Phạm trù sở hữu trong triết học Mác và một số vấn đề về thực tiễn sở hữu ở Việt Nam hiện nay. Sở hữu là một trong những vấn đề được các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin quan tâm đặc biệt. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển học thuyết của mình, đặc biệt là lý luận về chủ nghĩa xã hội, các nhà kinh điển đã phải liên tục đấu tranh không khoan nhượng với mọi học thuyết khác để bảo vệ quan điểm cơ bản của mình: “xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân TBCN về TLSX là một quá trình tất yếu khách quan của lịch sử loài người”.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sở hữu là một trong những vấn đề được các nhà sáng lập ra chủ nghĩaMác – Lênin quan tâm đặc biệt Trong suốt quá trình xây dựng và pháttriển học thuyết của mình, đặc biệt là lý luận về chủ nghĩa xã hội, các nhàkinh điển đã phải liên tục đấu tranh không khoan nhượng với mọi họcthuyết khác để bảo vệ quan điểm cơ bản của mình: “xóa bỏ chế độ sở hữu
tư nhân TBCN về TLSX là một quá trình tất yếu khách quan của lịch sửloài người”
Ở nước ta, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, nhất là thành tựu trên lĩnh vực pháttriển kinh tế Sự khởi sắc của nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ quá trìnhđổi mới nhận thức, đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế và vận dụng mộtcách đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn.Tuy nhiên, trong hàng loạt các vấn đề thì vấn đề sở hữu trong nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề quan trọng nhất
Theo lý luận mác xít, sở hữu là mặt căn bản của quan hệ sản xuất, nóphụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Vậy, với trình độphát triển của lực lượng sản xuất như ở Việt Nam hiện nay thì quan hệ sởhữu nói riêng và quan hệ sản xuất nói chung như thế nào là phù hợp Từ đó
để phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cơcấu sở hữu phải như thế nào? Những yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sựhình thành và biến đổi quan hệ sở hữu? Đặc trưng của chế độ sở hữu trongnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Đó
là vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay
Ở nước ta, sở hữu đang là một vấn đề nhạy cảm trong công cuộc đổimới toàn diện, lâu dài, đang là sự thển hiện tập trung nguyện vọng và lợiích của các tầng lớp nhân dân Thực tiễn của công cuộc đổi mới, đặc biệt là
Trang 2trong đổi mới về kinh tế đã chứng minh tính đúng đắn của Đảng và Nhànước ta về nhận thức và xử lý đối với các vấn đề sở hữu Việc xây dựngmột nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đang đòi hỏi phải có sự xemxét và giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề sở hữu Hơn nữa, nềnkinh tế mà chúng ta đang xây dựng đòi hỏi phải có những chủ sở hữu thật sự
và cụ thể; những chủ sở hữu đó không chỉ là Nhà nước, tập thể mà còn là cánhân công dân Theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI (lần1) khóa VIII, để thực hiện việc giải phóng và phát huy mọi lực lượng, mọitiềm năng, cần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, mọi gia đình, mọidoanh nhân kinh doanh có hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện cho khuvực kinh tế tư nhân phát triển Đồng thời chủ trương của Đảng và Nhà nước
ta là phát triển nền kinh tế thị trường, đặt con người vào vị trí trung tâm, pháthuy sức mạnh của từng cá nhân con người và cũng tất cả vì con người Do
đó, cần phải chú trọng nghiên cứu xây dựng một hệ thống pháp luật, bảođảm được sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với sự phát triển và thỏamãn những yêu cầu về mặt xã hội giữa cá nhân và cộng đồng
Xác định vai trò và tầm quan trọng của vấn đề sở hữu ở Việt Nam
trong bối cảnh hiện nay Chúng tôi vấn đề: “Phạm trù sở hữu trong triết
học Mác và một số vấn đề về thực tiễn sở hữu ở Việt Nam hiện nay” làm
đề tài khóa luận của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên các sách báo trong nước những năm trở lại đây đã có nhiều côngtrình, bài báo, bài viết, của các nhà nghiên cứu khoa học về vấn đề liênquan đến đề tài Trong đó, có những công trình chủ yếu sau đây:
Ở nước ta, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc
đổi mới, nhất là khi Đảng ta công bố "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", khẳng định việc xây dựng nền kinh tế
nước ta là một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
Trang 3XHCN, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tới vấn đề sở hữu.
Chuyên đề "Cơ cấu sở hữu và cơ chế kinh tế - Những vấn đề lý luận pháp
lý và thực tiễn ở Việt Nam" của cố Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Trọng Hựu trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 3-1989 Bài viết "Vấn đề sở hữu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội" của Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Hữu
Nghĩa trên Tạp chí Cộng sản, tháng 6-1989; Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ
“Sự phù hợp giữa chế độ sở hữu và chế độ chính trị ở nước ta hiện nay” của
Viện khoa học chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1996
do PGS.PTS Lưu Văn Sùng làm chủ nhiệm; Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ
“Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa của những quan điểm đó đối với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay”, Hà Nội, 2001 do TS Trần Ngọc Linh làm chủ nhiệm đề tài; công trình “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội do GS.TS Nguyễn Kế Tuấn làm chủ biên; công trình “Một số vấn đề
sở hữu ở nước ta hiện nay” do PGS.TS Nguyễn văn Thạo và TS Nguyễn
Hữu Đạt đồng chủ biên Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2004;… Ngoài
ra, trên các báo, tạp chí khoa học khác trong nước cũng có đăng tải nhữngbài báo khoa học của các nhà nghiên cứu về vấn đề sở hữu như: Tạp chícộng sản, tạp chí triết học, tạp chí nghiên cứu kinh tế… là những công trìnhnghiên cứu về vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay
Trong số các công trình nói trên phải kể đến những công trình có tínhchất nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và có hệ thống về vấn đề sở hữu như,
công trình Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ “Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa của những quan điểm đó đối với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay”, Hà Nội, 2001 do TS Trần Ngọc Linh làm chủ nhiệm đề
tài Công trình này bao gồm sự tham gia của nhiều nhà khoa học, công trìnhnày đã hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề sở
Trang 4hữu trong chủ nghĩa xã hội, coi đó là cơ sở, nền tảng lý luận cho việc tìm ranhững biện pháp, phương án xây dựng một hệ thống các loại hình sở hữuthích hợp bảo đảm cho thành phần kinh tế nhà nước giữ được vị trí chủ đạo,đồng thời phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế khác trongtoàn bộ nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta trong thời kì đổi mới.
Tiếp đến là công trình “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” do GS.TS Nguyễn Kế Tuấn làm chủ
biên Công trình đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề sởhữu trong mô hình kinh tế thị trường; vận dụng chúng để làm rõ vấn đề sởhữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;cung cấp luận chứng khoa học cho việc bổ sung, điều chỉnh các quan điểm,chủ trương của Đảng và cơ chế, chính sách của Nhà nước trong quá trình xâydựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tronggiai đoạn tới
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài bước đầu làm rõ quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩaMác – Lênin về sở hữu, từ đó phân tích một số vấn đề thực tiễn của sở hữu
ở Việt Nam hiện nay
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Phân tích khái niệm sở hữu lịch sử hình thành và các hình thức của
sở hữu trong lịch sử, nội dung của quan hệ sở hữu
+ Phân tích thực trạng vấn đề sở hữu ở Việt Nam trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những định hướng phát triển
sở hữu ở Việt Nam trong điều kiện mới
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận về hình thái kinh tế - xã hội
Trang 5Phương pháp nghiên cứu đề tài là kết hợp các nguyên tắc nhận thứcduy vật biện chứng trong nghiên cứu xã hội với phân tích và tổng hợp, sosánh và đối chiếu, logic và lịch sử.
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đềtài được kết cấu thành 02 chương (06 tiết)
Trang 6NỘI DUNG
Chương 1
PHẠM TRÙ SỞ HỮU TRONG TRIẾT HỌC MÁC
1.1 Khái niệm về sở hữu
Sở hữu luôn luôn là vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống lýluận của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như trong thực tiễn phong trào cáchmạng của giai cấp vô sản toàn thế giới
C Mác đã coi vấn đề sở hữu là vấn đề sống còn của bất cứ giai cấp
nào trong xã hội Mác viết: “Vấn đề sở hữu bao giờ cũng là vấn đề sống còn của giai cấp này hay giai cấp khác – tùy thuộc vào trình độ phát triển của công nghiệp” [25; 428].
Vì sao vấn đề sở hữu lại được C Mác, cũng như những nhà sáng lập
ra chủ nghĩa Mác – Lênin coi là quan trọng như vậy? Chúng ta có thể tìmthấy câu trả lời trong các tác phẩm của C Mác và Ph Ăngghen, khi cácông bàn về bản chất của sở hữu, vị trí, vai trò của sở hữu trong sự vận động
và phát triển của xã hội loài người
Khái niệm sở hữu đã trải qua một quá trình phát triển lâu đời Trongsuốt nhiều thế kỷ trước khi hình thành các hình thái kinh tế - xã hội, kháiniệm “sở hữu” hoặc là tuyệt nhiên không được sử dụng, hoặc đã được dùngvới những nghĩa khác xa nghĩa ngày nay Chẳng hạn, khi nói về tài sản, củacải, Aristotte có nói tới chiếm giữ chúng, chứ không phải là sở hữu
Khái niệm “sở hữu” đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII Trong thời
kì mà tư tưởng quyền tự nhiên được phổ biến rộng rãi Chung quanh quanniệm về sở hữu đã có hai khuynh hướng tư tưởng khác nhau: đó là tư tưởngcủa các nhà triết học và các nhà luật học, mà các đại biểu nổi tiếng làLocke, Smit, Ricardo, Hêghen, Savigny, Rútxô…
Theo Locke – nhà triết học duy vật Anh, khái niệm sở hữu được coinhư là sự chiếm hữu Quan niệm này được ông thể hiện rõ trong cuốn
Trang 7“Luận án thứ hai về Chính phủ” Cũng như Locke, Hêghen – đại biểu củatriết học duy tâm khách quan Đức thế kỷ XVIII – XIX, đã coi sở hữu là sựchiếm hữu Theo Hêghen, sở hữu không phải là một quan hệ xã hội đặcbiệt, mà là một quan hệ của con người, với tư cách là con người với tựnhiên, một quyền tuyệt đối về chiếm hữu liên quan đến mọi vật của conngười Ngược lại với Hêghen, Savigny – nhà bác học người Đức, một trongnhững người sáng lập ra trường phái lịch sử pháp luật La mã thời đó, đãkhông coi sở hữu là một quyền tuyệt đối về chiếm hữu Theo ông, việc
“nắm giữ” là cơ sở của bất cứ loại hình sở hữu nào; một người nắm giữ một
đồ vật là ở trong điều kiện có khả năng ngăn chặn hay loại trừ bất kỳ mộtngười nào khác tác động về mặt vật chất lên nó Khía cạnh đáng chú ý nhấtcủa sự nắm giữ, theo Savigny là: nó không phải là một khái niệm pháp lýhay pháp quy, nó cũng không phải là một pháp luật, mà đúng hơn nó là cáinền hay điều kiện cho sự xây dựng pháp luật
C Mác và Ph Ăngghen – những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sảnkhoa học đã tiếp thu một cách có chọn lọc những quan điểm nêu trên về sởhữu Điểm mà các ông tiếp thu ở đây là: sở hữu trước hết đó là sự chiếmhữu đối với những công cụ lao động và sản phẩm lao động Tuy nhiên, tưtưởng “chiếm hữu” ở các ông có sự biến đổi rõ rệt Các ông khẳng địnhrằng, sở hữu không phải là bất kỳ sự chiếm hữu nào, bởi vì sở hữu là quan
hệ xã hội và do đó, sở hữu là sự chiếm hữu mang tính chất xã hội
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm của sở hữu trong tư tưởng của C.Mác và Ph Ăngghen cần lưu ý một điều rằng, đối với các ông, sở hữukhông phải là mục đích mà chỉ là điều kiện của sản xuất Các ông không hề
có ý định đặt thành vấn đề sở hữu là gì? Do đó, các ông không dành riêngmột tác phẩm nào để nói về khái niệm sở hữu Tuy vậy, khi phân tích,nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, các ông đã buộc phảinghiên cứu vấn đề sở hữu và không thể không đề cập đến khái niệm sởhữu Chính vì vậy chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều khái niệm về sở hữu mà
Trang 8các ông đã đưa ra trong các tác phẩm của mình như: “Tư bản”, “Sự khốn cùng của triết học” năm 1847, “Bàn về Pruđông”, “Bản thảo kinh tế triết học năm 1844”, “Hệ tư tưởng Đức” năm 1846, “Phê phán cương lĩnh Gôta”, “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”… và một loạt thư từ,
bài báo khác Qua việc tổng hợp các ý kiến mà các nhà kinh điển đã nêu ratrong các tác phẩm nói trên chúng tôi đi đến một số nhận định sau:
Thứ nhất, C Mác và Ph Ăngghen cho rằng, không có một khái niệm
sở hữu riêng biệt nằm ngoài quan hệ xã hội Trong tác phẩm “Bàn về Pruđông”, khi phê phán các nhà kinh tế học tư sản trong cách đặt vấn đề sở
hữu, C Mác đã chỉ ra rằng, Pruđông đã bộc lộ sai lầm ngay trong cách đặt
nhan đề cuốn sách của mình “Sở hữu là gì?” Sai lầm của Pruđông là ở chỗ
coi sở hữu là một khái niệm riêng biệt, một quan hệ độc lập nằm ngoàinhững quan hệ xã hội Trong thư gửi Anencốp ngày 28-12-1846, C Mác có
viết: “khi định nghĩa sở hữu là một quan hệ độc lập thì ngài Pruđông đã phạm phải một điều tồi tệ hơn là sai lầm có tính chất phương pháp luận: ông ta đã tỏ ra không hiểu mối liên hệ đã gắn bó tất cả các hình thức của nền sản xuất tư bản; ông ta đã tỏ ra không hiểu tính chất lịch sử và tính chất nhất thời của các hình thức sản xuất trong một thời đại nhất định…”
[29; 662-663] Theo C Mác và Ph Ăngghen, sở hữu nằm trong quan hệ xãhội của một nền sản xuất nhất định, cho nên các ông cho rằng, nếu muốnđịnh nghĩa sở hữu như là một quan hệ độc lập, một phạm trù riêng biệt, một
ý niệm trừu tượng và vĩnh cửu, thì như thế chỉ là sa vào một ảo tưởng siêuhình hay mang tính chất luật học mà thôi
Thứ hai, C Mác và Ph Ăngghen khẳng định rằng, sở hữu là một quan
hệ xã hội mang tính lịch sử cụ thể Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, C Mác có viết: “Trong mỗi thời đại lịch sử, quyền sở hữu đã phát triển một cách khác nhau, và trong một loạt những quan hệ xã hội hoàn toàn khác nhau”[24; 234-235] Do vậy, khi định nghĩa về sở hữu thì sở hữu
“không phải là gì khác mà là trình bày tất cả những quan hệ xã hội của
Trang 9sản xuất” Do đó, khi định nghĩa về sở hữu C Mác đã chỉ ra phương pháp
luận để nghiên cứu khái niệm sở hữu, đó chính là việc phân tích nền sảnxuất xã hội Chỉ có dựa vào việc nghiên cứu những điều kiện vật chất củađời sống xã hội mới cụ thể đưa ra được định nghĩa về sở hữu và chỉ ra vịtrí, vai trò của nó trong hệ thống các mối quan hệ xã hội nói chung
Thứ ba, sở hữu là quan hệ đối với những điều kiện của sản xuất Theo
C Mác và Ph Ănghhen, cơ sở của sở hữu là mối quan hệ qua lại của conngười đối với tư liệu sản xuất Phương thức chiếm hữu tư liệu sản xuất quyđịnh phương thức chiếm hữu sản phẩm làm ra Hơn nữa, các quan hệ kinh
tế của sự chiếm hữu những vật phẩm tiêu dùng cho sản xuất và phi sản xuấtcũng không tồn tại bên ngoài những giai đoạn tái sản xuất xã hội, mà lại tạo
ra nội dung hiện thực của những giai đoạn ấy Chính vì vậy, trong “Phê
phán khoa kinh tế chính trị” C Mác đã viết: “chúng tôi quy sở hữu ấy thành quan hệ đối với những điều kiện của sản xuất” [24; 234-235] Mối
quan hệ đó là mạch khởi nguồn và cơ bản của con người trong quá trìnhsản xuất và chiếm hữu của cải vật chất Trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph Ăngghen đã nhiều lần chỉ ra rằng, bản thân vật thể, vật dụngkhông thể là sở hữu Sở hữu chỉ có thể tồn tại nơi mà ở đó con người cónhững mối quan hệ nhất định với nhau trong quá trình sản xuất và chiếmhữu những vật dụng đó C Mác và Ph Ăngghen cũng đã phân biệt phạmtrù “sở hữu” với “chiếm hữu” để phản đối lại sự đồng nhất hai khái niệm
trên của các nhà kinhh tế học tư sản C Mác có viết: “Người ta trên thực tế bắt đầu từ chỗ chiếm hữu những vật dụng của thế giới bên ngoài làm tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu của bản thân.v.v…và v v…rồi sau họ mới
đi tới chỗ dùng ngôn ngữ tiếp tục đánh dấu chúng là tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu của mình” [26; 539] Mặt khác, khi “chiếm hữu” mang tính
chất xã hội, thì đó là quan hệ giữa người với người về đối tượng của sựchiếm hữu Khi “chiếm hữu” được xem xét từ góc độ thứ hai thì đó chính
là “sở hữu” Như vậy, “sở hữu” chính là mối quan hệ giữa người với người
Trang 10trong việc chiếm hữu của cải vật chất xã hội, là quan hệ kinh tế kháchquan, là điều kiện của sản xuất và được thực hiện về mặt kinh tế thông quaquá trình tái sản xuất xã hội Và như đã nêu ở trên, sở hữu vận động và biếnđổi theo sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội trong một khônggian và thời gian nhất định.
