tìm hiểu một số lý luận về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên

20 985 3
tìm hiểu một số lý luận về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài niên luận: Tìm hiểu một số lý luận về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. Sinh viên: Nguyễn Thu Trang Lớp: k50 – Tâm lý học. I. Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. Trong quá trình phát triển, ý thức của trẻ được hình thành theo các giai đoạn với các mức độ phát triển từ thấp đến cao và được biểu hiện ra bằng những hành vi, lời nói, cử chỉ của trẻ trong sinh hoạt hàng ngày (học tập, vui chơi ). Trẻ được gia đình, nhà trường truyền thụ những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống để định hướng cho sự phát triển nhân cách, nhằm làm cho trẻ phát triển một cách đầy đủ nhất cả về vật chất lẫn tinh thần. Hay nói cách khác là chuẩn bị những điều kiện cần và đủ cho sự phát triển của những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình đó vẫn có những trẻ, đặc biệt là những trẻ vị thành niên mà sự phát triển của nó bị lệch khỏi những chuẩn mực, những quy tắc của xã hội. Trong đó, những trẻ phát triển lệch chuẩn biểu hiện rất nhiều qua hành vi của chúng. Trong tâm lý học lâm sàng như trong tâm bệnh học gọi hiện tượng này là rối nhiễu hành vi. Rối nhiễu hành vi gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cá nhân trẻ vị thành niên, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Trong xã hội, nếu có nhiều trẻ bị rối nhiễu hành vi sẽ gây ảnh hưởng đến an toàn xã hội, tác động tiêu cực gián tiếp đến sự phát triển nói chung của xã hội. Nghiên cứu về vấn đề này nhằm hạn chế, ngăn chặn những nguyên nhân dẫn đến rối nhiễu hành vi, tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển lành mạnh của trẻ vị thành niên. Có thể nói đây là một vấn đề mang rất nhiều tính cấp thiết trong xã hội, càng ngày càng có nhiều người biết đến và dành nhiều sự quan tâm đến nó. Xuất phát từ 1 tính cấp thiết của vấn đề này, và từ trong quá trình học tập trên lớp, vấn đề rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên đã tạo nên nhiều hứng thú mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn. Đó cũng chính là lý do chọn đề tài này của em. 2. Mục đích nghiên cứu. Thông qua việc đọc các tài liệu nghiên cứu thực tế và các tài liệu nghiên cứu lý luận trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi nhằm khái quát hóa các vấn đề sau: • Thực trạng về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên hiện nay. • Nguyên nhân của thực trạng này. • Đề xuất, kiến nghị nhằm giảm rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là: rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương pháp nghiên cứu tài liệu. II. Nội dung nghiên cứu. 1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu. Rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên đã được nghiên cứu và nhắc đến trong rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, nhà tâm thần học trong nước và ngoài nước. Trong phạm vi nghiên cứu của một đề tài niên luận, em xin được đề cử một vài nghiên cứu: 1.1 Các nghiên cứu ngoài nước. X.N.Miaxisshev đã có công trình nghiên cứu rối nhiễu hành vi và chỉ ra: rối nhiễu hành vi là một căn bệnh của nhân cách có căn nguyên tâm lý. Sự rối loạn các quan hệ đóng vai trò xuất phát điểm và quyết định. Từ những rối nhiễu đó dẫn đến 2 rối nhiễu sự tiếp nhận và rối nhiễu các chức năng tâm lý tùy theo cách tiếp nhận và xử lý hiện thực thế nào. Ông nhấn mạnh nguyên nhân chính làm phát sinh rối nhiễu hành vi ở trẻ em và con người nói chung là do sự mâu thuẫn tâm lý, nghĩa là sự mâu thuẫn nội tâm. Xixon, M.M Model và L.L.Galpêrin (1935) đã chỉ ra rằng: theo sự gia tăng theo tuổi, những xung đột nội tâm do phát triển khả năng tự đánh giá, yêu cầu với bản thân và khả năng xử lý nội tâm. Các tác giả còn quan sát thấy những phản ứng rối nhiễu hành vi xuất