Tiểu luận tầm nhìn Ấn Độ 2020

16 454 0
Tiểu luận tầm nhìn Ấn Độ 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TẦM NHÌN ẤN ĐỘ 2020 Giới thiệu khái quát “Tầm nhìn Ấn Độ 2020” Ấn Độ là một trong những cái nôi văn minh của loài người có trên 5000 năm lịch sử. Diện tích của Ấn Độ hơn 3.287.263 km2 (đứng thứ 7 thế giới), năm 2005 dân số là 1.089.264.388 người (đứng thứ hai thế giới). Ấn Độ có 6 tôn giáo chính (Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, đạo Sikh, đạo Thiền, Phật giáo). 19 thứ tiếng được Hiến pháp Ấn Độ công nhận là ngôn ngữ chính, trong đó tiếng Hindi và tiếng Anh được phổ biến rộng rãi. Giống như các quốc gia bị trị trên thế giới trước đây, Ấn Độ là một trong những quốc gia nằm dưới sự đô hộ của Anh vào thế kỷ 19. Nhờ tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm của người dân, dưới sự lãnh đạọ của Mohandas Gandhi và Jawaharlal Nehru phù hợp với trào lưu tiến bộ trên thế giới, nên Ấn Độ đã giành được độc lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Kể từ năm 1991, Ấn Độ áp dụng mô hình kinh tế mới mở cửa hơn và dựa nhiều hơn vào dịch vụ và tri thức, sử dụng thế mạnh về nhân lực để phát triển công nghệ thông tin (IT), coi đây là đầu tàu cho nền kinh tế. Nhờ vậy, 16 năm qua, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ luôn ở mức cao, trung bình trên 6%/năm. Đặc biệt trong những năm gần đây, Ấn Độ luôn có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới với mức bình quân hằng năm trên 8%; riêng năm 2006 đạt khoảng 9%. Chính phủ Ấn Độ đang đẩy mạnh hợp tác khoa học và công nghệ như là công cụ giúp đem lại công bằng xã hội và phát triển kinh tế hiện thực hóa ước mơ trở thành nước phát triển vào năm 2020. Điều này thể hiện qua chính sách liên quan đến khoa học và công nghệ ngay từ năm 1958 với định hướng chính là: Nuôi dưỡng, thúc đẩy và duy trì những hạt giống khoa học trong nước và bảo đảm đem lại cho người dân tất cả lợi ích thu được từ việc tiếp nhận và ứng dụng tri thức khoa học. I. GIỚI THIỆU TẦM NHÌN ẤN ĐỘ 2020 Mọi đất nước đều có tầm nhìn của mình, nó khơi nguồn cho trí tưởng tượng và thúc đẩy mọi thành phần xã hội tập hợp để tạo nên sức mạnh. Đó là bước đi cần thiết trong việc xây dựng một sự đồng thuận chính sách và chiến lược phát triển quốc gia, chứa đựng vai trò và trách nhiệm của các cơ quan trong nền kinh tế, như Nhà nước, Chính phủ, chính quyền địa phương, khu vực tư nhân, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa Tầm nhìn cũng cần phải xác định những nguy cơ tiềm ẩn và đưa ra các giải pháp có thể. Như vậy, để đạt được những mục tiêu này thì một tầm nhìn phải thực thi ở nhiều cấp, đi từ những vấn đề chung nhất đến những vấn đề chuyên biệt. Trên tinh thần đó, Ấn Độ đã đưa ra Tầm nhìn của mình mang tên “Tầm nhìn Ấn Độ 2020” (India Vision 2020). Để xây dựng được Tầm nhìn này, một Uỷ ban về Tầm nhìn 2020 cho Ấn Độ đã được lập ra vào tháng 6/2000, Chủ tịch Uỷ ban là TS. S.P. Gupta - một thành viên của Uỷ Ban Kế hoạch Ấn Độ. Hơn 30 chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực đã được huy động để cùng làm việc trong hơn 2 năm nhằm xây dựng “Tầm nhìn Ấn Độ 2020”. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh khẳng định Ấn Độ đang nổi lên như một nước phát triển và năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sẽ trở thành nước lớn thứ 6 thế giới vào năm 2020. Trong thập niên vừa qua, kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng trung bình gần 6%/năm, đưa Ấn Độ đứng vào hàng ngũ các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỷ lệ lãi suất thấp, dự trữ ngoại tệ liên tục tăng, xuất khẩu tăng mạnh, đang đem lại một thời kỳ thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Ấn Độ. Ấn Độ còn có khả năng được xếp vào hàng các nước đứng đầu thế giới trong một số lĩnh vực kinh tế mới như công nghệ thông tin (IT); công nghệ sinh học; công nghệ dược phẩm và chế tạo ô tô. Trong 20 năm tới, Ấn Độ sẽ có một lực lượng lao động phát triển mạnh, trong khi hầu hết các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đang bước vào thời kỳ dân số già cỗi. Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ phải vượt qua một chặng đường dài để biến những tiềm năng sẵn có thành sức mạnh để phát triển. Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh, cho rằng nếu không tiến hành những cải cách cơ cấu táo bạo, Ấn Độ có thể bị tụt hậu và rơi trở lại khu vực các nền kinh tế tăng trưởng thấp như trước đây. Ngoài ra, Thủ tướng Singh cũng đề cập tới sự cần thiết phải xây dựng sự đồng thuận chính trị trong công cuộc cải cách của Ấn Độ nhằm đáp ứng những thách thức do nền kinh tế toàn cầu đặt ra.  Một tầm nhìn cho Ấn Độ Trong một thế giới ngày càng nhiều biến động thì việc đưa ra những dự báo là rất khó khăn. Thử nhìn lại những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX với đầy những biến động khó lường. Vào giữa những năm 60 của thế kỷ XX, khi Ấn Độ đối mặt với nạn đói lan rộng và phụ thuộc vào trợ giúp lương thực của nước ngoài để nuôi sống người dân, nhưng ai có thể tưởng tượng được chỉ trong thời gian ngắn Ấn Độ đã tăng được gấp đôi lượng lương thực và dư thừa lương thực để xuất khẩu. Ai có thể tưởng tượng được sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản những năm 60 và 70, rồi lại thấy sự phát triển này chững lại những năm 90 hay cuộc cách mạng máy tính cá nhân vào cuối những năm 80 và Internet bùng nổ… Năm 1983, giá trị xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ mới chỉ 12 triệu USD, nhưng sau 17 năm, con số này đã tăng tới 500 lần và nước này trở thành quốc gia hùng mạnh về công nghệ thông tin. Những người xây dựng “Tầm nhìn Ấn Độ 2020” không có tham vọng đưa ra một báo cáo dự án hay một mục tiêu kế hoạch là Ấn Độ sẽ như thế nào vào năm 2020, mà họ chỉ coi đó là một cầu nối giữa mong muốn và kết quả trong thời hạn dài hay xem đó như một sự tưởng tượng, một khát vọng. “Tầm nhìn Ấn Độ 2020” cũng đưa ra những nghiên cứu và phân tích các khả năng thực tế nhất để có những hành động cần thiết nhằm biến các khả năng thành hiện thực. Theo các nhà xây dựng “Tầm nhìn Ấn Độ 2020” này, khi xây dựng một tầm nhìn cho tương lai Ấn Độ, thì điều quan trọng là cần phải xem xét đến những hạn chế của quá khứ vừa qua để “khám phá lại” (Rediscover) một nước Ấn Độ vĩ đại. Mặc dù nước Cộng hoà Ấn Độ ngày nay là một quốc gia trẻ đang phát triển, nhưng người dân Ấn Độ có nền văn hoá và lịch sử phong phú và lâu đời, một nền văn minh rực rỡ của thế giới. Do vậy không thể coi Ấn Độ bắt đầu xây dựng một quốc gia hiện đại từ năm 1947, mà cần phải có một cái nhìn khác, đó là nước này đang trên con đường “Khám phá lại” những giá trị văn hoá và tinh thần phong phú đã làm nên một nước Ấn Độ trong quá khứ. Chính dựa trên cơ sở này mà các nhà hoạch định đưa ra “Tầm nhìn Ấn Độ 2020”.  Những thách thức ở phía trước Thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ đã tăng gấp đôi trong vòng 20 năm qua. Với tốc độ tăng dân số khoảng 1,6%/năm, và GDP trung bình ở mức 9% là đủ để Ấn Độ tăng gấp 4 lần thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020. Để đạt được mức thu nhập này (thu nhập trên mức trung bình-UMI, Upper-Middle Income-của các nước như Áchentina, Chilê, Mêhicô, Malaixia và Nam Phi), Ấn Độ phải đạt được một mức tăng trưởng cao hơn Trung Quốc hiện nay. Đây là thách thức lớn đối với các nhà lãnh đạo nước này. Bảng dưới đây so sánh tình hình hiện nay của Ấn Độ qua một vài chỉ số phát triển với mức trung bình mà nhóm các nước trên đã đạt được. Tuy nhiên, đây không phải là mục tiêu cho Ấn Độ vào năm 2020, mà chỉ coi đó là công cụ tham chiếu, trong nhiều trường hợp, các chỉ số có thể bị vượt qua (Bảng 1). Các chỉ số phát triển Ấn Độ hiện nay UMI chỉ số Ấn Độ 2020 Tỷ lệ % dân số dưới mức nghèo khổ 26,0 13,0 Tỷ lệ thất nghiệp (% lực lượng lao động) 7,3 6,8 Tỷ lệ biết chữ ở nam giới (%) 68,0 96,0 Tỷ lệ biết chữ ở nữ giới (%) 44,0 94,0 Tỷ lệ trẻ được nhận vào tiểu học (%) 77,2 99,9 Chi tiêu công cộng cho giáo dục (% GNP) 3,2 4,9 Tỷ lệ trẻ tử vong trên 1000 trẻ sơ sinh 71,0 22,5 Chi tiêu công cộng cho y tế (% GNP) 0,8 3,4 Mức tiêu thụ năng lượng thương mại đầu người (kg dầu tương đương) 486,0 2002,0 Tiêu thụ năng lượng điện trên đầu người (kwh) 384,0 2460,0 Điện thoại trên 1000 dân 34,0 203,0 Số người có máy tính trên 100o dân 3,3 52,3 Số kỹ sư và nhà khoa học trong nghiên cứu và triển khai (R&D) trên một triệu dân 149,0 590,0 Tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp vào GDP (%) 28,0 6,0 Tỷ lệ đóng góp của công nghiệp vào GDP 26,0 34,0 Tỷ lệ đóng góp của dịch vụ vào GDP 46,0 60,0 Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng đầu tư (%) 2,1% 24,5% Bảng 1. Một số chỉ số phát triển của Ấn Độ Nguồn: World Development Indicators 2001, World Bank Để có thể đạt được các chỉ số phát triển trên và vượt qua trong một số trường hợp, Ấn Độ phải đối mặt với những thách thức lớn sau đây:  Làm sao để đưa hàng triệu dân vượt qua mức nghèo khổ;  Làm thế nào để tạo ra hàng chục triệu cơ hội việc làm mỗi năm, nhất là cho những nhóm người có thu nhập thấp;  Xoá nạn mù chữ; tăng tỷ lệ trẻ vào tiểu học;  Cải thiện y tế để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ;  Đầu tư lớn vào sản xuất điện năng, vào viễn thông và các hạ tầng xã hội khác;  Tăng cường tiếp thu các năng lực công nghệ để nâng cao sức sản xuất trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ;  Làm sao để trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về thương mại và đầu tư. II. NHỮNG CƠ HỘI HIẾM CÓ  Tri thức và công nghệ thông tin Điều quan trọng là khi nhìn vào tương lai của Ấn Độ là phải thấy được những tham số quyết định sự phát triển quốc gia đã thay đổi trong những năm vừa qua, mở ra những cơ hội lớn so với trước đây. Các khả năng lớn này vẫn còn tác dụng và có những đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực: Các yếu tố quyết