1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môi trường trong xây dựng - Chương 6 ppsx

34 302 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 711,25 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 87 - CHƯƠNG VI – KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG PHẦN II KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 2.1. Khái quát về kinh tế môi trường (KTMT): 2.1.1. Kh¸i niÖm: KTMT mới chỉ xuất hiện và phát triển trong những năm gần đây do nhu cầu bức bách của thực tiễn. Để hiểu rõ nội dung nghiên cứu về KTMT, trước hết cần phải nắm được cơ sở nền tảng của kinh tế học. KTMT nghiên cứu các vấn đề môi tr ường với viễn cảnh và những ý tưởng phân tích kinh tế. Nó khai thác từ cả hai phía: Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, nhưng từ kinh tế vi mô nhiều hơn. KTMT tập trung chủ yếu vào vấn đề người ta ra quyết định như thế nào, tại sao gây ra những hậu quả đối với môi trường và chúng có thể thay đổi các thể chế, chính sách kinh tế ra sao để đưa các tác động môi trường vào thế cân bằng hơn, ổn định hơ n với những mong muốn và yêu cầu của chúng ta và cả hệ sinh thái. KTMT nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc vào quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường (hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất) nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm. Vậy, KTMT là m ột môn khoa học kinh tế, ứng dụng các lý thuyết và những kỹ thuật phân tích kinh tế để giải quyết những vấn đề MT theo chiều hướng đảm bảo hiệu qủa KT- XH tối đa trong các hệ ràng buộc của MT hoặc trong khả năng của hệ sinh thái 2.1.2. Nội dung nghiên cứu: • Nội dung nghiên cứu của KTMT: - Đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của sự suy thoái môi trường; - Tìm kiếm những nguyên nhân kinh tế của sự suy thoái môi trường; - Đề ra các biện pháp kinh tế nhằm làm chậm lại, chấm dứt hoặc đảo ngược lại sự suy thoái đó. • Bao gồm: - Lý thuyết về phát triển bền vững: + Nghiên cứu mqh giữa kinh tế và môi trường qua mô hình cân bằng vật chất. + Xác định con đường phát triển bền vững, những nguyên tắc và cách thức đo lường phát triể n bền vững trong thực tế. - Lý thuyết sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên và mức độ ô nhiễm tối ưu: + Phân tích các nguyên nhân kinh tế dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường; Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 88 - + Phân tích các điều kiện sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên trong cơ chế thị trường, quy mô của hoạt động kinh tế thích hợp; Æ Đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất trong giới hạn của các hệ sinh thái - Các giải pháp QLMT, phân tích kinh tế và quản lý chất lượng môi trường: Chính phủ dùng các giải pháp hữu hiệu để điều tiết thị trường nhằm: + Thực hiện các nguyên tắc s ử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; + Đảm bảo các mục tiêu PTBV, những vấn đề về chi phí - lợi ích của QLMT. - Các phương pháp đánh giá ( các phương pháp định lượng): Định lượng các giá trị phi thị trường của những hàng hoá và dịch vụ phi thị trường của những hàng hoá và dịch vụ môi trường, các tổn thất do ÔNMT. KTMT sẽ không ý nghĩa thực tế nếu không định lượng được các giá trị trên, do vậy đ ây là nội dung rất quan trọng của KTMT. • Một số vấn đề đặt ra cho các Nhà KTMT cần giải quyết như: - Tại sao môi trường lại bị suy thoái? Suy thoái MT dẫn đến những hậu quả gì? - Làm gì để ngăn chặn và giảm sự suy thoái MT một cách có hiệu quả nhất? • Một số câu trả lời cho các vấn đề trên: - Môi trường bị suy thoái là do hành vi và thái độ của con người gây các tác động xấu đến môi trường, do vậy cần phải giáo dục đạo đức môi trường cho toàn thể cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau và đòi hỏi có thời gian; - Các cơ quan thiết chế kinh tế và xã hội chưa có những “khuyến khích” để hướng người sản xuất và người tiêu dùng có những quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường (vi ệc người sản xuất và người tiêu thụ gây ô nhiễm môi trường là vì đó là phương cách rẻ tiền nhất để thanh toán chất thải sau khi sản xuất xong hoặc đã dùng xong một thứ gì đó); - Do động cơ lợi nhuận: Việc làm giảm ÔNMT bằng giảm động cơ lợi nhuận là đúng nhưng chưa đủ vì không phải chỉ có các công ty, xí nghiệp bị thúc đẩy bởi động cơ lợi nhu ận mà cả người tiêu dùng cũng gây ÔNMT. - Suy thoái môi trường dẫn đến hậu quả như: không khí nóng lên, mưa axit, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, …. • Phân tích trên chứng tỏ các “khuyến khích” có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của một hệ thống kinh tế. Từ “khuyến khích” ở đây được hiểu là thu hút người ta vào hay đẩy người ta ra khỏi một chuẩn nhất định, kích thích, hướng dẫn ngườ i ta phát huy cách ứng xử hợp chuẩn, sửa đổi cách ứng xử lệch chuẩn. Các hệ thống khuyến khích có thể được chia thành các nhóm chủ yếu sau: - Khuyến khích cá nhân và hộ gia đình giảm dần lượng chất thải trong sinh hoạt và tăng cường sử dụng các sản phẩm có ít chất thải hơn. Ví dụ: trả lệ phí theo số lượng rác thải thay vì trả bình quân và cố định theo thời gian hay theo hộ . - Khuyến khích DNNN và tư nhân giảm chất thải trong QTSX qua việc cưỡng chế thi hành các luật, pháp lệnh, nghị định,…có liên quan đến BVMT, áp dụng hệ thống khuyến khích tài chính sao cho có thể hấp dẫn các doanh nghiệp gây ô nhiễm ít hơn. Ví dụ: kết hợp tính thuế của doanh nghiệp với sự đầu tư hệ thống xử lý BVMT để đánh thuế cao hay thấp hoặc miễn giảm thuế. Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 89 - - Khuyến khích ngành nhằm hình thành và phát triển các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường và các ngành sản xuất khác trên cơ sở sử dụng các qui trình công nghệ không có hoặc có ít chất thải. Ngành công nghiệp môi trường là ngành công nghiệp phát triển các phương pháp kỹ thuật xử lý chất thải, tái tuần hoàn, sản xuất các máy móc thiết bị mới kiểm tra ÔNMT và nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới giám sát ÔNMT. - Soạn thảo chính sách môi trường nhằm cải thiện ch ất lượng môi trường một cách có hiệu quả. Có một số chính sách được soạn thảo tốt, có một số chưa tốt hiệu quả còn thấp. Vì thế việc nghiên cứu để soạn thảo các chính sách môi trường sao cho có hiệu quả, có hiệu lực và khả thi là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của KTMT. ⇒ KTMT liên quan chặt chẽ với kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Các nhóm khuyến khích nêu trên là những vấn đề của kinh tế vi mô. Chúng hướng hành vi và thái độ ứng xử hợp lý của các cá nhân và tập thể người tiêu dùng cũng như người sản xuất. Bên cạnh đó các vấn đề môi trường còn liên quan chặt chẽ với các vấn đề của kinh tế vĩ mô như sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp và chúng tác động qua lạ i với nhau. 2.1.3. Ph¬ng ph¸p nghiên cứu KTMT sử dụng một số công cụ phân tích: - Phân tích chi phí - hiệu quả nhằm mục đích đạt tới một mục tiêu chất lượng môi trường đã cho với số tiền ít nhất. Ví dụ: làm thế nào tốn ít nguyên vật liệu và năng lượng nhất mà vẫn đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường. - Phân tích chi phí - l ợi ích đối với tài nguyên và môi trường nhằm mục đích lựa chọn giữa các giải pháp thay thế có tính cạnh tranh với nhau, để tìm ra một giải pháp tối ưu nhất về mặt kinh tế và môi trường (đảm bảo phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường) KTMT còn quan tâm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề quốc tế của môi trường. Môi trường là vấn đề mang tính vùng, không phân biệt ranh giới hành chính địa phương hay quố c gia. Để giải quyết những vấn đề môi trường cấp bách toàn cầu như bảo tồn đa dạng sinh học, sự thay đổi khí hậu… cần nỗ lực chung của cộng đồng thế giới. 2.2. Quan hệ giữa kinh tế và môi trường: 2.2.1. Mối quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường: Mối quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường là một biểu hiện cụ thể của m ối quan hệ tương tác rộng lớn hơn, bao trùm hơn, thường xuyên hơn và xuyên suốt mọi thời đại kể từ khi xuất hiện xã hội con người trên hành tinh chúng ta. Đó là mối quan hệ tương tác giữa con người, xã hội và tự nhiên. Tuy nhiên, ở đây ta chỉ phân tích mối quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường, phần cốt lỗi nhất của mối quan hệ nêu trên. Hệ thống môi trường bao gồm các thành phầ n môi trường với chức năng cơ bản là nguồn cung cấp tài nguyên cho con người, là nơi chứa đựng phế thải, và là không gian sống của con người. Các khả năng này của hệ thống môi trường là hữu hạn, trong khi đó, hệ Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 90 - thống kinh tế luôn diễn ra các hoạt động khai thác tài nguyên, sản xuất chế biến nguyên liệu và phân phối để tiêu dùng và trong các quá trình đó đã thải ra môi trường một lượng thải nhất định Hình 1. Hệ thống môi trường Tổng lượng thải từ hoạt dộng kinh tế : W = W R + W C + W P Hoạt động của hệ thống kiểm tra tuân theo định luật thứ nhất của nhiệt động học: Năng lượng và vật chất không tự nhiên biến mất đi và không tự sinh ra mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Do vậy, tài nguyên mà con người khai thác ngày càng nhiều thì chất thải ngày càng tăng, khi đó: R = W = W R + W C + W P Như chúng ta biết, chức năng cơ bản của bất kỳ một hệ thống kinh tế nào như sản xuất, phân phối và tiêu thụ cũng điều diễn ra trong lòng thế giới tự nhiên bao quanh. Thế giới tự nhiên đóng vai trò cung cấp nhiên liệu và năng lượng thì không thể có sản xuất và tiêu thụ. Do đó, hệ thống kinh tế tác động lên thế giới tự nhiên trước hết thông qua việc khai thác và s ử dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng sẳn có trong tự nhiên. Mặt khác các hoạt động sản xuất và tiêu thụ cũng thường xuyên sản sinh ra các chất thải, mà sớm hay muộn, chúng sẽ “tìm đường trở về” với thế giới tự nhiên. Tµi n g u y ªn R Ho¹t ®éng s¶n Ê Tiªu th ô C W W W h h h W W Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 91 - Hình 2a. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường Trong đó: R: tài nguyên thiên nhiên P: quá trình sản xuất C: quá trình tiêu thụ U: phúc lợi RR: tài nguyên tái tạo được ER: tài nguyên không tái tạo W: lượng thải vào môi trường h: mức khai thác tài nguyên y: mức tái tạo tài nguyên r: lượng tái sử dụng A: khả năng đồng hoá của môi trường (khả năng tải) Hay đơn giản hơn Hình 2b. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường (Dạng đơn giản) Trong sơ đồ trên, ký hiệu a thể hiện dòng nguyên liệu đi vào sản xuất và tiêu thụ. Nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên liệu của thế giới tự nhiên được gọi là kinh tế tài nguyên thiên nhiên. Ký hiệu b cho thấy tác động của hoạt động kinh tế đến chất lượng của môi trường tự nhiên. Nghiên cứu dòng chấ t thải và tác động của chúng đến thế giới tự nhiên đuợc gọi là kinh tế môi trường. Kiểm soát ô nhiễm là một chủ đề quan trọng nhưng không phải là duy nhất của kinh tế môi trường. Tác động của con người đến môi trường vô cùng đa dạng và bằng nhiều cách không chỉ là gây ô nhiễm. Chẳng hạn, sự phá hại môi Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 92 - trường sống do phát triển nhà ở gây nên, không liên quan gì đến việc thải các chất ô nhiễm đặc trưng cả. 2.2.2. Giải pháp kinh tÕ trong vấn đề làm giảm ÔNMT: Việc phân tích các yếu tố trong sơ đồ cho thấy mối quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường là sự tác động lẫn nhau và phức tạp. Xem xét các yếu tố này ở góc độ xem xét tác động đến môi trường có thể giúp tìm ra giải pháp trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường. Một số giải pháp được đưa ra như sau: a) Giảm hàng hóa (G) Tức là giảm chất thải bằng cách giảm số lượng hàng hoá và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra. Có nhiều quan điểm khác nhau. Một số người cho rằng, sử dụng giải pháp giảm đầu ra. Một số khác tìm giải pháp qua chủ trương không tăng trưởng dân số. Dân số tăng chậm hoặc không tăng có thể làm cho việc kiểm soát tác động môi tr ường dễ dàng hơn, nhưng không thể kiểm soát tác động môi trường bằng bất cứ cách nào với hai lý do: một là, dân số không thay đổi có thể tăng về kinh tế và do đó làm tăng nhu cầu về nguyên vật liệu; hai là tác động môi trường có thể lâu dài và tích lũy, cho nên ngay cả khi dân số không tăng, môi trường vẫn có thể bị suy thoái dần. Ở các quốc gia phát triển, điều này có thể dễ dàng nhận ra mặc dầu dân số không t ăng trưởng cao nhưng do nền kinh tế phát triển, nhu cầu về nguyên vật liệu vẫn tăng. Ngoài ra, các nước này đã trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế và đã tác động đến môi trường một thời gian dài trong quá khứ. Tác động môi trường luôn tích lũy nên cho dù không tăng trưởng về kinh tế tác động đến môi trường vẫn xảy ra. b) Giảm chất thải (R p ) Đây cũng là cách để làm giảm nguyên liệu (M). Trong việc giảm chất thải, có hai cách để thực hiện đó là nghiên cứu, chế tạo, áp dụng các công nghệ và thiết bị mới vào sản xuất hoặc thay đổi thành phần bên trong của sản phẩm. Trong hai cách, cách thứ nhất là nhằm làm giảm về cường độ chất thải mục đích là giảm về lượng chất thải trên một đơn vị thành ph ẩm, cách thứ hai là thay đổi thành phần của hàng hoá hay dịch vụ (G) theo hướng từ việc sản xuất loại hàng hoá sinh ra tỷ lệ chất thải cao sản sinh ra tỷ lệ chất thải thấp. Hai cách này đều làm giảm tổng lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất. Ngày nay, xu hướng chuyển từ kinh tế sản xuất sang kinh tế dịch vụ là một biểu hiện về sự giảm về tổng lượ ng chất thải này. c) Tăng chất thải có thể tái sử dụng (R’p + R’c) Theo Công thức trên, việc giảm nguồn nguyên liệu hay tổng chất thải bỏ có thể thực hiện bằng việc tăng tái tuần hoàn trong quá trình sản xuất. Công việc này có thể tiết kiệm được nguồn nguyên vật liệu, giảm bớt lượng chất thải bỏ và việc sử dụng nguồn thải bỏ làm nguyên liệu cho qui trình s ản xuất khác. Tuy nhiên, việc tái tuần hoàn tùy thuộc vào trình độ công nghệ của từng quốc gia và việc tái tuần hoàn có thể làm thay đổi cấu trúc vật lý của Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 93 - nguyên liệu đầu vào gây khó khăn cho việc tái sử dụng. Ngoài ra, nguồn vật chất đã chuyển hóa thành năng lượng thì không thể nào