hiện do sinh con thứ hai trong gia đình. Trong tập phân loại bệnh quốc tế 10F do các nhà tâm thần có uy tín trên thế giới nghiên cứu và phân loại, đã phân loại rối nhiễu hành vi thành 3 mục và lưu trong phân mục F91: F91- 0 : rối nhiễu hành vi khu trú trong môi trường gia đình. F91-1 : rối nhiễu hành vi ở những người kém thích ứng với xã hội. F91-2 : rối nhiễu hành vi ở những người còn thích ứng với xã hội. Trong DSM 4 - tập phân loại bệnh của các nhà tâm lý học Mỹ, đã đưa ra 15 tiêu chuẩn chẩn đoán và chia thành 4 nhóm chủ yếu: • Xâm hại người khác hay súc vật. • Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản) • Lừa đảo hay trộm cắp • Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ 1.2 Các nghiên cứu trong nước Năm 1989, Viện tâm thần học Việt Nam đã nghiên cứu 124194 thanh thiếu niên thì có tới 21960 em có biểu hiện rối nhiễu hành vi. Và trong đó tỷ lệ trẻ nam mắc bệnh thì cao hơn ở trẻ nữ. Giáo sư Nguyễn Việt đã nghiên cứu và đưa ra một số phương pháp chuẩn đoán và điều trị rối nhiễu hành vi. Trong đó, ông cũng đã nghiên cứu thuyết tập nhiễm của Watson, Skiner, Wolop và phát biểu nó như sau: tất cả những rối loạn 3 hành vi đều là những hành vi đã bắt chước, tiêm nhiễm trong quá trình hành động ở các môi trường gia đình và xã hội. Giáo sư Đặng Phương Kiệt cũng đã nghiên cứu nhiều về rối loạn hành vi, từ các nghiên cứu của mình, ông đã chỉ ra rằng: nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi là stress gia đình, được hiểu là những căng thẳng trong gia đình do cha mẹ ly dị, mất người thân, do bố mẹ trộm cắp Bác sĩ Nguyễn Văn Siêm hiện đang tham gia giảng dạy bộ môn Tâm lý học lâm sàng của khoa Tâm lý học trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, cũng là một trong những người đã nghiên cứu rất nhiều về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. Từ những công trình nghiên cứu của mình và qua tham khảo những công trình nghiên cứu khác, ông đã đưa ra những lý luận chung về rối nhiễu hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên, những lý luận này hiện đang sử dụng làm giáo trình học tập cho sinh viên khối tâm lý học lâm sàng trong khoa. Qua các nghiên cứu có thể thấy: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn hành vi của trẻ vị thành niên là do các nhân tố từ bên ngoài như gia đình, xã hội tác động vào trẻ. 2. Các khái niệm cơ bản. 2.1 Khái niệm “hành vi” Có nhiều quan điểm khác nhau về hành vi, các nhà sinh vật học thì cho rằng: hành vi là cách sống và hoạt động của cá nhân trong môi trường nhất định, dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểu của cơ thể đối với môi trường. Quan niệm như thế đã khiến cho hành vi của con người hoàn toàn bị sinh vật hóa, không có “tính người”, hành vi đối với họ chỉ là những hành động bản năng nhằm đáp ứng với môi trường sống. Đối với nhà phân tâm học thì coi hành vi là cái hợp lực, cái thỏa hiệp bắt nguồn từ sự xung đột giữa nguyên tắc khoái cảm và nguyên lý thực tế, là những xung lực của “cái ấy” và những cấm kỵ của cái “siêu tôi” được thống hợp trong bản 4 thân cái tôi. Song chủ yếu thì những hành vi đều có khởi nguồn từ vô thức và do vô thức điều khiển. Các nhà phân tâm đã quá nhấn mạnh tính vô thức của hành vi. Theo quan điểm của tâm lý học Mác-xít, cả ý thức và hành vi đều tồn tại khách quan, tham gia một cách tích cực vào quá trình tác động của con người đối với thế giới xung quanh, với người khác và với chính bản thân mình. Khái niệm hành vi trong tâm lý học Mác-xít không tách rời khái niệm hoạt động mà hành vi là sự biểu hiện cụ thể ra bên ngoài của hoạt động. Trong từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện chủ biên có viết: hành vi – trong tiếng Anh là “behovio”. Trong tiếng Pháp có có hai từ tương đương là “comportement” và “conduit”, song hai từ này còn mang nghĩa là ứng xử. Từ ứng xử chỉ, mọi phản ứng của một cá nhân khi bị