Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 81 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
81
Dung lượng
4,91 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC TIỂU LUẬN Chuyên đề ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Đề tài TÌM HIỂU MỘT SỐ PHẦN MỀM TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Giảng viên hướng dẫn Học viên thực hiện TS. Văn Thị Thanh Nhung Nguyễn Thị Thanh Vinh Chuyên ngành: LL & PPDH bộ môn Sinh học Khóa học: 2013-2015 Huế, 04/2015 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới các xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lý cả quá trình này. Trong đó, đổi mới kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Hiện nay, do nhiều lí do mà việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các trường phổ thông, giáo viên chưa đề cao đến việc kiểm tra đánh giá ở lĩnh vực nhận thức của học sinh. Như giáo viên mới chỉ đánh giá để biết được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của người học mà chưa chú ý đến yêu cầu thực hiện những công việc có ý nghĩa giống với những thách thức đời thường sẽ gặp sau này để xem người học hình thành kỹ năng đến mức nào. Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì cái quan trọng nhất trong việc đào tạo ở trường là dạy cách học, do vậy việc nâng cao mức độ đánh giá cần được quán triệt khi chọn nội dung đánh giá cũng như hình thức đánh giá và đặc biệt cần phải bảo đảm nguyên tắc: "Kiểm tra đánh giá của giáo viên phải kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học”. 2 2 Để hỗ trợ cho người giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá một cách thuận lợi, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu một số phần mềm trong kiểm tra đánh giá”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các phần mềm và cách sử dụng hỗ trợ quá trình kiểm tra đánh giá. 1.3. Giới hạn của đề tài Một số phần mềm soạn thảo câu trắc nghiệm, xáo câu trắc nghiệm thông dụng hiện nay. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Các phần mềm và qui trình sử dụng cho GV trong soạn thảo, in ấn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu những tài liệu liên quan làm cơ sở cho đề tài. - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu lý luận về dạy học sinh học, cải tiến phương pháp dạy học. - Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của chính phủ, bộ Giáo dục và Đào tạo. - Phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hoá các phần mềm đã tham khảo. 1.5.2. Phương pháp chuyên gia Thường xuyên trao đổi với các thầy cô giáo (đặc biệt là các giáo viên giảng dạy lâu năm ở các trường phổ thông), các nhà nghiên cứu, các chuyên gia có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến đề tài. 1.5.3. Phương pháp điều tra Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về thực trạng sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong quá trình kiểm tra đánh giá. 1.6. Những đóng góp mới của đề tài - Đề xuất được các biện pháp rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá cho HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương động vật có xương sống, Sinh học 7. 3 3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận Kiểm tra - đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra. Tham gia vào quá trình học tập, học sinh có mục đích chiếm lĩnh những tri thức của môn học mà những tri thức này được mục tiêu của mỗi môn học đặt ra và yêu cầu học sinh phải đạt được. Mục tiêu môn học đặt ra các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải đặt ra những kế hoạch để kiểm tra mức độ đạt được yêu cầu so với mục tiêu đặt ra. Kiểm tra xem học sinh đạt được những yêu cầu về các mặt ở mức độ nào, so với mục tiêu môn học đề ra hoàn thành được đến đâu. 4 4 Qui trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là quá trình tự sử dụng các hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau trong suốt quá trình dạy học môn học nhằm rèn luyện việc đạt các mục tiêu đã xác định trong đề cương môn học. Có 2 hình thức kiểm tra - đánh giá: 1) Kiểm tra - đánh giá thường xuyên; 2) Kiểm tra - đánh giá định kỳ. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên là hoạt động của giáo viên sử dụng các kĩ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện giờ dạy (lí thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu, ) như một bộ phận của phương pháp dạy học nhằm rèn luyện và kiểm tra việc rèn luyện các kiến thức, kĩ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học. Kiểm tra - đánh giá định kì là hoạt động của giáo viên vào những thời điểm đã được qui định trong đề cương môn học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phương pháp kiểm tra - đánh giá tương ứng nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của học sinh. Kết quả kiểm tra - đánh giá định kì được xem là kết quả học tập môn học của học sinh và là cơ sở để đánh giá chất khi kết thúc môn học. Vị trí, vai trò của kiểm tra – đánh giá là không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình. Đánh giá ở mỗi thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm cả đổi mới hình thức đánh giá, phương thức đánh giá, phương tiện đánh giá, tiêu chí đánh giá, thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh. Đổi mới phương tiện đánh giá là tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để giúp đánh giá khách quan, chính xác và kịp thời. Với sự giúp đỡ này thì kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học. Đổi mới các tiêu chí đánh giá là phải đánh giá được toàn diện các mặt của giáo dục của học sinh; đảm bảo sự tin cậy, chính xác, công bằng, khách quan, phản ánh chất lượng thực; đảm bảo khả thi, phù hợp với điều kiện của học sinh, cơ sở giáo dục, mục tiêu từng môn học; đảm bảo yêu cầu phân hoá; đảm bảo giá trị, hiệu quả cao. Đổi mới thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh là vừa kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan. Thiết kế đề phải xác định được mục đích, yêu cầu của đề; xác định mục tiêu dạy học; thiết lập ma trận hai chiều; thiết kế đáp án, biểu điểm. 2.2. Một số phần mềm có thể sử dụng trong kiểm tra đánh giá 2.2.1. Phần mềm MCMIX 2.2.1.1. Cài đặt phần mềm * Cài đặt dotnet2.0 - Kích kép vào file dotnetfx20, trên màn hình xuất hiện cửa sổ 5 5 - Kích nút Next để tiếp tục 6 1. Kích chuột chọn Next 1. Kích chuột để chọn 1. Kích chuột chọn Install 1. Kích chuột chọn Finish 6 - Kích Finish để hoàn thành quá trình cài đặt * Cài đặt phần mềm McMix - Chỉ cần chép thư mục McMix vào ổ đĩa cần cài đặt, nên chọn là ổ đĩa D: - Vào thư mục vừa chép, kích kép vào file McMix Trên màn hình xuất hiện cửa sổ sau Ta chọn có để có thể xem các đề thi mẫu và bắt đầu soạn thảo đề thi mới 2.2.1.2. Sử dụng phần mềm McMIX * Hướng dẫn sử dụng phần mềm McMIX - Giới thiệu sơ lược về phần mềm Phần mềm MxMIX (Multi-choice MIXer) do ThS. Võ Tấn Quân và KS. Nguyễn Vũ Hoàng Anh viết. Đây là phần mềm được cung cấp miễn phí cho người sử dụng. - Hướng dẫn sử dụng phần mềm McMIX +Cách soạn một đề thi mẫu 7 1. Kích kép chuột vào biểu tượng này 1. Kích vào nút có 7 * Phần đặt thứ tự câu Khi soạn đề thi không cần đánh số thứ tự câu hỏi, nhưng nếu có đánh số câu hỏi, phải dùng các cách biểu diễn sau đây: Câu <n>: hoặc Câu <n>) hoặc Câu <n>. Ví dụ: cách đánh số câu như sau là đúng Câu 1: Câu 1) Câu 1. Các ký hiệu câu nếu có sẽ được dùng để thông báo với người dùng các lỗi sau khi nhận dạng đề thi Ví dụ: Câu sau sai và chương trình sẽ báo lỗi Câu 5: Chọn phương án đúng điền vào khoảng trống của câu sau: Everyone was asleep when the enemy ………… A. was attacking B. attacked C had attacked D. attacking Thì sau khi nhận dạng câu hỏi này, chương trình sẽ ra thông báo “Câu 5: Không có lựa chọn 3”. Khi nhận thông báo như vậy user sẽ dễ dàng tìm đến nơi cần sửa là “Câu 5:” * Phần các lựa chọn Nhập theo dạng A. <lựa chọn 1> B. <lựa chọn 2> C. <lựa chọn 3> D. <lựa chọn 4> E. <lựa chọn 5> (nếu có) Có thể trình bày các lựa chọn trên cùng 1 hàng hoặc nhiều hàng đều được. Chú ý: d ấu chấm “.” phải gõ sát với các ký hiệu A,B,C,D và k hông phân biệt chữ hoa chữ thường. * Phần đáp án - Câu lựa chọn dùng làm đáp án thì gạch chân. Vd: A. B. C. D. => Câu B. là lựa chọn đúng (đáp án). - Câu đúng cũng có thể được dùng bằng ký hiệu sau: [<O A=” ký hiệu A,B,C,D hoặc E”>] đặt ở cuối câu hỏi 8 8 Ký hiệu này thường dùng trong các câu hỏi không có các câu lựa chọn Ví dụ: Chọn từ (cụm từ) cần phải sửa trong câu sau đây M i l lion of people s p eak English a l l over t h e world. A B C D [<O A=”C”>] Lưu ý: - Câu hỏi gạch chân như ví dụ trên coi như câu hỏi không có phần chọn lựa, vì các ký tự A, B, C, D là thành phần của câu hỏi không phải phần chọn lựa vì vậy không dùng ký hiệu A., B., C., D. và cũng không gạch chân đáp án như thường lệ - Do phân bố lại các hàng in, câu hỏi gạch chân như trên có thể bị in lệch các ký hiệu A, B, C,.D (không nằm dưới các ký tự gạch chân), một mẹo có thể sử dụng là copy câu hỏi này thành dạng hình ảnh để đưa vào đề thi. Ghi chú: - Để gạch chân nhanh, chọn (bôi đen) đáp án đúng, gõ Ctrl+U - Có thể sử dụng các qui định sau đây về đáp án Ưu tiên 1: Gạch chân như qui ước ở trên Ưu tiên 2: Format màu xanh dương RGB(0,0,255) hoặc màu đỏ RGB(255,0,0) Ưu tiên 3: Nhập trực tiếp vào combo box trong chế độ nhập/sửa câu hỏi Ưu tiên 4: Đáp án A L ư u ý : Khi soạn thảo câu hỏi, có thể đưa đáp án lên câu A để không phải qui định đáp án cho câu hỏi (dùng ưu tiên 4) * Phần các lựa chọn không được phép hoán vị Đối với câu lựa chọn không được phép hoán vị (cố định vị trí khi trộn đề), dùng kiểu chữ in nghiêng (italic) ở ký hiệu A., B., C., D. hoặc E. Ví dụ: Chọn phương án đúng để điền vào câu sau: He talked as if he where she was. A. knew B. had known C. would know D. all of them Ở đây lựa chọn D sẽ được cố định Ghi chú: Để gạch định dạng nghiêng, chọn (bôi đen) đáp án đúng, gõ Ctrl+I * Phần ngăn cách các câu hỏi Ngăn cách giữa các câu hỏi là: [<br>] Ví dụ: soạn hai câu trắc nghiệm như sau là đúng * Đặt thứ tự câu Câu 4: Trong một CSDL, các bản ghi của một tệp dữ liệu có tính chất: A. Có thể khác nhau cả cấu trúc lẫn kích thước 9 9 B. Có kích thước giống nhau nhưng có thể có cấu trúc khác nhau C. Kích thước và cấu trúc giống nhau D. Có thể có kích thước khác nhau nhưng có cấu trúc giống nhau [<br>] * Không đặt thứ tự câu Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là một ngôn ngữ không cho phép A. Thao tác trên các đối tượng của CSDL B. Định nghĩa các đối tượng được lưu trữ trong CSDL C. Truy vấn CSDL D. Hỏi đáp CSDL [<br>] + Cách trộn đề thi Gồm các bước sau: * Chạy chương trình - Kích kép chuột vào biểu tượng McMIX ta có giao diện của chương trình Kích chuột vào đây để tạo kỳ thi mới * Tạo kỳ thi mới - Tại giao diện chính của McMIX, Click nút “Thêm” ở bên dưới ngăn trái. Trên màn hình xuất hiện cửa sổ thêm / sửa kỳ thi như sau: 2. Nhập vào mã kỳ thi 2. Nhập vào tên đề thi 4. Kích vào đây để lưu lại 10 10 [...]... sẽ gởi Số bản quyền lại cho người dùng 4- Người dùng gõ tên như hình trên, đồng thời, dán Số bản quyền vừa được tác giả cung cấp qua Email vào mục Số bản quyền 5- Chọn nút Đăng ký (nếu đúng Tên và Số bản quyền thì hoàn tất License) 31 31 2.2.3 Phần mềm iSpring QuizMaker 2.2.3.1 Giới thiệu phần mềm iSpring QuizMaker iSpring QuizMaker là phần mềm do iSpring Solutions, Inc cung cấp Đây là phần mềm cho... học và Công nghệ Vĩnh Long thiết kế và lập trình Phần mềm có các tính năng vượt trội so với các phần mềm nói trên về tính thông minh, linh động trong việc tạo đề thi trắc nghiệm Phần mềm có 2 phiên bản (miễn phí và thu phí License/1 PC) 22 22 2.2.2.2 Tính năng chính của ABCD 1.0: * Tính năng cơ bản (bản miễn phí) - Phần mềm hỗ trợ tạo đề thi trắc nghiệm một cách linh động, ngẫu nhiên cả câu hỏi lẫn đáp... các câu hỏi hoặc bài kiểm tra trắc nghiệm dưới nhiều dạng khác nhau với giao diện rất thân thiện Ưu điểm của iSpring QuizMaker là cho phép tích hợp các đoạn video, âm thanh, hình ảnh và các biểu thức Toán học, Hóa học vào trong câu hỏi trắc nghiệm Khả năng tùy chỉnh tốt đảm bảo các đáp án của các câu hỏi được xáo trộn ngẫu nhiên tạo tính chính xác cao trong quá trình kiểm tra, đánh giá Bên cạnh đó, chức... thiện và thuận lợi hơn trong quá trình làm bài kiểm tra của người học iSpring QuizMaker hỗ trợ nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau cho một bài kiểm tra, thi Các câu hỏi trắc nghiệm tạo ra bằng iSpring QuizMaker có thể được đóng gói theo chuẩn SCORM/AICC hoặc xuất bản dưới dạng flash để tích hợp trực tiếp trên Microsoft Office Powerpoint hay mở trên máy tính bằng các phần mềm xem video thông thường... về - Trong cửa sổ sau, ta chọn 20 20 Chọn Trở về + Định dạng đề trắc nghiệm - Từ cửa sổ sau, ta kích vào nút định dạng để định dạng lại: thời gian, tiêu đề, hạ mục,… đề thi trắc nghiệm Chọn Định dạng - Ta tiến hành bổ sung: thời gian làm bài, giờ thi, ghi chú,… 21 21 Nhập vào thời gian làm bài thi 2.2.2 Phần mềm ABCD 2.2.2.1 Giới thiệu Phần mềm Tạo đề thi trắc nghiệm ABCD phiên bản 1.0 là phần mềm do... I, II, , Phần A, B, , Mục 1, 2, 3, ) - Mức độ: mức độ câu hỏi trắc nghiệm (dễ, trung bình, khó, ) Khi bắt đầu sử dụng chương trình ABCD 1.0 phải cập nhật các danh mục trước theo mô hình và thứ tự mô tả như sau: - Một Chương trình có thể có một hoặc nhiều Môn học; - Một Môn học có thể có một hoặc nhiều Đề mục Nên khi cập nhật danh mục ta cần chú ý thứ thự sau: Đề mục (chương I, II, III, hoặc phần A,... hiện nay Người dùng có thể download bản dùng thử hoặc mua bản quyền tại địa chỉ www.ispringsolution.com hay một số trang web chia sẻ khác 2.2.3.2 Sử dụng phần mềm iSpring QuizMaker để thiết kế câu hỏi trắc nghiệm iSpring QuizMaker hỗ trợ 11 dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau, tùy theo mục đích của giáo viên để lựa chọn dạng câu hỏi phù hợp với bài soạn * True/False: Dạng bài tập logic đúng sai - Nhấp... chọn * Sử dụng menu Giúp đỡ - Thông tin chương trình - tác giả: cho biết phiên bản, tính năng phần mềm và thông tin liên hệ tác giả 29 29 - Hướng dẫn sử dụng (F1): tài liệu hướng dẫn sử dụng ABCD 1.0 - Đăng ký : đăng ký sử dụng ABCD 1.0 1- Nhập tên vào mục Tên (không dấu, phân biệt Hoa/thường) 2- Copy Số kiểm tra > dán vào Email > gởi Email cho tác giả theo địa chỉ: nthsang1980@yahoo.com hoặc nguyenthanhsang.1980@gmail.com... trộn ngẫu nhiên tạo tính chính xác cao trong quá trình kiểm tra, đánh giá Bên cạnh đó, chức năng Preview của phần mềm cho phép người dùng nhanh chóng kiểm tra cấu trúc của bài trắc nghiệm và hình dung ra sản phẩm của mình sau khi hoàn thành Với iSpring QuizMaker, người dùng có thể quy định số lần và thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi; cho phép bỏ qua hoặc bắt buộc trả lời câu hỏi trước khi trả lời câu... Chọn chức năng Numeric - Nhập câu hỏi vao khung Numeric Question - Chọn kiểu so sánh trong khung Value is - Nhập giá trị tương ứng vào ô bên cạnh - Numeric hỗ trợ thiết kế các dạng bài tập toán kiểu số học so sánh giá trị, hỗ trợ các phép so sánh cơ bản như: lớn hơn, lớn hơn hoặc bằng, bé hơn, bé hơn hoặc bằng, ở giữa hai giá trị… 36 36 . định trong đề cương môn học. Có 2 hình thức kiểm tra - đánh giá: 1) Kiểm tra - đánh giá thường xuyên; 2) Kiểm tra - đánh giá định kỳ. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên là hoạt động của giáo. học”. 2 2 Để hỗ trợ cho người giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá một cách thuận lợi, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu một số phần mềm trong kiểm tra đánh giá . 1.2. Mục đích nghiên. LUẬN Chuyên đề ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Đề tài TÌM HIỂU MỘT SỐ PHẦN MỀM TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Giảng viên hướng dẫn Học