Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
517,14 KB
Nội dung
22 tiếng ồn, nước thải, sinh hoạt tập quán xã hội của cộng đồng vv + Môi trường khu vực: đối tượng sống trong một vùng khí hậu riêng nào đó, ở một kinh độ, vĩ độ nào đó v.v. Ví dụ khu vực đồng bằng, miền núi, ven biển hoặc khu vực nhiệt đới: ôn đới, hàn đới. Trong việc đánh giá tiếp xúc của cá nhân và nhóm đối tượng với các tác nhân nào đó, phải tính đến mức độ tham d ự của mỗi một trong bốn cấp độ môi trường này vào tổng mức tiếp xúc; cường độ và thời gian tiếp xúc, sự cùng tồn tại của các tác nhân có hại khác nhau. 1.2. Khái niệm về sức khỏe - Sức khỏe phải được nhìn toàn bộ: Khái niệm về sức khỏe được dựa vào định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới "Sức khỏe là một tình tr ạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là một tình trạng không bệnh tật hay tàn tật". Về phương diện sức khỏe, con người phải được nhìn toàn bộ ở ba kích thước của sức khỏe: "Sức khỏe trên con người riêng lẻ, sức khỏe của cộng đồng xã hội mà con người là thành viên, sức khỏe của con người và cộng đồng trong môi trường". - Sức kh ỏe phải được nhìn ở trạng thái biến động: Con người và cộng đồng người luôn dao động giữa hai lực đối kháng; lực gây tổn hại và lực bảo vệ sức khỏe. Sức khỏe là một trạng thái cân bằng giữa hai lực kể trên. Đó là điều chúng ta cần phải biết, để có thể dự đoán và dự phòng bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Sức khỏe luôn ở tình trạng bị bao vây bởi nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố sinh học ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, sức khỏe cũng lệ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường khác nhau như: môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường văn hóa vv - Định nghĩa về sức khỏe môi trường: Sức khỏe môi trường là trạng thái sức khỏe củ a con người liên quan và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh. Trong tổng số các bệnh tật có tới 25% là do môi trường gây nên hoặc có liên quan đến môi trường, trong đó có tới 80% các loại bệnh là do nước hoặc liên quan đến nước. 2. Mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe Các yếu tố môi trường bao vây và ảnh hưởng tới sức khỏe con người 23 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường trong từng cá thể cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi người như tuổi, giới tính, điều kiện sinh lý. - Các yếu tố trong môi trường cơ bản như môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường xã hội: môi trường học tập, môi trường nông thôn đều có sự ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. 3. Áp dụng các phương pháp dịch tễ học để đánh giá tác động của môi trường tới sức khỏe Khi xem xét mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, đặc biệt trong môi trườ ng lao động 24 tiếp xúc với các chất độc hại, ta cần nhấn mạnh tính nhân - quả của các mối quan hệ. Khi tính toán RR (nguy cơ tương đối bằng phương pháp thuần tập) hay OR (độ chênh lệch bằng phương pháp bệnh chứng) nếu giá trị cao và đảm bảo ý nghĩa thông kê thì có thể đó là mối quan hệ nhân quả. Nếu nghiên cứu dược lập lại bởi nhiều tác giả khác nhau ở nhiều địa điểm khác nhau và dưới nhiều điều kiện khác nhau, thời gian khác nhau cũng cho kết quả tương tự thì mối liên hệ căn nguyên cũng được xác định là đúng. Mặt khác, phải chú ý tới tính đặc hiệu được tiến hành theo dõi thật sớm các phơi nhiễm có thể coi là nguyên nhân, tính hợp lý sinh học, tính chặt chẽ qua nghiên cứu thực nghiệm: can thiệp, điều này sẽ là bằng chứng rất mạnh để xác định mối quan hệ nhân - qu ả. Các yếu tố nguỵ cơ trong môi trường đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với các nguyên nhân của bệnh. Dịch tễ học môi trường góp phần vào việc ứng dụng dịch tễ để phòng chống bệnh tật. Số lượng các yếu tố tiếp xúc và liều lượng là những yếu tố cần thiết của nghiên cứu dịch tễ học. Việc giám sát sinh học càng ngày càng được sử dụng nhiều cho mục đích này. Rất nhiều bệnh là do yếu tố môi trường gây nên hoặc bị chúng tác động đến. Dịch tễ học môi trường cung cấp các kiến thức cơ bản để nghiên cứu và giải thích mối liên quan giữa sức khỏe và