một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích, các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống và tiến trình của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh tính khách quan tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được chứ không như tình ý bên trong thì nói là ứng xử, khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi. Từ những quan điểm về hành vi như trên thì có thể hiểu hành vi như sau: hành vi là những cử chỉ, ứng xử của con người và môi trường xung quanh do bị kích thích nhằm thích nghi với hoàn cảnh. Hành vi bao gồm các yếu tố bên ngoài và tình trạng cơ thể bên trong hợp thành một tình huống của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp cho chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. 2.2 Khái niệm “rối nhiễu hành vi” Trong tập phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10, “rối nhiễu hành vi” được định nghĩa như sau: “Rối nhiễu hành vi có đặc trưng là toàn bộ các hành vi chống đối xã hội, xâm phạm hay khiêu khích được lặp lại và kéo dài. Một hành vi như vậy trong hình thái 5 cực độ nó sẽ đưa đối tượng đến chỗ vi phạm các quy tắc xã hội chủ yếu tương ứng với lứa tuổi của đứa trẻ, điều này vượt quá hành vi ranh mãnh thông thường và các thái độ nổi loạn của thanh thiếu niên.” Trong tập phân loại bệnh DSM-IV-tập phân loại bệnh của Hoa kỳ cũng có định nghĩa rối nhiễu hành vi như sau: “Rối nhiễu hành vi là kiểu hành vi lặp đi lặp lại và kéo dài trong đó các quyền cơ bản của người khác hay các chuẩn mực xã hội hoặc luật lệ lớn phù hợp với lứa tuổi bị vi phạm” Như vậy có thể thấy rối nhiễu hành vi có một số đặc điểm như:  Những hành vi rối nhiễu là những hành vi vi phạm các chuẩn mực, quy tắc của xã hội.  Những hành vi đó lặp đi lặp lại trong một thời gian dài.  Hậu quả của những hành vi này có ý nghĩa nhất định đối với gia đình, xã hội, cộng đồng  Những hành vi rối nhiễu mang tính chất lứa tuổi. Ví dụ như hành vi lấy trộm đồ ở trẻ trước 6 tuổi là không đáng kể vì trẻ chưa nhận thức được giá trị của đồ vật, nhưng nếu trẻ vẫn tiếp diễn hành vi đó sau 10 – 12 tuổi thì được coi là hành vi trộm cắp. Phân loại rối nhiễu hành vi: - Theo tuổi khởi phát chia ra hai thể: • Khởi phát ở tuổi trẻ em: ít nhất có một rối loạn đặc trưng khởi phát trước 10 tuổi. • Khởi phát ở tuổi thanh thiếu niên: không có tiêu chuẩn đặc trưng nào xuất hiện trước 10 tuổi. - Theo mức độ chia ra 3 loại: • Nhẹ: có vài hành vi quá mức, gây thiệt hại nhẹ cho người khác • Trung bình: số vấn đề hành vi gây hậu quả mức giữa “nhẹ” và “nặng” 6 • Nặng: có nhiều vấn đề hành vi nặng và gây hại đáng kể cho người khác. 3. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên Trẻ được xác định là tuổi vị thành niên là những trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 17 tuổi. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ, với nhiều những “biến cố” đặc biệt và được đặc trưng bởi những dấu hiệu của tuổi dậy thì ở cả trẻ nam và trẻ nữ. Vị thành niên đã có một vị trí xã hội mới, nó không hoàn toàn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Trẻ cảm thấy mình “người lớn” một cách có căn cứ do nhận thức được những chuyển biến trong sự phát triển thể chất và trong sự phát dục của mình. Và mặt khác, chính người lớn cũng không hoàn toàn coi trẻ như trẻ con trước đây: cho trẻ tham gia các công việc của gia đình nhiều hơn, có trẻ còn tham gia lao động góp phần giải quyết vấn đề kinh tế trong gia đình, nhiều người lớn nhìn nhận và tự trẻ cũng nhận thấy mình có trình độ học vấn cao hơn bố mẹ Do đó, trẻ có nguyện vọng mong muốn được làm người lớn và được đối xử như người lớn. Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động học tập, vì thế nhận thức và trí tuệ của trẻ được phát triển và dần hoàn thiện trong quá trình học tập. “Cái tôi” ở trẻ dần hình thành và phát triển mạnh. Sự tự đánh giá, tự nhận thức ngày càng phát triển cao hơn, trẻ nhận thức về mình một cách tỉ mỉ và nghiêm khắc. Điều này khiến cho hành động của trẻ chủ yếu đi theo 2 xu hướng: một là, nhận nhiệm vụ khó khăn và cố gắng hoàn thành nó; hai là, so sánh ngầm mình với những người xung quanh. Do vậy mà lòng tự trọng của trẻ cũng phát triển theo hai hướng: đánh giá mình không thấp hơn người khác (đánh giá tích cực) hoặc không hài lòng, xem thường mình (đánh giá tiêu cực). Nhưng nhìn chung, trẻ chưa đạt được tính tự trọng cao do hạn chế về độ tuổi. 7 Trong giai đoạn này, trẻ có nhu cầu giao tiếp cao với gia đình, bạn bè Các quan hệ giao tiếp của trẻ được mở rộng, vượt ra ngoài phạm vi gia đình, bạn bè cùng lớp, những người thân, hàng xóm Trẻ bắt đầu bộc lộ rõ những tình cảm đạo đức như khâm phục, kính trọng những người dũng cảm, coi trọng những giá trị đạo đức, mong muốn làm được điều gì đó mang lại lợi ích cho nhiều người Những tình cảm cao đẹp khác về trí tuệ, thẩm mỹ cũng được hình thành một cách sâu sắc. Ở trẻ cũng bắt đầu xuất hiện những tình cảm mới lạ với bạn khác giới được gọi là các rung cảm đầu đời. Song không phải ở trẻ nào cũng có những tình cảm này. Trong các quan hệ, đặc biệt là những quan hệ với người lớn, nếu như người lớn vẫn coi vị thành niên như đứa trẻ thì trẻ sẽ chuyển mối quan hệ đó sang quan hệ đối lập dưới dạng chống đối, bướng bỉnh, thậm chí là xung đột. Trẻ thường có tâm lý “phóng đại” các năng lực mình, đánh giá chúng cao hơn hiện thực, tỏ ra ngang bướng, “bất cần” trong những công việc hàng ngày cũng như những trải nghiệm thất bại mà trẻ gặp phải. Nhiều nhà tâm lý đã dùng thuật ngữ “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”, “tuổi không thể giáo dục” để gọi độ tuổi này. Song những khó khăn này có thể được giải quyết bằng những phương thức giáo dục đúng đắn, đòi hỏi gia đình cũng như những nhà giáo dục phải hiểu rõ đặc điểm tâm lý của trẻ cùng các điều kiện cũng như những hoàn cảnh tác động vào trẻ để có những phương pháp giáo dục thích hợp. 4. Rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. 4.1 Định nghĩa rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên là rối loạn của giai đoạn phát triển của trẻ vị thành niên, một số trường hợp có thể tiếp diễn sang tuổi trưởng thành. Trường hợp này gọi là rối loạn nhân cách và hành vi của người lớn. 8 Rối loạn hành vi loại này không phải là thứ phát sau một bệnh của não hay một chấn thương não hay một số rối loạn tâm thần khác. Phân loại mục bệnh này dựa vào nét nhân cách và rối loạn hành vi nổi bật nhất và thường gặp nhất. Việc thu thập thông tin về các trường hợp này phải dựa vào nhiều nguồn thông tin và thăm dò nhiều chiều (mô tả các hành vi rối loạn hành vi nổi bật, thăm dò các đặc điểm tâm lý và thể chất của mẹ trong khi có mang, thời kỳ chu sinh và sức khỏe của trẻ em từ lúc lọt lòng mẹ đến thời điểm thăm khám, các tình huống gây stress trong quá khứ và năng lực hoạt động của trẻ em trong một năm qua). 4.2 Phân biệt rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên và các thuật ngữ liên quan đến mục bệnh này. Trong quá trình làm việc, rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên rất dễ nhầm lẫn với hai thuật ngữ: biến đổi nhân cách và rối loạn nhân cách và hành vi của người lớn. Hai thuật ngữ này cũng có liên quan nhiều đến mục bệnh rối nhiễu hành vi. Trong đó: Biến đổi nhân cách là rối loạn các đặc điểm tâm lý của một người, thứ phát sau một bệnh hay một tổn thương não, ví dụ như: trẻ đã qua viêm nhiễm hay chấn thương não có thể có biểu hiện tăng động với các cơn xung động hung hãn (viêm não, chấn thương sọ não ); do sang chấn của một stress trầm trọng gây khủng hoảng tâm thần do một thảm họa tự nhiên hay do con người gây ra (bão lụt, chiến tranh, khủng bố; do bị đảo lộn môi trường sống (bị bắt cóc, bị hãm hiếp ). Ở trẻ vị thành niên đang trong giai đoạn hình thành nhân cách một cách mạnh mẽ, nếu gặp những biến cố này thì sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển nhân cách sau này. Rối loạn nhân cách và hành vi của người lớn là các kiểu hành vi có ý nghĩa về mặt lâm sàng, kéo dài, tương đổi ổn định, biểu hiện đặc trưng cách sống 9 cá nhân, cách quan niệm về bản thân và cách thiết lập mối quan hệ với người khác. Các kiểu trạng thái này bao gồm các phương thức hành vi bắt rễ sâu và kéo dài, là các phản ứng mất uyển chuyển với các tình huống cá nhân và xã hội rất đa dạng, phản ánh các lệch lạc cực đoan về nhận thức, tư duy, cảm giác và đặc biệt là các quan hệ với người khác 4.3 Các biểu hiện chính của rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên Theo DSM-IV (Hội tâm thần học Hoa Kỳ, 1994) cácb biểu hiện của rối loạn hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên gồm có 15 biểu hiện và được tập hợp thành 4 nhóm:  Xâm hại người khác hay uy hiếp người khác: (1) Hay bắt nạt, đe dọa hay uy hiếp người khác (2) Hay gây sự đánh nhau (3) Dùng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng thân thể người khác (4) Hành vi độc ác về thân thể với người khác (5) Hành vi độc ác về thân thể với súc vật (6) Ăn cắp đối mặt với nạn nhân (cướp đoạt, giật đồ, tống tiền, ăn cướp có vũ khí) (7) Cưỡng dâm  Phá hoại tài sản (8) Cố ý gây cháy với ý định gây hại nghiêm trọng (9) Cố ý phá hoại tài sản người khác (khác với gây cháy)  Lừa đảo hay trộm cắp (10) Đập phá xông vào nhà hay ô tô của ai đó (11) Thường xuyên nói dối để nhận được đồ vật hay ân huệ hay để tránh các nghĩa vụ (nghĩa là lừa gạt người khác) (12) Ăn cắp các vật có giá trị lớn không đối mặt với nạn nhân (lấy cắp trong cửa hàng, giả mạo giấy tờ) 10 [...]... vi 4 2.2 Khái niệm rối nhiễu hành vi 5 3 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên 7 4 Rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên .8 4.1 Định nghĩa rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên 8 4.2 Phân biệt rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên và các thuật ngữ liên quan đến mục bệnh này 9 4.3 Các biểu hiện chính của rối loạn hành vi ở trẻ. .. trẻ Nếu hành vi ăn trộm của trẻ lặp đi lặp lại và sau 10 – 12 tuổi thì mới coi đó là biểu hiện của rối nhiễu hành vi Hành vi nói dối: Hành vi bỏ trốn, hành vi ăn cắp và rất nhiều những hành vi khác ở trẻ vị thành niên đều đi liền với hành vi nói dối Trẻ trước 7 tuổi, nói dối hầu như là sinh lý, nhất là khi trẻ muốn khoe khoang hoặc đặt chuyện Nói dối để tự vệ là điều thông thường, đặc biệt là ở trường... chuẩn mực hành vi của trẻ Tuổi vị thành niên là giai đoạn mà trẻ bắt đầu mở rộng tầm hiểu biết, nhận thức của mình ra ngoài xã hội một cách mạnh mẽ Các tệ nạn xã hội, các hành vi xấu rất dễ kích thích trẻ, làm cho trẻ bắt chước theo Trong những xã hội mà có nhiều vấn đề khó khăn như: thiếu chỗ ở, thiếu ăn, thất nghiệp, không có trình độ văn hóa thì rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên càng nhiều, trẻ dễ... hiện rất nhiều trong số những hành vi bị rối nhiễu của trẻ Có thể kể ra như: hành vi bỏ trốn, hành vi ăn cắp, hành vi nói dối, rối loạn hành vi và băng nhóm, hành vi hung tính Hành vi bỏ trốn: khi đánh giá hành vi này của trẻ cần phân biệt giữa bỏ trốn thật và bỏ trốn tưởng tượng Trong đó, bỏ trốn tưởng tượng là bỏ trốn mà bản thân trẻ nhiều khi không nhận thức được trước mắt trẻ là nơi nào Bỏ trốn... 9 4.3 Các biểu hiện chính của rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên 10 4.4 Các tiêu chuẩn chẩn đoán .15 4.5 Nguyên nhân rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên 16 4.5.1 Nhân tố di truyền .16 19 4.5.2 Nhân tố môi trường 16 4.6 Điều trị rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên 18 III Kết luận và kiến nghị 18 20 ... tượng rối nhiễu hành vi thì không chỉ gia đình, mà cả xã hội cũng phải nỗ lực, tìm kiếm các phương pháp giáo dục, quản lý trẻ một cách hiệu quả, cố gắng giảm thiểu các nguyên nhân gây rối nhiễu hành vi ở trẻ nhằm tạo cho trẻ một môi trường phát triển lành mạnh Với những trẻ có rối nhiễu hành vi, cần có những cách giáo dục lại thích hợp, phải khuyến khích,động vi n, không được phân biệt đối xử để trẻ. .. 