định của sự phát triển đang dịch chuyển: Chế tạo -> các dịch vụ Các nguồn tư bản -> các nguồn tri thức - Yếu tố cấu thành GDP thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế. Yếu tố chủ đạo của ngành nông nghiệp trong các nước đang phát triển giảm, thay vào đó là sự nổi trội của ngành chế tạo và các dịch vụ, là đầu tàu cho sự phát triển, do đó nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Xu hướng chuyển tiếp này hiện hữu trên quy mô toàn cầu và phản ánh sự tăng trưởng ngoạn mục của ngành dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), bảo hiểm, giáo dục và y tế. - Ngành dịch vụ của Ấn Độ đã bắt đầu trở thành thành tố chính của GDP, chiêm 46% GDP, những tỷ lệ này còn thấp hơn so với mức 60% ở các nước tham chiếu UMI. - Tri thức sẽ thay thế vốn tư bản để trở thành yếu tố quyết định quan trọng nhất của sự phát triển. Nhà kinh tế học Robert-Solow - Giải Nobel - đã chỉ ra rằng 7/8 sự tăng trưởng của Mỹ giai đoạn từ 1900-1950 là do những tiến bộ công nghệ, trong khi vốn tư bản chỉ chiếm 1/8. Trong giai đoạn 1929-1982, 94% sự tăng trưởng của Mỹ là nhờ các yếu tố liên quan đến sáng tạo và phổ biến tri thức, mà ở đây là công nghệ nâng cao sức sản xuất. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin của Ấn Độ cho thấy tàm quan trọng của công nghệ mới và nguồn nhân lực trình độ cao, chú không phải là nguyên vật liệu và máy móc. - - Cuộc cách mạng tri thức không phải là một tín hiệu thoáng qua từ năm 2000 với sự ra đời của hàng loạt các công ty dot.com, mà đó là cơ hội thực sự và hiếm có đối với các nước, nhất là các nước đang phát triển, để tăng cường chất lượng tăng trưởng và phát huy các nguồn lực. Sự dịch chuyển từ nguyên liệu thô tới các nguồn lực dựa trên tri thức có thể mở ra nhiều cơ hội lớn cho các nước đang phát triển. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cảu Ấn Độ có thể cao hơn nhiều nếu nước này trở thành một siêu cường về tri thức và nếu các tiềm năng về thông tin và công nghệ thông tin được khai thác đầy đủ. Đây không chỉ là tiềm năng về xuất khẩu trong lĩnh vực CNTT, mà tiềm năng quan trọng hơn là mở rộng các ứng dụng và khai thác CNTT để kích thích sự phát triển của các ngành khác của nền kinh tế, nhất là giáo dục, y tế, các dịch vụ tài chính, thị trường, quản lý phục vụ được nhiều người với chi phí thấp, giảm được các khâu trung gian, tăng cường tính minh bạch và dân chủ trong xã hội.  Các nguồn tri thức - - Công nghệ: Tri thức dưới dạng CNTT đã mở ra cho Ấn Độ cơ hội để trở thành nước hàng đầu về cung cấp phần mềm máy tính và các dịch vụ với chi phí thấp cho các nước công nghiếp phát triển. CNTT không chỉ tạo ra các nghề nghiệp được trả lương cao và tăng giá trị xuất khẩu, mà đó còn là phương tiện làm biến đổi cách thức đào tạo thế hệ trẻ. Nó biến đổi cách chúng ta giao tiếp với thế giới, san phẳng các khoảng cách về địa lý và chia sẻ nguồn tri thức không lồ của nhân loại. - Tri thức dưới dạng công nghệ sinh học (CNSH) không chỉ tạo ra các cơ hội việc làm mới và tăng trưởng kinh tế, mà còn là phương tiện nâng cao sức khoẻ và năng lực sản xuất cho người dân. Về công nghệ trong nông nghiệp, tri thức giúp tăng sản lượng lương thực lên nhiều lần. Tri thức dưới dạng công nghệ chế tạo giúp tăng tính cạnh tranh của các nhà chế tạo Ấn Độ, đáp ứng các tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế. - Tổ chức: Công nghệ không phải là nguồn tri thức duy nhất, mà ngày nay chúng ta phai tiếp cận những kinh nghiệm của toàn thế giới về tổ chức. Tổ chức là cách thức, kỹ năng (know-how) thực hiện công việc hiệu quả nhất. Sự thành công của cuộc Cách mạng Xanh và Cách mạng Trắng của Ấn Độ là kết quả của việc đổi mới tổ chức hơn là công nghệ. Ấn Độ đang có cơ hội để học hỏi và làm mới tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, y tế, quản lý, thương mại, công nghiệp và phúc lợi. - Thông tin: Nếu các phản ứng vật lý và sinh học đều đòi hỏi sự có mặt của chất xúc tác, thì sự tiến bộ của xã hội loài người cũng phụ thuộc vào một chất xúc tác, đó là thông tin. Tự do thông tin giải phóng xã hội khỏi nỗi sợ hãi của những bất ổn. Thông tin về giá và tiềm năng thị trường giúp các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Thông tin về các khám phá KH&CN giúp các nhà khoa học hay các kỹ sư áp dụng những sáng tạo mới vào thực tiễn. Phổ biến thông tin về chăm sóc sức khoẻ giúp nâng cao sức khoẻ hiệu quả hơn là khám phá y học. Thông tin về chính sách của Chính phủ giúp cá nhân và cộng đồng thực hiện đầy đủ hơn quyền và nghĩa vụ của họ, đồng thời hưởng lợi từ các chương trình. Thông tin luôn hiển hiện ở mọi lĩnh vực và dưới nhiều hình thức. Chất lượng thông tin càng cao thì hiệu quả càng lớn cho cá nhân và xã hội. Ấn Độ đang có lợi thế về CNTT để phổ biến thông tin. - Giáo dục: Phát triển giáo dục và đào tạo là đặc biệt quan trọng với Ấn Độ. Qua giáo dục, người Ấn Độ biết được tri thức của tổ tiên họ, cũng như tri thức nhân loại. Với những công nghệ mới, Ấn Độ có cơ hội để bắt kịp khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền và thế giới. - Kỹ năng: Bước tiến trong tương lai của Ấn Độ sẽ phụ thuộc vào việc mở rộng khả năng phổ biến kỹ năng, tri thức sẵn có, mới nhất và có ích nhất đến với mọi tầng lớp nhân dân. III. PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Ngày nay, Ấn Độ là nước đông dân thứ hai thế giới, với 1,04 tỷ dân. Con số này được dự báo sẽ tăn lên 1,33 tỷ vào năm 2020. Ấn Độ đã vạch ra 2 kịch bản cấp quốc gia để đạt dân số ổn định. Thứ nhất là kịch bản dựa trên việc đạt được các mục tiêu dân số của Chính sách dân số quốc gia 2000, theo đó tuổi thọ của nam được nâng lên 71 và nữ là 74 vào năm 2020. Theo kịch bản thứ hai, tỷ lệ giới tính (số nữ/1000 nam) dự kiến là tăng từ 932/1000 năm 2000 lên 950/1000 vào năm 2020 (Bảng 2). Bảng 2. Dự báo dân số Ấn Độ (triệu người) Năm 2000 2005 2010 2015 2020 Tổng cộng 1010 1093 1175 1256 1331 Dưới 15 t 361 368 370 372 373 15-64 tuổi 604 673 747 819 882 Trên 65 t 45 51 58 65 76 Nguồn: Based on P.N. Mari Bhatt, “Indian Demographic Scenario 2025”, Institute of Economic Growth, New Delhi, Discussion Paper No. 27/2001. Số dân dưới 15 tuổi và từ 15-64 tuổi được dự báo sẽ tăng khiến sức ép về giáo dục, lương thực, y tế… ra tăng.  An ninh lương thực Thách thức lớn nhất đối với tăng dân số Ấn Độ trong thập kỷ tới là an ninh lương thực. Ấn Độ đã từng phải đối mặt với vấn đề lương thực vào những năm 60 dẫn đến cuộc Cách mạng xanh đã giúp Ấn Độ đảm bảo an ninh lương thực. An ninh lương thực dài hạn không chỉ đòi hỏi sản xuất lương thực dài hạn, sản xuất lương thực hiệu quả để đáp ứng nhu cầu lượng thực, mà còn đảm bảo rằng mọi người dân có thể tiếp cận được lương thực cần thiết. Ấn Độ đang trong giai đoạn 4 của quá trình biến đổi ngành nông nghiệp: Giai đoạn tiền Cách mạng Xanh; Giai đoạn Cách mạng Xanh (từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 80); Giai đoạn hậu Cách mạng Xanh và Giai đoạn thương mại hoá hiện nay. Trong giai đoạn này, Ấn Độ thực hiện đa dạng hoá sản phẩm lương thực từ giá trị tháp đến giá trị cao đáp ứng nhu càu trong nước, chế biến và xuất khẩu.Ấn Độ phải đảm bảo sự tăng trưởng nông nghiệp từ 4-4,5%/năm để đảm bảo an ninh lương thực và đồng thời tăng sức mua ở khu vực nông thôn.  Việc làm Dân số, an ninh lương thực, giáo dục và cơ hội việc làm liên quan mật thiết với nhau. Ấn Độ sẽ gặp thách thức lớn là tạo đủ lương thực cho mọi người, nhưng đồng thời cũng phải tạo ra đủ việc làm để đảm bảo mọi người có đủ sức mua lương thực, do vậy đảm bảo việc làm là điều kiện chính cho an ninh lương thực và an ninh xã hội. Lực lượng lao động Ấn Độ đã đạt 375 triệu vào năm 2002 và đang tiếp tục tăng với tốc độ 7-8,5% triệu người mỗi năm trong thập kỷ tới. Số người thất nghiệp ở Ấn Độ khoảng 35 triệu năm 2002. Ấn Độ sẽ phải tạo ra tổng cộng 200 triệu việc làm vào năm 2020. Ấn Độ đã xác định những ngành có tiềm năng sử dụng lượng lao động lớn là: nông nghiệp theo hướng thương mại, năng lượng, thương mại, du lịch, nhà đất, xây dựng, công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp nhỏ và vừa, công nghệ thông tin - truyền thông, vận tải, giáo dục, y tế, các dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ tài chính. Trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm ché tạo và dịch vụ sẽ tăng mạnh, đi đôi với đó là cơ giới hoá nhanh ngành nông nghiệp, kéo theo lượng việc làm nông nghiệp giảm. Vào năm 2020, tổng lượng việc làm trong ngành nông nghiệp có thể giảm xuống dưới mức 45%, trong khi việc làm trong các ngành dịch vụ sẽ tăng, chỉ riêng trong ngành này có thể thu hút hơn 120 triệu lao động vào năm 2020. Khu vực công nghiệp quy mô nhỏ sẽ chiếm 95% ngành công nghiệp, 40% giá trị gia tăng, 35% xuất khẩu và 80% việc làm trong ngành chế tạo. Khu vực này hiện chiếm 18 triệu việc làm. Trong ngành chế tạo, ngành dệt may có tiềm năng rất lớn và có thể tạo ra được 7 triệu việc làm trong 5 năm tới. Ngành công nghệ thông tin Ấn Độ được coi là ngành vừa tạo ra được nhiều việc làm, vừa thúc đẩy các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nhất là trong thiết kế và chế tạo.  Giáo dục Chính sách dân số thành công liên quan trực tiếp tới sự thành công của chính sách giáo dục. Giáo dục và đào tạo là nền tảng cho tăng trưởng trong sản xuất, thu nhập và cơ hội việc làm cho phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Giáo dục là nền tảng cho sự tiếp cận các lợi ích của cuộc cách mạng thông tin đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Giáo dục là ưu tiên và là phương pháp hiệu quả nhất để truyền bá tri thức từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tỷ lệ biết chữ ở Ấn Độ đã tăng từ 18% năm 1951 lên 65% năm 2001, nhưng tỷ lệ này còn kém so với các nước tham chiếu UMI (95%). Biết chữ phải được coi như là quyền và đòi hỏi tối thiểu của mọi người dân Ấn Độ. Ở Ấn Độ tỷ lệ ghi danh vào lớn học ở bậc