môi trường trong cộng đồng. Do vậy bất cứ một nghiên cứu y học môi trường nào cũng phải liên quan tới những yếu tố sau, nếu chúng đượ c tiến hành một cách có hệ thống: - Mô tả đặc điểm chung về môi trường. - Mô tả đặc điểm của các yếu tố phơi nhiễm. - Thời gian và cường độ của sự tiếp xúc với các yếu tố môi trường khác nhau. - Tác động tương hỗ giữa các biến số trong môi trường và những yếu tố nguy cơ trong môi trường. - Những thay đổi liên quan tới sức khỏe của nh ững người phơi nhiễm. Việc áp dụng phương pháp dịch tễ học trong nghiên cứu mối liên quan giữa môi trường sống với sức khỏe và bệnh tật trước hết phải nhằm mục tiêu đề xuất được các chiến lược và thiết kế nghiên cứu đúng trên lĩnh vực này. Các chỉ số đánh giá mức độ tiếp xúc của cộng đồng với các yếu tố độ c hại dược xác định như là tác nhân gây ra hiện tượng bệnh lý quan trọng như: - Các chỉ số được sử dụng phối hợp với một số chỉ số bệnh, tử vong, để xác định mức độ tương quan giữa nguyên nhân và kết quả ví dụ: - Chỉ số ô nhiễm môi trường của một vùng và tình hình sức khỏe. 25 - Tỷ lệ người hút thuốc lá và các bệnh do thuốc lá. - Tỷ lệ người nghiện rượu và tác hại do rượu. Kết luận Những thiệt hại do môi trường đối với con người, có thể phải chịu đựng ngay từ bây giờ hoặc ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Chủ yếu là những tổn thất về sức khỏe, năng suất lao động. H ạnh phúc của con người giảm xuống do ốm đau và chết yểu vì suy thoái môi trường như chất lượng không khí, nước, đất và vì những nguy hiểm khác của môi trường. Các chất gây ô nhiễm có thể làm nảy sinh các vấn đề về y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp do sự thay đổi môi trường. Mối liên quan giữa các chất gây ô nhiễm và sức khỏe ban đầu được phát hiện thông qua những nghiên cứu về bệnh dịch xả y ra. Hậu quả của ô nhiễm môi trường càng sâu rộng hơn ở những nước có thu nhập thấp, nơi dân chúng sống thiếu vệ sinh hơn và ăn uống kém hơn. Sức khỏe bị suy yếu có thể làm giảm năng suất lao động của con người, và sự suy thoái môi trường làm giảm hiệu năng của nhiều nguồn tài nguyên mà con người sử dụng trực tiếp. TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng trả lời các câu hỏi sau: 1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 9 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống 1: Bốn cấp độ tiếp xúc môi trường là: A…… B…… C…… D…… 2: Ba kích thước của sức khỏe là: A…… B…… C…… 3: Nêu 5 yếu tố môi trường ả nh hưởng tới sức khỏe: A…… B…… C…… D…… E…… 4: Kể tên 6 tính chất cá thể có thể làm thay đổi các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức 26 khỏe A…… B…… C…… D…… E…… F… 5: Liệt kê 5 yếu tố liên quan đến nghiên cứu y học môi trường: A…… B…… C…… D…… E…… E 6: Chỉ số đánh giá mức độ tiếp xúc của cộng đồng với các yếu tố độc hại là: A…… B…… C…… 7: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về (A) và (B) chứ không phải chỉ là một tình trạng không bệnh hay không tật A….…. B…… 8: Sức khỏe môi trường là (A) sức khỏe của con ng ười (B) và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh A…,…. B…… 9: Việc bảo vệ (A) sống, chính là việc bảo vệ (B) của nó A….…. B…… 2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 10 đến 13 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn. Câu hỏi A B C D 10: Sức khỏe của con người bao gồm các yếu tố sau: A. Con người và môi trường B. Quần thể người với môi trường 27 C. Môi trường với môi trường D. Con người, cộng đồng người và môi trường 11: Sức khỏe phải được nhìn nhận ở: A. Trạng thái cân bằng B. Trạng thái biến động C. Trạng thái bao vây D. Trạng thái cố định 12: Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến từng cá thể phụ thuộc vào, ngoại trừ: A. Đặc điểm về giới B. Đặc điểm về tuổi C. Đặc điểm về cá tính D. Đặc điểm về di truyền 13: Chỉ số nguy cơ cao của môi trường khi R bằng: A. R = 0.2 B. R= 0.4 C. R= 0.6 D. R= 0.8 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC 1. Phương pháp học Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu các phần trong bài hãy dùng bút màu đánh dấu vào những dòng đề mục trong mỗi phần và ý nghĩa của từng phần đó, những phần nào chưa rõ, chưa hiểu, sinh viên cần ghi ra giấy để thảo luận với các sinh viên khác và giáo viên trong quá trình học bài học này. Để nắm bắt được mục tiêu bài học sinh viên cần trả lời hai câu hỏi sau: 1. Sự khác nhau giữa khái niệm về sức khỏe và sức khỏe môi trường. 