Với việc phân biệt hai phạm trù “sở hữu” và “chiếm hữu” trong lý
luận của chủ nghĩa Mác có ý nghĩa nhiều mặt đó là: Một là, thừa nhận sở
hữu là quan hệ xã hội luôn có sự biến đổi không ngừng, do đó cần phải cónhững cách tiếp cận linh hoạt, phù hợp với sự biến đổi đó Muốn hiểu đượcquan hệ sở hữu thì phải phân tích sự vận động của điều kiện kinh tế – xãhội, bởi vì sở hữu cũng vận động và biến đổi theo sự vận động của điềukiện kinh tế – xã hội đó Điều đó đòi hỏi nhận thức của con người phải luônluôn mềm dẻo, linh hoạt và khách quan mới phản ánh đúng những biến đổicủa thực tiễn, của lịch sử sinh động Nếu như hiểu sở hữu một cách đơnthuần hay tiếp thu một cách cứng nhắc, giáo điều về các hình thức sở hữu
sẽ dẫn đến sai lầm, khủng hoảng trong thực tiễn và bế tắc trong lý luận Hai
là, nếu lẫn lộn hai phạm trù “sở hữu” và “chiếm hữu” sẽ trượt sang cách
hiểu tầm thường, biện hộ cho chế độ tư hữu, coi chế độ tư hữu cũng tồn tạivĩnh viễn như ‘chiếm hữu” tự nhiên Con người muốn tồn tại và duy trìhoạt động sản xuất xã hội, bao giờ cũng cần phải có quan hệ chiếm hữu.Chiếm hữu là nhu cầu, là bản năng sinh tồn của mỗi con người Còn sở hữu
là một trong những hình thức biểu hiện về mặt xã hội của quan hệ chiếmhữu Ứng với một tình trạng và trình độ nhất định của lực lượng sản xuất,
có một hình thức sở hữu thống trị phù hợp với nó Vì thế, coi chế độ tư hữucũng tồn tại vĩnh viễn như “chiếm hữu” thì theo C Mác và Ph Ăngghen làmột sự nhầm lẫn phản khoa học
Như vậy, qua phân tích nêu trên, theo phân tích của các nhà kinhđiển mácxít, “chiếm hữu” là khái niệm gốc của “sở hữu” Song “sở hữu”
có nội dung, phạm vi, quy mô rộng lớn hơn “chiếm hữu” Tuy các ông
Trang 11không đưa ra một định nghĩa đầy đủ nào về sở hữu, song rải rác ở trongcác tác phẩm của mình khái niệm cơ bản về sở hữu cũng thường xuyênđược nhắc tới Chẳng hạn, trong tác phẩm “Phê phán khoa kinh tế chínhtrị” C Mác có viết:
“ Sở hữu ban đầu không có ý nghĩa gì khác là quan hệ của con người đối với các điều kiện tự nhiên của sản xuất của con nguời” [35; 781] Hay
ở đoạn khác trong tác phẩm này ông viết: “sở hữu do đó, ban đầu có nghĩa
là (và nó là như vậy dưới các hình thái sở hữu châu Á, Xlavơ, cổ đại, kiểu Đức) quan hệ của chủ thể lao động (chủ thể sản xuất hay tái sản xuất ra bản thân) đối với những điều kiện của hoạt động sản xuất hoặc tái sản xuất của mình như là những điều kiện của chính mình” [35; 789] Tiếp đó ông đã
đưa ra một định nghĩa về sở hữu có thể là đầy đủ nhất về những đặc trưng
của khái niệm sở hữu ông viết: “Sở hữu của người ấy, nghĩa quan hệ đối với những tiền đề tự nhiên của sản xuất mà người ấy tiến hành như là những điều kiện tự nhiên thuộc về người ấy, như là những điều kiện của chính mình – sở hữu ấy biểu hiện một cách gián tiếp, bằng cách là bản thân nó là thành viên tự nhiên của công xã…Ngôn ngữ với tư cách là sản phẩm của từng người riêng lẻ là một điều phi lý Nhưng sở hữu thì cũng như vậy” [35; 778-779] Ở đây, chúng ta có thể hiểu rằng, khái niệm sở
hữu theo quan niệm của C Mác và Ph Ăngghen đó chính là quan hệ củacon người đối với tư liệu sản xuất, sở hữu là điều kiện của sản xuất và là sựchiếm hữu mang tính xã hội Sở hữu luôn luôn gắn liện với vật dụng - đốitượng của sự chiếm hữu Đồng thời sở hữu không chỉ đơn thuần là vậtdụng, nó còn là quan hệ giữa con người với nhau về vật dụng Cho nên, nói
đế sở hữu là nói đến chủ thể sở hữu và đối tượng sở hữu C Mác đã viết:
“Sở hữu có nghĩa là một cá nhân thuộc về một bộ lạc nào đó (tập thể nào đó) (có nghĩa là có được trong bộ lạc đó một cơ sở cho sự tồn tại chủ thể - khách thể của mình), và thông qua quan hệ của tập thể này đối với đất đai như là vật thể vô cơ của mình, - sở hữu đó có nghĩa là quan hệ của cá nhân đối với đất đai, đối với điều kiện bên ngoài ban đầu của sản xuất (bởi vì
Trang 12ruộng đất đồng thời còn là nguyên liệu, là công cụ, là thành quả) như là tiền đề không thể thiếu được của cá tính của con người, như là phương thức tồn tại của cá tính ấy” [35; 738] Như vậy, chỉ có thông qua mối quan
hệ chủ thể sở hữu - khách thể sở hữu thì sở hữu mới tồn tại Chủ thể sở hữu(hay chủ sở hữu) là người có quyền chiếm hữu đối tượng (hay khách thể)
sở hữu Chủ thể sở hữu bao giờ cũng là một người cụ thể hoặc một cộngđồng người cụ thể Đối tượng sở hữu là thực thể vật chất biểu hiện dướidạng tự nhiên, đất đai, năng lượng, của cải vật chất, tư liệu sản xuất, sứclao động, tư bản…Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy đốitượng của sở hữu luôn biến đổi Trong xã hội chiếm hữu nô lệ (công cụ biếtnói), đàn gia súc và một bộ phận đáng kể đất đai Chủ nô - là chủ sở hữu.Dưới chế độ phong kiến, đối tượng chủ yếu của sở hữu là đất đai, địa chủ làchủ sở hữu Đến chủ nghĩa tư bản - đối tượng của sở hữu có sự biến đổiphong phú và đa dạng: đó là tư liệu sản xuất, giá trị thặng dư…Trong giaiđoạn hiện nay thì – thông tin là dạng đặc biệt của đối tượng sở hữu Trongchủ nghĩa xã hội, tức là khi giai cấp công nhân được giải phóng thực sựgiải phóng thực sự thì theo Mác, đối tượng của sở hữu là toàn bộ tư liệu laođộng và sản phẩm lao động và chủ sở hữu chính là những người lao động.Việc xác định đúng đối tượng sở hữu và chủ thể sở hữu là rất quan trọngđối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Nếu chỉ nói đến sở hữu tưliệu sản xuất mà không đề cập đến sở hữu sức lao động và quá trình kếthợp sức lao động với tư liệu sản xuất thì đó mới là sự nhận thức không đầy
đủ Sức lao động luôn luôn là sở hữu riêng của từng người lao động Khácvới tư liệu sản xuất, nó không bao giờ công hữu hóa được Vì vậy cần phảichú ý đến đặc điểm này khi kết hợp với tư liệu sản xuất đã được công hữuhóa Khi xác định chủ thể sở hữu cũng cần phải cụ thể hóa nó Nếu khôngxác định rõ chủ thể sở hữu sẽ dẫn đến sở hữu hình thức, kém hiệu quả.Chẳng hạn, khái niệm “sở hữu công cộng”, nếu hiểu đơn thuần là “đồng sởhữu” thì trở thành một khái niệm trừu tượng hư vô Chính nó đã dẫn đếntình trạng “cha chung không ai khóc”, “không là của ai”
Trang 13Khi tìm hiểu khái niệm sở hữu, phải nhận thức được nội dung của nó.
Sở hữu luôn có hai nội dung kinh tế và pháp lý, bởi vì, nó tồn tại dưới hìnhthức nào thì cũng luôn phản ánh các mối quan hệ kinh tế, giai cấp, qua hệ
xã hội và pháp lý nhất định Nhìn vào một chế độ sở hữu nhất định nào đóngười ta có thể biết ngay được xã hội đó do giai cấp nào thống trị, quan hệkinh tế, quan hệ chính trị giữa các giai cấp xã hội thế nào, xã hội đó bảo vệlợi ích cho ai Cũng do đó nên sở hữucừa là phạm trù kinh tế vừa là phạmtrù pháp lý
Nội dung kinh tế của sở hữu, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, trước hết được thể hiện ở chỗ không phải là quan hệ giữa người vớivật, mà là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sảnxuất và sản phẩm được tạo ra nhờ những tư liệu sản xuất ấy Quan hệ sởhữu là qua hệ kinh tế làm cơ sở, điều kiện của sản xuất vật chất xã hội, chứkhông phải là quan hệ ý chí của những con người trong xã hội Khi nói đến
sở hữu là nói đến các mặt quan hệ sản xuất cụ thể, đến những điều kiện củasản xuất, của kinh tế Mặt khác, xét về nội dung kinh tế của sở hữu là xét
về mặt lợi ích kinh tế, về quyền lợi vật chất nhất định, là xem xét vấn đề sởhữu có định tính và định lượng cụ thể và đem lại lợi ích kinh tế đối với chủ
sở hữu nó được xác lập một cách khách quan Đây là nội dung cơ bản,quyết định quan hệ sở hữu
Nội dung pháp lý của sở hữu là xét về mặt chính trị, mặt tinh thần của
quan hệ đó Sở hữu với tư cách là quan hệ pháp lý (hình thức pháp lý) củaquan hệ sản xuất và sở hữu với tư cách là quan hệ kinh tế hiện thực Sở hữuvới tư cách là quan hệ pháp lý hay nói cách khác là hình thức pháp lý củaquan hệ sản xuất là muốn chỉ rõ rằng, trong tư pháp, quan hệ sở hữu đượcthể hiện bằng những văn bản pháp luật, hay nói cách khác về mặt xã hộithừa nhận về quan hệ chiếm hữu vật tự nhiên nào đó Ví như: ruộng đất vàtài nguyên trong lòng đất thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu toàn dân
Mặt khác, “quan hệ pháp lý” này, khi đã được xác lập có tính ổn địnhtương đối, vì pháp lý và sự thể hiện những quan hệ kinh tế khách quan đã
Trang 14tồn tại trong đời sống dưới dạng những quy định của pháp luật, là sự phảnánh hiện thực dưới dạng pháp luật của nhà nước Song cũng ở chỗ này,quan hệ pháp lý lại thường hay lạc hậu hơn so với quan hệ sở hữu trongthực tế, do đó, nhiều lúc quan hệ pháp lý này của sở hữu phản ánh khôngđúng hiện thực của quan hệ sở hữu trong xã hội Sở hữu với tư cách là quan
hệ kinh tế hiện thực thì nó luôn vận động, biến đổi thể hiện trong các mốiquan hệ giữa các tập đoàn người trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế vềviệc chiếm hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra; trong các mối quan hệ
về tổ chức và quản lý sản xuất xã hội, thêt hiện trong việc giải quyết mốiquan hệ về lợi ích và kinh tế Khác với quan hệ kinh tế hiện thực của sởhữu, quan hệ pháp lý của sở hữu luôn được xác lập phụ thuộc vào ý chí vànhận thức của con người trong mối quan hệ sở hữu ấy Mặc dù là sự phảnánh được quy định bởi quan hệ kinh tế, song quan hệ pháp lý của sở hữuvẫn tồn tại một cách tương đối độc lập, đôi kho có tác động tích cực đối với
quan hệ sở hữu Tính hai mặt quan hệ pháp lý của sở hữu là: Thứ nhất, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nếu như nó phù hợp; Thứ hai, nó kìm
hãm sự phát triển của sản xuất nếu như nó không phù hợp
Cần lưu ý rằng, việc nhấn mạnh sở hữu trước hết và cơ bản là mộtquan hệ xã hội, một quan hệ giữa người với người trong sản xuất xã hội có
ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận Bởi lẽ, nếu người ta chỉ nhìnthấy mối quan hệ giữa người với vật trong sở hữu, chỉ xác định sở hữu như
là một thực thể gồm kẻ chiếm hữu và đối tượng bị chiếm hữu, thì vai trò tolớn và phức tạp của sở hữu trong đời sống xã hội sẽ không được hiểu theotính lịch sử hiện thực của các hình thức sở hữu và từ đó người ta có thể sẽkiến giải về sở hữu theo cách tiếp cận phiến diện và cực đoan thậm chí làphản động
Khi tìm hiểu khái niệm “sở hữu”, chúng ta cũng cần xem xét thuậtngữ “chế độ sở hữu” Nhiều ý kiến cho rằng quan hệ sở hữu được thể hiệnbằng hệ thống pháp luật, kể cả quy định dưới luật thì sẽ tạo nên chế độ sở
Trang 15hữu Thuật ngữ “chế độ sở hữu” được C Mác và Ph Ăngghen dùng đến rất
nhiều lần trong các tác phẩm của mình, chẳng hạn như “chế độ sở hữu tư nhân”, “chế độ sở hữu công cộng”, “chế độ sở hữu của giáo hội”, “chế độ
sở hữu của phong kiến”, “chế độ sở hữu nông dân”…Tuy nhiên, các ông
lại chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể nào, mà chỉ đi sâu vào phân tích chế
độ sở hữu tư sản Các ông cho rằng “chế độ tư hữu tư sản hiện thời, là đại biểu cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột người kia” [25; 615] Qua ý kiến mà các ông nêu về chế độ sở hữu trong
các tác phẩm của mình chúng ta có thể hiểu rằng, úng với mỗi phương thứcsản xuất nhất định thì có một chế độ sở hữu thống trị tương ứng Các ông đã
chỉ ra rằng, “xã hội chính là gốc rễ của chế độ sở hữu” Chế độ sở hữu nảy
sinh từ những quan hệ xã hội, có xã hội mới có chế độ sở hữu và chế độ sởhữu được tồn tại và duy trì thông qua hệ thống pháp luật
Chế độ sở hữu còn bao hàm một hệ thống các quan hệ rất phức tạp,chẳng hạn quyền sở hữu, quyền sử dụng, chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu,quyền chiếm hữu, phương thức chiếm hữu…Mặc dù chế độ sở hữu có quan
hệ phức tạp như vậy, nhưng theo C Mác “những quan hệ sản xuất của bất
cứ xã hội nào cũng hình thành một chính thể thống nhất”, “người ta không thể giải thích được nó nếu không dựa vào tất cả những quan hệ khác của
xã hội” [45; 6] Mác cũng đã từng nhắc lại trong một tác phẩm khác khi ông nói về chế độ sở hữu “ là một quan hệ không đơn giản và cũng là một khái niệm hay một nguyên lý không trừu tượng chút nào mà là tổng hòa các quan hệ sản xuất” [45; 6]
Cần lưu ý rằng, Khi C Mác cho rằng “xã hội chính là gốc rễ của chế
độ sở hữu” chúng ta hiểu một chế độ sở hữu là phải gắn nó với một thượng
tầng kiến trúc nhất định Chế độ sở hữu thông qua những hình thức pháp lýbao hàm các quan hệ sở hữu trong đó gồm nhiều mối quan hệ như của ai?
