Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Cấu trúc
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung nghiên cứu
I. Thực trạng của vấn đề tự sát
II. Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan
1. Khái niệm về tự sát
2. Nguyên nhân của tự sát
3. Các nhân tố bảo vệ khỏi các hành vi tự sát
4. Phát hiện bệnh nhân tự sát như thế nào
5. Trạng thái tinh thần của người tự sát
6. Các biện pháp ngăn ngừa tự sát
Phần III: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Nội dung
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phần I: Mở đầu Tự sát là một hiện tượng phức tạp đã thu hút sự quan tâm của các nhà triết học, thần học, y học, tâm lý học, xã hội học… qua nhiều thế kỷ. Tự sát hiện nay là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng ở tất cả các nước, nó đòi hỏi sự quan tâm chúng ta, nhưng việc ngăn chặn và kiểm soát tự sát đáng tiếc lại là một nhiệm vụ không dễ dàng. Một triệu người chết do tự sát mỗi năm, và khoảng 20 đến 50 lần con số này có hành vi tự sát. Những hành động này có ảnh hưởng sâu sắc đến gia đình và bạn bè người tự sát bởi vì những hành động đó được coi như sự từ chối mạnh mẽ nhất. Dường như họ bị xã hội từ bỏ hoặc họ có mặc cảm quá lớn, cảm thấy cuộc đời này không đáng sống. Làm thế nào để phòng ngừa tự sát có hiệu quả nhất. Bước đầu tìm hiểu một số vấn đề về tự sát cũng không nằm ngoài mới đích phục hồi sức khoẻ và giảm bệnh tật. Nó giúp chúng ta có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về tự sát, những nguyên nhân gây ra tự sát và từ đó có thể đánh giá được nguy cơ tự sát, đưa ra được những biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với những bệnh nhân tự sát. Ở Việt Nam hiện nay, những kiến thức về tự sát và sự nhận thức của mọi người về vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế và sai lệch. Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ hơn một phần nào những kiến thức về tự sát, để chúng ta có thể có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về tự sát dưới góc độ tâm lý học” 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phần II: Nội dung nghiên cứu I. Thực trạng của vấn đề tự sát Tự sát có lẽ là cách kết thúc bi thảm nhất cuộc đời của một con người . Tỉ lệ của tự sát trên toàn thế giới đã tăng lên từ 10 đến 16 trên 100000 kể từ năm 1950. Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO) có khoảng một triệu người đã tự sát trong năm 2000. Cứ 40 giây có một người thực hiện tự sát ở nơi nào đó trên thế giới. Cứ 3 giây có một người doạ chết. Tự sát nằm trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mọi nước và là một trong 3 nguyên nhân đứng đầu gây tử vong ở nhóm người từ 15 đến 35 tuổi. Tác động về tâm lý và xã hội của tự sát lên gia đình và xã hội thì không thể đo lường được. Trung bình một trường hợp tự sát tác động sâu sắc đến ít nhất 6 người khác. Nếu tự sát xảy ra ở trường học hoặc nơi làm việc thì có thể tác động tới hàng trăm người. Hiện nay trên toàn thế giới các nước có tỷ lệ chết do tự sát cao nhất là: ` 2 Quốc gia Số người tự sát Tỷ lệ/100.000 Thứ tự Trung Quốc 195.000 16,1 24 Ấn Độ 87.000 9,7 45 Nga 57800 41,5 2 Mỹ 31.000 11,9 38 Nhật Bản 20.000 16,8 23 Đức 12500 22,6 11 Pháp 11600 15,8 25 Srilanka 5400 31,0 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Hậu quả nặng nề của tự sát có thể ước lượng dưới dạng DALYs (những năm tháng người bệnh sống bị loạn hoạt năng). Theo chỉ số này, vào năm 1998 tự sát là nguyên nhân của 1,8% tổng chi phí cho bệnh tật trên toàn thế giới, dao động giữa 2,3% ở các nước thu nhập cao và 1,7% ở các nước thu nhâp thấp. Điều này ngang với gánh nặng chiến tranh và tội phạm giết người, gấp 2 lần gánh nặng chi phí cho bệnh đái tháo đường, và ngang với hậu quả của ngạt và chấn thương lúc đẻ. II. Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan 1. Khái niệm về tự sát + Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì tự sát bao gồm 3 thành phần: ý tưởng tự sát (chỉ thể hiện trong ý nghĩ); toan tự sát (có hành vi để tự sát nhưng không thành công); tự sát (có hành vi tự sát đi đến tử vong). + Theo B.S Trần Thị Thanh Hương (Bộ môn Giáo dục Y học- Đại học Y Hà Nội) đã đưa ra các khái niệm sau: - Tự sát: là một hành động có cân nhắc, có chủ tâm, tự làm tổn thương, đe doạ tới tính mạng và kết quả là dẫn tới cái chết. - Khuynh hướng tự sát: là một thái độ có đặc điểm là dự kiến, kế hoạch và có thể đi đến quyết định tự sát. - Hành vi tự sát: là một cụm từ bao gồm cả ý tưởng tự sát, doạ tự sát và tự sát. -Doạ tự sát: là một hành vi tự làm hại bản thân và nguy hiểm tới tính mạng nhưng kết quả không dẫn tới cái chết. Đây sẽ là những khái niệm được sử dụng chính trong niên luận này. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2. Nguyên nhân của tự sát Tự sát là một vấn đề phức tạp không chỉ do một nguyên nhân hay lý do đơn thuần nào gây ra. Nó thường là do tác động phức hợp của nhiều yếu tố bao gồm những bệnh về cơ thể, bệnh tâm thần, sự nhiễu loạn trong gia đình, nghiện hút, sự mâu thuẫn cá nhân và những sang chấn gặp phải trong cuộc sống. Sẽ là hữu ích nếu thừa nhận tính đa dạng của những yếu tố cấu thành nên tự sát. 2.1. Tự sát và rối loạn tâm thần Tự sát bản thân nó không phải là một bệnh, và cũng không nhất thiết là biểu hiện của bệnh, nhưng rối loạn tâm thần là yếu tố chính có liên quan với tự sát. Các nghiên cứu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển đã phát hiện 2 yểu tố : Thứ nhất, phần lớn những người tự sát có rối loạn tâm thần có thể chẩn đoán được. Thứ hai, tự sát và hành vi tự sát có tần suất cao hơn ở bệnh nhân tâm thần. Các nhóm chuẩn đoán khác nhau xếp theo thứ tự giảm dần của nguy cơ tự sát là: -Các rối loạn cảm xúc(điển hình là trầm cảm ở tất cả các thể). -Rối loạn nhân cách(nhân cách ranh giới và nhân cách chống đối xã hội với đặc điểm các cơn xung động , sự công kích và thường xuyên thay đổi cảm xúc). -Nghiện rượu (và/hoặc lạm dụng chất ở vị thành niên). -Tâm thần phân liệt. -Rối loạn tâm thần thực tổn. -Rối loạn tâm thần khác. Nghiên cứu ở các nước phát triển và đang phát triển có các rối loạn tâm thần ở 80%-100% các trường hợp chết do tự sát. Người ta ước lượng rằng nguy cơ tự sát trong cuộc đời của những người có rối loạn cảm xúc(chủ yếu là trầm cảm) là 6%-15%,với người nghiện rượu là 7%-15%,và với tâm thần phân liệt là 4%-10%. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2.1.1. Các rối loạn cảm xúc (trầm cảm): Tất cả các thể của rối loạn cảm xúc đều liên quan tới tự sát .Các rối loạn này bao gồm rối loạn cảm xúc lưỡng cực,giai đoạn trầm cảm,rối loạn trầm cảm tái diễn và các rối loạn khí sắc dai dẳng khác(khí sắc chu kì va loạn khí sắc), những rối loạn này được xếp loại trong ICD-10 từ F31-F34. Mọi người thỉnh thoảng đều cảm thấy chán nản,buồn,cô đơn và mất thăng bằng ,nhưng thường những cảm giác này qua đi.Tuy nhiên ,khi những cảm giác này dai dẳng và gây rối loạn cuộc sống bình thường,chúng không còn là cảm giác chán nản, mà tình trạng đã trở thành bệnh trầm cảm.Vậy trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc biểu hiện sự buồn rầu chán nản,thất vọng quá mức bình thường làm ức chế toàn bộ các quá trình hoạt động tâm thần.Tự sát do đó,có nguy cơ đáng kể ở những trường hợp trầm cảm không được nhận biết và không được điều trị. Một số triệu chứng phổ biến của trầm cảm là: - Cảm giác buồn gần như suốt cả ngày, mọi ngày. - Mất hứng thú trong hoạt động thông thường. - Sụt cân (khi không ăn kiêng) hoặc tăng cân. - Ngủ quá nhiều hoặc quá ít hoặc thức giấc quá sớm. - Cảm thấy mệt mỏi và yếu sức mọi lúc. - Cảm thấy vô dụng, có tội hoặc mất niềm tin. - Cảm thấy dễ cáu và bồn chồn mọi lúc. - Có khó khăn trong việc tập trung, ra quyết định hoặc nhớ lại một điều gì đó. - Có sự lặp lại suy nghĩ về cái chết và tự sát. Các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ tự sát ở người bị trầm cảm: - Tuổi dưới 25 ở nam. - Giai đoạn sớm của bệnh. - Lạm dụng rượu. - Giai đoạn trầm cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Trạng thái hỗn hợp (hưng cảm- trầm cảm). - Hưng cảm có loạn thần. Nữ giới thường bị trầm cảm hơn nam giới, nhưng họ lại dễ dàng nói ra vấn đề của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ, và có lẽ điều này đã giúp ngăn cản những hành động tự sát gây chết. Trầm cảm là yếu tố quan trọng trong tự sát ở cả hai lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn tuổi, nhưng những người bị trầm cảm khởi phát muộn có nguy cơ cao hơn. Tỷ lệ trầm cảm khá cao trong dân số (5%) nên việc phát hiện và điều trị cho bệnh nhân trầm cảm là cách ngăn ngừa tự sát tốt nhất trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu. 2.1.2. Nghiện rượu: Nghiện rượu (cả lạm dụng rượu và nghiện rượu) thường hay được chẩn đoán trong số những người có khả năng tự sát, đặc biệt ở người trẻ. Có những sự giải thích về mặt sinh học, tâm lý và xã hội trong mối tương quan giữa nghiện rượu và tự sát. Khoảng 1/3 số trường hợp tự sát được phát hiện có lệ thuộc rượu. 5%-10% người nghiện rượu kết thúc cuộc đời bằng tự sát. Tại thời điểm hành động tự sát nhiều trường hợp được phát hiện đang trong tình trạng bị tác dụng của rượu. Những yếu tố liên quan đặc biệt với việc phát triển nguy cơ tự sát ở nhóm người nghiện rượu là: - Nghiện rượu từ lúc còn trẻ tuổi. - Sử dụng rượu trong một thời gian quá dài. - Nghiện rượu ở mức nặng. - Cảm xúc (khí sắc trầm). - Thể trạng giảm sút, sức khoẻ tồi. - Cảm giác bị ức chế. - Có sự lo lắng và lộn xộn trong cuộc sống cá nhân. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Phải chịu đựng sự mất mát quan hệ cá nhân quan trọng như sự chia ly vợ chồng hoặc người thân bị chết. - Hiệu suất làm việc giảm. Những người nghiện rượu tự sát không chỉ bắt đầu uống rượu ở tuổi trẻ và uống rượu nặng mà có thể trong giai đoạn còn có người nghiện rượu. Người có cả nghiện rượu và trầm cảm sẽ có nguy cơ tự sát tăng lên rất nhiều. 2.1.3. Tâm thần phân liệt: Tự sát là nguyên nhân đáng quan tâm nhất gây chết trẻ ở nhóm tâm thần phân liệt. Ước chừng 10% bệnh nhân tâm thần phân liệt cuối cùng thực hiện tự sát. Tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi sự rối loạn trong ngôn ngữ, tư duy, nghe và nhìn, vệ sinh cá nhân và hành vi xã hội. Tâm thần phân liệt có nguy cơ tự sát tăng nếu bệnh nhân là: - Trẻ tuổi, độc thân, đàn ông thất nghiệp. - Trong giai đoạn sớm của bệnh. - Bệnh tái phát thường xuyên. - Sợ mất giá trị, đặc biệt ở những người có khả năng trí tuệ cao. - Các triệu chứng dương tính: các ý tưởng nghi ngờ và các hoang tưởng. - Các triệu chứng trầm cảm. Tâm thần phân liệt thường thực hiện tự sát vào các thời điểm sau: - Trong giai đoạn sớm của bệnh, khi mà họ đang bị hoang mang, bối rối. - Ngay khi mới hồi phục, khi bề ngoài các triệu chứng đã bớt đi song bên trong họ lại cảm thấy rất dễ bị tổn thương. - Giai đoạn đầu của tái phát, khi họ cảm thấy đã vượt qua được bệnh tật nhưng các triệu chứng lại quay trở lại. - Ngay sau khi xuất viện. 2.1.4. Rối loạn nhân cách: Các nghiên cứu gần đây ở người trẻ tuổi tự sát cho thấy một tỉ lệ cao của rối loạn nhân cách (20%-50%). Những rối loạn nhân cách liên quan nhiều hơn đến tự sát là nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách chống đối xã hội. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Rối loạn nhân cách kiểu nghệ sĩ, tự yêu mình và những nét tâm lý đặc biệt như xung động, gây gổ cũng có liên quan đến tự sát. Trong các rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ liên quan nhiều nhất với tự sát. Theo sau là rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD). Rối loạn dạng cơ thể và rối loạn ăn uống (chán ăn tâm thần) cũng liên quan với hành vi tự sát. Nhìn chung, bệnh nhân rối loạn tâm thần có nguy cơ tự sát cao gấp 10 lần người bình thường. Tự sát được hiểu là rối loạn đa dạng. Việc có nhiều rối loạn tâm thần ở những người có ý tưởng tự sát là phổ biến. Tất cả những người tự sát đều có quan điểm lệch lạc về thế giới. Các quan điểm đó thường bó hẹp và chuyển sang ý muốn tự sát. Do đó, tăng cường phát hiện, chuyển và quản lý những người rối loạn tâm thần trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu là một bước quan trọng trong ngăn ngừa tự sát. 2.2. Tự sát và các rối loạn cơ thể: Nguy cơ tự sát tăng ở nhóm bệnh cơ thể mãn tính, nó là yếu tố đi kèm thường gặp của tự sát, sự kết hợp này đặc biệt mạnh ở những người trên 50 tuổi. Thêm nữa là, nói chung có sự tăng tỷ lệ rối loạn tâm thần, đặc biệt trầm cảm, trong số những người có bệnh cơ thể. Bệnh mạn tính, loạn hoạt năng và tiên lượng bệnh nặng có liên quan với tự sát. 2.2.1. Các bệnh thần kinh: Chứng động kinh có liên quan với việc tăng tự sát. Việc tăng tính xung động, công kích, và các loạn hoạt năng mạn tính thấy ở người bị động kinh thường là lí do dẫn đến phát triển hành vi tự sát của bệnh nhân động kinh. Các tổn thương cột sống và não bộ cũng làm tăng nguy cơ tự sát. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sau đột qụy, đặc biệt trong các thương tổn phía sau, là nguyên nhân gây ra loạn hoạt năng và tật chứng cơ thể nặng nề. 19% các bệnh nhân đột qụy này có trầm cảm và tự sát. 2.2.2. Ung thư; Các dấu hiệu cho rằng giai đoạn cuối của bệnh liên quan tới việc phát triển tỷ lệ tự sát. Đau là yếu tố quan trọng góp phần dẫn đến tự sát. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nguy cơ tự sát lớn hơn ở: - Nam giới. - Sớm sau khi chẩn đoán (trong vòng 5 năm đầu). - Khi bệnh nhân đang phải trải qua hoá liệu. 2.2.3. HIV/AIDS: Nhiễm HIV/AIDS được xem là làm tăng nguy cơ tự sát ở người trẻ tuổi, với tỷ lệ tự sát cao. Sự phân biệt đối xử, tiên lượng nặng và tính chất của bệnh tật làm tăng nguy cơ tự sát ở người nhiễm HIV. Tại thời điểm xác định chẩn đoán và trong giai đoạn đầu của bệnh, khi bệnh nhân chưa có được sự tư vấn sau xét nghiệm, nguy cơ tự sát cao. 2.2.4. Bệnh tật khác: Các bệnh mãn tính khác như đái tháo đường, xơ cứng rải rác, bệnh thận, gan, và các bệnh tiêu hoá mãn tính khác, bệnh xương và khớp với đau mãn tính, bệnh tim mạch và thần kinh mạch máu, rối loạn dạ dày, rối loạn tình dục cũng có liên quan tới tự sát. Loạn hoạt năng trong vận động (khó khăn trong đi lại), mù và điếc cũng có thể dẫn đến tự sát. Nguy cơ tự sát tăng ở các bệnh gây đau đớn và mãn tính. 2.3. Tự sát và các yếu tố dân số- xã hội- môi trường: Tự sát là hành động cá nhân, bốc đồng. Tuy nhiên, nó xuất hiện trong những hoàn cảnh xã hội nhất định và các yếu tố xã hội cũng có liên quan đến tự sát. 2.3.1. Giới tính: Ở hầu hết các nước, nam giới tự sát nhiều hơn nữ giới: tỷ lệ nam/ nữ biến động từ nước này sang nước khác. Tuy nam giới tự sát nhiều hơn nữ giới nhưng nữ giới doạ tự sát nhiều hơn. Tỷ lệ doạ tự sát ở nữ giới cao gấp 2 đến 3 lần so với nam giới.Trung Quốc là nước duy nhất mà nữ giới tự sát nhiều hơn nam giới ở khu vực nông thôn và xấp xỉ ngang bằng nam giới tự sát ở khu vực thành thị. 2.3.2. Tuôỉ: 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Người lớn tuôỉ (trên 65 tuôỉ) và người trẻ (15-30 tuôỉ) tăng nguy cơ tự sát. Theo thông lệ, tỷ lệ tự sát phát triển theo tuổi. Tuy nhiên vào thập kỷ 90 tỷ lệ ở nam giới đạt đỉnh cao vào tuổi 25 và duy trì độ cao đến đỉnh thứ hai vào tuổi 75. Bất cứ sự tự sát nào cũng đều là thảm kịch, nhưng số năm của cuộc đời bị mất ở những ngưòi trẻ tuổi tự sát rõ ràng lớn hơn rất nhiều. Số người có ý định tự sát nhiều hơn số người tự sát 20 đến 50 lần, đặc biêt ở phụ nữ trẻ. Trong nhóm người lớn tuổi, sự ưu thế của nữ giới ít rõ ràng hơn, tỉ số giữa người có ý định tự sát và người tự sát thấp hơn. 2.3.3. Tình trạng hôn nhân: Những người ly hôn, goá bụa và độc thân có nguy cơ tự sát cao hơn những người có gia đình. Hôn nhân dường như bảo vệ cho nam giới khỏi nguy cơ tự sát nhưng lại tác động không đáng kể cho nữ giới. Những người có ý định tự sát thường là phụ nữ trẻ ở tầng lớp kinh tế xã hội thấp đã ly thân hoặc ly dị. Sự ly thân vợ chồng, những người sống cô đơn hoặc sống cách biệt dễ có tự sát hơn. 2.3.4. Nghề nghiệp: Các nhóm công việc nhất định như bác sĩ thú y, dược sĩ, nha sĩ, kỹ sư hoá học, nông dân và bác sĩ có nguy cơ tự sát cao hơn. Hiện nay thì chưa có được sự giải thích rõ ràng cho nhận xét trên, tuy nhiên sự tiếp cận với các phương tiện có thể gây chết người, áp lực công việc, sự cách ly với xã hội và khó khăn tài chính có thể là lý do dẫn đến tự sát. 2.3.5. Thất nghiệp: Thất nghiệp có liên quan chặt chẽ đến cả tự sát và hành vi tự sát, nhưng thực chất mối liên quan này khá phức tạp. Các tác động của thất nghiệp có thể là gián tiếp bởi các yếu tố như nghèo nàn, mất địa vị xã hội, khó khăn trong gia đình và mất niềm tin. Mặt khác, những người có rối loạn tâm thần thường hay thất nghiệp hơn người có sức khoẻ tâm thần tốt. Những người bị thất nghiệp trong thời gian dài thường có nguy cơ tự sát cao hơn những người thất nghiệp gần đây. Tuy nhiên, 10 [...]... ngờ hoặc phát hiện một nguy cơ tự sát Ng Biểu hiện Đánh giá Hành động Tìm Lắng nghe uy cơ tự sát 0 Không lo buồn 1 Rối loạn hiểu 2 cảm xúc về ý nghĩ tự sát với sự thấu cảm Ý nghĩ mơ Tìm hiểu Lắng nghe 3 hồ về cái chết Các về ý nghĩ tự sát với sự thấu cảm ý Đánh giá ý Thăm dò tưởng tự sát lờ định(kế hoạch và các khả năng, xác mờ 4 biện pháp) định sự hỗ trợ Ý nghĩ tự Đánh giá ý Thăm dò sát, nhưng không... nói trên đều có nguy cơ dẫn con người đến hành vi tự sát Sự sẵn có ngay lập tức một phương thức thực hiện tự sát là một yếu tố quan trọng trong việc một cá nhân có quyết định thực hiện tự sát hay không Vấn đề là cần phải nắm rõ nguyên nhân và hạn chế sự tiếp cận với các phương tiện để thực hiện tự sát Đó là một chiến lược phòng chống tự sát có hiệu quả 3 Các nhân tố bảo vệ khỏi các hành vi tự sát Những... sự tiếp cận căng thẳng mãnh phương tiện tự liệt trong cuộc sát) sống hoặc bối rối, dễ kích động và doạ tự sát Những biện pháp ngăn ngừa tự sát trên có thể là chưa đầy đủ, nhưng cũng góp một phần nào bổ sung và hoàn thiện những kiến thức về phòng chống tự sát, để mỗi người chúng ta nhận thức tốt hơn về vấn đề này, tự tìm cho mình và người thân cách phòng ngừa tự sát tốt nhất, để giảm gánh nặng chi phí... tình trạng kinh tế luôn bất ổn - Một trong nhiều nhân tố có thể hướng một cá nhân tới tự sát là việc công bố về tự sát trên phương tiện truyền thông Việc thông báo trên các phương tiệ thông tin đại chúng về những trường hợp tự sát có thể ảnh hưởng tới những người tự sát khác Có đủ chứng cớ gợi ý rằng một vài loại báo không hư cấu và tin truyền hình đề cập đến tự sát ; tác động dường như mạnh nhất ở nhóm... thể giúp làm giảm ước muốn tự sát + Sự cứng nhắc : khi một người tự sát , suy nghĩ , cảm giác và hành động của họ đều bị giới hạn lại vào một vấn đề Họ luôn nghĩ về tự sát và không thể tiếp nhận những lối thoát khác Họ suy nghĩ rất quyết liệt 15 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phần lớn những người tự sát thông báo suy nghĩ và dự định tự sát của mình Họ thường dưa... giải quyết mà không sử dung đến tự sát như thế nào - Chuyển dẫn bệnh nhân đến chuyên khoa tâm thần hoặc một bác sĩ - Gặp gỡ bệnh nhân một cách đều đặn và duy trì sự tiếp xúc đó + Nguy cơ vừa: Bệnh nhân có ý nghĩ về kế hoạch tự sát, nhưng không có kế hoạch để thự hiện tự sát ngay Hành động cần thiết: - Giúp đỡ hỗ trợ về mặt tình cảm, trao đổi về các cảm giác liên quan đến tự sát và tập trung vào mặt mạnh... tự sát Bệnh nhân cần được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần khi họ có: - Một rối loạn tâm thần - Một tiền sử doạ tự sát - Một gia đình có tiền sử tự sát, nghiện rượu và rối loạn tâm thần - Thể trạng kém - Không có sự hỗ trợ của xã hội 6.5 Hỗ trợ những người trong gia đình, bạn bè sau hành vi tự sát của người thân: Hành vi doạ tự sát và tự sát gây sự căng thẳng đặc biệt cho gia đình Con cái, bố... trong cuộc sống Nếu có sự hỗ trợ và ước muốn sốngtăng lên thì nguy cơ tự sát sẽ giảm đi + Tính xung động : tự sát cungx là một hành động mang tính chất xung động Giông như bất kì loại xung động nào Xung động dẫn đến tự sát cũng gngắn ngủi và kết thúc sau một ít phút, ít giờ Xung động thường bùng phát sau những chuỗi ngày liên tiếp có các sự kiện gây tác động âm tính , khó chịu Bằng việc xoa dịu cơn... thần của người tự sát: + Tính hai chiều trái ngược : hầu hết bệnh nhân có sự pha trộn các cảm giác về thực hiện tự sát , ước muốn sống và ước muốn chết luôn dao động giằng xé trong các bệnh nhân tự sát Có một sự thôi thúc thoát khỏi những đau đớn trong cuộc sống và có một ham muốn ngầm để sống Nhiều bệnh nhân tự sát không thực sự muốn chết – nhưng họ thực sự không hạnh phúc trong cuộc sống Nếu có sự... sàng tâm thần học - Sidney Bloch & Bruce S Singh 2 Bài viết Tự sát và hành vi tự sát – Robert Goldney & Christopher Cantor 3 Bài viết “Trầm cảm và tự tử tuổi vị thành niên” – T.S Hoàng Cẩm Tú (Khoa Tâm thần - Bệnh viên Nhi) 4 Bài viết “Quá trình tâm lý dẫn đến hành vi tự sát – B.S Trần Thị Thanh Hương (Bộ môn Giáo dục y học - Đại học Y Hà Nội) 5 “Chương trình Quốc gia của Thuỵ Điển về phòng chống tự . nào những kiến thức về tự sát, để chúng ta có thể có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về tự sát dưới góc độ tâm lý học 1 Website: http://www.docs.vn. 0918.775.368 Phần I: Mở đầu Tự sát là một hiện tượng phức tạp đã thu hút sự quan tâm của các nhà triết học, thần học, y học, tâm lý học, xã hội học qua nhiều thế kỷ. Tự sát hiện nay là vấn đề sức khoẻ cộng. và vấn đề lý thuyết liên quan 1. Khái niệm về tự sát + Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì tự sát bao gồm 3 thành phần: ý tưởng tự sát (chỉ thể hiện trong ý nghĩ); toan tự sát (có hành vi để tự sát