2. Thế nào được gọi là các cấp độ trong môi trường, bao gồm các cấp độ nào? Sinh viên cần quan sát những điều kiện sống của các hộ gia đình ở trong cộng đồng để tìm hiểu xem các yếu tố nguy cơ về môi trường gia đình, môi trường làm việc ví dụ như hút thuốc lá, bụi, các stress nơi làm việc 2. Vận dụng thực tế Vận dụng các kiến thức đã học để tuyên truyền cho người dân trong cộng đồng về những nguy cơ bất lợi trong môi trường có ảnh hưởng tới sức khỏe như các điều kiện môi trường bất lợi tại gia đình, nơi làm việc 28 Sử dụng các nguyên lí dịch tễ học vào trong nghiên cứu về môi trường và sức khỏe. 3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y họ c. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại họ c Y khoa Hà Nội. 7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 9. Lê Văn Khoa (2001), Khoa học môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục. 29 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được một số khái niệm về ô nhiễm môi trường. 2. Mô tả được những biến đổi về môi trường sống hiện nay trên thế giới và Việt Nam. 3. Vẽ được sơ đồ liên quan giữa ô nhiễm môi trường và ô nhiễm cơ thể. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Trong môi trường luôn có những vấn đề ô nhiễm, có ảnh hưởng đến sức khỏe, có một số khái niệm về ô nhiễm môi trường như sau: 1. Các khái niệm về ô nhiễ m môi trường Hiện nay thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan tới môi trường, làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Do đó xuất hiện một số khái niệm sau: - Sự cố môi trường: là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con ng ười hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sự cố có thể gây ra do: + Bão lụt hạn hán, động đất, sụt lở, mưa acid. + Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất. + Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản. + Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất tái ch ế nhiên liệu hạt nhân, phóng xạ. - Suy thoái môi trường: là việc làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên. - Khủng hoảng môi trường: là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loại người trên trái đất. Biểu hiện của khủng hoảng môi trường là: không khí bị ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon, sa mạc hoá, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, rừng bị tàn phá cả về số lượng và chất lượng, động thực vật bị tiêu diệt, rác thải gia tăng về số lượng và độc hại. - Ô nhiễm môi trường: là sự làm thay đổi tính chất lý học, hóa học, sinh vật học của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường đến mức có khả năng gây hại đến s ức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm 30 căn cứ để quản lý môi trường. Chất ô nhiễm là những chất có thể ở dạng rắn, khí, lỏng. 2. Một số biến đổi về môi trường sống hiện nay trên thế giới và Việt Nam Từ Hội nghị quốc tế đầu tiên "môi trường và con người" tổ chức tại Stôc - khôm (Thuỵ Điển) năm 1972, đến nay con người đã nhận thức được rằng: Hành tinh của chúng ta đang phải đối mặt với một số vấn đề về môi trường hết sức nghiêm trọng ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tồn tại của nhân loại. Một số biến đổi môi trường mang tính chất toàn cầu bao gồm: 2.1. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu (Hiệu ứng nhà kính) Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, khí hậu toàn cầu đang bị biến đổ i mạnh mẽ chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như trong nhà kính và được gọi là hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect). "Hiệu ứng nhà kính" sẽ mang lại những thay đổi quan tr ọng cho khí hậu của trái đất. Những cư dân trên hành tinh sẽ phải quen sống trong một thế giới nóng hơn. Nhưng sự cân bằng động này trong tự nhiên bị đảo lộn do nhà máy, xe hơi hoạt động, dốt cháy nhiên liệu than đá, dầu và khí đốt tự nhiên đã sản sinh ra một lượng khí CO 2 khổng lồ. Hàng năm có tới 18 tỷ tấn CO 2 bay vào khí