4.6 Điều trị rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên Những trẻ rối nhiễu hành vi thường coi vấn đề của mình không đáng kể Chúng có thể có những thái độ khác nhau như: Chán nản, bi quan, không có niềm tin sống Hối hận, muốn làm lại cuộc đời Muốn trả thù xã hội Cảm thấy thích thú, tự đắc vì làm được các vi c khác người, có năng lực và sức mạnh hơn người Điều trị cho trẻ rối nhiễu hành vi vì thế gặp rất... đặc trị rối loạn hành vi Chỉ sử dụng thuốc nếu như rối nhiễu hành vi có đi kèm với các bệnh khác III Kết luận và kiến nghị Theo số liệu điều tra của vi n tâm thần TW năm 1989, kết quả rối loạn hành vi ở môi trương thành thị là 2% - 10,22%, còn ở nông thôn là 1% và tỉ lệ trẻ em trai (88% - 95%) trội hẳn hơn so với trẻ em gái (5% - 12%) Và theo số liệu của Sở 18 công an Hà Nội (1987), trong số các trường... đối xã hội không được phép chẩn đoán ở người dưới 18 tuổi 4.5 Nguyên nhân rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên Theo các nghiên cứu mới đây, rối nhiễu hành vi có cả nhân tố di truyền và nhân tố môi trường tác động 4.5.1 Nhân tố di truyền Theo nghiên cứu của Vi t Nam, tỷ kệ trẻ em rối loạn hành vi có các vấn đề sinh học là 4% - 28% Trẻ có bố mẹ đẻ hay bố mẹ nuôi bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội,... bị rối loạn hành vi thường có nguy cơ bị rối nhiễu hành vi cao Rối loạn hành vi ở trẻ em xuất hiện phổ biến ở những trẻ có cha mẹ nghiện rượư, bị rối loạn khí sắc, bị tâm thần phân liệt hay những cha mẹ có tiền sử bị các rối loạn giảm chú ý – tăng động hay rối loạn hành vi 4.5.2 Nhân tố môi trường Theo các nghiên cứu của bệnh vi n tâm thần TW năm 1989, nhân tố tâm lý – xã hội chiếm tỷ lệ 72% - 96% số . hành vi 4 2.2 Khái niệm rối nhiễu hành vi 5 3. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên 7 4. Rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên 8 4.1 Định nghĩa rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên là rối loạn của giai đoạn phát triển của trẻ vị thành niên, một số trường hợp có thể tiếp diễn sang tuổi trưởng thành. . Đề tài niên luận: Tìm hiểu một số lý luận về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. Sinh vi n: Nguyễn Thu Trang Lớp: k50 – Tâm lý học. I. Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. Trong

Ngày đăng: 04/02/2015, 21:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Phần mở đầu.

    • 1. Lý do chọn đề tài.

    • 2. Mục đích nghiên cứu.

    • 3. Đối tượng nghiên cứu.

    • 4. Phương pháp nghiên cứu.

    • II. Nội dung nghiên cứu.

      • 1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu.

        • 1.1 Các nghiên cứu ngoài nước.

        • 1.2 Các nghiên cứu trong nước

        • 2. Các khái niệm cơ bản.

          • 2.1 Khái niệm “hành vi”

          • 2.2 Khái niệm “rối nhiễu hành vi”

          • 3. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên

          • 4. Rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên.

            • 4.1 Định nghĩa rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên.

            • 4.2 Phân biệt rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên và các thuật ngữ liên quan đến mục bệnh này.

            • 4.3 Các biểu hiện chính của rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên

            • 4.4 Các tiêu chuẩn chẩn đoán.

            • 4.5 Nguyên nhân rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên.

              • 4.5.1 Nhân tố di truyền

              • 4.5.2 Nhân tố môi trường

              • 4.6 Điều trị rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên.

              • III. Kết luận và kiến nghị.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan