Khử trùng nước Trong nguồn nước có thể có nhiều loại vi khuẩn đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh, do đó phải khử trùng nước trước khi đưa nước vào phục vụ cho ăn uống và cho sinh ho
Trang 12.1.4 Nước sông
Là loại nước mặt chủ yếu để cung cấp nước cho nhiều vùng dân cư Nước sông có lưu lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ Tuy nhiên nó thường có hàm lượng cặn cao, độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn nên giá thành xử lý thường đắt Nước sông thường có sự thay đổi lớn theo mùa về lưu lượng, độ đục, mức nước và nhiệt độ (trong mùa mưa lũ hàm lượng cặn lên tới 2500 - 3000 mg/lít)
2.1.5 Nước suối
Ở mùa khô nước suối rất trong, lưu lượng nhỏ, mùa lũ lưu lượng lớn, nước đục, có nhiều cát sỏi, mức nước lên xuống đột biến, không ổn định Nước suối thường có độ cứng cao có khi hòa tan các khoáng chất và hoạt chất cây cỏ độc
2.1.6 Nước hồ, đầm
Tương đối trong, trừ ở ven hồ đục hơn do bị ảnh hưởng của sóng Nước hồ, đầm thường có
độ màu cao do ảnh hưởng của rong rêu và các thuỷ sinh vật, nó thường bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nếu không được bảo vệ
Ở một số thành phố các hồ được sử dụng là nơi thu nước thải của các khu vực dân cư
Ở nông thôn, các hồ, ao thường nhiễm bẩn nặng vì chứa nước thải của gia đình, nuôi cá, nuôi bèo
2.2 Các phương pháp xử lý nước
2.2.1 Làm trong nước
- Làm trong bằng phương pháp không phèn: dùng hệ thống bể lắng giữ được 80% các hạt cặn lơ lửng Có 3 loại bể lắng: bể lắng ngang, bể lắng đứng và bể lắng li tâm và cuối cùng là bể lọc
- Làm trong nước bằng phương pháp có phèn:
+ Mục đích: làm cho các hạt lơ lửng quy tụ lại thành những đám hoặc những mảng lớn có trọng lượng tăng lên, chúng sẽ lắng xuống đáy làm cho nước trở nên trong
Cơ chế: lượng nước có các hạt lơ lửng mang điện tích cùng đấu như SIO2 chúng xô đẩy nhau không lắng xuống được Khi cho phèn vào sẽ phân ly thành Al+++, những điện tích này sẽ thu hút các hạt cặn lơ lửng tạo thành khối có trọng lượng cao hơn và lắng xuống dưới theo phản ứng như sau:
Trang 2- Al2(SO4)3 + Ca(HCO3)2 → Al(OH)3 + CaSO4 + CO2 + H2O
Al(OH)3 → Al+++ + 3OH-
- FeCl3 + Ca(HCO3)2 → CaCl2 + CO2 + Fe(OH)3 + H2O
Fe(OH)3 → Fe+++ + 3OH
2.2.2 Phương pháp khử sắt trong nước
- Nếu nước có màu vàng đục tức là trong đó có sắt, sắt có trong nước ở dạng hòa tan Fe(CO3H)2 hoặc là FeSO4, khi tiếp xúc với oxy ở mặt nước giếng nó sẽ tạo thành Fe(OH)3 và kết tủa dưới dạng Fe2O3 lơ lửng trong nước tạo thành màu vàng hoặc do gạch và có mùi tanh Muốn xử lý ta phải tiến hành làm thoáng
- Phương pháp khử sắt bằng cách làm thoáng: Tiến hành làm thoáng, lọc đơn giản bằng cách xây gần giếng một bể lọc đơn giản và 1 bể chứa nước Đối với bể lọc ta trải xuống đáy bể
1 lớp sỏi nhỏ dày 20 - 25 cm và 1 lớp cát vàng phía trên dày 60 cm, sau đó chúng ta tiến hành cho nước chảy qua thì điện tiếp xúc với oxy của khí trời lớn, ta có:
Cơ chế:
Hyđroxyd sắt ba
Oxyd sắt 3 có màu gạch cua Ngoài ra người ta có thể dùng Cao để khử sắt trong nước và như vậy làm cho nước có pH tăng cao
2.2.3 Khử trùng nước
Trong nguồn nước có thể có nhiều loại vi khuẩn đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh, do
đó phải khử trùng nước trước khi đưa nước vào phục vụ cho ăn uống và cho sinh hoạt
- Khử khuẩn bằng phương pháp hóa học:
Hóa chất: dùng cloramin B trong đó có 20 - 20% chỉ hoạt tính, (pha thành dịch 1%)
Tiến hành định lượng chỉ cần thiết cho một nguồn nước các nguồn nước khác nhau có số lượng vi khuẩn khác nhau và lượng cloramin cũng khác nhau Do vậy trước khi khử khuẩn cho bất kỳ một nguồn nước nào người ta cũng phải làm test do để biết được hàm lượng hóa chất cần thiết đủ để tiệt khuẩn, biết rằng thời gian tối thiểu để hóa chất tiếp xúc với nước là 30 phút
Cơ chế: Khi cho chỉ vào nước nó tăng thế năng oxy hóa tế bào vi khuẩn theo phản ứng sau:
Mặt khác Cl nó còn tác dụng trực tiếp lên thành phần nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn làm đồng hóa protein của tế bào vi khuẩn
Trang 3Để cho nước có hệ số an toàn người ta thường cho thêm một lượng chỉ dư thừa là 0,3 - 0,5 mg/lít
- Khử khuẩn bằng phương pháp lí học: Thông thường người ta dùng các phương pháp sau: + Nhiệt độ: đun sôi nước tới 1000C trong 10 phút
+ Sử dụng sóng siêu âm
+ Dùng đèn cực tím: đó là những đèn có phát ra các tia tử ngoại có bước sóng λ < 280 nm + Dùng ozon: Để oxy hóa tế bào vi khuẩn vì O3 có khả năng oxy hóa mạnh: O3 → O2 + O* + Dùng màng lọc để lọc nước: một số vi sinh vật sẽ được giữ lại khi qua màng lọc
- Khử khuẩn bằng phương pháp sinh học: sử dụng một số thực khuẩn thể để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh có trong nước
3 Khái niệm ô nhiễm nước, dịch tễ học, nguyên nhân, tác nhân gây ô nhiễm nước
3.1 Khái niệm ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là khi thành phần của nước bị thay đổi (về lý học, hóa học sinh vật học độc chất học) khác xa với trạng thái tự nhiên ban đầu của nó và nước đó không thể phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người và sinh vật
3.2 Dịch tễ học
- Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước Lượng nước ngầm khai thác trên thế giới năm 1990 cao gấp 30 lần năm 1960, dẫn đến nguy cơ giảm trữ lượng nước sạch, gây thay đổi lớn về cân bằng nước
- Hầu hết các con sông lớn, nhỏ trên thế giới đều bị nhiễm bẩn do các hoạt động của con người Tại Nhật Bản do hoạt động công nghiệp đã thải thủy ngân xuống sông biển gây ô nhiễm
và tác hại cho sức khỏe dân chúng sông ven bờ sông Manimata mắc hội chứng nhiễm độc thủy ngân metyl và Chính phủ phải chấp nhận bồi thường
- Do đào đãi vàng, sử dụng hóa chất nên các dòng sông có đào vàng đều bị ô nhiễm độc chất nặng nề nhất là vùng lưu vực sông Amazon
- Tại Việt Nam các con sông lớn ở miền Bắc, miền Nam cũng đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm nước bề mặt chủ yếu là do thải xuống dòng sông, hầu hết các chất thải không được xử
lý như ở sông Cầu, sông Mê Công, Sông Tô Lịch, Sông Đáy… Một số vùng biển khai thác dầu cũng có nguy cơ ô nhiễm dầu và các chất thải của giao thông đường thủy
3.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Trang 4Mức độ gây ô nhiễm nước:
- Ô nhiễm do phát triển nông nghiệp: 24 %
- Ô nhiễm do phát triển công nghiệp: 50 %
- Ô nhiễm do đô thị hóa (nước thải sinh hoạt): 30 %
- Ô nhiễm do giao thông đường thủy: 1 %
- Ô nhiễm do các nguyên nhân khác: 1 %
3.4 Các tác nhân gây ô nhiễm nước
3.4.1 Ô nhiễm nước do tác nhân sinh học
Sinh vật có trong nước ở nhiều dạng khác nhau, bên cạnh những sinh vật có ích thì có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người như: Các vi sinh vật gây bệnh: tả,
lị, thương hàn, viêm gan A
Trứng các loại ký sinh trùng như giun, sán
Ô nhiễm nước bởi tác nhân sinh học thường là do thải phân, rác, nước thải sinh hoạt, bệnh viện, xác chết sinh vật Số lượng nước thải không được xử lý sơ bộ mà đổ trực tiếp vào các hệ thống công rồi đổ ra các nguồn nước mặt như sông, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm xung quanh Hiện nay người ta thường dùng chỉ số Coliform để đánh giá tình trạng ô nhiễm nước về mặt vi sinh vật
- Những nguy cơ sinh học: những tác nhân sinh học chính truyền qua nước: vi khuẩn tả, lị, thương hàn, và virus, ký sinh trùng
Các bệnh này thường có ở khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị Hiện nay người ta vẫn còn gặp các vụ dịch nhỏ phát tán lẻ tẻ, chúng có thể lan truyền trực tiếp hay gián tiếp qua nước hay thực phẩm
- Do virus: Từ người bệnh, người lành mang trùng thải ra ngoài gây ô nhiễm nước và gây bệnh cho con người, như virus bại liệt, adenovirus ECHO, virus viêm gan
Trang 5- Do ký sinh trùng: Entamoeba hystolytica là tác nhân gây lị amip, các loại sán lá phổi, sán
lá gan, sán lá ruột do phân người bệnh thải ra, ấu trùng rơi vào trong nước, chúng ký sinh trong
ốc, sò, hến, cua, cá Từ đó chúng lại xâm nhập vào cơ thể người, trứng của loài giun có thể gây bệnh cho người khi nguồn nước bị ô nhiễm
3.4.2 Ô nhiễm nước do tác nhân hóa học
- Nước thải sinh hoạt có:
Các chất làm thay đổi màu sắc của nước: xà phòng các hợp chất tổng sức các chất béo, các loại muối Cl-, Na+, K+
Chất tẩy rửa tổng hợp ABS (Alkyl Benzyl Sulfonat) được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt
và trong công nghiệp, nó đã thay thế một lượng lớn xà phòng khoảng 3.000.000 tấn/năm
- Nước thải công nghiệp: Hiện nay có tới 55.000 hợp chất hóa học khác nhau được thải vào môi trường
Hydrocarbua thơm đa vòng, các quan thơm, các hợp chất có chứa Nitơ đang là điều đáng
lo ngại cho loài người vì hầu hết các hóa chất này đều có khả năng gây ung thư
Phenol có trong nước thải của các ngành công nghiệp luyện kim đen, luyện than cốc: Hàm lượng phenol từ 28,4 - 45,1 mg/kg bùn làm cho nước có mùi đặc biệt, hàm lượng 25 - 30 mg/l nước có thể làm chết cá
Nước thải còn chứa các kim loại nặng như: chì, cadimi, đồng, kẽm, thủy ngân, arsen trong ngành luyện kim màu
Các loại thuốc trừ sâu diệt cỏ phân hủy trong nước rất chậm từ 6 tháng đến hai năm, riêng nhóm do hữu cơ như DDT thì phân hủy ở môi trường chậm mà nó càng ngày càng tích lũy ở môi trường
Các loại hóa chất diệt cỏ làm trụi lá mà Mỹ đã sử dụng ở miền Nam Việt Nam như 2, 4, D;
2, 4, 5, T đã làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm gây những tác hại không nhỏ cho thế hệ mai sau
3.4.3 Ô nhiễm nước do tác nhân lý học
Các mỏ khai thác quặng phóng xạ và sử dụng các nguyên tố phóng xạ với những mục đích khác nhau như trung tâm nghiên cứu nguyên tử
Các bệnh viện có sử dụng các nguyên tố phóng xạ trong điều trị gây ô nhiễm nước, nước bị nhiễm xạ qua nước ăn uống và xâm nhập vào cơ thể con người
- Do sử dụng phóng xạ trong nông nghiệp
Nhiễm xạ liều cao gây chết người, chết sinh vật nhưng ở liều thấp có thể làm chết tế bào, thay đổi cấu trúc tế bào, gây nên các bệnh ung thư
- Vấn đề ô nhiễm nhiệt ngày càng được quan tâm bởi hàng ngày có một lượng nhiệt thải xuống các dòng sông, làm cho nhiệt độ nước mặt càng ngày càng tăng
Trang 64 Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến cộng đồng dân cư và một số biện pháp phòng chống
ô nhiễm nước
4.1 Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến cộng đồng dân cư
- Bệnh mắt hột: do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, gặp hầu hết các vùng nông thôn miền núi
- Bệnh viêm phần phụ: ao tắm rửa hàng ngày bằng các loại nước bị nhiễm bẩn
- Bệnh do các chất hóa học, các chất phóng xạ có trong nước xuất phát từ nước thải công nghiệp, nước thải của các cơ sở hạt nhân gây ô nhiễm nguồn nước như nhiễm độc chì, arsen, thủy ngân vv
- Bệnh do các yếu tố vi lượng:
Thiếu iod trong nước gây bướu cổ địa phương
Fluor quá cao hay quá thấp cũng gây bệnh răng miệng
4.2 Biện pháp phòng chống ô nhiễm nước
Các nguồn nước sạch luôn luôn có nguy cơ bị ô nhiễm do đó đề ra các biện pháp phòng chống là khâu quan trọng và rất cần thiết nhằm bảo vệ các nguồn nước luôn trong sạch Các biện pháp cơ bản nhất là phòng chống theo nguồn gốc ô nhiễm
- Đối với nước thải bỏ trong sinh hoạt: quản lý và xử lý tất cả các loại nước thải trong sinh hoạt, từ các hộ gia đình, các khu phố và phải làm sạch là điều cần thiết trước khi thải ra môi trường bằng cách dựa vào quá trình tự làm sách của các ao hồ sinh học, hay đúng phương pháp khử khuẩn bằng các loại hóa chất cloramin B, clorua vôi
- Đối với nước thải công nghiệp: thay đổi dây chuyền công nghệ, hạn chế sử dụng các chất gây độc hại, hoặc bằng các biện pháp lắng lọc thu hồi trung hòa, điện phân nhằm làm giảm tối
đa các chất độc hại thải ra môi trường bên ngoài
- Đối với nước thải bỏ trong nông nghiệp: hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân hóa học các loại Nếu dùng thì phải sử dụng loại để bị phân hủy bởi ánh sáng và hơi nước, không tồn tại lâu trong môi trường Quản lý và xử lý tất các chất thải bỏ của gia súc, gia cầm Xây dựng các loại chuồng gia súc, gia cầm cách xa các nguồn nước ít nhất 10m
TỰ LƯỢNG GIÁ
Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm
Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh/chị hãy tự lượng giá bằng trả
lời các câu hỏi sau:
1 Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 7 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống
1: Nước cung cấp các yếu tố (A) và đưa các chất (B) vào cơ thể
A……
B……
Trang 72: Nước là môi trường (A) truyền bệnh, chủ yếu là nhóm bệnh (B)
7: Xác định các chất hữu cơ động vật trong nước được thực hiện trong môi trường A
và chất hữu cơ thực vật trong môi trường B
A……
B……
2 Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 8 đến 10 bằng cách đánh dấu X vào ô
có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn
Trang 83 Phân biệt đúng sai các câu từ 11 đến 19 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng
và cột B cho câu sai
11 Ô nhiễm nước do tác nhân hóa học bắt nguồn từ phát triển công nghiệp
12 Ô nhiễm nước do tác nhân vật lý bao gồm các chất phóng xạ và các đồng
vị phóng xạ
13 Các con sông lớn nhỏ trên thế giới hiện nay đều bị nhiễm bẩn bởi các hoạt
động của con người
14 Người ta thường dùng chỉ số vi khuẩn hiếu khí để đánh giá tình trạng
nguồn nước bị ô nhiễm
15 Tỷ lệ mắc bệnh mắt hột do dùng nguồn nước không sạch ở nông thôn cao
hơn so với ở thành phố
16 Các bệnh do thừa fluor sẽ làm ảnh hưởng đến chuyển hóa Ca, P, K, Na
17 Trong nông nghiệp hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để phòng
chống ô nhiễm nguồn nước
18 Nước máng lần là loại nước thường được nhân dân vùng Trung du sử
dụng để lấy nước sinh hoạt cho gia đình
19 Nước khe là nước ngầm nông
HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ
1 Phương pháp học: Sinh viên nghiên cứu theo trình tự các bước trong bài giảng Khi nghiên
cứu phần các biện pháp xử lý nước cần tham khảo thêm cuốn sách "Vệ sinh môi trường dịch tễ tập I" - Trường Đại học Y khoa Hà Nội, tr 30 - 45
- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu thêm các biện pháp phòng chống ô nhiễm nước
- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để dược giải đáp
Trang 9- Sinh viên quan sát các nguồn nước trong cộng đồng, tự đánh giá xem nguồn nước đó có
đủ để cung cấp cho người dân sử dụng trong sinh hoạt hay không? Nguồn nước đó có bị ô nhiễm hay không?
2 Vận dụng thực tế
Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về các tiêu chuẩn của một mẫu nước sạch để đánh giá một mẫu nước xét nghiệm xem có đạt tiêu chuẩn hay không? Cần đề xuất phải xét nghiệm chỉ số nào, từ đó đưa ra những lời khuyên cho cộng đồng dân cư biết cách bảo vệ nguồn nước
và phòng tránh các bệnh dịch gây ra từ nguồn nước bị ô nhiễm
3 Tài liệu tham khảo
1 Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục
2 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường
Đại học Y khoa Hà Nội
3 Trường đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khoẻ môi trường, Nhà xuất bản Y học
4 Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học
5 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khoẻ môi trường, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên
6 Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại
học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường -
Dịch tễ, Trường Đại học Y khoa Hà Nội
7 Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
Trang 10Ô NHIỄM ĐẤT VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1 Trình bày được khái niệm về ô nhiễm đất và tiêu chuẩn vệ sinh của đất
2 Mô tả được nguyên nhân, tác nhân gây ô nhiễm đất
3 Trình bày được các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất
1 Tiêu chuẩn vệ sinh của đất, hệ vi sinh vật đất, ô nhiễm đất
1.1 Tiêu chuẩn vệ sinh của đất
12 -> 14 %
0,3 -> 0,04 % 0,2 -> 0,65 %
6 -> 8 %
- Cấu tạo của đất bao gồm các thể rắn và một lượng nước nhất định
Thành phần đá: Bao gồm cuội sỏi, chúng có kích thước > 3 mM
Nhiệt độ tối đa
Nhiệt độ thích hợp Khả năng tồn tại
Là các VSV gây bệnh cho con người
Đất vùng suối nước nóng
1.3 Tiêu chuẩn đánh giá đất bị nhiễm bẩn
Cho tới hiện nay người ta chưa tìm được một hóa chất đặc biệt nào có thể xác định tình trạng một mẫu đất bị ô nhiễm vì cấu tạo của các lớp đất khác nhau, để đánh giá đất bị nhiễm