quyển. Lượng CO 2 lớn này do việc chặt phá rừng nhiều nên sự hấp thụ CO 2 chuyển thành O 2 cũng ít hơn, dẫn tới hàng năm lượng CO 2 trong bầu khí quyển ngày một tăng lên tạo một lớp khí quyển có chứa nhiều khí CO 2 nên giống thuỷ tinh của nhà kính. Tác hại của dioxydcarbon (CO 2 ) gây nóng không khí toàn cầu được giải thích như sau: Khi ánh nắng xuyên qua khí quyển của trái đất, bề mặt của trái đất nóng lên. Một phần nhiệt này bốc lên trở lại không gian bị CO 2 giữ lại theo cơ chế tác dụng giống như nhà kính vì thế mà nhiệt bị giữ lại gây tăng nhiệt độ trái đất. Hậu quả sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển, làm các vùng thấp sẽ bị chìm ngập. 2.2. Suy giảm tầng ozon Tầng ozon có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người và các loài sinh vật trên trái đất. Bức xạ tia cự c tím có nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá huỷ đối với con người, động vật và thực vật cũng như các loại vật liệu khác. Khi tầng ozon bị suy thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ. Ozon là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển gần bề trái đất và tập trung thành một lớp dầy ở độ cao từ 16 - 40 km phụ thuộc vào vĩ độ khác nhau. Vấn đề lỗ thủ ng tầng ozon do ô nhiễm môi trường là mối lo ngại của nhân loại. Do môi trường bị ô nhiễm bởi các chất clorofluorocarbon (CFC), tetraclorocarbon (CCl 4 ) cloroform (CHCl 3 ) vv Các chất này được sử dụng rộng rãi trong thiết bị lạnh, dưới tác dụng của các tia cực tím các chất này sẽ xúc tác cho quá trình phân huỷ ozon thành O 2 . 31 Cứ 1 phân tử clo phân huỷ 100 ngàn phân tử ozon. CFC tồn lưu trong khí quyển hàng 75 - 100 năm, ngoài ra oxyd nitơ (NO) cũng phân huỷ ozon Do đó lượng O 3 bị giảm thấp từng vùng ở tầng khí quyển nên mất khả năng ngăn cản tia tử ngoại của mặt trời chiếu xuống trái đất. 2.3. Nhiễm bẩn môi trường nghiêm trọng Khắp nơi trên thế giới, các nước tiên tiến, phát triển cũng như ở các nước đang phát triển đều bị nhiễm bẩn môi trường như nhiễm bẩn không khí, nhiễm bẩn các lưu vự c nước, nhiễm bẩn đất, nhiễm bẩn do các hoạt động công nghiệp, các hoạt động nông nghiệp, nhiễm bẩn do sinh hoạt - Không khí ngày càng chứa nhiều khí độc thải từ các nhà máy và khói xả từ các ô tô, xe máy Các khí này gồm CO 2 , CO, hợp chất của S, Cl, và N. Đặc biệt ở các đô thị: nơi có tập trung các nhà máy. - Nhiễm bẩn nước còn nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở một số nước nằm ở các khu vực lượng mưa thấp. Hầu hết các con sông suối trên thế giới đều nằm trong tình trạng ô nhiễm nặng bởi các chất độc hại, số lượng nước ngọt sạch càng ngày càng giảm. Chất di ệt côn trùng, chất diệt cỏ ngày càng tăng nhiều ở trong đất, trong nước và ở trong các chuỗi thức ăn. - Những năm gần đây, con người đã can thiệp vô ý thức vào môi trường làm tổn thất đa dạng sinh học. Đó là nạn phá rừng, săn bắn bừa bãi đã làm cho nhiều giống loài diệt chủng hoặc suy giảm, nhiều loại cây trồng vật nuôi truyền thống đã bị hủ y bỏ để thay thế những giống mới. Điều đó đã làm mất cân bằng sinh thái, làm tổn hại và suy giảm nguồn tiền quý của thế giới phục vụ cho hoạt động của các ngành sinh học, giáo dục, văn hóa giải trí và các thẩm mỹ khác của toàn nhân loại. Tại Hội nghị thượng đỉnh, tổ chức vào tháng 6 năm 1992, cộng đồng quốc tế đã ký công ước về sự đa dạng sinh học, đòi hỏi các nước áp dụng các phương pháp và những phương tiện nhằm bảo vệ sự đa dạng của các loài sinh vật. 3. Mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người Con người luôn chịu tác động của ô nhiễm môi trường. Các chất ô nhiễm từ môi trường có thể xâm nhiễm vào cơ thể đặc biệt là các chất lạ độc hại (Xenobiotic). Quá trình xâm nhiễm của các chất ô nhiễm được mô tả theo sơ đồ sau: [...]... đồng biết cách phòng tránh bảo vệ môi trường 3 Tài liệu tham khảo 1 Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục 2 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội 35 3 Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học 4 Viện lao động (20 02) , Thường quy kỹ thuật xét nghiệm,... giữa con người và môi trường 34 3 Phân biệt đúng sai cho các câu từ 7 đến 12 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai Câu hỏi A B 7: Sự cố môi trường là những biến đổi bình thường 8: Suy thoái môi trường của thiên nhiên là thay đổi môi trường theo chức năng có ảnh hưởng đến đời sống con người 9: Lỗ thủng tầng ozon do môi trường bị ô nhiễm bởi clorofluorocurbon 10: Chất tetraclorocarbon... sinh - Môi trường -Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm ô nhiễm môi trường và sự biến đổi môi trường toàn cầu Để nắm bắt được mục tiêu bài học sinh viên cần trả lời hai câu hỏi sau: 1 Những nguy cơ gây suy thoái môi trường là gì? 2 Thế nào được gọi là hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Tự đọc tài liệu, dùng bút màu đánh dấu vào... đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn Câu hỏi A B C D 5: Các cấp độ môi trường bao gồm: A 2 cấp độ B 3 cấp độ C 4 cấp độ D 5 cấp độ 6: Mục đích của bảo vệ môi trường là: A Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống lành mạnh về thể chất và tinh thần cho con người B Bảo vệ cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho con người C Bảo vệ sự cân bằng động của môi trường D Bảo... nghiệm, Nhà xuất bản Y học 5 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (20 01), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 36 PHẦN 2: CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG MỤC TIÊU Sau khi học song sinh viên có khả năng: 1 Trình bày được các chỉ số đánh giá vệ sinh môi trường không khí 2 Phân tích được các tác nhân, nguồn gây ô nhiễm... trao đổi với các bạn ở trong lớp và với giáo viên để được giải đáp Sinh viên quan sát các hiện tượng trong đời sống hàng ngày để phân biệt được các sự cố môi trường, suy thoái môi trường, khủng hoảng môi trường ví dụ như hỏa hoạn, cháy rừng, lụt lội, hiệu ứng nhà kính 2 Vận dụng thực tế Cần tìm các nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, suy thoái môi trường, khủng hoảng môi trường để từ đó có những giải... xuất hiện vì hàng ngày hàng giờ các yếu tố môi trường xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều con đường khác nhau, tuy có thể chưa đến mức gây bệnh hoặc gây bệnh Vì vậy chúng nhiễm độc cần phải được nghiên cứu đồng thời với việc giám sát sinh học và giám sát môi trường 32 Ảnh 1: Con người sử dụng các đồ dùng vật dụng trong sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường Ảnh 2: Con người xử lý rác không đúng nơi quy... theo trạng thái cơ thể và môi trường xung quanh Thân nhiệt được duy trì bởi 4 tuyến bảo vệ - Tuyến 1: Nhiệt độ trung tâm - Tuyến 2: Hệ điều chỉnh tự động của hệ thần kinh và nội tiết của cơ thể - Tuyến 3: Thay đổi cử động và tư thế của cơ thể - Tuyến 4: Quần áo và môi trường xung quanh cơ thể 3 .2 Tác động của thời tiết Thời tiết là tình trạng lý học của không khí, nó phụ thuộc vào một số nhân tố khí... trạm vào nhau sẽ trung hòa 2. 2 Các chỉ số về hóa học CO2: Tiêu chuẩn cho phép là: 0,03 - 0,04 % SO2: Tiêu chuẩn cho phép là < 0,0 02 mg/l 2. 3 Các chỉ số về vi sinh vật học Số lượng vi sinh vật trong một m3 không khí Loại không khí Sạch Mùa hè T/số VSV < 1500 Cầu khuẩn < 16 Nấm Mùa đông T/số VSV < 4500 mốc Cầu khuẩn < 36 0 ,2 3 Các yếu tố ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường không khí và tới sức khỏe con người... nhanh mạnh Bảng tiêu chuẩn nhiệt - ẩm được đề nghị Nhiệt độ không khí Độ ẩm tương đối 0 80 - 75 % 0 70 - 65 % 0 60 - 55 % 22 - 23 C 24 - 25 C 26 - 27 C 2. 1.3 Sự chuyển động của không khí Không khí luôn chuyển động, vì mặt trời hun nóng địa cầu không đều, sự khác nhau giữa nhiệt độ và áp lực các nơi trên trái đất gây ra các luồng gió lên hay gió xuống Mỗi nơi tuỳ theo mùa, có những luồng gió thổi theo . thuộc vào nhiều yếu tố môi trường khác nhau như: môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường văn hóa vv - Định nghĩa về sức khỏe môi trường: Sức khỏe môi trường. - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại họ c Y khoa Hà Nội. 7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (20 04), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (20 04), Trường. thuộc vào đặc điểm của mỗi người như tuổi, giới tính, điều kiện sinh lý. - Các yếu tố trong môi trường cơ bản như môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường xã hội: môi