có thể phục hồi được. Tóm lại Mối quan hệ tương tác cơ bản giữa kinh tế và môi trường rất phức tạp. Mối liên hệ này thể hiện qua sự tương tác hỗ tương lẫn nhau của hai yếu tố kinh tế và mối trường. Kinh tế tác động đến môi trường và ngược lại. Trong một qui trình sản xuất, mối quan hệ thể hiện qua qui trình từ khâu nhập liệu đến khâu thành phẩm, sử dụng và thải bỏ. Xem xét ở khía cạnh vĩ mô, chính sách kinh tế và sự phát triển kinh tế toàn cầu là những yếu tố tác động không nhỏ đến môi trường. Sự phát triển của nền kinh tế quốc gia hay toàn cầu đã xây dựng nên những vùng kinh tế khác nhau. Những vùng kinh tế này tác động đến môi trường thông qua các hoạt động kinh tế. Tương ứng với mức độ của hoạt động mà phạm vi tác động đến môi trường sẽ khác nhau. Kinh tế thế gi ới đang từng bước hội nhập thì mức độ tác động đến môi trường sẽ diễn biến phức tạp. Một số nhà môi trường học lo ngại rằng, khi thị trường được mở cửa, các trang thiết bị khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được mang đến tận những nơi có nguồn tài nguyên quý hiếm và nguyên thủy để khai thác, một khi nhu cầu của con người ngày càng gia tăng theo lối sống hiệ n đại thì mức độ khai thác nguồn tài nguyên sẽ gia tăng, hoặc các nước giàu sẽ tận dụng sự phát triển kinh tế mà khai thác triệt để tài nguyên của những nước nghèo những nước đa phần là bán tài nguyên dưới dạng thô để đổi lấy sự phát triển kinh tế, kém phát triển mang về sử dụng tại quốc gia dẫn đến sự chêch lệch về cán cân tài nguyên dự trữ của các quốc gia. Như vậy, các n ước kém phát triển hơn, đang trong bối cảnh chịu sức ép từ dân số lên môi trường sẽ gánh chịu thêm sức ép về cạn kiệt tài nguyên. Phát triển kinh tế tất nhiên sẽ tổn hại đến môi trường. Hiểu rõ về quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường có thể giúp xác định được những nhân tố trong hoạt động kinh tế tác động đến môi trường và từ đó góp phần trong việc xem xét và tìm giải pháp b ảo vệ môi trường. 2.3. Ngo¹i øng: 2.3.1. Kh¸i niÖm vµ ph©n lo¹i: a) Kh¸i niÖm: Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp các hoạt động kinh tế ngoài việc đem lại lợi ích hay thiệt hại trực tiếp cho những người sản xuất, sử dụng sản phẩm, mà nó còn gây các tác động bên ngoài, gây thiệt hại hoặc đem lại lợi ích một cách ngẫu nhiên (không chủ ý) cho những người không tham gia vào các quá trình hoạt động kinh tế đó; và các thiệt hại hay l ợi ích này đều không được thể hiện trong giá cả thị trường, không được tính đến trong các quyết định sản xuất hay tiêu dùng Rất nhiều các hoạt động kinh tế lại có những tác động ra bên ngoài, gây thiệt hại hoặc đem lại lợi ích một cách ngẫu nhiên cho những người không tham gia vào quá trình Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 94 - hoạt động đó. Các thiệt hại hoặc lợi ích này đều không được thể hiện trong giá cả thị trường, không được tính đến trong các quyết định sản xuất hay tiêu dùng. Khi đó xuất hiện yếu tố ngoại ứng. Vậy, ngoại ứng xuất hiện khi một quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một/một số cá nhân tác động trực tiếp đến việ c sản xuất hay tiêu dùng của người khác mà không thông qua giá cả thị trường. Do đó, ngoại ứng tạo ra các lợi ích và chi phí không được bồi hoàn, không có sự tham gia của bất kỳ nguồn tài chính nào. Ngoại ứng cú thể xuất hiện giữa: người sản xuất – người sản xuất; người tiêu dựng – người tiêu dùng hoặc giữa người sản xuất – người tiêu dùng. b) Phân loại Các ngoại ứng có thể tích cực hoặc tiêu cực • Ngoại ứng tiêu cực: khi các cá nhân hay các doanh nghiệp gây ra tổn thất, thiệt hại cho người khác mà không phải thanh toán, bồi thường cho những tồn thất, thiệt hại đó. Ví dụ: nhà máy sản xuất giấy thải nước thải xuống sông mà không phả chịu một chi phí nào , mặc dù việc thải nước này đã gây nên những tổn thất cho các sinh vật thuỷ sinh, làm giảm thu nhập của ngư dân; gây bệnh tật do sử d ụng nước bị ô nhiễm,… • Ngoại ứng tích cực: khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân tạo ra lợi ích cho những người khác mà không nhận được khoản thù lao thoả đáng cho việc đó. Ví dụ: một hộ gia đình trồng cây xanh, cây cảnh trên đất của gia đình mình nhưng lại làm đẹp cho cả khu phố. Các gia đình trong phố được hưởng những lợi ích tốt đẹp này mà không phải trả một khoản nào, chủ nhân của ngôi nhà đó cũng không được nhận một khoản nào. Bảng 1. Ví dụ về ngoại ứng Ngoại ứng tích cực Ngoại ứng tiêu cực Ngoại ứng trong sản xuất - Trồng rừng - Trồng hoa hồng cho sản xuất nước hoa - Nuôi ong và trồng nhãn - Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu - ô nhiễm nước thải từ các nhà máy sản xuất - ô nhiễm không khí do nhiệt Ngoại ứng trong tiêu dùng - thu gom vỏ chai - sơn sửa nhà cửa - tái sử dụng túi nilong - Tiếng ồn, bụi do các phương tiện giao thông - Sử dụng CFC trong máy điều hoà nhiệt độ và tử lạnh 2.3.2. Tác động của các yếu tố ngoại ứng Ngoại ứng có thể tạo ra tác động tích cực (đem lại lợi ích ) hoặc tác động tiêu cực (tạo ra chi phí) cho những người khác, dẫn đến sự chênh lệch giữa chi phí và lợi ích cá nhân với chi phí và lợi ích xã hội bởi vì không có yếu tố thị trường nào chi phối được yếu tố ngoại ứng. Cân bằng thị trường không còn phản ánh chính xác lợi ích và chi phí cũng như giá cả và sản lượng sản xuất hiệ u quả của nền kinh tế. Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 95 - Do vậy, thị trường có thể ở tình trạng sản xuất quá nhiều và định giá quá thấp hoặc ngược lại, ở tình trạng sản xuất quá ít và định giá quá cao. Thất bại của thị trường là tình huống xảy ra khi mà điểm cân bằng thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bổ nguồn lực hiệu quả. a) Trường hợp ngoại ứng tiêu cực Xem xét trưởng hợp của ngành công nghiệp X gây ô nhiễm cho môi trường trong điều kiện thị trường cạnh tranh (hình 4). Xét ngành công nghiệp X gây ô nhiễm môi trường trong trường hợp thị trường cạnh tranh Đường D: đường cầu của thị trường về sản phẩm – phản ánh lợi ích cá nhân người tiêu dùng (MPB) và lợi ích xã hội cận biên (MSB), khí đó D = MPB = MSB Đường MEC: chi phí ngoại ứng cận biên hay chi phí thiệt hại (là giá trị bằng tiền của thiệt hạ i do một đơn vị ô nhiễm của ngành công nghiệp áp đặt cho xã hội). Tuy nhiên,, trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp thải chất thải trực tiếp ra môi trường mà không không trả bất kỳ chi phí vào cho việc xử lý, vì vậy, chi phí việc xả thải này không được thể hiện trong đường cung của ngành sản xuất mà được thể hiện bằng đường MEC. Do ngành công nghiệp X đã tạo ra các ngoại tác tiêu cực cho môi trường, nên ngoài chi phí để tạo ra một sả n phẩm X của ngành (MPC), nền kinh tế còn phải gánh chịu các chi phí khác về môi trường do ngoại ứng tiêu cực gây nên (MEC), khi đó, chi phí xã hội cận biên (MSC) sẽ là tổng số của chi phí cá nhâ n cận biên và chi phí ngoại ứng cận biên: MSC = MPC + MEC. e 0 a b e p p p m s m p s q m q msc = mpc + mec s = mpc mec d = mpb = msb Hình 4. Tác động của ngoại ứng tiêu cực Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 96 - Đường S: đường cung của thị trường về sản phẩm, thể hiện chi phí cá nhân cận biên (MPC) của việc sản xuất sản phẩm X ở các mức sản lượng khác nhau, thường là các yếu tố đầu vào mà người sản xuất phải trả tiền Để đảm bảo quá trình phát triển kinh tế, phải đảm bảo sự cân bằng giữa MSC (chi phí xã hội cận biên) và MSB (lợi ích xã hội cận biên). Điều kiệ n này được thỏa mãn tại điểm E tương ứng với mức sản lượng là Q s và có giá là P s . Như vậy, số lượng sản phẩm X có hiệu quả phải là sản lượng mà tại đó lợi ích biên xã hội (MSB) phải bằng chi phí biên xã hội (MSC) tức là tại mức sản lượng Q S . Khi giá của sản phẩm X trên thị trường là P M , ngành công nghiệp X sẽ sản xuất ở xuất lượng Q M . Khi đó điểm cân bằng thị trường sẽ là điểm B. Hình 4 cho thấy khối lượng sản phẩm X được đưa ra thị trường (Q M ) (dựa trên cơ chế thị trường cạnh tranh hay mức tối ưu cá nhân) là quá cao so với sản lượng hiệu quả (Q S ). Do đó, thị trường đã thất bại trong việc đạt được mức sản xuất tối ưu theo quan điểm xã hội. Việc các doanh nghiệp sản xuất ở mức Q M thay vì Q S đã tạo một tổn thất phúc lợi xã hội (NSB). Có thể xác đinh được lượng tổn thất này khi so sánh sự chênh lệch trong mức gia tăng tổng lợi ích xã hội và sự gia tăng của tổng chi phí xã hội, khi đó ∫ −=Δ M S Q Q dQMSBMSCNSB ).( Như vậy, đối với trường hợp ngoại ứng tiêu cực thì sản lượng của nền kinh tế thường được sản xuất ở mức thái quá và định giá của hàng hoá quá thấp . Khi đó, nền kinh tế không đạt hiệu quả, phần sản lượng vượt quá mức (ΔQ = Q M - Q S ) đã gây nên một tổn thất kinh tế vì ở đó chi phí xã hội để sản xuất ra một sản phẩm X thực tế lớn hơn lợi ích tiêu dùng từ sản phẩm này đem lại. Trong trường hợp có tác động của yếu tố ngoại ứng tiêu cực, tổn thất kinh tế được biểu thị bằng diện tích tam giác EAB. b) Trêng hîp ngo¹i øng tÝch cùc Giả sử chương trình lâm nghiệp cộng đồng đã tạo ra được các yếu tố ngoại tác tích cực như: giải quyết được công ăn việc làm cho người dân nông thôn, tạo cảnh quan đẹp, môi trường trong sạch, đem lại sản lượng gỗ cho tiêu dùng,… Giả sử không có chi phí ngoại ứng (vì là ngoại ứng tích cực nên chi phí ngoại ứng bằng 0) nên đường cung S là đường chi phí cận biên cá nhân (MPC) và là đường chi phí xã hội cận biên (MSC), khi đó, S = MSC = MPC Đường cầu D = MB thể hiện lợi ích biên của người tiêu dùng – là những lợi ích mà người tiêu dùng nhận được từ việc sử dụng gỗ, khi đó, D = MB [...]... tin k qu ú u im: - Sp xp vic cht thi an ton, s dng li hoc tỏi sinh sn phm - To th trng cho vt liu tỏi sinh - To mi liờn h gia ngi sn xut, phõn phi v tiờu dựng Mụn Mụi trng trong XD - 1 16 - Ti liu tham kho Nhc im - Chi phớ thit lp ban u, chi phớ úng chai, úng thựng - Cú kh nng mua bỏn Mc ng dng: - Mụi trng nc: thp - Mụi trng khụng khớ: trung bỡnh - Cht thi: cao, bao bỡ thc ung nhiu nc - Ting n: khụng... nghip, c s sn xut khi s dng cỏc dng ti nguyờn thiờn trong quỏ trỡnh sn xut Mc ớch: - Hn ch cỏc nhu cu khụng cp thit trong s dng ti nguyờn; - Hn ch tn tht ti nguyờn trong quỏ trỡnh khai thỏc v s dng; - To ngun thu cho ngõn sỏch nh nc v iu ho quyn li ca cỏc tng lp dõn c trong vic s dng ti nguyờn Mt s loi thu ti nguyờn: - Thu s dng t - Thu s dng nc - Thu rng - Thu tiờu th khoỏng sn, Nguyờn tc xỏc nh thu ti... trng u im: - Tit kim chi phớ tuõn th cỏc lut l - Cú kh nng tng ngun thu - Thc hin vic giỏm sỏt phỏt thi d dng - Khuyn khớch nhng ngi gõy ụ nhim gim phỏt thi v thay i hnh vi - Khuyn khớch phỏt minh k thut, cụng ngh mi nhm gim phỏt thi cht ụ nhim Nhc im: - Hn ch v cht thi - ụ nhim mt im c nh - Cú tỏc dng v phõn phi thu nhp - Khi ngun thu tng lờn, cn phi cú mt h thng phõn b cht ch Mc ng dng: - Mụi trng... kim soỏt ụ nhim trong khu vc t nhõn; - Cung cp cho chớnh ph ngun thu nhp h tr cỏc chng trỡnh kim soỏt ụ nhim; - To tớnh linh ng trong cỏc cụng ngh kim soỏt ụ nhim Nhc im: - Khú d oỏn cht lng mụi trng vỡ ngi gõy ụ nhim cú th chn nhng gii phỏp riờng cho h; - Nu mc thu phớ khụng tho ỏng, mt s ngi gõy ụ nhim cú th chu np phớ v tip tc gõy ụ nhim; Mụn Mụi trng trong XD - 113 - Ti liu tham kho - Mt s cụng c... Trong mt s trng hp, gim thi cú th tr thnh ngnh kinh doanh mi ca doanh nghip u im: - Tit kim chi phớ tuõn th; - Tng cng kinh t; - Lm gim ụ nhim trờn bỡnh din quc t; - S lng ngi gõy ụ nhim nhiu th trng hỡnh thnh v hot ng; - Ngun gõy ụ nhim l c nh; - Khuyn khớch cỏc phỏt minh, ci tin k thut Nhc im: - ng dng hn ch khi cú nhiu hn mt cht ụ nhim cng mt lỳc; - Nhng im núng v ụ nhim cú th trm trng thờm; -. .. quan n sn phm ú u im: - Gim vic s dng sn phm - Khuyn khớch s dng sn phm ớt gõy ụ nhim thay th - Cú kh nng tng ngun thu - ng dng cho cỏc ngun ụ nhim di ng v phõn tỏn - sn phm cú th nhn dng c Nhc im: - Khụng ỏp dng i vi cỏc cht thi nguy hi - Liờn quan n th trng v tớnh cnh tranh ca sn phm - Hn ch v qun lý ti chớnh - Sn phm c s dng vi khi lng /s lng ln Mc ng dng: - Mụi trng nc: trung bỡnh, phớ phõn bún v... Phỏp - Mụi trng khụng khớ: trung bỡnh, cú liờn quan n vic giỏm sỏt - Cht thi: thp - Ting n: cao cho mỏy bay v thp cho cỏc phng tin khỏc b) Phớ ỏnh vo sn phm Mụn Mụi trng trong XD - 115 - Ti liu tham kho L loi phớ c ỏnh vo sn phm cú hi cho mụi trng khi c s dng trong quỏ trỡnh sn xut hoc khi tiờu th hay loi b sn phm ú Mc phớ c xỏc nh tu thuc vo chi phớ thit hi n mụi trng liờn quan n sn phm ú u im: - Gim... trng c) Tớnh ti u ca thu Pigou: Mụn Mụi trng trong XD - 1 06 - Ti liu tham kho Trong trng hp khụng cú ngoi ng: NSB = TB TC Trong ú: + NSB: li ớch rũng xó hi (hay phỳc li xó hi) + TB: tng li ớch do tiờu dựng hng hoỏ + TC: tng chi phớ cỏ nhõn ca vic sn xut iu kin ti a húa NSB l MB = MC s t c ti sn lng QM (MB th hin bng ng cu, th hin bng ng cung i vi hng hoỏ) Trong trng hp cú ngoi ng: Phỳc li xó hi s... nghip tỡm kim cỏc gii phỏp tt hn x lý hay hu b cht thi Mụn Mụi trng trong XD - 109 - Ti liu tham kho 2 .6 Phõn tớch chi phớ li ớch: 2 .6. 1 Phõn tớch chi phớ li ớch: Phõn tớch chi phớ - li ớch l mt cụng c chớnh sỏch cho phộp cỏc nh hoch nh chớnh sỏch quyn c la chn gia cỏc gii phỏp thay th cú tớnh cnh tranh vi nhau Phõn tớch chi phớ - li ớch c ỏp dng vo vic ỏnh giỏ cỏc h thng t nhiờn v ỏnh giỏ cht lng... u W* Mụn Mụi trng trong XD - 99 - Ti liu tham kho Hỡnh 6 ễ nhim ti u: trng hp mt doanh nghip Trong ú: + MNPB: li ớch cỏ nhõn rũng cn biờn (l li ớch tng thờm m mt xớ nghip ang gõy ụ nhim nhn c t vic thay i mc hot ng ca nú bng mt n v) + MEC: chi phớ ngoi ng cn biờn (l giỏ tr bng tin ca thit hi do mt n v ụ nhim ca nh mỏy gõy ra cho xó hi) Nh vy, trong trng hp hot ng ca doanh nghip trong iu kin th trng . Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 87 - CHƯƠNG VI – KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG PHẦN II KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 2.1. Khái quát về kinh tế môi trường (KTMT): 2.1.1. Kh¸i. tế môi trường. Tác động của con người đến môi trường vô cùng đa dạng và bằng nhiều cách không chỉ là gây ô nhiễm. Chẳng hạn, sự phá hại môi Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 92 -. nhiễm cho môi trường trong điều kiện thị trường cạnh tranh (hình 4). Xét ngành công nghiệp X gây ô nhiễm môi trường trong trường hợp thị trường cạnh tranh Đường D: đường cầu của thị trường về

Ngày đăng: 22/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w