Xu hướng phát triển sở hữu ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Phạm trù sở hữu trong triết học Mác và một số vấn đề về thực tiễn sở hữu ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 63)

IV. Hình thái nhà nước của sở hữu tư nhân TBCN

2.2.2.Xu hướng phát triển sở hữu ở Việt Nam hiện nay

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA SỞ HỮU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.2.Xu hướng phát triển sở hữu ở Việt Nam hiện nay

a) Xu hướng chung

Quán triệt các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vào điều kiện cụ thể hiện nay có thể khái quát xu hướng phát triển của sở hữu ở Việt Nam như sau:

- Sự tồn tại và phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức kinh doanh là xu hướng chủ đạo trong qua trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điều quan trọng hàng đầu là phải thể hiện rõ ràng và nhất quán tư tưởng này trong việc hoạch định và thực thi cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm cho tất cả các bộ phận này được phát triển trong một moi trường bình đẳng. Nhà nước cần tạo những môi trường thuận lợi, thúc đẩy việc mở rộng các quan hệ hợp tác - liên kết - cạnh tranh trong khuôn khổ luật pháp, phát huy tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của cạnh tranh.

- Quy mô sở hữu nhà nước và kinh tế nhà nước sẽ ngày càng tăng lên gắn liền với điều kiện nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, Nhà nước phân bổ, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ tiếp tục giảm dần về số lượng trong khi tập trung vào các lĩnh vực then chốt, trọng yếu của nền kinh tế quốc dân và tỷ trọng của chúng trong tổng sản phẩm xã hội sẽ có xu hướng giảm đến giới hạn

nhất định. Cùng với đà phát triển của nền kinh tế và năng lực quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, phạm vi các lĩnh vực then chốt, trọng yếu sẽ được dần thu hẹp lại. Vai trò của nhà nước không phải là ưu ái cho doanh nghiệp nhà nước, tạo lập cho mình “công cụ vật chất mạnh” để định hướng và điều tiết nền kinh tế vĩ mô, mà phải là đưa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong môi trường liên kết – cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

- Quy mô sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân sẽ ngày càng tăng lên. Dự báo xu hướng này trên cơ sở những lợi thế vốn có của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân. Đó là: chủ thể sở hữu được xác định rõ ràng; tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao; khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường; khả năng tự tích lũy để tái đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh; sự thông thoáng và minh bạch trong các cơ chế, chính sách của nhà nước. Đồng thời, thực tiễn hơn hai mươi năm đổi mới, tuy vẫn còn những vướng mắc, song kinh tế tư nhân đã xác lập được vai trò trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ tiếp tục phát triển mạnh cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào đời sống kinh tế quốc tế.

- Sự phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, đặc biệt là loại hình công ty cổ phần, là xu hướng chủ đạo của việc phát triển các loại hình donh nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các loại hình doanh nghiệp này là sự thể hiện trực tiếp của quan hệ lien kết giữa các chủ sở hữu để hình thành một pháp nhân kinh tế. Pháp nhân kinh tế này có thể thuộc cùng một hình thức sở hữu (nhà nước hoặc tư nhân) hoặc chứa đựng nhiều hình thức sở hữu khác nhau (liên kết các chủ sở hữu thuộc các hình thức sở hữu khác nhau). Người góp vốn có thể không trực tiếp tham gia quá trình điều hành doanh nghiệp, mà ủy quyền quản lý, sử dụng tiền vốn thuộc sở

hữu của mình cho những người do họ lựa chọn theo những cách thức khác nhau, nghĩa là có sự tách biệt giữa quyền sở hữu với quyền quản lý và quyền sử dụng.

b) Những quan điểm cơ bản định hướng cho việc giải quyết vấn đề sở hữu

Một là, Quan điểm về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện qua điểm này, trong những năm tới vấn đề sở hữu ở nước ta cần thực hiện những yêu cầu chủ yếu sau:

- Đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Yêu cầu này bắt nguồn từ thực tế là các nguồn lực trong xã hội được tồn tại và tiềm ẩn dưới nhiều hình thức khác nhau, mà việc huy động, động viên, quản lý, sử dụng có hiệu quả chúng đòi hỏi các hình thức sở hữu khác nha, các hình thức quan hệ khác nhau giữa các chủ thể sở hữu cả trong việc chiếm hữu, định đoạt, quản lý, cả trong việc trao đổi các đối tượng sở hữu là cơ sở cho việc đa dạng hóa các hình thức quan hệ hợp tác kinh doanh trong hoạt động kinh tế.

- Hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn để sở hữu tạo mục tiêu cho sự phát triển chung của đất nước.

Hai là, quan điểm về giải quyết vấn đề sở hữu phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Thực hiện quan điểm này, trong thời gian tới chúng ta cần: Xác định người chủ sở hữu cụ thể đích thực đại diện cho Nhà nước, gắn bó chặt chẽ quyền hạn, quyền lợi với trách nhiệm (cả vật chất lẫn tinh thần) của người sở hữu đại diện, bảo đảm cho sự chủ động thực sự và rộng rãi trong các quyết định về sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Phạm trù sở hữu trong triết học Mác và một số vấn đề về thực tiễn sở hữu ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 63)