Đề tài : Tìm hiểu một số vấn đề trong Radio over Fiber Nội dung của đồ án bao gồm 3 phần: • Giới thiệu về kỹ thuật Radio over Fiber. • Các phương pháp điều chế trong Radio over Fiber • Giải điều chế ở bộ thu quang
Trang 1ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
RADIO OVER FIBER”
Trang 2HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA VIỄN THÔNG I
-o0o -CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-o0o -ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên sinh viên : Lê Tuấn Anh
Tìm hiểu chung về kỹ thuật Radio over Fiber
Tìm hiểu các phương pháp điều chế trong Radio over Fiber
Tìm hiểu về giải điều chế ở bộ thu quang
Ngày giao đề tài: 20/09/2012
Ngày nộp đồ án: 10/12/2012
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
RADIO OVER FIBER”
Trang 3
Điểm: (Bằng chữ: )
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
PGS TS Bùi Trung Hiếu
Trang 4
Điểm: (Bằng chữ: )
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Giáo viên phản biện
Trang 5MỤC LỤCDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU iii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KỸ THUẬT RADIO OVER FIBER 3 1.1 Khái niệm kỹ thuật Radio over Fiber 3
1.2 Cấu trúc và hoạt động của một hệ thống Radio over Fiber 3
1.2.1 Cấu trúc của hệ thống Radio over Fiber 31.2.2 Hoạt động của hệ thống Radio over Fiber 4
1.3 Phân loại hệ thống Radio over Fiber 4
1.3.1 Phân loại theo hệ thống quang 41.3.2 Phân loại theo tín hiệu băng gốc đầu vào 61.3.3 Phân loại theo tín hiệu vô tuyến 6
1.4 Ưu, nhược điểm của Radio over Fiber 8
1.4.1 Ưu điểm 81.4.2 Nhược điểm 10
1.5 Khả năng ứng dụng của Radio over Fiber 10
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ TRONG RADIO OVER FIBER 13
2.1 Điều chế tín hiệu tần số vô tuyến 13
2.1.1 Điều chế biên độ 132.1.2 Điều chế tần số 162.1.3 Điều chế pha 17
2.2 Điều chế quang 18
2.2.1 Điều chế trực tiếp 192.2.2 Điều chế ngoài 20
CHƯƠNG 3: GIẢI ĐIỀU CHẾ Ở BỘ THU QUANG 27
3.1 Bộ thu tín hiệu quang tách sóng trực tiếp 27
Trang 63.1.1 Các phần tử chuyển đổi quang/điện 27
3.1.2 Sơ đồ bộ thu tách sóng quang trực tiếp 36
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của bộ thu 37
3.2 Bộ tách sóng coherent 45 3.2.1 Khái quát về hệ thống quang coherent 45
3.2.2 Bộ tách sóng quang coherent 47
3.2.3 Tỉ số SNR của bộ thu quang coherent 52
3.2.4 Tỉ số lỗi bit và độ nhạy của bộ thu quang coherent 53
3.2.5 Một số yếu tố làm suy giảm độ nhạy bộ thu quang coherent 55
KẾT LUẬN 57
HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 57
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
diode
Laser hồi tiếp phân tán
định
đồng trục
Trang 8PSK Phase Shift Keying Điều chế dịch pha
quang
quang
Modulation
Điều chế biên độ đơn biên
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Cấu trúc của hệ thống Radio over Fiber 3
Hình 1.2: Cấu trúc của hệ thống quang IM-DD 5
Hình 1.3: Cấu trúc cơ bản của hệ thống quang coherent 5
Hình 1.4: Cấu trúc của một hệ thống RFoF 7
Hình 1.5: Cấu trúc của một hệ thống IFoF 8
Hình 1.6: Mạng truyền hình cáp hữu tuyến kết hợp giữa cáp quang và cáp đồng trục 11
Hình 1.7: Minh họa hệ thống Radio over Fiber trong một tòa nhà 11
Hình 1.8: Mô hình Radio over Fiber áp dụng cho mạng di động 12
Hình 2.1: Tín hiệu điều chế biên độ 14
Hình 2.2: Phổ của tín hiệu điều chế biên độ song biên 15
Hình 2.8: Cấu trúc tổng quát của một bộ điều chế ngoài 21
Hình 2.9: Cấu trúc bộ điều chế Mach-Zehnder 22
Hình 2.10: Sự phân cực và dịch pha trong bộ điều chế MZM 23
Hình 2.11: Cấu trúc bộ điều chế EAM 24
Hình 2.12: Nguyên lý hấp thụ electron 25
Hình 2.13: Bộ điều chế pha sử dụng tinh thể Lithium Niobate 26
Hình 3.1: Photodiode được phân cực ngược 28
Hình 3.2: Sơ đồ mức năng lượng khi các điện tử - lỗ trống di chuyển qua vùng hiếm dưới tác động của điện trường phân cực ngược 28
Trang 10Hình 3.3: Dải động của một linh kiện thu quang31
Hình 3.4: Cấu trúc của photodiode loại PIN 31
Hình 3.5: Sự phân bố năng lượng điện trường trong các lớp bán dẫn PIN 32 Hình 3.6: Photodiode loại PIN được phân cực ngược 32
Hình 3.7: Cấu tạo của photodiode APD 33
Hình 3.8: Sự phân bố năng lượng điện trường trong các lớp bán dẫn của APD
34
Hình 3.9: Sự thay đổi của hệ số khuếch đại M theo điện áp phân cực ngược và nhiệt độ 35
Hình 3.10: Cấu trúc của bộ thu quang 36
Hình 3.11: Sơ đồ tương đương của khối tiền khuếch đại 36
Hình 3.12: Giá trị của nhiễu dôi dư theo M và 40
Hình 3.13: Giá trị theo và 41
Hình 3.14: Quan hệ giữa tỉ lệ dập tắt và lỗi công suất 43
Hình 3.15: Quan hệ giữa lỗi công suất và nhiễu cường độ 44
Hình 3.16: Quan hệ giữa lỗi công suất và lệch thời gian lấy mẫu 45
Hình 3.17: Sơ đồ khối hệ thống thông tin quang coherent tổng quát 46
Hình 3.18: Cấu trúc của một bộ thu homodyne 48
Hình 3.19: Cấu trúc bộ thu sử dụng tách sóng đồng bộ 50
Hình 3.20: Cấu trúc của một vòng khóa pha bình phương 51
Hình 3.21: Cấu trúc của một vòng khóa pha Costas 51
Hình 3.22: Cấu trúc bộ thu sử dụng tách sóng không đồng bộ 52
Bảng 3.1: Công thức tính BER và độ nhạy của một số loại bộ thu khi 54
BER = 9
Hình 3.23: Ảnh hưởng của nhiễu cường độ đối với bộ thu quang coherent 56
Hình 3.24: Ảnh hưởng của tán sắc đối với hệ thống quang coherent 56
Trang 12LỜI NÓI ĐẦU
Radio over Fiber là kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu vô tuyến trên sợi quang, trong đó ánhsáng truyền trong sợi quang được điều chế theo tín hiệu vô tuyến Nhờ các ưu điểm củasợi quang như suy hao thấp và băng thông lớn, việc áp dụng kỹ thuật Radio over Fibervào mạng truy nhập có thể đem lại một số ưu điểm như tốc độ truyền dẫn cao, truyền dẫn
xa với suy hao thấp, giảm sự phức tạp của hệ thống Kỹ thuật Radio over Fiber có thểđược ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống, như hệ thống phát quảng bá (mạng truyềnhình cáp CATV), hệ thống thông tin di động, hay các hệ thống truy nhập không dây.Đối với mỗi hệ thống viễn thông, để có thể khai thác được tối ưu hiệu năng của hệthống, cần nắm bắt được các thành phần của hệ thống, tìm hiểu nguyên lý và đặc tínhhoạt động, qua đó tìm ra cách cải thiện các chỉ tiêu chất lượng Vì vậy, trong đồ án này,
em sẽ tìm hiểu về kỹ thuật Radio over Fiber cũng như những phương thức điều chế vàgiải điều chế ứng dụng cho Radio over Fiber Nội dung của đồ án bao gồm 3 phần:
• Giới thiệu về kỹ thuật Radio over Fiber
• Các phương pháp điều chế trong Radio over Fiber
• Giải điều chế ở bộ thu quang
Để thực hiện những yêu cầu đã đề ra của đồ án, các vấn đề trên sẽ lần lượt được trìnhbày trong các chương
Chương 1 giới thiệu về kỹ thuật Radio over Fiber, bao gồm các nội dung như kháiniệm kỹ thuật, cấu trúc và hoạt động của hệ thống, phân loại, ứng dụng và ưu nhược điểmcủa kỹ thuật này
Chương 2 trình bày về các phương pháp điều chế được áp dụng trong Radio overFiber, nêu ra nguyên lý điều chế và các bộ điều chế được ứng dụng trong thực tế
Chương 3 trình bày về quá trình giải điều chế ở bộ thu quang, nêu ra nguyên lý, cấutrúc và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của bộ thu quang
Phần cuối cùng dành để tổng kết những vấn đề đã làm được trong đồ án cũng nhưhạn chế và hướng phát triển của đề tài
Để thực hiện đồ án tốt nghiệp này, em đã sử dụng những kiến thức được trang bịkhi còn đang ngồi trên ghế giảng đường và những kiến thức chọn lọc từ các tài liệu củathầy giáo hướng dẫn Ngoài ra đồ án còn sử dụng những tài liệu phổ biến rộng rãi trênInternet
Trang 13Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết có hạncủa một sinh viên nên đồ án không tránh khỏi thiếu sót Để đồ án hoàn thiện hơn, em rấtmong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo cũng như các bạn sinhviên.
Sinh viên thực hiện: Lê Tuấn Anh
Trang 14CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KỸ THUẬT RADIO OVER FIBER.
1.1 Khái niệm kỹ thuật Radio over Fiber
Radio over Fiber (RoF – truyền sóng vô tuyến qua sợi quang) là kỹ thuật truyền dẫn
sợi quang, trong đó ánh sáng được điều chế bằng tín hiệu vô tuyến
Kỹ thuật này từ lâu đã được áp dụng trong thực tế, đặc biệt là trong hệ thống truyềnhình cáp (CATV) Kỹ thuật Radio over Fiber cũng được áp dụng cho mạng thông tin diđộng và các mạng truy nhập
1.2 Cấu trúc và hoạt động của một hệ thống Radio over Fiber
1.2.1 Cấu trúc của hệ thống Radio over Fiber
Hình 1.1: Cấu trúc của hệ thống Radio over Fiber
Một đường truyền dẫn Radio over Fiber bao gồm hai thành phần chính là trạm điềukhiển trung tâm và trạm thu phát Trạm trung tâm là nơi thực hiện các chức năng xử lý,như nhận tín hiệu băng gốc, điều chế tạo tín hiệu tần số vô tuyến, điều chế tạo tín hiệuquang…
Trong trường hợp ứng dụng cho mạng thông tin di động, trạm thu phát chính là trạmgốc (Base Station - BS), nhận tín hiệu từ trạm trung tâm và thực hiện chuyển đổiquang/điện cũng như thu/phát tín hiệu Trong trường hợp ứng dụng cho mạng truyền hình
Trang 15cáp, trạm thu phát là một đầu thu trung tâm, có nhiệm vụ phân phát tín hiệu tới các hộ giađình.
Trong các hệ thống phát quảng bá, như hệ thống truyền hình cáp, chỉ có các linh kiệncho đường xuống (từ trạm trung tâm tới trạm thu) Trong khi đó các hệ thống mạng truynhập còn được trang bị những bộ phận xử lý đường lên (từ trạm thu tới trạm trung tâm)
1.2.2 Hoạt động của hệ thống Radio over Fiber
Quy trình hoạt động của đường truyền dẫn Radio over Fiber theo đường xuống (từtrạm trung tâm tới trạm gốc):
Đầu tiên tín hiệu băng gốc được điều chế với sóng mang vô tuyến, tạo ra tín hiệu cótần số vô tuyến để đưa vào bộ điều chế quang
Sau đó, tín hiệu vô tuyến được điều chế với sóng mang quang, để tạo thành tín hiệuquang truyền trong sợi quang Đối với hệ thống quang IM-DD, phương thức điều chếquang là điều chế cường độ Đối với hệ thống quang coherent, phương thức điều chếquang có thể là điều chế biên độ, pha hoặc tần số của tín hiệu quang theo tín hiệu vôtuyến
Tại đầu thu, tín hiệu quang sẽ được giải điều chế để lấy ra tín hiệu vô tuyến Trong hệthống quang IM-DD, việc giải điều chế được thực hiện bằng các linh kiện tách sóngquang, tạo ra tín hiệu điện dựa trên công suất của sóng quang đến bộ thu Trong hệ thốngquang coherent, tín hiệu điện được tách dựa trên thông tin của sóng quang
Tại trạm gốc trong hệ thống di động, tùy theo tần số vô tuyến mà có thể có bước nângtần nhằm tạo tần số thích hợp để phát sóng
Quy trình hoạt động ở đường lên tương tự như đường xuống Tín hiệu vô tuyến thuđược ở trạm gốc được điều chế với sóng mang quang, tạo ra tín hiệu quang để truyềntrong sợi quang Tại trạm trung tâm, tín hiệu quang đường lên được giải điều chế thànhtín hiệu vô tuyến, sau đó được giải điều chế trở lại tín hiệu băng gốc
1.3 Phân loại hệ thống Radio over Fiber
1.3.1 Phân loại theo hệ thống quang
Trang 16quang tạo ra dòng điện dựa trên công suất quang ở đầu vào Cấu trúc của một hệ thốngquang IM-DD được miêu tả trong hình 1.2.
Hình 1.2: Cấu trúc của hệ thống quang IM-DD
Tín hiệu quang được tạo ra từ quá trình điều chế cường độ chỉ phụ thuộc vào độ lớncủa tín hiệu điện (đối với tín hiệu tương tự) hoặc mức logic (đối với tín hiệu số) màkhông quan tâm tới các thông tin khác của tín hiệu như pha hay tần số
Hệ thống quang IM-DD có ưu điểm là nguyên tắc làm việc đơn giản, giá thành linhkiện và bảo dưỡng rẻ Tuy nhiên hệ thống IM-DD chịu ảnh hưởng từ các vấn đề nhưnguồn quang không ổn định, nhiễu của bộ thu, lệch thời gian ở bộ thu… làm giới hạn độnhạy của đầu thu, khiến cho tỉ số tín hiệu trên nhiễu thấp hơn so với hệ thống coherentvới các tham số hệ thống tương đương
Hệ thống quang coherent
Trang 17Hình 1.3: Cấu trúc cơ bản của hệ thống quang coherent
Khác với hệ thống quang IM-DD, ở hệ thống quang coherent thì thông tin về sóngcủa tín hiệu quang được điều chế với thông tin tín hiệu điện Điều này có nghĩa là tín hiệu
về biên độ, pha hoặc tần số của ánh sáng ở đầu phát được thay đổi dựa trên biên độ củatín hiệu điện
Tại đầu thu, sóng quang tới được cộng với sóng quang tạo ra tại bộ dao động nội(Local Oscillator – LO) Tín hiệu quang tổng này sau đó được tách thành tín hiệu điện.Hai chức năng này được tích hợp ở bộ cộng và tách sóng quang trong hình 1.3 Có haichế độ tách sóng là homodyne và heterodyne Trong chế độ homodyne, tần số của tínhiệu tới và tín hiệu tạo ra từ bộ dao động nội là giống nhau; còn trong chế độ heterodynetần số của tín hiệu tới và tín hiệu tạo ra từ bộ dao động nội lệch nhau
Tín hiệu điện ở đầu ra của bộ tách sóng được đưa qua các bộ lọc để lấy được tín hiệuban đầu Trong hệ thống sử dụng tách sóng heterodyne có thể có thêm một bộ giải điềuchế Hoạt động của hệ thống quang coherent được trình bày chi tiết ở chương 3
Hệ thống quang coherent có ưu điểm là độ nhạy cao hơn hệ thống quang IM-DD, vàtận dụng tần số hiệu quả hơn Ngoài ra các hệ thống quang coherent còn có thể áp dụngmột số kỹ thuật xử lý tín hiệu số để khắc phục một số vấn đề như tán sắc, lệch phâncực… Tuy nhiên hệ thống quang coherent có cấu tạo phức tạp hơn hệ thống IM-DD, vàgiá thành cũng cao hơn
1.3.2 Phân loại theo tín hiệu băng gốc đầu vào
Có hai dạng tín hiệu là tín hiệu tương tự và tín hiệu số Hầu hết các hệ thống truyềnhình cáp hiện nay sử dụng tín hiệu đầu vào ở dạng tương tự Đối với tín hiệu tương tự,các phương thức điều chế lên tín hiệu có tần số vô tuyến bao gồm điều chế biên độ(Amplitude Modulation – AM), điều chế pha (Phase Modulation – PM) và điều chế tần
số (Frequency Modulation – FM)
Các hệ thống truy nhập vô tuyến có tín hiệu đầu vào ở dạng số Đối với tín hiệu số,việc điều chế lên tín hiệu tần số vô tuyến có các phương thức như điều chế dịch biên độ(Amplitude Shift Keying – ASK), dịch pha (Phase Shift Keying – PSK), dịch tần số(Frequency Shift Keying – FSK)
1.3.3 Phân loại theo tín hiệu vô tuyến
Dựa vào tín hiệu được truyền, các hệ thống truyền dẫn RoF thường được chia thànhhai loại, là Radio Frequency over Fiber (RFoF – truyền sóng tần số vô tuyến trên sợi
Trang 18quang), và Intermediate Frequency over Fiber (IFoF – truyền tín hiệu trung tần trên sợiquang)
Hệ thống RFoF
Trong hệ thống sử dụng kỹ thuật RFoF, tín hiệu gốc được điều chế với tín hiệu có tần
số vô tuyến (trên 10 GHz) trước khi điều chế quang để truyền vào sợi quang Ở kiến trúcnày, tín hiệu được truyền thẳng tới trạm gốc, sau đó được chuyển đổi từ quang sang điện,khuếch đại và phát sóng ở trạm gốc Đối với hệ thống sử dụng kỹ thuật RFoF, phươngpháp điều chế và giải điều chế quang thường được sử dụng là điều chế cường độ và táchsóng trực tiếp Hình 1.4 mô tả cấu trúc của một mạng di động sử dụng kỹ thuật RFoF.Khi sử dụng kiến trúc này, không cần phải có bước nâng/hạ tần ở trạm gốc, do đó sẽtiết kiệm chi phí cho trạm gốc hơn Tuy nhiên việc xử lý tín hiệu vô tuyến ở trạm gốc yêucầu các thiết bị chuyển đổi quang/điện tốc độ cao
Hình 1.4: Cấu trúc của một hệ thống RFoF
Hệ thống IFoF
Trong hệ thống sử dụng kỹ thuật IFoF, tín hiệu gốc được điều chế với tín hiệu ở tần
số thấp hơn (từ 1-10 GHz), sau đó được truyền vào sợi quang Khi tới trạm gốc, để có thểphát sóng thì tín hiệu này sẽ được nâng tần lên tần số vô tuyến nhờ một bộ nâng tần và bộtạo dao động Khi xử lý tín hiệu đường lên, quá trình hạ tần tương ứng cũng được ápdụng Hình 1.5 mô tả cấu trúc của một mạng di động sử dụng kỹ thuật IFoF
Trong trường hợp sử dụng tín hiệu trung tần, ảnh hưởng của tán sắc sẽ thấp hơn khi
sử dụng tín hiệu vô tuyến Các hệ thống hoạt động ở mức tần số này (ví dụ như mạng cục
Trang 19bộ không dây WLAN) có thể phát sóng trực tiếp mà không cần phải nâng tần Tuy nhiênvới các mạng hoạt động ở tần số cao hơn, bước nâng tần là cần thiết, khiến cho cấu tạocủa trạm gốc phức tạp hơn.
Hình 1.5: Cấu trúc của một hệ thống IFoF
Trong kiến trúc sử dụng sóng trung tần, tại trạm gốc cần có quá trình nâng tần để cóthể phát đi tần số vô tuyến Do vậy trạm gốc có thêm bộ dao động nội để thực hiện quátrình này Các bộ chuyển đổi quang/điện ở kiến trúc này không yêu cầu khả năng xử lýtốc độ cao, do vậy cũng có chi phí thấp hơn Cấu trúc của trạm gốc trong hệ thống sửdụng sóng trung tần được mô tả trong hình 1.4
1.4 Ưu, nhược điểm của Radio over Fiber
1.4.1 Ưu điểm
Suy hao thấp, khoảng cách truyền dẫn xa
Việc truyền dẫn tín hiệu điện trên không gian tự do và đường truyền dẫn kim loại đều
có suy hao lớn đối với tần số cao Do đó, nếu truyền các tín hiệu cao tần sử dụng nhữngmôi trường truyền dẫn này thì cần phải có nhiều bộ khuếch đại trên đường truyền, dẫn tớichi phí tăng cao Một phương án khác là truyền tín hiệu trung tần hoặc tín hiệu băng tầngốc để giảm suy hao, và thực hiện việc nâng tần ở trạm gốc Tuy nhiên phương án nàycũng khiến cho thiết kế trạm gốc thêm phức tạp
Trong khi đó sợi quang có suy hao rất thấp Các sợi đơn mode (SMF) làm từ thủytinh có suy hao dưới 0,2 dB/km và 0,5 dB/km tại các cửa sổ 1550 nm và 1300 nm Trongkhi đó, suy hao của cáp đồng trục 0,5 inch (RG-214) lên tới trên 500 dB/km ở tần số trên
Trang 205 GHz Như vậy việc truyền sóng cao tần trên sợi quang có thể giúp tăng khoảng cáchtruyền dẫn lên nhiều lần, với suy hao thấp hơn.