tiểu học là khoảng 77% và bậc trung học là khoảng 60%. Việc đạt tỷ lệ đăng ký đến trường 100% đối với tất cả trẻ em từ 6-14 tuổi là một tham vọng lớn trong mục tiêu cần đạt được của “Tầm nhìn Ấn Độ 2020” (Bảng 3). Bảng 3. Các dự báo về giáo dục tới năm 2020 của Ấn Độ 1980 2000 Xu hướng bình thường đến 2020 Kịch bản được kỳ vọng nhất vào năm 2020 Tỷ lệ đăng ký đến trường (1-8 tuổi) 77% 79% 85% 100% Tỷ lệ đăng ký đến trường (9-12 tuổi) 30% 58% 75% 100% Tỷ lệ bỏ học giữa chừng (1-8 tuổi) 73% 54% 35% 0% Bên cạnh đó Ấn Độ cũng cần phải tăng số lượng lớp học 65% từ nay đến 2020. Đi đôi với đó là việc tăng lượng giáo viên lớn, ước tính khoảng 3 triệu giáo viên, để có thể đạt được mục tiêu như kịch bản trên và cải thiện được tỷ lệ giáo viên-học sinh từ 1:42 xuống còn 1:20. Điều này cũng kéo theo việc tăng các trường đào tạo giáo viên và quỹ lương cho giáo dục. Về giáo dục bậc cao hơn, số lượng các trường học đã tăng đáng kể (Bảng 4). Bảng 4. Sự gia tăng số trường học bậc cao Năm Trường học cho giáo dục phổ thông Trường cho giáo dục chuyên nghiệp Trường đại học 1951 370 208 27 1998 7199 2075 229 Tầm nhìn Ấn Độ 2020” dự báo rằng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất cho toàn bộ sự phát triển. Để phát triển nguồn nhân lực khổng lồ đầy tiềm năng thì đòi hỏi phải có những ưu tiên quốc gia, những cam kết về tăng nguồn tài chính cho giáo dục. Ấn Độ hiện đầu tư 3,2-4,4% GNP cho giáo dục, thấp hơn so với các nước tham chiếu UMI [...]... cạnh các nội dung lớn trên, Tầm nhìn Ấn Độ 2020 cũng đề cập tới các vấn đề về toàn cầu hoá, hoà bình, an ninh và phân quyền KẾT LUẬN Trong phần kết luận, Tầm nhìn Ấn Độ 2020 khẳng định, Ấn Độ 2020 sẽ có nhiều đổi thay lớn trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, năng lượng, khoa học, công nghệ, đổi mới Một cuộc cách mạng năng suất thứ hai trong nông nghiệp Ấn Độ trong lĩnh vực cây trồng và... thuế trong các hoạt động R&D Hiện có hơn 150 công ty đa quốc gia đang tiến hành các hoạt động R&D ở Ấn Độ, đa phần những công ty này đến từ Mỹ và châu Âu Theo một thông báo gần đây, khoảng 25% nguồn đầu tư toàn cầu của các công ty đa quốc gia đang đổ vào Ấn Độ Tại sao hàng loạt công ty đa quốc gia lại đổ xô đầu tư vào R&D ở Ấn Độ nhiều như vậy? Lý do cốt lõi là bởi vì nguồn nhân lực Ấn Độ có một nguồn... nhu cầu 3 nguồn năng lượng chính của Ấn Độ Năm Than Dầu Gas (triệu tấn) (triệu tấn) (tỷ m3) 1997 311 83 21,5 2020 538 195 64,7 Trong khi đó, năng lượng tái tạo cũng được dự báo là chỉ chiếm 5% Mặc dù nguồn năng lượng đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường Ấn Độ là một trong những nước sản xuất năng lượng gió lớn nhất thế giới, 95% là đầu tư tư nhân Ấn Độ cũng khuyến khích phát triển các công... nghệ Ấn Độ, Học viện Khoa học Ấn Độ và một số trường cơ khí khác Ngoài ra có một mạng lưới trung tâm nghiên cứu lớn của Chính phủ Hiện nay, có vẻ như R&D, đặc biệt là outsourcing R&D có thể là một câu chuyện thành công mặc dù phải nói rằng đầu tư tại Ấn Độ thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, Malaixia và Singapo IV CƠ SỞ HẠ TẦNG  Phát triển đô thị Vấn đề cơ sở hạ tầng nông thôn và thành thị là vấn đề... dồi dào, lực lượng lao động trẻ hùng hậu, thạo chuyên môn giỏi tay nghề, sử dụng tiếng Anh tốt Hơn nữa, giá thuê nhân công ở đây tương đối rẻ Chính sự hiệu quả về chi phí đã khiến Ấn Độ trở nên hấp dẫn với các nhà sản xuất Sự tiết kiệm chi phí có thể lên tới 30-50% Chi phí phát minh ở Ấn Độ chỉ bằng 1/5 hoặc 1/7 so với châu Âu Ngoài chi phí thấp và nguồn dồi dào kỹ sư giá rẻ, Ấn Độ có những cơ sở đào... Ấn Độ cũng bắt đầu đầu tư vào các ngành công nghệ cao khác như công nghệ sinh học Ấn Độ có rất nhiều tiềm năng trong lĩnh vực tin - sinh học, các công nghệ gen Ngày nay, Ấn Độ đã có nỗ lực rất nhiều trong đầu tư cho R&D: năm 2005, Chính phủ nước này đã đầu tư 1% GDP cho R&D và dự kiến con số này sẽ tăng lên 2% vào năm 2012 Mặc dù đầu tư trong nước cho R&D còn khiêm tốn so với các nước khác, nhưng Ấn. .. riêng với Ấn Độ thì đây là vấn đề lớn cần có những chiến lược để phát triển Dân cư thành thị ngày một tăng cao, trong những năm 90 có 25,5% dân số Ấn Độ sống ở thành thị, đến năm 2001 con số này là 27,8% và có thể lên tới 40% vào năm 2020 Tăng trưởng dân số và kinh tế sẽ được đẩy lên cao trong khoảng từ 60 đến 70 thành phố của nước này Xu hướng di dân ra thành phố và đô thị hoá sẽ kéo theo nhiều vấn đề... như mạng di động thế hệ 3G cần được phát triển mạnh Bên cạnh đó, phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin là không thể thiếu trong một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin Tầm nhìn Ấn Độ 2020 nhắm vào việc tạo ra một cơ sở hạ tầng nông thôn kết nối mọi ngôi làng bằng đường giao thông kiên cố, liên lạc viễn thông - công nghệ thông tin, điện, nước sạch, các dịch vụ y tế, giáo dục tiểu học và... nhiên, đầu tư ngân sách của Ấn Độ cho các công ty dược phẩm trong nước còn thấp hơn nhiều so với những công ty dược phẩm nước ngoài Những công ty dược phẩm lớn của Ấn Độ đang hướng tới trở thành nhà đầu tư R&D chính trong lĩnh vực dược phẩm trong nước Trong 2005-2006, chi phí cho R&D của 50 công ty dược phẩm lớn trong nước lên đến 495,19 triệu USD Chính phủ Ấn Độ cũng đang huy động phát triển những nghiên... của cả thế giới Ngành công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm Ấn Độ đã nổi lên như một lĩnh vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất Những tiến triển trong công nghệ hạt nhân cũng là một thành quả đầy ý nghĩa đối với quốc gia này Gần đây, Ấn Độ cũng đã đạt được những dấu ấn nổi bật trong lĩnh vực công nghệ sinh học, điện thoại di động, luyện thép và một vài lĩnh vực chế tạo lựa chọn khác Chính . vấn đề chuyên biệt. Trên tinh thần đó, Ấn Độ đã đưa ra Tầm nhìn của mình mang tên Tầm nhìn Ấn Độ 2020 (India Vision 2020) . Để xây dựng được Tầm nhìn này, một Uỷ ban về Tầm nhìn 2020 cho Ấn. TẦM NHÌN ẤN ĐỘ 2020 Giới thiệu khái quát Tầm nhìn Ấn Độ 2020 Ấn Độ là một trong những cái nôi văn minh của loài người có trên 5000 năm lịch sử. Diện tích của Ấn Độ. lớn trên, Tầm nhìn Ấn Độ 2020 cũng đề cập tới các vấn đề về toàn cầu hoá, hoà bình, an ninh và phân quyền. KẾT LUẬN Trong phần kết luận, Tầm nhìn Ấn Độ 2020 khẳng định, Ấn Độ 2020 sẽ có

Ngày đăng: 26/07/2014, 21:51

Mục lục

    TẦM NHÌN ẤN ĐỘ 2020

    Giới thiệu khái quát “Tầm nhìn Ấn Độ 2020”

    I. GIỚI THIỆU TẦM NHÌN ẤN ĐỘ 2020

    II. NHỮNG CƠ HỘI HIẾM CÓ

    III. PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

    IV. CƠ SỞ HẠ TẦNG

    V. NĂNG LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan