả, sức khoẻ doanh nghiệp không tốt
Dù đại đa số các doanh nghiệp nhận thức được vấn đề này, nhưng tiến hành xâydựng văn hoá doanh nghiệp cho mỗi tổ chức vẫn rất khó khăn
Các doanh nghiệp Việt Nam thường quen cách làm ăn nhỏ lẻ, tuỳ tiện, chạy theo lợinhuận trước mắt, thiếu tầm nhìn lâu dài, sản xuất theo quy mô nhỏ, tiết kiệm, không đủđiều kiện và không mạnh dạn áp dụng công nghệ Ngoài ra còn thiếu chuyên môn,thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tuỳ tiện ký kết hợp đồng, thiếu chuyên nghiệptrong đàm phán thoả thuận, ra các quyết định một cách hời hợt, theo cảm tính, thiếunguyên tắc Tư duy kinh doanh theo kiểu chấp vá, thiếu đồng bộ dẫn đến kết quả cuốicùng không đạt chất lượng, mang tính may rủi cao Người lãnh đạo thiếu chuyên môn,thiếu quyết đoán, còn tư duy hoà hoãn, cả nể và ngại góp ý Bên cạnh đó chưa nhậnthức đúng tầm quan trọng của kỷ luật trong doanh nghiệp, chưa đầu tư đúng mức vàoviệc nghiên cứu kỹ mục tiêu trước khi bắt tay thực hiện, giai đoạn vạch kế hoạch vàxem xét vấn đề còn manh tính thủ tục, chưa tới nơi tới chốn, vội vàng và cảm tínhtrong thực hiện mục tiêu Do đó chưa tạo được ảnh hưởng tốt, chưa làm gương cho các
cá nhân khác trong doanh nghiệp
Điểm yếu của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam còn thể hiện ở khía cạnh tưduy hạn hẹp, tầm nhìn ngắn hạn Nguồn gốc từ kinh tế tiểu nông nghiệp, doanh nghiệpViệt Nam thường thay đổi, nóng vội, thích đi đường tắt trong khi tầm nhìn về phát triển
Trang 13lại hạn hẹp và nhận thức theo lối ngắn hạn Do thiếu tầm nhìn dài hạn, nên thường đặt
ra những mục tiêu theo kiểu “mì ăn liền”, không bắt kịp xu hướng nên tốn kém và hiệuquả thấp, nhanh chóng lỗi thời Thậm chí đầu tư theo kiểu may rủi, không có chuyênmôn và hiểu biết về lĩnh vực sắp tham gia, hoạt động theo kiểu đầu cơ, mùa vụ, thiếubền vững
Để khắc phục những vấn đề này, các doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo và pháttriển tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo ra không khí văn hóa tốt đẹp đểnâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụ trong tổ chức
Cần thay đổi quan niệm kinh doanh, tạo được lòng tin và sự trung thành của kháchhàng, chú trọng nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của thị trường để hoàn thiện sản phẩm -dịch vụ của doanh nghiệp
Xây dựng ý thức tự giác cho các cá nhân trong tổ chức, nâng cao tính chuyênnghiệp, khả năng ứng biến và trình độ chuyên môn cho các nhân viên, phát huy tinhthần chung của toàn doanh nghiệp Từ đó hình thành một khối đoàn kết và nhất quán,như vậy sẽ tạo được hình ảnh tốt và nổi bạt bản chất riêng của doanh nghiệp, nâng cao
uy tín trên thị trường
Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho nhân viên trong doanh nghiệp nói riêng
và cộng đồng xã hội nói chung Thể hiện mục tiêu bảo vệ môi trường trong thực tế hoạtđộng của doanh nghiệp chứ không tuyên truyền theo kiểu hô hào thủ tục
Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội qua việc vận động các thành viên trongdoanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp hưởng ứng những hoạt động mang tính nhân văn,đóng góp thực tế vào xã hội
II Mối quan hệ giữa Văn hoá dân tộc và Văn hoá doanh nghiệp
1 Tầm quan trọng của Văn hoá dân tộc trong quá trình xây dựng Văn hoá doanh nghiệp
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần xem xét môi trường văn hoá mà doanh nghiệpđang hoạt động, nghĩa là cần xem xét văn hoá dân tộc, văn hoá vùng miền, văn hoá cánhân, và mang đậm văn hoá của người lãnh đạo doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp
bị chi phối rất nhiều bởi văn hoá dân tộc