Băng thông rộng
Sợi quang có băng thông rất lớn Có ba cửa sổ truyền dẫn chính, với suy hao thấp, ởcác bước sóng 850nm, 1310 nm, 1500 nm Với một sợi quang đơn mode, tổng băngthông của ba cửa sổ này lên tới trên 50 THz Băng thông của các hệ thống thương mạihiện nay chỉ tận dụng được một phần nhỏ dung lượng này (1,6 THz), và các hệ thống tậndụng tận dụng tốt hơn dung lượng trên mỗi sợi quang vẫn đang được phát triển
Bên cạnh dung lượng cao, băng thông lớn còn cho phép xử lý tín hiệu tốc độ cao,công việc rất khó thực hiện trên các hệ thống điện tử Do đó một số chức năng như lọc,trộn, nâng và hạ tần có thể thực hiện trong miền quang
Không chịu ảnh hưởng của nhiễu điện từ
Không chịu ảnh hưởng của nhiễu điện từ (EMI) là một đặc tính hấp dẫn của thông tinsợi quang, đặc biệt trong truyền dẫn sóng vô tuyến tần số cao Đó là vì các tín hiệu đượctruyền đi qua sợi quang dưới dạng ánh sáng Đặc điểm này cũng dẫn đến khả năng chốngnghe trộm, rất quan trọng đối với việc bảo mật thông tin
Giảm số lượng thiết bị
Trong hệ thống RoF, các chức năng xử lý tín hiệu được tập trung ở một thiết bị gọi làtrạm đầu cuối, sau đó mới truyền tới khối anten đầu xa (Remote Antenna Unit – RAU).Nhờ vậy các RAU chỉ phải thực hiện chức năng chuyển đổi quang – điện và khuếch đại
Do đó các RAU có giá thành thấp hơn, lắp đặt dễ dàng và giá thành bảo dưỡng cũng thấphơn Nhiều loại tín hiệu (sóng di động, WiFi…) có thể truyền trên cùng một sợi quangcũng giúp giảm bớt giá thành Ngoài ra, các RAU có thiết kế đơn giản cũng giúp tiếtkiệm năng lượng và giảm ảnh hưởng tới môi trường
Phân phối tài nguyên động
Do các chức năng xử lý được tập trung ở trạm đầu cuối tập trung nên có thể phânphối dung lượng động trong mạng RoF Ví dụ đối với một hệ thống RoF với lưu lượngGSM, có thể phân phối dung lượng lớn hơn tới một khu vực đang trong thời gian caođiểm, và sau đó phân phối lại cho các khu vực khác khi hết thời gian cao điểm
Trang 21Điều này đạt được bằng cách áp dụng kỹ thuật ghép kênh phân chia theo bước sóngWDM (Wavelength Division Multiplexing) Việc phân phối lưu lượng động là cần thiếtbởi nó giúp tránh lãng phí tài nguyên khi yêu cầu lưu lượng liên tục thay đổi.
1.4.2 Nhược điểm
RoF liên quan tới điều chế tương tự và tách sóng ánh sáng, về cơ bản đây là một hệthống truyền dẫn tương tự Do vậy, các hạn chế ở hệ thống thông tin tương tự, như tínhiệu bị ảnh hưởng bởi nhiễu và méo, cũng xuất hiện ở hệ thống RoF Các ảnh hưởng này
có xu hướng giới hạn hệ số nhiễu (Noise Figure – NF) và dải động (Dynamic Range –DR) của tuyến RoF
Các nguồn nhiễu trong một tuyến truyền dẫn quang tương tự bao gồm tạp âm cường
độ tương đối (Relative Intensity Noise – RIN) của laser, nhiễu pha laser, nhiễu nổ của bộtách sóng quang, nhiễu nhiệt của bộ khuếch đại, và tán sắc trong sợi quang Trong các hệthống RoF sử dụng sợi quang đơn mode, tán sắc giới hạn chiều dài của tuyến quang và cóthể làm tăng nhiễu pha sóng mang Trong các hệ thống dùng sợi quang đa mode, tán sắcmode làm giới hạn băng thông và khoảng cách truyền
1.5 Khả năng ứng dụng của Radio over Fiber
Việc truyền sóng trên sợi quang đã được áp dụng trong các hệ thống mạng truyềnhình cáp Sóng mang của các kênh truyền hình có tần số rất lớn, lên tới hàng trăm MHz
Do vậy việc truyền dẫn tín hiệu từ một đầu cuối của nhà mạng tới đầu thu dành cho mộtkhu vực thường được thực hiện trên sợi quang, do đặc điểm suy hao rất thấp và băngthông lớn của sợi quang Việc truyền dẫn từ đầu thu của khu vực tới các hộ gia đình đượcthực hiện trên sợi cáp đồng trục Một mạng kết hợp như vậy được gọi là mạng truyềnhình cáp hữu tuyến kết hợp cáp quang và cáp đồng trục (Hybrid Fiber Coaxial – HFC)
Trang 22Hình 1.6: Mạng truyền hình cáp hữu tuyến kết hợp giữa cáp quang và cáp đồng trục
Hình 1.7: Minh họa hệ thống Radio over Fiber trong một tòa nhà
Ngoài ra các hệ thống phân phối Radio over Fiber còn thích hợp sử dụng cho các ứngdụng trong nhà, do yêu cầu về dải động không cao Các hệ thống Radio over Fiber có thể
Trang 23phủ sóng toàn bộ văn phòng, sân bay hay các tòa nhà lớn Trong trường hợp này hệ thốngRadio over Fiber trở thành hệ thống anten phân tán (DAS).
Hình 1.8: Mô hình Radio over Fiber áp dụng cho mạng di động
Hệ thống Radio over Fiber cũng có thể ứng dụng đối với mạng di động Ý tưởngchính khi áp dụng Radio over Fiber vào mạng di động là tập trung hầu hết các chức năng
xử lý, như điều chế, giải điều chế, ấn định kênh… vào trạm trung tâm, nhờ vậy đơn giảnhóa cấu trúc của trạm gốc Trong mạng UMTS, các máy di động đòi hỏi khả năng điềukhiển công suất, sao cho mức công suất thu được tại BS là ngang bằng nhau, do vậy các
hệ thống phân phối Radio over Fiber có thể dùng để phân phối tín hiệu UMTS cả trongnhà và ngoài trời
Một ứng dụng khác là các hệ thống truy nhập vô tuyến cố định (FWA), ví dụ nhưWiMax Công nghệ Radio over Fiber được dùng để truyền tín hiệu qua khoảng cách xa,đưa các RAU đã được đơn giản hóa tới gần hơn với người dùng, từ đó các đường truyền
vô tuyến có thể được thiết lập tới thuê bao, với chi phí vừa phải
Trang 24CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ TRONG RADIO OVER
FIBER
Như đã đề cập ở chương 1, tín hiệu truyền trong hệ thống Radio over Fiber trải quahai quá trình điều chế Quá trình đầu tiên là điều chế tín hiệu băng gốc với sóng mang vôtuyến, để có tín hiệu mang thông tin ở tần số vô tuyến Quá trình điều chế thứ hai là điềuchế tín hiệu vô tuyến với sóng mang quang, tạo thành tín hiệu quang để truyền trong sợiquang
Chương 2 sẽ tập trung vào hai quá trình điều chế này Trong đó phần đầu tiên củachương nói về quá trình điều chế tín hiệu băng gốc lên tín hiệu tần số vô tuyến Phần saucủa chương nói về quá trình điều chế từ tín hiệu điện thành tín hiệu quang, với haiphương pháp là điều chế cường độ trực tiếp và điều chế dạng sóng
2.1 Điều chế tín hiệu tần số vô tuyến
Trong hệ thống Radio over Fiber, tín hiệu được dùng để điều chế cho ánh sáng là tínhiệu có tần số vô tuyến Như vậy cần có bước điều chế tín hiệu băng gốc ở đầu vào của
bộ điều khiển với sóng mang vô tuyến, để tạo thành tín hiệu mang thông tin có tần số vôtuyến
Có thể phân loại việc điều chế tín hiệu băng gốc với sóng mang vô tuyến làm ba loại:điều chế biên độ, điều chế tần số và điều chế pha Đối với mỗi phương pháp điều chế,thông tin về dạng sóng của sóng mang tần số vô tuyến được thay đổi tương ứng với biên
độ của tín hiệu băng gốc
2.1.1 Điều chế biên độ
Như đã nói ở trên, điều chế biên độ (Amplitude Modulation – AM) là làm cho biên
độ của sóng mang vô tuyến thay đổi theo biên độ của tín hiệu băng gốc, được miêu tả nhưhình 2.1
Trang 25Hình 2.1: Tín hiệu điều chế biên độ
Giả sử tín hiệu băng gốc ( )s t được biểu diễn dưới dạng:
m là chỉ số điều chế.
Trang 26Quá trình điều chế như trên gọi là điều chế biên độ song biên Phổ của tín hiệu điềuchế biên độ song biên bao gồm thành phần công suất sóng mang và hai dải biên mangthông tin là dải biên tần dưới (LSB) và dải biên tần trên (USB).
Hình 2.2: Phổ của tín hiệu điều chế biên độ song biên
Công suất của thành phần sóng mang là:
Điều chế biên độ song biên cho tín hiệu với hai dải biên cùng chứa thông tin nhưnhau Vì vậy, có thể loại bỏ một dải biên mà vẫn khôi phục lại được tín hiệu ban đầu
Trang 27Phương pháp điều chế này gọi là điều chế biên độ đơn biên Đối với phương pháp này,tín hiệu điều chế chỉ chiếm dụng phổ bằng một nửa, tuy nhiên lại yêu cầu các bộ lọc đểloại bỏ dải biên, nên cấu trúc phía phát và phía thu phức tạp hơn.
2.1.2 Điều chế tần số
Điều chế tần số (Frequency Modulation – FM) và điều chế pha (Phase Modulation –AM) được gọi chung là dạng điều chế góc Phương pháp điều chế góc yêu cầu băngthông phổ của tín hiệu điều chế lớn hơn nhiều lần băng thông tin tức, và mạch điềuchế/giải điều chế phức tạp hơn Tuy nhiên điều chế góc sử dụng công suất hiệu quả hơn Điều chế tần số là biến đổi tần số sóng mang theo biên độ của tín hiệu băng gốc, vớitốc độ tỷ lệ với tần số của tín hiệu băng gốc Tín hiệu điều chế tần số được mô tả tronghình 2.3
Hình 2.3: Tín hiệu điều chế tần số
Với công thức tín hiệu băng gốc và sóng mang được cho như phần 2.1.1, tín hiệuđiều chế tần số có dạng:
Trang 28là chỉ số điều chế, với f là tần số của tín hiệu băng gốc, còn s fc là
độ di tần, tức là độ lệch tối đa giữa tần số sóng mang và tần số tức thời ở đầu ra
Khi chỉ số điều chế m 1, độ rộng băng của tín hiệu điều chế là:
Trang 29Hình 2.4: Tín hiệu điều chế dịch pha
Tín hiệu điều chế pha được tính như sau:
Có thể thấy điều chế pha cũng là một dạng điều chế tần số, trong đó sự thay đổi tần
số được quyết định bởi độ dịch pha của sóng mang
Khi đầu vào là tín hiệu số, các phương thức điều chế tương ứng là điều chế dịch biên
độ (ASK), điều chế dịch tần (FSK) và điều chế dịch pha (PSK) Hình 2.5 mô tả dạng tínhiệu điều chế tương ứng với các phương thức trên
Trang 30Hình 2.5: Một số dạng tín hiệu điều chế số
2.2 Điều chế quang
Điều chế quang là quá trình tạo ra ánh sáng mang thông tin của tín hiệu điện Thôngtin này được mã hóa và các thành phần của ánh sáng như cường độ ánh sáng, biên độ,pha hay tần số của sóng ánh sáng; và có thể được nhận biết ở bộ thu để tạo lại tín hiệuđiện ban đầu
Có hai phương pháp điều chế quang chính, đó là điều chế bằng cách biến thiên điện
áp điều khiển laser, gọi là điều chế trực tiếp; và sử dụng một bộ điều chế ngoài để biếnđổi ánh sáng liên tục đi qua bộ điều chế
2.2.1 Điều chế trực tiếp
Điều chế cường độ trực tiếp là phương thức đơn giản nhất để tạo tín hiệu quang mangthông tin của tín hiệu điện đầu vào Trong điều chế cường độ, công suất của tín hiệuquang ở đầu ra của bộ phát biến đổi dựa trên biên độ của tín hiệu điện ở đầu vào bộ phátquang
Trong sơ đồ điều chế cường độ trực tiếp, điện áp của tín hiệu vào RF được trực tiếpbiến đổi thành điện áp kích thích để điều khiển laser bật hoặc tắt Sơ đồ một mạch phátquang sử dụng phương pháp điều chế trực tiếp được biểu diễn trong hình 2.6
Hình 2.6: Sơ đồ mạch phát quang sử dụng laser
Việc điều khiển laser bật hoặc tắt được thực hiện bằng mạch điều chế tín hiệu, đượcminh họa trong hình 2.7 Trong mạch điều chế này, dữ liệu phát được đưa vào cực B củatransistor Q1, cực B của transistor Q2 được cố định bởi nguồn phân cực VBB Khi tín hiệu
Trang 31ngõ vào lớn hơn VBB, Q1 dẫncòn Q2 tắt, dòng qua laser giảm làm laser ngưng phát sáng.Ngược lại, khi tín hiệu ngõ vào nhỏ hơn VBB, Q1 tắt còn Q2 dẫn, dòng qua laser tăng làmlaser phát sáng.
Hình 2.7 : Mạch điều chế tín hiệu
Có thể thấy nguyên lý điều chế cường độ trực tiếp rất đơn giản Tuy nhiên phươngpháp này cũng có nhiều nhược điểm Nhược điểm đầu tiên là băng thông tín hiệu điềubiên đưa vào bị giới hạn bởi thời gian lên và thời gian xuống của laser diode
Hiện tượng chirp cũng là một vấn đề trong hệ thống điều chế trực tiếp Chirp là hiệntượng độ rộng phổ xung ánh sáng thay đổi ngay sau khi laser bật hoặc tắt Như vậy khilaser liên tục bật và tắt ở hệ thống điều chế trực tiếp, hiện tượng chirp sẽ xảy ra thườngxuyên Hiện tượng này xảy ra đối với laser DFB, và là yếu tố hạn chế nghiêm trọng đốivới các hệ thống truyền dẫn quang tốc độ cao chủ yếu sử dụng DFB làm nguồn quang.Phương pháp điều chế trực tiếp cũng không áp dụng được trong các hệ thống thôngtin quang đòi hỏi công suất quang lớn như mạng truyền dẫn cự ly xa hay mạng truyềnhình cáp, vì rất khó để chế tạo mạch điều chế trực tiếp hoạt động ổn định khi điều chế tốc
độ cao và dòng điện kích thích lớn
2.2.2 Điều chế ngoài
Đối với các hệ thống có tốc độ cao (trên 10 GB/s), hiện tượng chirp đề cập ở trênkhiến cho phương pháp điều chế cường độ trực tiếp không được áp dụng Do vậy với các
Trang 32hệ thống tốc độ cao như hệ thống Radio over Fiber, phương pháp điều chế thường được
sử dụng là sử dụng bộ điều chế ngoài
Trong phương pháp này, laser được điều chỉnh để phát liên tục Bộ điều chế ngoàiđược đặt phía sau laser, biến đổi sóng ánh sáng liên tục thành sóng mang thông tin của tínhiệu điện đầu vào
Hình 2.8: Cấu trúc tổng quát của một bộ điều chế ngoài
Bộ điều chế ngoài có thể điều chế các thông tin về dạng sóng của sóng mang quangdựa trên tín hiệu điều khiển, ở đây chính là tín hiệu RF Dựa vào loại thông tin sử dụng
để điều chế, có thể chia điều chế ngoài thành ba phương pháp là điều chế biên độ, điềuchế tần số và điều chế pha của sóng mang quang
Ở bộ điều chế ngoài, người ta cần một nguồn laser rất ổn định, vì vậy một vòng hồitiếp với photodiode được thêm vào Vòng hồi tiếp này sẽ làm cho cường độ laser phát rađược ổn định, đồng thời hiện tượng chirp được giảm thiểu Tuy nhiên vòng hồi tiếp nàykhiến cho hiệu suất làm việc của laser không cao vì một phần được đưa vào điều khiểnhồi tiếp
2.2.2.1 Điều chế biên độ
Điện trường của tín hiệu quang có thể được viết theo công thức sau:
0( ) ( )cos ( )
Ánh sáng liên tục
Photodiode Laser
Diode
Bộ điều khiển ổn định laser
Bộ điều chế
Giao diện điện
Trang 33Trong hệ thống IM-DD, ánh sáng có thể được điều chế bằng cách điều chỉnh tắt/bậttrực tiếp linh kiện phát quang như laser Tuy nhiên trong hệ thống quang coherent, bộđiều chế ngoài là bắt buộc Nguyên nhân là do khi điều chỉnh dòng điện điều khiển đểđiều chỉnh laser trực tiếp, pha của tín hiệu cũng bị thay đổi Đối với hệ thống IM-DD, sựthay đổi pha này không gây ảnh hưởng tới tín hiệu do linh kiện tách sóng quang chỉ nhậnbiết được sự thay đổi về công suất quang tới Còn trong hệ thống coherent, nếu pha củatín hiệu tới thay đổi thì tín hiệu ở đầu ra của bộ thu cũng thay đổi.
Ngày nay, có 2 loại điều chế biên độ ngoài được sử dụng một cách rộng rãi, đó là bộđiều chế ngoài Mach Zender (MZM) và bộ điều chế ngoài hấp thụ electron (EAM)
Bộ điều chế Mach-Zehnder
Bộ điều chế Mach-Zehnder được chế tạo bằng vật liệu Lithium Niobate (LiNbO3), cócấu trúc như hình 2.10
Hình 2.9: Cấu trúc bộ điều chế Mach-Zehnder
Nguyên lý hoạt động của MZM là dựa cơ sở trên hiệu ứng điện-quang, chúng được
mô tả bởi sự biến đổi của trường điện được đưa vào (V m) gây ra sự thay đổi chỉ số khúc
xạ trong các nhánh được điều chế gây ra sự thay đổi hằng số lan truyền vật liệu dẫnđến các pha khác nhau trong hai nhánh điều chế Tín hiệu quang đưa vào E0 được phânchia bởi một coupler, chia tín hiệu quang E0 làm hai phần bằng nhau E1 = E2 và lantruyền trong nhánh trên và nhánh dưới của MZM:
Trang 34Hình 2.10: Sự phân cực và dịch pha trong bộ điều chế MZM
Chiết suất của lớp lithium niobate thay đổi khi ta đặt vào một nhánh của nó một hiệuđiện thế Khi không có hiệu điện thế đặt vào (V m = 0 V) thì 2 nửa của tín hiệu tới không
bị dịch pha, tại ngõ ra chúng sẽ giao thoa với nhau và tái tạo tín hiệu ban đầu
Khi V m > 0 V thì tín hiệu trong hai nhánh bị dịch pha khác nhau Giả sử tín hiệu ởnhánh trên bị dịch pha 1, tín hiệu ở nhánh dưới bị dịch pha 2 Vậy tín hiệu ở đầu racủa MZM được xác định như sau:
Phụ thuộc vào sự khác biệt pha giữa hai nhánh của MZM, có thể có hoặc không
có cấu trúc giao thoa, dẫn đến điều chế biên độ của tín hiệu đầu vào bộ điều chế Côngsuất tại đầu ra của MZM là:
1
1 cos 2
out in
Trong đó 2 1
Mối liên hệ giữa Pout/Pin cho thấy công suất ở đầu ra của MZM phụ thuộc vào sự
khác biệt pha ở hai nhánh Do vậy cũng diễn tả các đặc tính hoạt động củaMZM có thể được xác định như sau:
Trang 35Trong đó Vm là điện áp được đưa vào điều chế, V là điện áp yêu cầu để đạt được sự
khác biệt pha nội Bộ điều chế MZM chế tạo bởi LiNbO3 cóV =6.6V.
Bộ điều chế MZM có một số hạn chế như: suy hao xen cao (lên đến 5dB) và điện ápđiều chế tương đối cao (lên đến 10 V) Ngoài ra, MZM là một linh kiện quang tách biệt
Do MZM được chế tạo bởi lithium niobate, không phải chất bán dẫn, nên không thể tíchhợp với laser DFB trong một chip
Bộ điều chế ngoài hấp thụ electron
Hình 2.11: Cấu trúc bộ điều chế EAM
Bộ điều chế hấp thụ electron (Electron Absorption Modulation – EAM) có cấu tạo làmột ống dẫn sóng làm bằng chất bán dẫn Nó có thể được chế tạo trong cùng một quátrình với laser bán dẫn, và có thể được tích hợp cùng khối với laser Cấu trúc của một bộđiều chế EAM được mô tả trong hình 2.12
Các EAM ban đầu còn được gọi là điều chế tổn hao, bởi vì hoạt động của chúng làdựa trên cơ sở hiệu ứng hấp thụ của vật liệu bán dẫn Đặc điểm điều chế của EAM có thểthực hiện bởi hiệu ứng Franz Kaldysh (FKE) và hiệu ứng Quantum-confined Stark(QCSE)