Ai sở hữu? ai quản lý, kinh doanh (sử dụng)? và thực hiện lợi ích như thế
Trang 16nào? Dưới hình thức nào? Với mức độ nhận thức như vậy, người ta đã đề
ra các thuật ngữ; quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyềnchi phối… Triết học Mác, không nêu một định nghĩa cụ thể nào về quyền
sở hữu nói chung, song trong triết học Mác, các nhà sáng lập đã nêu nhữngnét chung nhất về nó, rằng trong mỗi thời đại lịch sử, quyền sở hữu đã pháttriển một cách khác nhau và trong một loạt các quan hệ hoàn toàn khácnhau Do đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã định nghĩa về quyền
sở hữu tư bản như sau: “Quyền sở hữu tư bản không phải là gì khác mà làtrình bày tất cả những quan hệ xã hội của sản xuất tư bản” [25; 234].Quyền sở hữu có tính chất tái sinh, nó là kết quả của một phương thức sảnxuất nhất định C Mác đã phân tích những biểu hiện của quyền sở hữu
trong phương thức sản xuất tư bản Ông viết, “Về phía nhà tư bản, quyền
sở hữu thể hiện ra là quyền chiếm hữu lao động không công của người khác, hay sản phẩm của lao động đó, còn phía người công nhân thì quyền
đó lại có việc không thể chiếm hữu được sản phẩm của chính mình” [33;
824] Khi nghiên cứu về quyền sở hữu trong các tác phẩm của mình, cácnhà kinh điển đã dùng các khái niệm “quyền sử dụng”, “quyền định đoạt”,
“quyền chiếm hữu”
Quyền chiếm hữu là yếu tố đầu tiên, bao trùm của sở hữu Nó tươngđối ổn định, tĩnh, tại Song có lúc nó chỉ là quyền danh nghĩa Đó là trườnghợp chủ sở hữu không thực hiện nó, không sử dụng nó, mà lại giao nó chongười khác và chỉ giữ quyền thu nhập và sở hữu
Qua phân tích, chúng ta nhận thấy rằng, không phải bao giờ quyền sởhữu và quyền sử dụng đối tượng sở hữu cũng thống nhất ở một người Thế
có nghĩa là người sử dụng đối tượng sở hữu có thể không phải là người chủ
sở hữu, hoặc ngược lại, người chủ sở hữu có thể không phải là người sửdụng đối tượng sở hữu (vì đã chuyển quyền sử đụng đó cho người khác rồi).Khái niệm về quyền định đoạt cũng đã được C Mác và Ăngghen đềcập đến trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” Theo các ông, quyền định đoạt
Trang 17có liên quan chặt chẽ với quyền sử dụng Các ông viết: “Quyền sử dụng vàlạm dụng, tức là quyền định đoạt theo ý mình” [24; 91].
Như vậy, quyền định đoạt là quyền thực hiện toàn diện đối với đốitượng sở hữu Quyền đinh đoạt đem lại cho chủ thể quyền và khả năng sửdụng đối tượng sở hữu theo bất cứ cách nào Chủ thể của quyền định đoạtcũng có khả năng thực hiện những thẩm quyền cơ bản của người chủ sởhữu: xác đinh các phương thức sử dụng đối tượng (hay khách thể) sở hữu,
ký kết các hợp đồng liên quan đến các đối tượng sở hữu (bán, cho thuê,tặng…) Trên thực tế người chủ sở hữu chỉ thực sự là người chủ sở hữu khi
mà anh ta có quyền hoặc có khả năng hiện thực định đoạt đối tượng sở hữu
Do vậy, người sở dụng đối tượng sở hữu cũng có thể là người chủ sở hữu,nếu anh ta có quyền chiếm hữu và định đoạt Về thực chất khi trao hoặcchuyển quyền định đoạt cho người khác, cũng có nghĩa là chuyển các thẩmquyền sở hữu cho người khác
Như vậy, có thể hiểu quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng và quyền định đoạt
Nói tóm lại, tìm hiểu phạm trù sở hữu trong triết học Mác, chúng ta có
thể đi đến kết luận rằng: “Sở hữu là quan hệ giữa người với người trongviệc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải vật chất được tạo ra nhờ tư liệusản xuất ấy” [47; 507] Định nghĩa này theo chúng tôi, là hoàn toàn dựatrên quan điểm Mácxít Qua nghiên cứu khái niệm này, chúng ta cũng sáng
tỏ thêm các khái niệm liên quan được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đềcập đến như: “chế độ sở hữu”, “chiếm hữu”, “quyền sở hữu”, “quyền sửdụng”, “quyền định đoạt” Việc nhận thức đúng các khái niệm đó là cơ sở
để xem xét và giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề về sở hữu trênbình diện lý luận cũng như trong thực tiễn nước ta hiện nay, nhất là khichúng ta đang xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vậnhành theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa
Trang 181.2 Các hình thức lịch sử của sở hữu
1.2.1 Sở hữu công xã và bộ lạc
Chúng ta đều biết rằng, loài người đã trải quan năm hình thái kinh tế
-xã hội cơ bản (Cộng sản nguyên thủy; Chiếm hữu nô lệ; Phong kiến; Tưbản chủ nghĩa và đang trong thời kì tiến lên Chủ nghĩa xã hội) Đó là quátrình vận động, phát triển biện chứng tự nhiên của lịch sử Trong mỗi hìnhthái kinh tế - xã hội, theo Mác là có nhiều hình thức sở hữu khác nhau,trong đó bao giờ cũng có một hình thức sở hữu đặc trưng Sở hữu nó khôngphải là có sẵn, cố định bất biến, mà nó luôn luôn vận động biến đổi mộtcách khách quan theo sự phát triển của lực lượng sản xuất
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy là giai đoạn phát triểnđầu tiên trong lịch sử loài người, đây là hình thức sở hữu thị tộc – bộ lạc nóphù hợp với giai đoạn nền sản xuất chưa phát triển Sự sinh sống của conngười dựa vào chiếm hữu tự nhiên chủ yếu là săn bắn và hái lượm C Mác
gọi đó là giai đoạn sở hữu ban đầu: “Sở hữu ban đầu không có ý nghĩa gì khác hơn là quan hệ của con người, với tư cách là những điều kiện của chính mình với tư cách là những tiền đề có sẵn cùng với sự tồn tại của chính con người, những tiền đề có thể nói là đã chỉ tạo nên cái thể xác được kéo dài ra của con người” [35; 718] Khi bắt đầu có sự manh nha
trong sản xuất nghĩa là nó có một trình độ nhất định; ở đó con người bướcđầu không còn lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên mà đã biết trồng trọt, lúcnày xuất hiện hình thức sở hữu thứ hai trong xã hội cộng sản nguyên thủygọi là sở hữu công xã về ruộng đất Chế độ sở hữu công xã này tồn tại khálâu dài trong lịch sử, thậm chí nó còn rơi rớt ở một số nước cho tới đầu thế
kỷ XX vẫn còn tồn tại chế độ sở hữu công xã (Ấn Độ là một ví dụ) Khingành chăn nuôi phát triển, sức sản xuất lúc đó được tăng lên thì xuất hiệnhình thức sở hữu thứ ba, trong xã hội cộng sản nguyên thủy đó là sở hữu
về gia đình cá thể và súc vật Ăngghen viết: “và một điều nữa cũng chắc chắn là khi bước vào thời kì lịch sử có thành văn thì đâu đâu các đàn gia
Trang 19súc cũng là tài sản được tách riêng ra của các chủ gia đình, giống như các tác phẩm nghệ thuật thời dã man, dụng cụ gia đình bằng kim khí, các
xa xỉ phẩm và sau hết giống như các đàn gia súc – người, tức người nô lệ” [31; 89-90].
Ở thời kì bắt đầu có lịch sử thành văn, đất đai đã bị chuyển thành sởhữu tư nhân, những tình hình đó thích hợp với nền sản xuất hàng hóa đãtương đối phát triển vào giai đoạn cuối của thời đại dã man Song bên cạnhcủa cải bằng hàng hóa là của cải bằng nô lệ, bên cạnh đó là của cải bằngtiền của và bằng ruộng đất Quyền sở hữu tư nhân về những mảnh ruộngđất do thị tộc hoặc bộ lạc đã chia cho họ lúc ban đầu mà nó được củng cốthành những mảnh ruộng (như một loại tài sản cha truyền con nối) Ruộngđất lúc này cũng trở thành như một thứ hàng hóa mà người ta có thể đembán hoặc cầm nợ Tuy nhiên, trong xã hội cộng sản nguyên thủy hình thức
sở hữu đặc trưng vẫn là sở hữu công xã và sở hữu bộ lạc
1.2.2 Sở hữu trong xã hội chiếm hữu nô lệ
Bước sang hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, lúc này đã cóbước chuyển biến lớn về công cụ sản xuất, người ta có thể sản xuất với cácloại công cụ bằng đồng, sắt Những loại công cụ lao động lao động bằngkim loại cứng (bằng sắt) từng bước thay thế công cụ lao động bằng kimloại mềm (đồng), nó đã tạo ra bước thay đổi lớn trong sản xuất, chất lượng,trình độ Điều này, đem lại cho con người một vị thế mới, thoát khỏi cáchphụ thuộc hoàn toàn vào giới tự nhiên Những cơ sở đó đã thay thế chế độ
sở hữu công xã bằng sở hữu tư nhân, và nhà nước nô lệ - Nhà nước đầu tiêncủa xã hội loài người xuất hiện Tuy vậy, sự tồn tại của sở hữu công xã nóvẫn chưa mất đi hoàn toàn mà nó vẫn tiếp tục hiện diện bên cạnh hình thức
sở hữu công xã là hình thức sở hữu nhà nước Trong nền sản xuất của xãhội chiếm hữu nô lệ, nhờ năng xuất lao động ngày càng tăng lên, công cụlao động ngày càng được cải tiến, những tù binh trong chiến tranh vànhững người bị phá sản trong xã hội họ trở thành một lực lượng lao động
Trang 20chính có thể tạo ra một số lượng những sản phẩm thặng dư lớn, đó chính là
lý do họ trở thành nô lệ Trong xã hội chiếm hữu nô lệ thì nô lệ được coi lànhững công cụ biết nói, họ bị đối sử như những loài gia súc Ph Ăngghen
nhận xét: “Đàn bà làm vợ trước kia dễ kiếm biết bao, thì nay là món hàng có giá trị trao đổi và phải mua; cả sức lao động cũng thế, nhất là khi các bầy gia súc vĩnh viễn trở thành sở hữu của gia đình Gia đình không sinh sôi nhanh như gia súc Người ta cần đến nhiều người hơn để chăn nuôi gia súc, người ta có thể dùng những kẻ địch bị bắt làm tù binh để làm việc đó, hơn nữa tù binh cũng có thể sinh sôi nảy nở dễ dàng như gia súc vậy” [25; 90].
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, có nhiều hình thức sở hữu khác nhaunhư: sở hữu công xã; sở hữu Nhà nước; sở hữu tư nhân; sở hữu cá thể…,nhưng đặc trưng cơ bản nhất vẫn là chế độ chiếm hữu nô lệ (là sự chiếm hữu
về mặt thân thể của người nô lệ) So với xã hội cộng sản nguyên thủy, sự rađời của xã hội chiếm hữu nô lệ là dựa trên sự bóc lột nô lệ về sức lao động,
mà ở đó những giá trị tinh thần của họ cùng chung số phận Tuy xét về mặtlịch sử đây cũng là một bước tiến mới trong tiến trình phát triển của lịch sử.Trong thời kì đầu, nhờ vào sự bóc lột nô lệ, xã hội chiếm hữu nô lệ cónhững bước phát triển nhất định, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,càng về sau sự phát triển của lực lượng sản xuất trở nên mâu thuẫn với hìnhthức bóc lột dựa trên sự chiếm hữu người nô lệ Lúc này, trong xã hội nảysinh phản kháng của người nô lệ như nổi dậy chống lại chủ nô, đập phácông cụ lao động Nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra một cách tự phát nhằmchống lại bọn chúa đất và chủ nô…Những biểu hiện mâu thuẫn này bướcđầu đã làm cho tầng lớp chủ nô tiến bộ nhận thấy sự tồn tại của chế độchiếm hữu nô lệ là không hợp lý (chỉ một bộ phận nhỏ của tầng lớp chủnô) Đó chính là mầm mống dẫn đến sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ,trở thành nông nô của chế độ phong kiến giải phóng cho người nô lệ, trởthành nông nô của xã hội phong kiến (từ con người – công cụ trở thành conngười “tự do thể xác” của xã hội phong kiến)
Trang 211.2.3 Sở hữu trong xã hội phong kiến
Đến giai đoạn xã hội phong kiến, lúc này hình thức sở hữu công xãchưa hoàn toàn mất đi, mà vẫn tiếp tục tồn tại và có vai trò nhất định trong
xã hội Lúc này, bản thân người nông nô, theo như C Mác nói, họ khôngnên quên rằng chính họ là những người chủ, nhưng những người chủ nàyphải nộp cống vật ngay trên mảnh đất của họ và đồng thời họ còn là chủcủa những đất đai thuộc về công xã Bên cạnh sở hữu công xã còn có sởhữu nhỏ của những người nông dân tự do làm chủ những mảnh ruộng củamình Trong xã hội phong kiến, sở hữu ruộng đất gắn liền với tư hữu và
được phân chia theo đẳng cấp trong xã hội C Mác viết: “Nói chung, sự thống trị của chế độ tư hữu bắt đầu từ chế độ chiếm hữu ruộng đất; chế độ chiếm hữu ruộng đất là cơ sở của chế độ tư hữu” [23; 45].
Trong chế độ phong kiến, đi liền với công cụ thủ công là ngành tiểuthủ công nghiệp và thủ công nghiệp cũng có bước phát triển Cho nên, cũngvới sở hữu nông thôn về ruộng đất, thì thành thị là sở hữu phường hội – tức
là tổ chức phong kiến của thủ công nghiệp Như vậy, “ở thời đại phong kiến hình thức sở hữu chủ yếu là ruộng đất lao động của nông nô và một số hình thức tư bản nhỏ chi phối lao động của thợ bạn” [43; 44] Cũng là thời
đại phong kiến ở phương tây hình thức sở hữu về ruộng đất tồn tại phổbiến, nhưng ở phương đông “phương thức sản xuất Á châu” theo C Mác:trong hình thức châu Á (ít ra cũng trong hình thức chiếm ưu thế) không có
sở hữu mà chỉ có chiếm dụng của từng cá nhân riêng lẻ, kẻ sở hữu thực tế,thực sự là công xã, do đó sở hữu chỉ tồn tại với tư cách sở hữu chung vềruộng đất mà thôi
1.2.4 Sở hữu tư bản chủ nghĩa
Bước sang hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, nền sản xuất xãhội lúc này đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc; phương thức sảnxuất tự cung, tự cấp xã hội phong kiến bị phá vỡ bởi nền sản xuất hàng hóa
tư bản, công cụ lao động sản xuất thủ công được thay thế chủ yếu bằng
Trang 22công cụ cơ khí, máy móc Nếu như hình ảnh tiêu biểu của xã hội phongkiến là chiếc cối xay gió thì hình ảnh tiêu biểu trong xã hội tư bản chủnghĩa (giai đoạn đầu) là đầu máy hơi nước chủ nghĩa tư bản đã tạo nên mộtbước tiến khổng lồ trong lịch sử nhân loại Chỉ trong một thời gian ngắnkhối lượng của cải mà chủ nghĩa tư bản tạo ra bằng tổng số tất cả của cải
do các xã hội trước tạo nên Những biến đổi to lớn của công cụ sản xuât,của nền sản xuất hàng hóa đã chi phối mạnh mẽ quá trình vận động của cáchình thức sở hữu trong xã hội tư bản
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, sở hữu công xã về ruộng đất vẫn tiếptục tồn tại, thậm chí còn phổ biến ở nhiều nơi Theo Mác, ở Ấn Độ, chođến cuối thế ký XIX vẫn còn rất nhiều hình thức của chế độ sở hữu công
xã Ở nước Đức, chế độ sở hữu đó là hiện tượng phổ biến; nhưng ruộng đấtcông hiện vẫn còn tồn tại ở một số địa phương là những tàn dư của chế độ
sở hữu công xã: người ta vẫn thường thấy những vết tích rõ rệt của chế độ
sở hữu ấy
C Mác cho rằn, sự tồn tại của sở hữu công xã dưới chế độ tư bản chủnghĩa là một hình thức sở hữu cực kì lạc hậu, lạc hậu hơn cả sở hữu tư nhânhiện đại và không thể dung thứ được Dưới chủ nghĩa tư bản sở hữu ruộngđất vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng khác với chế độ chiếm hữu nô lệ và phongkiến, sở hữu ruộng đất với tư cách là thứ hàng hóa Cho nên sự vận độngtrong chế độ đó là sự vận động của cạnh tranh giữa những người sở hữuruộng đất biến sở hữu nhỏ thành sở hữu lớn của một số ít người, bên cạnh
sự cạnh tranh còn là sự tước đoạt ruộng đất, tư liệu sản xuất công cụ laođộng của đông đảo quần chúng, thị trường thương mại, dịch vụ…sự tướcđoạt đó nó diễn ra theo quy luật nội tại của bản thân nền sản xuất tư bảnchủ nghĩa
Sự phát triển của lực lượng sản xuất theo quy luật kinh tế khách quan,ngày càng mang tính xã hội hóa, trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đãxuất hiện một số hình thức sở hữu tư nhân; sở hữu cổ phần (xuất hiện từ thế
Trang 23kỉ XVII); sở hữu tư bản nhà nước, hợp tác xã (xuất hiện từ giữa thế kỉ XX).
C Mác nhận định: “Trong công nghiệp lớn và trong cạnh tranh, tất cả các điều kiện tồn tại…của các cá nhân đều hòa vào trong hai hình thức giản đơn nhất: sở hữu tư nhân và lao động” [24; 95] Như vậy, đặc trưng của
vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa tư bản là sở hữu tư nhân, bóc lột, cạnh tranh
và thu lợi nhuận Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, sở hữu tư nhân giữ vaitrò chủ đạo, bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều hình thức sở hữu mới (ítnhiều mang tính tích cực của dấu hiệu sở hữu trong chủ nghĩa xã hội), như:công nhân có sở hữu trong các xí nghiệp cổ phần của các nhà tư bản, các xínghiệp công quản (tự quản) ngân hàng, tín dụng…
Như vậy, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa phủ định chế độ tưhữu của người sản xuất nhỏ, đến lượt nó lại bị phủ định Giai cấp tư sảntước đoạt những người lao động, đến lượt nó lại bị người sản xuất tướcđoạt lại, đó là quá trình biện chứng của lịch sử phát triển theo quy luật phủđịnh của phủ định để tiến lên một nấc thang cao hơn trong vấn đề sở hữu và
tiến tới một xã hội tiến bộ và nhân văn hơn Ph Ăngghen cho rằng: “Bất
cứ một sự thay thế nào của chế độ xã hội, bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới không còn phù hợp với các quan hệ cũ nữa” [25; 467].
Sự biến đổi của các hình thức sở hữu dưới chủ nghĩa tư bản thời C Mácsống là như vậy Đến nay, do lực lượng sản xuất phát triển mang tính chất
xã hội hóa cao độ nên sự biến đổi của các hình thức sở hữu dưới chủ nghĩa
tư bản cũng có nhiều thay đổi khác so với thời C Mác và Ph Ăngghensống Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, sở hữu tư nhân vẫn giữ vai trò chủđạo, nhưng xuất hiện nhiều hình thức sở hữu mà thời C Mác sống chưa hề
có, như công nhân cũng sở hữu trong các xí nghiệp cổ phần của các nhà tưbản và xuất hiện các xí nghiệp công quản
Tóm lại, hình thức sở hữu trong tư bản chủ nghĩa ngày nay rất đa
dạng, phong phú Mặc dù vẫn trên cơ sở của hình thức sở hữu tư nhân tư
Trang 24bản chủ nghĩa, song hình thức sở hữu trong chủ nghĩa tư bản đã biến đổimạnh mẽ Có thể nói không còn mấy hình thức sở hữu tư nhân thuần túy
mà đã được thay thế bằng hình thức sở hữu tư nhân thuần túy mà đã đượcthay thế bằng hình thức sở hữu hỗn hợp, trong đó sở hữu tư nhân vẫn giữvai trò hạt nhân
Dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã nêu ở trên,chúng tôi có sơ đồ vắn tắt như sau:
Trang 25I Hình thái sở hữu tư nhân đơn giản
các quan hệ phân công lao động xã hội
các quan hệ sở hữu
Sở hữu thực tế Sở hữu thực tế
Sở hữu kinh tế
II Hình thái sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
các quan hệ phân công lao động xã hội
các quan hệ sở hữu
Sở hữu thực tế hữu
Sở hữu kinh tế III Hình thái nhà nước của sở hữu tư nhân đơn giản
các quan hệ phân công lao động xã hội
các quan hệ sở hữu
Sở hữu thực tế
Sở hữu kinh tế
IV Hình thái nhà nước của sở hữu tư nhân TBCN
các quan hệ phân công lao động xã hội
các quan hệ sở hữu
Sở hữu thực tế
Sở hữu kinh tế
SƠ ĐỒ VẮN TẮT: SỞ HỮU TƯ NHÂN TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
VÀ CÁC HÌNH THÁI CHỦ YẾU CỦA NÓ
Người sở hữu A
(người sản xuất hàng hóa)
Hàng hóa A
Người sở hữu B (người sản xuất hàng hóa)
Sức lao động
Người sở hữu A (Nhà
nước-Người sản xuất hàng hóa)
Hàng hóa A
Người sở hữu B (người sản xuất hàng hóa)
Sức lao động
Trang 26Qua sơ đồ trên cho ta thấy sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa trong cácphương thức sản xuất khác nhau của lịch sử phát triển của loài người vớitính chất và mức độ thể hiện khác nhau:
- Trong chế độ chiếm hữu nô lệ: Pháp luật của nhà nước chủ nô duy trì
và bảo vệ chế độ sở hữu của chủ nô đối với tất cả các tư liệu sản xuất của
xã hội ngay cả sở hữu bản thân người nô lệ (nô lệ là công cụ biết nói khôngđược xem là người) ở đây, trình độ tư hữu của còn thấp nhưng tính chấtkhắc nghiệt và bất bình đẳng là tuyệt đối
- Trong xã hội phong kiến: Sở hữu đẳng cấp phong kiến thể hiện rõ ở
chế độ"phong tước, cấp điền" của các vua chúa phong kiến Nhà nước vàpháp luật phong kiến bảo vệ, duy trì chế độ sở hữu của địa chủ lãnh chúaphong kiến đối với ruộng đất và duy trì tình trạng nửa phong kiến của nôngdân và giai cấp phong kiến
- Trong chế độ tư bản chủ nghĩa: Trên cơ sở tan rã dần của sở hữu
phong kiến đã xuất hiện và phát triển quan hệ sở hữu tư sản Đó là chế độchiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trịthặng dư (do công nhân làm thuê sáng tạo ra bị giai cấp tư sản chiếmkhông) ở đây là giai đoạn của trình độ tư hữu gắn với đặc trưng của xã hội
tư bản Chế độ tư hữu được qui định là thiêng liêng bất khả xâm phạm.Giai cấp tư sản với phương pháp, thủ đoạn bóc lột mới với trình độ cao tưhữu trong xã hội tư bản chủ nghĩa nằm chủ yếu tập trung trong tay giai cấp
tư sản, các tập đoàn tư bản, các nhà tư bản nắm trong tay tư liệu sản xuất
1.3 Nội dung của quan hệ sở hữu
1.3.1 Quan hệ sở hữu là gì?
Theo quan niệm của Mác: “Quan hệ sở hữu được biểu hiện trongnhững hình thái hiện thực của quan hệ sản xuất” Quan hệ sở hữu là nộidung bên trong của chính thể mang tính thống nhất Tính hiện thực củaquan hệ sở hữu chỉ được nhận thức một cách gián tiếp thông qua các quan
hệ giữa các thành tố của quan hệ sản xuất chứ không thể nhận thức một
Trang 27cách trực tiếp vì quan hệ sở hữu là tổng hoà các quan hệ sản xuất Quan hệ
sở hữu đồng thời là sự chiếm hữu Chiếm hữu bộc lộ qua hình thái giao tiếpvật chất tương ứng của một trình độ phát triển của sản xuất mà cụ thể là sựphân công lao động mang tính chất xã hội
Như vậy quan hệ sở hữu là mối quan hệ con người - con người trongviệc chiếm hữu tư liệu sản xuất cùng với các điều kiện sản xuất do đó quan
hệ sở hữu là một mặt của quan hệ sản xuất Sự hình thành và phát triển củaquan hệ sở hữu là một quá trình lịch sử tự nhiên tuân theo quy luật sản xuấtphù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Cùng với sự pháttriển của nền sản xuất xã hội thì nội dung và phạm vi của quan hệ sở hữungày càng được mở rộng
1.3.2 Nội dung của quan hệ sở hữu
Như đã phân tích ở trên, quan hệ sở hữu là các quan hệ thể hiện sựchiếm hữu tư liệu sản xuất thể hiện “sự tha hóa của người lao động” trongviệc chiếm hữu tư liệu sản xuất của họ Nói cách khác đây là những quan
hệ nói lên khoảng cách giữa kẻ chiếm hữu và người sản xuất đối với tư liệusản xuất và kết quả của lao động sản xuất Như vậy, quan hệ sở hữu chính
là quan hệ sản xuất chứ không phải là quan hệ ý chí Điều đó đã được C
Mác khẳng định trong tác phẩm “Bàn về Prungđông”: “Những quan hệ sở hữu ấy, không phải trong biểu hiện pháp quyền của chúng với tư cách là quan hệ ý chí mà là trong hình thái hiện thực của chúng, tức với tư cách là quan hệ sản xuất” [28; 42] Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu là
bộ phận cơ bản quyết định các quan hệ tổ chức, quan lý và phân phối.Người nào sở hữu tư liệu sản xuất, thì người đó có quyền quyết định
phương thức tổ chức, quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm Trong “Phê phán cương lĩnh Gôta” C Mác viết: “Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên tình hình là những điều kiện vật chất của sản xuất lại nằm trong tay những kẻ lao động, dưới hình thức sở hữu tư bản và sở hữu ruộng đất, còn quần chúng thì chỉ là kẻ sở hữu những điều kiện của người sản
Trang 28xuất, tức là sức lao động, nếu những yếu tố của sản xuất được phân phối như thế thì việc phân phối hiện nay về tư liệu sản xuất là nhờ sở hữu tập thể của bản thân những người lao động thì cũng sẽ có một sự phân phối những tư liệu tiêu dùng khác với sự phân phối hiện nay” [29; 37].
Như vậy, với quan niệm của C Mác về phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa chúng ta phần nào hiểu rằng quan hệ sở hữu là bộ phận cấu thành
có tính quy định trong quan hệ sản xuất, và do đó nó cũng phải phù hợp vớitính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất C Mác đã chỉ ra
rằng “bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới” [25; 467].
Điều này đã được C Mác và Ph Ăngghen khẳng định rõ thêm lần nữa
trong tác phẩm “Hệ tưởng Đức”: “Sự chiếm hữu đó trước hết được quy định bởi đối tượng cần chiếm hữu, ở đây là những lực lượng sản xuất đã phát triển thành một tổng thể xác định và và chỉ tồn tại trong khuôn khổ của sự giao tiếp phổ biến Dưới góc độ này, sự chiếm hữu đó nhất thiết phải có tính chất phổ biến, phù hợp với những lực lượng sản xuất và với sự giao tiếp” [24; 97] Với luận điểm trên của C.Mác, chúng ta thấy rằng, khi
xác lập quan hệ sở hữu, nhất thiết phải nắm vững điều kiện lịch sử cụ thể,xem xét một cách toàn diện sự vận động khách quan của lịch sử để từ đóđưa ra chủ trương định hướng đúng đắn, kịp thời hiệu quả, tránh chủ quannóng vội, dập khuôn mà dẫn đến sai lầm nghiêm trọng
Quan hệ sở hữu không những là quan hệ sản xuất, mà còn là quan hệ
xã hội, quan hệ giữa con người và con người về đối tượng chiếm hữu.Chính vì vậy, quan hệ sở hữu cũng mang tính giai cấp Giai cấp nào nắmvững quyền thống trị thì dùng Nhà nước mà giai cấp đó dựa lên để bảo vệquan hệ sở hữu của giai cấp đó Cho nên, vấn đề sở hữu là vấn đề sống còn
của giai cấp này hay giai cấp khác C Mác viết: “Ở thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, khi vấn đề đặt ra là thủ tiêu những quan hệ sở hữu phong kiến thì vấn đề sở hữu là vấn đề sinh tử của giai cấp tư sản Ở thế kỷ
Trang 29XIX, khi vấn đề đặt ra là thủ tiêu những quan hệ sở hữu tư sản thì vấn đề sở hữu là vấn đề sống còn của giai cấp công nhân.” [25; 428].
Vào thời điểm đó, C Mác và Ph Ăngghen chỉ phân tích quan hệ sở hữu tưbản là chủ yếu, trong đó những nhà tư bản là những nhà chiếm hữu tư liệusản xuất và tư liệu sinh hoạt, còn giai cấp vô sản thì bị tước đoạt mọi quyền
sở hữu về tư liệu sản xuất Các ông cũng đã chỉ ra rằng, việc mất quyền sởhữu này thành quyền tài sản chuyển cho các thế hệ sau thừa hưởng không
hề thay đổi và giai cấp vô sản không thể thấy sự thể hiện mọi mặt nhữngđiều kiện sống còn của họ trong ảo tưởng pháp lý của giai cấp tư sản Do
đó, giai cấp vô sản chỉ có thể giải phóng mình khi họ xoa bỏ quan hệ sở
hữu tư sản C Mác viết: “ phương thức chiếm hữu tư bản chủ nghĩa xuất phát từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, và do đó cả chế độ tư hữu
tư bản chủ nghĩa, đều là sự phủ định đầu tiên đối với chế độ tư hữu cá nhân dựa trên lao động của bản thân Nhưng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình
tự nhiên Đó là sự phủ định cái phủ định Sự phủ định này không khôi phục lại chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa: trên cơ sự hợp tác và chiếm hữu công cộng đối với ruộng đất và những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra” [32 ; 1059-1060].