Trang 14Bản sắc văn hoá Việt Nam mang lại những ưu điểm trong xây dựng văn hoá doanhnghiệp bởi những đặc điểm như coi trọng tư tưởng nhân bản, theo xu hướng ứng xử hàihoà, tình thần cầu tiến, ý chí phấn đấu tự lực tự cường….Mặc khác, do ảnh hưởng củavăn hoá Á Đông và mang những điểm hạn chế của tư duy Nho giáo, số đông ngườiViệt Nam dễ thoả mãn với lợi ích trước mắt, ngại va chạm và cạnh tranh, tập quán sinhhoạt tản mạn thiếu kỷ luật…
Người ta thường dựa vào một số nhất định để đánh giá mức độ ảnh hưởng của vănhoá dân tộc đối với văn hoá doanh nghiệp, và so sánh phân biệt giữa dân tộc này vớidân tộc khác Trong đó, có thể áp một số tiêu chí tiêu biểu để phân tích mức độ ảnhhưởng của văn hoá dân tộc đến văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong thời hiện đại:
- Mức độ khoản cách quyền uy: văn hoá Việt Nam vẫn còn tàn dư của văn hoá thờithực dân phong kiến, nên khoản cách quyền uy trong công việc lớn, điều này sẽ là trởngại khi muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo hướng huy động sự tham gia củamọi thành viên Trong doanh nghiệp nên có sự tương tác giữa cấp trên và cấp dưới,việc tham khảo ý kiến cấp dưới trong quá trình ra quyết định, tuy mất nhiều thời gianthu thập ý kiến, nhưng sẽ rút ngắn tời gian thực thi quyết định Điều này tạo điều kiệntốt để cấp dưới học hỏi, tiếp thu và hiểu rõ nghiệp vụ chuyên môn, kích thích tinh thầncuầ tiến học hỏi, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho cấp trên Ngược lại, cấp dướithường thụ động chủ quan trong môi trường làm việc có khoản cách quyền uy lớn
- Mức độ quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng: trong văn hoá Việt Nam, coi trọnggiá trị cố kết cộng đồng, nhất là trong những bối cảnh đặc biệt như thiên tai hoặc chiếntranh,… Đặc điểm này có ảnh hưởng quan trọng đối với văn hoá doanh nghiệp ở ViệtNam Các doanh nghiệp Việt Nam quản lý theo kiểu quản lý nhóm người, văn hoácộng đồng có ưu điểm là sự ổn định, khuôn khổ, đòi hỏi các thành viên hành xử theomột chuẩn mực chung để phù hợp với cộng đồng trong doanh nghiệp Mặc khác nếucác lãnh đạo doanh nghiệp hưởng ứng những đổi mới tiến bộ, thì văn hoá cộng đồngtrong doanh nghiệp sẽ là một đòn bẫy thúc đẩy nổ lực chung trong toàn thể doanhnghiệp, trở thành một sức ép tích cực giúp đạt kết quả nhanh chóng và sự thay đổi bềnvững trong doanh nghiệp
Trang 15- Mức độ bình đẳng nam – nữ: chỉ số này phản ánh tính mạnh mẽ trong phong cáchcủa một doanh nghiệp Thể hiện ở thái độ coi trong uy tính, cấp bậc, khuynh hướngcạnh tranh, khả năng đối mặt và giải pháp xử lý khó khăn và bất đồng trong doanhnghiệp Truyền thống Việt Nam có xu hướng chuộn khiêm tốn, nhường nhịn, hướng tới
sự ổn định, hoà hợp, tránh xung đột, nhìn nhận việc phản đối trực tiếp hoặc từ chối như
là việc tổn thương người khác Do đó việc giải quyết mâu thuẫn, bất đồng ý kiếnthường theo lối thoả thuận, dẫn đến không triệt để, hiệu quả kém, cũng là rào cản trong
sự phát triển của doanh nghiệp Nếu nhân cách hoá một doanh nghiệp thì các doanhnghiệp Việt Nam thiên về nữ tính hơn
- Mức độ lâu dài của sự định hướng: do ảnh hưởng của triết lý Nho giáo lâu đời,người Việt Nam quan niệm gia đình là khuôn mẫu của xã hội và sự ổn định của xã hôidựa trên sự tôn trọng các trật tự nhất định của mỗi cá nhân Điều này chi phối đếnchiến lược xây dựng tổ chức, các doanh nghiệp Việt Nam thường xây dựng tổ chứctheo tiêu chí ổn định lâu dài, dựa trên truyền thống và đạo đức xã hội Tuy nhiên, dođang trong quá trình xây dựng, nên các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăntrong việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, và thực hiện những định hướng mà doanhnghiệp mong muốn Bị tác động bởi văn hoá tiêu dùng từ bên ngoài, triết lý kinh doanhchưa trưởng thành, thiếu ổn định, ít quan tâm đến đạo đức, tập trung vào lợi ích ngắnhạn…là những vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam cần vượt qua
Ngoài ra, văn hoá doanh nghiệp cũng chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá vùng miền.Lịch sử phát triển kinh tế- xã hội của vùng miền chi phối trực tiếp tới các chuẩn mựchành xử của các thành viên trong doanh nghiệp, phương pháp đàm phán, thương lượng,ngoại giao của doanh nghiệp đối với đối tác bên ngoài Do đó lãnh đạo cácdoanhnghiệp cần xem xét vấn đề này trước khi đưa ra quyết định thay đổi hay pháttriển dự án mới cho doanh nghiệp
Kinh doanh, sản xuất là hoạt động nhạy bén năng động nhất của đời sống xã hội.Đồng thời hoạt động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn gắn với một tổ chứcnhất định Vì vậy văn hóa của doanh nghiệp sẽ là văn hóa của loại tổ chức đi đầu trongviệc phát triển văn hóa dân tộc để thích ứng với những thay đổi từ môi trường bên
Trang 16ngoài Vì vậy, đầu tư cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là công việc không chỉcủa riêng doanh nghiệp còn là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cơ quannghiên cứu, các tổ chức xã hội Bởi văn hóa dân tộc là nguồn đầu vào quan trọng nhấtcủa văn hóa doanh nghiệp Do đó yêu cầu doanh nghiệp cần đánh giá đúng văn hóatruyền thống của Việt Nam xem mạnh yếu ở chỗ nào trước yêu cầu phát triển, để xâydựng văn hoá phù hợp với mục tiêu hoạt động của từng doanh nghiệp.
2 Những ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đối với quá trình xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam
a) Những ảnh hưởng tích cực
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoađược vun đắp lên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thànhnhững nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam Đó làlòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần dân tộc, tinh thần đoàn kết,tính cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng - nước, lòng nhân ái bao dung, trọngnghĩa tình đạo lý, đầu óc thực tế, tính cần cù sáng tạo trong lao động, tế nhị trong cư
xử, giản dị trong lối sống… đây chính là nét đẹp trong văn hóa dân tộc, cũng là những
ưu thế để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam trong thời hiện đạihòa nhập với nền kinh tế thế giới
Văn hóa người Việt với cuộc sống hài hòa, giản dị, trung thực… tạo nên sự tintưởng lẫn nhau trong doanh nghiệp, hình thành nên văn hóa doanh nghiệp đoàn kếtcùng nhau phát triển Ví dụ, sếp quan tâm chăm lo đến vật chất và tinh thần, thườngxuyên trao đổi, tháo gỡ khó khăn của nhân viên, đồng thời nhân viên luôn nỗ lực hòanthành tốt nhiệm vụ được giao cùng nhau đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên
Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến, sự ảnh hưởng văn hóa TrungHoa, văn hóa Ấn Độ và văn hóa phương Tây đã khiến cho văn hóa Việt Nam đa dạng,nhiều màu sắc Hơn nữa, 54 dân tộc trên đất nước ta là 54 nền văn hóa khác nhau, gópphần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam Trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước hiện nay, với những điều kiện thuận lợi trên, doanh nghiệp ViệtNam có cơ hội tiếp thu văn hóa các doanh nghiệp ở nước phát triển thông qua giao lưu
Trang 17hợp tác, nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, hài hòa với bản sắc văn hóadân tộc, với văn hóa từng vùng, miền khác nhau thúc đẩy sự sáng tạo của tất cả cácthành viên trong các doanh nghiệp khác nhau.
Văn hóa dân tộc tạo nên nét đặc trưng cho văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến sựphát triển của doanh nghiệp Nền văn hóa dân tộc mang tính cộng đồng, đoàn kết, trình
độ giáo dục ngày càng được nâng cao sẽ tạo nên nguồn lực quan trọng doanh nghiệptrọng việc tạo lập văn hóa doanh nghiệp, quy tụ được sức mạnh và khích lệ sự đổi mớisáng tạo Nền văn hóa dân tộc phát triển cao đồng nghĩa với người lao động có nănglực cao văn hóa doanh nghiệp cũng được nâng cao
Văn hóa dân tộc giúp người với người kết nối nhanh hơn, trao đổi, chia sẻ, giúp đỡnhau trong công việc, cuộc sống tạo tiền đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhanhchóng và đúng hướng
Các doanh nghiệp Việt Nam quản lý theo kiểu quản lý nhóm người, các thành viênhành xử theo một chuẩn mực chung để phù hợp với cộng đồng trong doanh nghiệp, nếucác lãnh đạo doanh nghiệp hưởng ứng những đổi mới tiến bộ, thì văn hoá cộng đồngtrong doanh nghiệp sẽ là một đòn bẫy thúc đẩy nổ lực chung trong toàn thể doanhnghiệp, trở thành một sức ép tích cực giúp đạt kết quả nhanh chóng và sự thay đổi bềnvững trong doanh nghiệp
- Cơ chế quan liêu bao cấp trước đây cũng gạt văn hóa ra ngoài quá trình sản xuất
Trang 18Những nhận thức sai lầm trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp, làmgiảm tốc độ phát triển kinh tế, không phát huy được hết sức mạnh, khả năng của ngườilao động.
Người Việt Nam phấn đấu cốt để “vinh thân phì gia”, yêu thích trung dung, yên vuivới cảnh nghèo, dễ dàng thoả mãn với những lợi ích trước mắt, trời sinh voi sinh cỏ,ngại cạnh tranh; tư tưởng “trọng nông khinh thương” ăn sâu vào tâm lý người Việt đãcản trở không nhỏ đến việc mở rộng kinh tế thị trường, làm ăn; tập quán sinh hoạt tảnmạn của nền kinh tế tiểu nông không ăn nhập với lối sống hiện đại; thói quen thủ cựu
và tôn sùng chủ nghĩa kinh nghiệm trong sản xuất, không dám đổi mới, đột phá gây trởngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp hiện đại
Ảnh hưởng từ phân biệt vùng miền trong văn hóa dân tộc từ xa xưa vẫn còn lưutruyền đến ngày nay gây bất đồng nội bộ gây khó khăn ảnh hưởng đến việc xây dựngvăn hóa doanh nghiệp
Môi trường văn hóa đề cao tính cộng đồng ảnh hưởng sâu sắc đến mô hình văn hóadoanh nghiệp Quản lý doanh nghiệp thường được hiểu là quản lý một nhóm người,quan hệ trong ngoài doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của thân tộc, dòng họ trên dưới.Ngay cách sử dụng ngôn từ để xung hô trong giao tiếp người ta thường xưng chú bácanh em con cháu… mà ít sử dụng cách xung hô tôn trọng cái các nhân của mỗi ngườinhư anh – tôi, ông tôi… các thành viên trước khi nói gì làm gì thường phải trôngtrước trông sau để điều mình nói việc mình làm thường không khác mọi người đưacon người vào khuôn khổ, ít thuận tiện cho việc sáng tạo nảy nở cái mới nhất là trongviệc cải cách
Các tổ chức thường lấy tiêu chí đoàn kết thống nhất hơn là nhấn mạnh vào sự ganhđua mạnh mẽ để tạo hiểu quả cao, giải quyết bất hòa theo lối thỏa hiệp tránh các giảipháp mạnh quyết liệt… các mâu thuẫn nhiều khi không giải quyết triệt để, đúng saikhông rõ ràng
Việc coi trọng cấp bậc giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa người nhiều tuổi có nhiềukinh nghiệm và người trẻ có thời gian công tác ít hơn… gây trở ngại cho việc phát huy
Trang 19có ý tưởng mới đồng thời tạo ra khoản cách gây khó khăn khi muốn xây dựng văn hóadoanh nghiệp theo hướng huy động sự tham gia của các thành viên.
Ngoài ra, văn hóa dân tộc còn tồn tại một số tiêu cực gây ảnh hưởng đến việc xâydựng văn hóa doanh nghiệp như: tâm lý đùn đẩy trách nhiệm, bè phái, nịnh nọt, cầu an,hối lộ, chạy chọt, cả nể, bằng mặt nhưng không bằng lòng…
3 Quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp qua các thời kỳ phát triển văn hóa dân tộc
a) Văn hóa doanh nghiệp cổ truyền Việt Nam
Trong suốt lịch sử phát triển của nước ta, hoạt động kinh tế phổ biến là sản xuấtnông nghiệp tự cung, tự cấp Trong thời kỳ phong kiến, tư tưởng "trọng nông ứcthương" rất phổ biến, kinh doanh không phát triển, chủ yếu chỉ kinh doanh cá thể hoạtđộng nhỏ lẻ, đơn độc
Thời kỳ này chưa thể gọi là văn hóa doanh nghiệp mà chỉ là văn hóa trong kinhdoanh Nền kinh tế tiểu thương, gia truyền, làng nghề mang đậm tính văn hóa dântộc Gần như là 1 đặc điểm của văn hóa dân tộc chứ không có nét riêng
Kinh tế cự cung tự cấp, kinh tế nông nghiệp, tính gia tộc, tính quân thần thể hiện
rõ nét trong văn hóa kinh doanh của mỗi cá thể Các hộ kinh doanh, làng nghề đượchình thành trên cơ sở gia truyền, từ đời này sang đời khác, không dám, không có sự đổimới Tư tưởng quân thần cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa kinh doanh thời kỳnày Mọi hoạt động đều phải theo chỉ đạo, quy định của vua quan, không được phépchống đối Tại mỗi địa phương, quan phủ là người nắm quyền, người dân phải phụctùng, tuân theo ý chỉ bề trên Tâm lý nhún nhường, lệ thuộc in sâu trong tâm thứcngười kinh doanh, không dám liều lính hay đổi mới, chỉ biết nghe theo chỉ đạo từ trênxuống
Trong nền văn hóa phong kiến, con người sinh ra tâm lý sợ sệt, nhẫn nhịn, phụthuộc Trong hộ kinh doanh, gia tộc, làng nghề, người lao động bị áp bức và phụ thuộcvào chủ, tuân phục theo chủ của mình mà không có tiếng nói riêng, không được đối xửcông bằng Vai vế, địa vị, sự phân biệt giai tầng thể hiện rõ nét
Trang 20b) Văn hóa doanh nghiệp trước thời kỳ đổi mới
Dưới thời Pháp thuộc: sự giao lưu với văn hoá Pháp đã để lại một dấu ấn sâu đậm
cho văn hóa kinh doanh Việt Nam Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, kinh doanh trởthành một ngành độc lập, không phụ thuộc vào nông nghiệp Các ngành sản xuất côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp đều phát triển hơn thời kỳ trước Sự thành công bướcđầu của một số nhà kinh doanh người Việt, cùng với việc tiếp thu những tư tưởng mới,
đã cải thiện đáng kể hình ảnh doanh nhân và nghề kinh doanh trong con mắt ngườiViệt Giai đoạn này bắt đầu hình thành các công ty, doanh nghiệp hoạt động độc lập cóbắt đầu hình thành văn hóa doanh nghiệp riêng của mỗi đơn vị
Mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa phong kiến truyền thống, đến
sự bảo hộ của thực dân, nhưng kinh tế đã từng bước đổi mới và phát triển, Doanhnghiệp hoạt động vì lợi ích, lợi nhuận nhiều hơn, chú trọng năng suất, năng lực laođộng của cá nhân Người lao động được đối xử tốt hơn Doanh nghiệp mở rộng giaothương, hợp tác với bên ngoài, chủ động và sáng tạo hơn để phát triển lên
Bên cạnh đó, dưới ách thống trị và lệ thuộc, cùng với tư tưởng phong kiến in sâu,văn hóa doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng nhẫn nhịn, phụ thuộc, luồn cúi.Người kinh doanh vẫn còn e dè trong hoạt động và còn chịu nhiều áp bức từ phía thựcdân đô hộ và chính quyền
Giai đoạn 1954-1986: trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam bị phân chia thành hai
miền: miền Bắc được giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, tiến lên xây dựngCNXH, còn miền Nam bị chiếm đóng, thay đổi theo chế độ thực dân mới của Mỹ Do
sự khác biệt này mà văn hóa doanh nghiệp ở miền Bắc và miền Nam cũng phát triểntheo những chiều hướng khác nhau Văn hóa doanh nghiệp miền Bắc mang đặc tínhcủa văn hóa kinh doanh Xã hội chủ nghĩa, coi trọng công bằng xã hội nhưng không coitrọng hiệu quả, tiêm nhiễm bệnh chủ quan, duy ý chí, cơ chế quản lý cồng kềnh, mangnặng tính quan liêu, coi rẻ kinh doanh và thương nhân ; ở miền Nam, qua giao lưu vớivăn hoá Mỹ, văn hóa doanh nghiệp nơi đây tiếp thu được một số kiến thức, yếu tố cầnthiết cho kinh tế thị trường như cơ sở hạ tầng, công nghệ, kiến thức kinh doanh hiệnđại, tác phong làm việc công nghiệp… nhưng cũng tiêm nhiễm tâm lý vọng ngoại khá