Như vậy, theo lý luận mácxít việc xóa bỏ, thủ tiêu chế độ sở hữu tưbản chủ nghĩa là một tất yếu khách quan, một lẽ đương nhiên trong quátrình lịch sử loài người, mà giai cấp tư sản cùng với chế độ sở hữu củamình sẽ bị những người lao động tước bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủnghĩa, giành lại lợi ích chung cho toàn thể nhân dân lao động
Mặt khác, để thủ tiêu chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa Các nhà kinhđiển của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra biện pháp để thực hiện Ph Ăngghen viết:
“Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh
tế công hữu” [28 ; 496] “Thủ tiêu chế độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất
Trang 30và tổng quát nhất về việc cải tạo toàn bộ chế độ xã hội Việc cải tạo này là kết quả tất yếu của sự phát triển của công nghiệp” [28 ; 467] Như vậy,
muốn thủ tiêu chế độ sở hữu tư bản, trước hết trong chế độ xã hội ấy phải
có một nền đại công nghiệp phát triển dựa trên lực lượng snả xuất hiện đại
và tiến bộ hoặc “một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo
đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu” [25 ; 469] Thì khi ấy mới
thực hiện hoàn toàn xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu xãhội chủ nghĩa (cộng sản chủ nghĩa)
Trên đây, là những tiền đề để C Mác và Ph Ăngghen đề ra lý thuyết
về việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân, xây dựng chủ nghĩa cộng sản dựatrên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất
Cũng cần lưu ý rằng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lêninkhông phải là những người đầu tiên chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu Ngay
từ trước C Mác vài thế kỷ, sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa với những mặttrái của nó đã khiến cho những nhà tư tưởng của thời đại ấy cảm thấy nhứcnhối ngay từ lúc đó, một con đường mới cho sự tiến bộ xã hội đã được đềxướng – con đường mà trong đó không tồn tại sở hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất, con đường của chủ nghĩa cộng sản Tuy nhiên, quan niệm về sự tấtyếu xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa được các nhà tư tưởngcủa các trào lưu cộng sản chủ nghĩa đánh giá có phần cực đoan hơn Do đó,nếu như so sánh các trào lưu tư tưởng cộng sản khác đã có mặt trong lịch
sử loài người, thì chủ nghĩa Mác có nêu ra những phác họa lạc quan về kếtquả xã hội của việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân, và đã có thái độ hiệnthực hơn trong việc đề ra phương thức và biện pháp để thực hiện sự xóa bỏ
đó Có thể nói, với chủ nghĩa Mác, toàn bộ mặt trái của chế độ tư hữu, về
cơ bản đã bị phanh phui Lập luận của học thuyết Mác, đặc biệt là trong bộ
“Tư bản” và trong “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”, rõ ràng là lập luậnkhó vượt qua trong lĩnh vực phân tích những tội lỗi của chế độ tư hữu [4;201-204] Bằng cả cuộc đời nghiên cứu và hoạt động cách mạng của mình,
Trang 31các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã tìm ra lôgic về sự tất yếu phải xóa
bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
Trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” vấn đề
thủ tiêu chế độ tư hữu đã được nêu ra một cách khúc triết, và hoàn toànthoát khỏi ảnh hưởng của những quan niệm cộng sản và không tưởng trước
đó, ỏ đây Ph Ăngghen đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng: “Thủ tiêu chế
độ tư hữu là một cách nói vắn tắt nhất và tổng quát nhất về việc cải tạo toàn bộ chế độ xã hội; việc cải tạo này là kết quả tất yếu của sự phát triển công nghiệp Cho nên, những người cộng sản hoàn toàn đúng khi đề ra việc thủ tiêu chế độ tư hữu thành yêu cầu chủ yếu của mình” [25 ; 204]
Phù hợp với sự tuyên bố trên, tác phẩm này đã luận giải kỹ hai vấn đềliên quan tới tính tất yếu của việc xóa bỏ chế độ tư hữu
Thứ nhất, khi nào có thể thủ tiêu được chế độ tư hữu?
Ph Ăngghen rất có lý khi đặt vấn đề không phải khi nào chế độ tư hữucũng có thể tồn tại được trong lịch sử loài người, do vậy không phải khi
nào sự tồn tại cũng là bất hợp lí “Đối với công trường thủ công và đối với giai đoạn phát triển ban đầu của đại công nghiệp, không thể có hình thức
sở hữu nào khác ngoài quyền tư hữu, không thể có chế độ xã hội nào khác ngoài chế độ xã hội xây dựng trên cơ sở tư hữu” [25; 468] Việc thủ tiêu
chế độ tư hữu chỉ có thể thực hiện được khi sự tồn tại của chế độ tư hữu đãmâu thuẫn gay gắt với việc phát triển của lực lượng sản xuất, tức là khi có
ba điều kiện: một là, tư bản và lực lượng sản xuất đã được tạo ra với quy
mô lớn; hai là, giai cấp vô sản bị bần cùng hóa; ba là, lực lượng sản xuất
luôn luôn gây ra sự chấn động hết sức mạnh mẽ trong xã hội Ph Ăngghen
kết luận: “chỉ có ngày nay, (năm 1847 – TG) việc thủ tiêu chế độ tư hữu mới trở thành không những là điều có thể thực hiện được, mà thậm chí còn
là điều hoàn toàn cần thiết” [25; 468]
Thứ hai, Xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu thì sẽ đưa lại những kết quả gì?
Trang 32Theo Ph Ănghen, việc thủ tiêu chế độ tư hữu sẽ đem lại kết quả như
sau: “xã hội sẽ tước khỏi tay bọn tư bản tư nhân việc sử dụng tất cả mọi lực lượng sản xuất và mọi phương tiện giao dịch cũng như việc trao đổi và phân phối sản phẩm; xã hội sẽ quản lý tất cả những việc đó căn cứ theo kế hoạch đặt ra, căn cứ vào các nguồn lực lượng hiện có và vào nhu cầu của toàn xã hội; Khủng hoảng sẽ chấm dứt; nền sản xuất mở rộng gây nên sản xuất thừa, trong chế độ xã hội hiện nay, và là nguyên nhân to lớn của nạn nghèo đói thì khi đó sẽ tỏ ra hoàn toàn không đủ nữa và cần phải có quy
mô rộng lớn hơn rất nhiều” ; “trong nông nghiệp, do xiềng xích của chế độ
tư hữu, do tình trạng phân tán của ruộng đất, nên rất khó áp dụng những
sự cải tiến và những thành tựu của khoa học hiện có, - rồi đây cũng sẽ bước vào giai đoạn hoàn toàn mới, giai đoạn phồn vinh và sẽ cung cấp hoàn toàn đầy đủ sản phẩm cho xã hội”; “ những con người mới hoàn toàn
sẽ xuất hiện”; “các giai cấp khác nhau, nhất định cũng sẽ không còn nữa.
Do đó, một mặt, xã hội tổ chức theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa sẽ không thể tương dung được với sự tiếp tục tồn tại của các giai cấp; mặt khác, bản thân sự xây dựng xã hội đó sẽ tạo nên phương tiện để thủ tiêu những sự khác nhau về giai cấp”; “sự đối lập giữa thành thị và nông thôn cũng sẽ không còn”; “Sự liên hợp chung tất cả mọi thành viên trong xã hội nhằm mục đích cùng nhau khai thác lực lượng sản xuất một cách có kế hoạch; sự phát triển của sản xuất tới mức có thể thỏa mãn nhu cầu của mọi người; sự xóa bỏ tình trạng nhu cầu của số người này được thỏa mãn bằng cách hy sinh nhu cầu của số người khác;sự tiêu diệt hoàn toàn các giai cấp
và những sự đối lập giữa các giai cấp đó; sự phát triển toàn diện năng lực của tất cả mọi thành viên trong xã hội bằng cách xóa bỏ lối phân công cũ, tiến hành giáo dục về sản xuất, thay đổi các hình thức hoạt động, làm cho mọi người đều được hưởng những của cải do tất cả mọi người sản xuất ra
và cuối cùng bằng cách hòa hợp thành thị với nông thôn - đó là những kết quả chủ yếu nhất của việc thủ tiêu chế độ tư hữu” [25; 473-476].
Trang 33Theo lập luận của C Mác và Ph Ăngghen, thời điểm chín muồi đểxóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa (cũng đồng thời là xóa bỏmọi hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nói chung) có thể hìnhdung là bắt đầu từ giữa thế kỉ XIX C Mác và Ph Ăngghen viết: “giờ đây, giống như một tay phù thủy không còn đủ sức trị những âm binh mà y đã triệu lên Từ hàng chục năm nay, lịch sử công nghiệp và thương nghiệp không phải là cái gì khác hơn là lịch sử cuộc nổi dậy của lực lượng sản xuất hiện đại chống lại những quan hệ sản xuất hiện đại, chống lại những quan hệ sở hữu đang quyết định sự tồn tại và sự thống trị của giai cấp tư sản” [25; 604]
Như vậy, trong quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin, mọi cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ cũxây dựng chế độ mới xãhội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, bao giờ cũng phải đưa vấn đề chế độ
-sở hữu lên hàng đầu, coi đó là vấn đề cơ bản của phong trào, không kể là
nó đã phát triển đến trình độ nào Do đó, mà C Mác và Ph Ăngghen đã đi
đến kết luận “những người cộng sản hoàn toàn đúng khi đề ra việc thủ tiêu chế độ tư hữu thành yêu cầu chủ yếu của mình”, rằng “những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xóa bỏ chế độ tư hữu”[25; 615-616]
Đến giai đoạn Lênin, ngay từ những tác phẩm đầu tay của mình, Lênin
đã khẳng định rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tưsản, chống lại mọi áp bức, bóc lột, chỉ chấm dứt khi nào toàn bộ tư liệu sảnxuất chủ yếu trở thành sở hữu xã hội trên cơ sở đó tổ chức nền sản xuất xãhội chủ nghĩa Trong dự thảo và thuyết minh Cương lĩnh của Đảng dân chủ
- xã hội (1895), Lênin viết: “ Cuộc đấu tranh…của giai cấp công nhân chống lại giai cấp những nhà tư bản…chỉ có thể chấm dứt, khi chính quyền chuyển vào tay giai cấp công nhân, khi tất cả ruộng đất, công cụ lao động, công xưởng, máy móc và hầm mỏ đã được trao lại cho toàn thể xã hội để tổ chức nền sản xuất xã hội chủ nghĩa” [52; 203] Đến năm 1923, khi Lênin
Trang 34triển khai chính sách kinh tế mới (NEP) người vẫn nhất quán với các nhàsáng lập chủ nghĩa Mác trong vấn đề gắn chặt sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội với việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Lênin
viết: “Dưới chế độ chính sách kinh tế mới,…chúng ta đã tìm ra được mức
độ kết hợp lợi ích tư nhân, lợi ích thương nghiệp tư nhân với việc nhà nước kiểm soát và kiểm tra lợi ích đó, mức độ làm cho lợi ích tư nhân phục tùng lợi ích chung, điều mà trước đây là nan giải đối với rất nhiều người xã hội chủ nghĩa Thật vậy, chính quyền nhà nước chi phối những tư liệu sản xuất chủ yếu, giai cấp vô sản nắm chính quyền, giai cấp vô sản đó liên minh với hàng triệu tiểu nông, giai cấp vô sản nắm vững chính quyền lãnh đạo nông dân, , phải chăng đó không phải là tất cả những điều kiện cần thiết để xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa toàn vẹn hay sao?”[58; 422]
Như vậy, với Lênin, việc xóa bỏ chế độ tư hữu có nghĩa là chuyển tất
cả tư liệu sản xuất xã hội sang sở hữu toàn dân chứ không phải là sang mộthình thức sở hữu trung gian nào khác V.I Lênin cũng đã dùng nhiều thuậtngữ khác nhau để chỉ chủ thể sở hữu toàn dân dưới chủ nghĩa xã hội như:
“tất cả những người lao động”; “toàn thể xã hội”; “giai cấp công nhân”;
“tất cả mọi công dân”; “nhân dân lao động toàn quốc”,…V.I Lênin nhắc nhở, chuyển tư liệu sản xuất vào tay xã hội không có nghĩa là “chuyển tàu thủy cho công nhân tàu thủy, chuyển ngân hàng cho nhân viên ngân hàng” [55; 500], mà là toàn bộ ruộng đất, công xưởng và công cụ sản xuất đều thuộc về quyền sở hữu của giai cấp công nhân” và đó là “mục đích” và
“thực chất” của chủ nghĩa xã hội” [53; 160].
Trong quan niệm của Lênin, việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân với tưcách là mục đích và là thực chất của chủ nghĩa xã hội sẽ cho phép mọi côngdân đều có quyền làm việc ngang nhau đối với những tư liệu sản xuất củatoàn thể xã hội, có nghĩa là tất cả mọi công dân đều có quyền làm việcngang nhau đối với những tư liệu sản xuất xã hội, trên ruộng đất thuộc về
xã hội, trong công xưởng thuộc về xã hội, …
Trang 35Mặc dù nhấn mạnh việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là mụcđích và thực chất của chủ nghĩa xã hội, song Lênin vẫn khẳng định bảnthân việc xóa bỏ chế độ tư hữu chỉ là sự “cải tạo xã hội chủ nghĩa”, là bước
đi đầu tiên để tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa Lênin viết: “xã hội cộng sản chủ nghĩa, một xã hội không chỉ hạn chế ở việc tước đoạt các công xưởng, nhà máy, ruộng đất và tư liệu sản xuất, không chỉ hạn chế ở việc kiểm kê và kiểm soát một cách chặt chẽ việc sản xuất và phân phối sản phẩm, mà còn đi xa hơn nữa” [56; 56].
Nói tóm lại, do thấy được sự cần thiết phải xóa bỏ chế độ tư hữu trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa V.I Lêin đã tiến hành hiện thực hóa những tưtưởng của C Mác và Ph Ăngghen vào thực tế (cách mạng nước Nga) V.I.Lênin hiểu rất rõ việc xóa bỏ chế độ tư hữu không phải là nhiệm vụ duynhất của giai cấp vô sản Hơn thế nữa, ông còn thấy rõ rằng về sách lược,việc thủ tiêu chế độ tư hữu không nhất thiết là phải ngay một lúc quốc hữuhóa tất thảy các tư liệu sản xuất xã hội Đây chính là cơ sở để ông đề ranhững giải pháp mềm dẻo, thích hợp với tình hình cụ thể ở từng giai đoạn
cụ thể của cách mạng
Trang 36Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA SỞ HỮU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng của sở hữu ở Việt Nam hiện nay
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,ngay từ khi mới ra đời Đảng ta đã chỉ ra mục tiêu cuối cùng mà cuộc cáchmạng của chúng ta phải đi tới Trong những văn kiện của cương lĩnh cáchmạng đầu tiên, Đảng ta đã xác định chiến lược cách mạng của Đảng là tiếnhành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xãhội cộng sản”
Trung thành với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cao đẹp, Đảng cộng sảnViệt Nam đã lãnh đạo toàn thể nhân dân Việt Nam vượt qua muôn vàn khókhăn gian khổ, hy sinh tiến lên không ngừng trên con đường cách mạng,đạt được những thành tựu vô cùng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước
Trong lĩnh vực kinh tế và hẹp hơn nữa, trong phạm vi vấn đề sở hữu,sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1954), chúng ta đã chủtrương xây dựng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sau thắnglợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1975), chúng ta đã tiến hànhxây dựng chế độ sở hữu Xã hội chủ nghĩa trên cả nước Tại Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ IV Đảng ta đã chỉ rằng, vấn đề mấu chốt hiện nay làphải mau chóng tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và tổchức lại sản xuất xã hội chủ nghĩa theo hướng tiến lên nền sản xuất lớn xãhội chủ nghĩa, là nền sản xuất dựa trên chế độ sở hữu công cộng xã hội chủnghĩa về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tậpthể, lấy đại công nghiệp làm nền tảng
Những quan điểm nói trên, về nguyên tắc lý luận, là hoàn toàn đúngđắn Nhưng trong quá trình thực hiện, chúng ta đã mắc sai lầm do quá đề
Trang 37cao, tuyệt đối hóa vị trí, vai trò của công hữu hóa tư liệu sản xuất, quá nhấnmạnh tính ưu việt của kinh tế quốc doanh và hợp tác xã, không tính đếntrình độ phát triển thực tế của lực lượng sản xuất nước ta lúc đó Chúng ta
đã coi việc quốc hữu hóa, tập thể hóa tư liệu sản xuất là tiêu chí đánh giátrình độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, coi những quan hệ sở hữu tư nhân, cáthể, là những quan hệ đối lập với chủ nghĩa xã hội cần phải xóa bỏ càngnhanh càng tốt Chúng ta đã phủ định cực đoan siêu hình đối với mọi quan
hệ sở hữu khác với quan hệ sở hữu công cộng và sở hữu tập thể theo cáchhiểu phiến diện của chúng ta lúc đó
Điều này đã dẫn đến tình trạng tách rời người lao động khỏi nhữngđiều kiện lao động Nhiều người có sức lao động nhưng không có việc làm,hoặc có việc làm nhưng chưa sử dụng hết khả năng sức lao động vốn có.Ngay trong khu vực kinh tế nhà nước và tập thể, việc kết hợp sức lao độngvới tư liệu sản xuất cũng không đạt hiệu quả cao
Trong khi khu vực kinh tế nhà nước và tập thể thiếu vốn thì nguồnvốn tiềm ẩn trong nhân dân không có điều kiện để sự dụng vào sản xuấtkinh doanh
Có thể thấy, những sai lầm trong việc giải quyết vấn đề sở hữu, cùngvới cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trong kinh tế đã tạo ra sức cản lớn đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội cuối cùng dẫn đến cuộc khủng hảng kinh
tế - xã hội gay gắt
Đối mặt với cuộc khủng hoảng, trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã phát huy cao độ ý chí quyếttâm, tinh thần độc lập suy nghĩ sáng tạo để đưa ra các giải pháp khắc phụcsai lầm một cách có hiệu quả Đồng thời, do yêu cầu cấp bách, bức súc củathực tiễn cuộc sống đòi hỏi sự đổi mới từng bộ phận từ cơ sở, các địaphương Chính sự đổi mới từ bên dưới này đã cung cấp những cứ liệu sốngđộng để Đảng ta có thể từ việc tổng kết thực tiễn dưới ánh sáng chủ nghĩaMác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh rút ra những kết luận có tính lý
Trang 38luận, đề ra những quyết sách cụ thể có ý nghĩa đổi mới từng phần Có thểnói, chính từ đây, tư duy mới từng bước được hình thành và đến Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ VI, đường lối đỏi mới lần đầu tiên đã được nêu lênmột cách đầy đủ và có hệ thống.
Một trong những nội dung đổi mới rất cơ bản trong tư duy kinh tế,liên quan đến vấn đề sở hữu của Đảng, được Đại hội VI khẳng định là, cần
có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, coi nềnkinh tế có nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kì quá độ Đây là mộtgiải pháp có ý nghĩa chiến lược, góp phần giải phóng và khai thác mọi tiềmnăng để phát triển lực lượng sản xuất, từng bước xây dựng cơ cấu kinh tếhợp lý
Với giải pháp đúng đắn này, các quan hệ sở hữu từng bước được pháp
lý thừa nhận, có tính đến sự phù hợp với trình độ phát triển đa dạng, phongphú của lực lượng sản xuất, do đó tạo thêm sức mạnh cho các thành phầnkinh tế
Chúng ta chủ trương phát triển đan xen nhiều loại hình và hình thức
sở hữu, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo Những ngànhnghề, hoạt động kinh doanh mà kinh tế hợp tác xã, kinh tế gia đình, kinh tế
tư nhân có thể làm tốt, có lợi cho nền kinh tế, có lợi cho sự phát triển củalực lượng sản xuất thì hết sức tạo điều kiện cho hoạt động và phát triển Tưnhân được hoạt động kinh doanh không hạn chế về quy mô, địa bàn hoạtđộng trong những ngành nghề sản xuất, xây dựng, vận tải, dịch vụ mà luậtpháp không cấm Đối với người lao động, Đảng ta chủ trương xóa bỏnhững thành kiến thiên lệch trong sự đánh giá và đối xử với người laođộng, trong các thành phần kinh tế khác nhau…
Cho đến nay, đường lối đổi mới của Đảng ta vẫn tiếp tục được khẳngđịnh và thực hiện Chính sách kinh tế nhiều thành phần vẫn được thực hiệnmột cách nhất quán và lâu dài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng một lần nữa khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển