Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
389,32 KB
Nội dung
85 - Sử dụng: + Phải có chất độn cũng là tro, đất bột khô. + Khi đầy lấn đất kín, dầy 30 cm và đào hố khác để sử dụng. - Ưu điểm và nhược điểm: + Dễ xây dựng, dễ bảo quản và dễ sử dụng. + Giá thành hạ, phù hợp với những nơi điều kiện kinh tế thấp kém. - Nhược điểm: + Dễ gây ô nhiễm các m ạch nước ngầm ở xung quanh. + Vẫn có mùi hôi thối khi không đủ chất độn hoặc bảo quản, sử dụng không đúng kỹ thuật. 2.3. Hố xí tự hoại (Tank Septic) Là mô hình được sử dụng ở thành phố, các thị xã, thị trấn, các khu tập thể có đầy đủ nước dội, là mô hình xử lý hợp vệ sinh nhất hiện nay. - Cấu tạo: Bao gồm: Nhà xí được xây bằng gạch, đổ mái bằng hay lợ p ngói xung quanh phía trong lát bằng gạch tráng men trắng. Bệ xí và ống xifon (xi phông): Bệ xí gồm có hai loại: Bệ bệt và bệ sớm. Ống xi phông có cấu tạo chứa một nút nước ngăn không cho hơi thối ngược trở lại nhà xí. Bể có hai hoặc ba bể: bể lắng, bể tự hoại. Hố ga. Chú ý: Khi lắp đặt và sử dụng: Khi lắp ông xi phông phải đảm bảo có chứa nút nước để không cho hơi thối quay l ại nhà xí. Tại bể chứa, bể kỵ khí sẽ có lỗ thông hơi để tránh hiện tượng nổ bể do khí sinh ra, do quá trình phân hủy chất hữu cơ. Ống dẫn phân nước từ bể chứa chuyển sang bể lắng phải chìm trong nước, dưới màng sinh học. Trước khi sử dụng phải đổ nước vào trong hố tự hoại, và bể lắng đến mức ngang cửa hố ga mới được s ử dụng: - Sử dụng và bảo quản: Sau khi sử dụng phải dội đủ nước để đẩy trôi phân xưởng bể kị khí. Tại bể này các mầm bệnh bị tiêu mệt nhờ môi trường kỵ khí và sự cạnh tranh của các vi khuẩn kỵ khí và các bacterio-phase có trong bể, các chất hữu cơ cũng bị phân hủy nhờ các vi sinh vật hoại sinh ưa nhơ và carbon. Sau giai đoạn vô cơ hóa từ kỵ khí s ẽ chuyển sang giai đoạn bể lắng, tất cả cặn được lắng xuống gáy bổ lắng và một số vi sinh vật gây bệnh đã bị chết, các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy tiếp nhờ vi sinh vật hoại sinh ái khí. 86 Chú ý khi sử dụng: - Không để nước xà phòng, nước sát khuẩn xuống bể chứa phân vì nó sẽ tiêu diệt các vi khuẩn hoại sinh kỵ khí và ái khí. - Phải đảm bảo đủ nước dội sau mỗi lần đi ngoài từ 4 đến 6 lít nước. - Không dùng que cứng để thông ông xi phông vì dễ làm vỡ ông. - Thường xuyên lau rửa và vệ sinh sạch sẽ. - Ưu điểm: + Là công trình vệ sinh xử lý chất thải tốt nhất, an toàn nhất. + Tiêu diệ t hầu hết các mầm bệnh. + Không làm nhiễm bẩn môi trường bên ngoài. + Không có mùi hôi thối cho nên không hấp dẫn côn trùng. - Nhược điểm: + Giá thành xây dựng cao. + Khó xây dựng và bảo quản. + Tốn nước. Ngoài các loại hố xí đã trình bày ở trên, còn có các loại khác như: hố xí thấm dội nước, hố xí bán tự hoại, bể khí bioga, vv 3. Các phương pháp xử lý rác thải, nước thải 3.1. Xử lý rác thải - Khái niệm rác: rác là tất cả các vật dụ ng được thải ra trong quá trình sinh hoạt của con người: giấy bao bì, giấy gói, giấy bóng, lá bánh, sốp, vỏ đồ hộp, vỏ hộp nhựa - Các phương pháp xử lý rác: 3.1.1. Đốt rác Bao gồm các chất hữu cơ dễ phân hủy, rác phải khô, dễ cháy, bao gồm giấy, lá cây, chủ yếu là rác ở các trường học, chợ, rác bến tàu, bến xe. - Ưu điểm: là phương pháp tiện lợi, dễ làm rẻ tiền, không phải vận chuy ển, không tốn diện tích. - Nhược điểm: gây ô nhiễm không khí. 3.1.2. Chôn vùi rác Bao gồm là rác thải ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, các khuôn mẫu đúc gang, thép, vỏ kim loại, thủy tinh do đó mà phải có những vùng đất rộng, đào sâu xuống đất nhằm chôn vùi vĩnh viễn không đào bới lên. - Ưu điểm: dễ làm, đỡ tốn kém kinh tế. - Nhược điểm: tốn diện tích đất. Dễ gây ô nhiễm các nguồn n ước ngầm và ô nhiễm đất. 87 3.1.3. Ủ rác Bao gồm các công đoạn: thu gom, vận chuyển. - Địa điểm: là những nơi rộng, cao ráo, không bị ngập nước về mùa mưa, xa khu dân cư, xa mạch nước ngầm ít nhất là 1000 m. - Tiến hành: đào những hố có diện tích đủ lớn tập trung rác, khi đổ đầy rác thì sau đó chát kín bằng một lớp bùn dày 20 cm. Quá trình phân hủy chất hữu cơ nhờ có các vi sinh vật hoại sinh kỵ khí phân hủy do đó rác phả i có độ ẩm 70%, và rác là các chất hữu cơ dễ phân hủy: - Ưu điểm: dễ thực hiện cho những khu vực nghèo, quy mô nhỏ. - Nhược điểm: + Mất công vận chuyển thu gom rác. + Dễ gây ô nhiễm các mạch nước ngầm. + Tốn diện tích đất để ủ, thời gian quá lâu. 3.1.4. Phòng nhiệt sinh học - Cấu tạo: là hình khối lập phương có thể tích tuỳ theo số lượng rác thực có để xây dự ng cho phù hợp đối với từng địa điểm. Tường và sàn của phòng được lát bằng gạch hoa hay bằng bê tông cốt thép, sàn không được thấm nước, mặt nền của phòng hơi dốc 5 - 7 0 . Mặt trên của phòng có lỗ thông hơi. Khi tiến hành ủ thì rác phải gồm các chất hữu cơ dễ phân hủy khoảng 70 %, khoảng 30 % rác là các chất vô cơ ngay sau khi ủ quá trình oxy hóa bắt đầu các vi sinh vật hoại sinh ưa khí ưa nhiệt phát triển, lấn át các vi sinh vật gây bệnh, trong quá trình ủ tại phòng nhiệt, nhiệt độ lớn tới 60 0 C. Các vi sinh vật gây bệnh và trứng các vi sinh vật bị tiêu diệt hầu hết, các chất hữu cơ phân hủy hoàn toàn, thời gian ủ rút ngắn 30 - 40 ngày. - Ưu điểm: phương pháp tiện lợi, dễ làm, không phải vận chuyển xa, có thể tiến hành ủ tại trung tâm dân cư, không gây ô nhiễm các mạch nước ngầm, không làm ô nhiễm đất, tận dụng được nguồn phân bón ruộng, thời gian ủ ngắn không tốn diện tích đất. - Nhượ c điểm: Xây dựng tốn kém giá thành cao. 3.2. Xử lý các chất thải bỏ lỏng - Các chất thải bỏ lỏng bao gồm: nước thải trong quá trình sinh hoạt của con người, nước thải từ các chuồng gia súc, nước từ các hố xí tự hoại, bán tự hoại, và nước mưa. - Bao gồm: + Hệ thống cống. + Hệ thống cống chung. + Hệ thống cống riêng biệt. + Hệ thống cố ng hỗn hợp. 88 Công trình làm sạch nước thải nhằm loại trừ mầm bệnh cặn vô cơ. - Các phương pháp làm sạch nước thải: Làm sạch tự nhiên: ao hồ sinh học, cánh đồng lọc, cánh đồng tưới. Làm sạch nhân tạo: xử lý sạch các nước thải độc hại, nguy hiểm trước khi đổ ra hệ thống cống chung. TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượ ng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng trả lời các câu hỏi sau: 1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 5 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống 1. Ba ý nghĩa của việc xử lý chất thải bỏ là: A…… B…… C…… 2. Ba mục đích của việc xử lý chất thải bỏ là: A. Thu gom các chất thải bỏ. B…………… C…………… 3. Bốn nguyên tắ c chính trong xử lý chất thải bỏ là: A…… B. Cách li C…… D…… 4. Bốn phương pháp xử lý rác thải là: A…… B … C…… D…… 5. Rác là tất cả các A được thải ra trong quá trình B của con người B A…… B…… 89 2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 6 đến 14 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn Câu hỏi A B 6: Mục đích quan trọng nhất của việc xử lý chất thải: A. Làm trong sạch môi trường sống B. Làm phân bón cho cây trồng C. Phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa D. Cung cấp khí đốt bằng ga cho con người 7: Xử lý chất thải bỏ có ý nghĩa quan trọng nhất là: A. Làm cho dân bỏ được thói quen xấu B. Môi trường sống ngày càng được cải thiện C. Làm giảm được mức độ ô nhiễm D. Giảm được nguy cơ nhiễm bệnh trong nhóm bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa 8: Xử lý tốt các chất thải bỏ (theo WHO) sẽ làm giảm được tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa là: A. 18% B. 20% C. 22% D. 24% 9: Yêu cầu của một hố xí hợp vệ sinh gồm: A. 6 yêu cầu B. 7 yêu cầu C. 8 yêu cầu D. 9 yêu cầu 10: Hố xí hai ngăn thường áp dụng tốt nhất cho vùng nào: A. Vùng núi, vùng trung du B. Vùng trung du, vùng đồng bằng C. Vùng đồng bằng, vùng ven biển D. Vùng ven biển 11: Nguyên tắc sử dụng đúng nhất của hố xí hai ngăn là: A. Phải có hai ngăn B. Phải ủ phân tại chỗ C. Phải có chất độn D. Phải sạch, kín, khô thuận tiện khi sử dụng 90 12: Khi ủ phân thì nhiệt độ trong đống ủ cần thiết để vi khuẩn bị phân huỷ là: A. 40 - 50 0 C B. 50 – 50 0 C C. 60 – 70 0 C D. 70 – 80 0 C 13: Thời gian ủ phân để có thể đem ra sử dụng được là: A. 2 tháng B. 3 tháng C. 4 tháng D. 5 tháng 14: Nồng độ H 2 S trong hố xí tối đa là: A. 0.05 mg/lít B. 0,06 mg/lít C. 0,07 mg/lít D. 0,08 mg/lít HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Sinh viên nghiên cứu theo trình tự các bước trong bài giảng. Khi nghiên cứu phần biện pháp thu gom và xử lý phân, cần tham khảo thêm trong cuốn sách “Vệ sinh môi trường dịch tễ tập I" - Trường Đại học Y khoa Hà Nội, tr 30 - 45. Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giả ng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu thêm các biện pháp xử lý rác. Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp. Sinh viên quan sát trong cộng đồng cách sử dụng các phương pháp xử lý phân rác thải để từ đó nhận xét xem cách sử dụng đó đ ã đúng chưa. 2. Vận dụng thực tế Sinh viên sau khi học xong bài xử lý chất thải rắn, lỏng có thể vận dụng được các kiến thức để hướng dẫn người dân cách xây dựng, sử dụng hố xí hai ngăn, xử lý rác thải đúng cách và đúng nơi quy định phù hợp với thực tế ở địa phương. 3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo d ục. 91 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trườ ng, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 92 MÔI TRƯỜNG NHÀ Ở VÀ HỘI CHỨNG NHÀ KÍN (SBS) MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được một số đặc điểm vệ sinh vi khí hậu nhà ở. 2. Phân tích được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đô thị. 3. Mô tả được các nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng SBS. 4. Trình bày được các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh nhà ở, phòng ngừa hội chứng SBS. Nhà ở là nơi nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe sau lao động, thỏa mãn đầy đủ yêu cầu văn hóa đời sống. Vệ sinh nhà ở là một vấn đề môi trường cơ bản cần được giải quyết. Điều này ngày nay càng rõ khi người ta phải đối mặt với tình trạng mất vệ sinh ở những khu nhà ở lụp sụp, cũ nát Nhiệm vụ chính của vệ sinh nhà ở là: Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác dụng của những yếu tố khí hậu xấu. Nhà ở là nơi nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Nhà ở là nơi tập trung mọi vấn đề của cuộc sống gia đình. Nhà ở trật trội ảnh hưởng xấu tới chức phận sinh lý. Nhà ở mất vệ sinh, ẩm thấp tạo điều kiện lây truyền các bệnh nhiễm khuẩn. Nhà ở thiếu ánh sáng làm trẻ mắc bệnh còi xương, gây tác hại xấu về thị giác, do vậy yêu cầu vệ sinh nhà ở hiện nay là: - Thông thoáng, có không khí trong sạch - Tạo điều kiện vi khí hậu tốt, chiếu sáng đầy đủ - Đảm bảo yên tĩnh - Thỏa mãn yêu cầu sinh hoạt hàng ngày. 1. Đặc điểm vệ sinh vi khí hậu nhà ở 1.1. Nhiệt độ không khí Tu ỳ theo điều kiện thời tiết, mùa đông hay mùa hè mà có những quy định khác nhau. - Nhiệt độ thích hợp trong nhà ở về mùa đông là: 17 – 20 0 C đối với vùng khí hậu ôn hòa, 20 - 22 0 C ở vùng khí hậu nóng. Sự khác biệt đó là do trong điều kiện mùa đông rét buốt. Ở vùng khí hậu lạnh, cơ thể người khi ở ngoài trời một thời gian ngắn, phải chịu đựng tác động của nhiệt độ thấp phải có một sự cân bằng nhiệt của cơ thể để thích ứng và phải có thời gian thích nghi. - Nhiệt độ thích hợp trong nhà ở về mùa hè là: 22 - 24 0 C 1.2. Độ ẩm không khí 93 - Độ ẩm không khí thích hợp trong nhà ở là 30 - 60%. Ở nước ta dưới 85% là tiêu chuẩn đề nghị. - Độ ẩm không khí quá cao hay quá thấp cùng với nhiệt độ không khí quá cao hay thấp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trạng thái nhiệt và tình trạng sức khoẻ của con người. 1.3. Chuyển động của không khí Sự chuyển động không khí là rất cần thiết đối với con người trong nhà ở. - Không khí thông khí có ảnh hưởng không tốt đến s ự trao đổi chất và trạng thái nhiệt của cơ thể, gây cảm giác không thoải mái. - Khi không khí chuyển động, làm bay hơi mồ hôi, thải nhiệt trong cơ thể. - Tình trạng sức khỏe con người bị ảnh hưởng không tốt khi ở lâu trong nhà không thoáng khí. - Gió thích hợp trong nhà ở là: 0,3 m/s. 1.4. Bức xạ Trong nhà ở bức xạ chiếu sáng là chính, không nên có bức xạ nhiệt. 2. Các yếu tố nguy cơ của môi trường đô thị tớ i sức khỏe khu dân cư 2. 1. Khái niệm đô thị hóa Cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa được xem như một khía cạnh quan trọng của sự vận động đi lên của xã hội với tính chất là tập trung, tăng cường, phân hóa các hoạt động trong đô thị và nâng cao tỷ trọng dân thành thị, hình thành các hình thức và cấu trúc không gian mới, nhất là các thành phố.lớn. 2.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống Chất lượng cu ộc sống là điều kiện sống dược cung cấp đầy đủ: nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực, vui chơi, giải trí cho như cầu của con người. Điều này làm cho con người dễ dàng đạt được sự hạnh phúc, an toàn cho gia đình, khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần. - Các chỉ số của chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc số ng là một khái niệm phức tạp, việc xác định các chỉ số hay chuẩn mực sống của con người cũng rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Dựa vào những chỉ tiêu cơ bản có thể chia nhóm các chỉ số thành hai loại: - Tinh thần: số lượng và chất lượng của những nhu cầu cơ bản về tinh thần của con người như: giáo dục, sức khỏe và các phương tiện dịch v ụ y tế, việc làm và điều kiện làm việc, an toàn xã hội, giao thông, vui chơi, giải trí. - Vật chất: số lượng và chất lượng của những nhu cầu cơ bản về vật chất của con người như: thức ăn, nước uống, không khí trong lành, nhà ở. Từ những nhu cầu cơ bản về tinh thần và vật chất của con người, cụ thể hóa chất lượng cuộ c sống thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản: + Lương thực. 94 + Giáo dục. + Sức khỏe và phương tiện dịch vụ y tế. + Nhà ở, giao thông, an toàn xã hội, vui chơi giải trí và các dịch vụ xã hội khác. + Phát triển kinh tế. + Chất lượng cuộc sống trong phát triển đô thị Khả năng sản xuất của đô thị: làm tăng nền kinh tế một cách nhanh nhất, nơi tập trung các điều kiện cho sản xuất và thành phố có xu hướng thu hút những người có h ọc vấn của quốc gia. Sự nghèo nàn ở đô thị: theo thống kê của Ngân hàng thế giới có khoảng 1/4 dân số thế giới, khoảng 1,1 tỷ người sống trong cảnh nghèo túng, đa số là ở các nước đang phát triển. 2.3. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe trong môi trường đô thị - Các yếu tố về môi trường: môi trường sống bị ô nhiễm bởi các chất độc hại, các vi sinh vật do hoạt động sản xuất, giao thông, sinh hoạt của đô thị tác hại trực tiếp của dân đô thị qua thức ăn, nước uống bị nhiễm độc, nhiễm bẩn hoặc bị hấp thu qua đường da, đường hô hấp qua tiếp xúc. - Các yếu tố kinh tế: điều kiện kinh tế giảm sút gây hậu quả cho các vấn đề xã hội và sức khỏe nh ư: chính sách phân phối tồi tệ, khai thác một cách bừa bãi các tài nguyên và công nghiệp hóa không có quy hoạch, giá cả các dịch vụ đô thị không phù hợp, ô nhiễm môi trường, tăng dân số tự nhiên và do di dân ra thành phố. - Các yếu tố văn hóa xã hội: dân nghèo thành thị thiếu việc làm, tệ nạn xã hội. - Các bệnh truyền nhiễm: tăng lên trong môi trường đô thị do nhiều nguyên nhân. - Các bệnh không truyền nhiễm và các chấn thương: Các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì. Các tác hại về mặt cấu trúc trong nhà ở do các thiết kế xây dựng không an toàn. Do sử dụng nhiều xe cơ giới gây tai nạn giao thông, làm thương tích và tử vong cho dân cư đô thị. - Các vấn đề sức khỏe tâm thần: những căng thẳng về mặt tâm thần và xã hội trở nên nghiêm trọng trong cuộc sống ở đô thị. - Các vấn đề sức khỏe đối với nhóm ngườ i đặc biệt: trẻ em đô thị, tuổi vị thành niên và trước vị thành niên, phụ nữ, người già, người tàn tật, người lao động tự do. 3. Hội chứng nhà kín (SBS) 3.1. Khái niệm về hội chứng nhà kín (SBS) Hội chứng nhà kín (SBS) “Sick Building Syndrome” là thuật ngữ thông dụng hiện nay trong nghiên cứu về môi trường nhà ở, tại các nhà kín, cao tầng, có nhiều phòng, không có hoặc ít cửa sổ và phải dùng điều hoà nhiệt độ. Không khí trong nhà hoặc phòng làm việc bị ô nhiễm do tích chứa nhiều các chất gây ô nhiễm như bụi, hơi khí, vi khuẩn, nấm mốc. Những người thường xuyên có mặt trong những căn phòng này thường than phiền, có cảm giác khó chịu như ngột ngạt khô. Có vấn đề về hội chứng nhà kín khi trên 20% số người sống trong nhà [...]... giảng sức khỏe môi trường, Trường đại học Y khoa Thái Nguyên 6 Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại học Y Việt nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường Dịch tễ Trường Đại học Y khoa Hà Nội 7 Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8 Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004) Trường Đại... 1 Lê Văn Khoa (19 95) , Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục 2 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa và Nội 99 3 Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học 4 Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học 5 bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001),... chứng SBS cần tham khảo thêm cuốn sách "Vệ sinh môi trường" , tr 10 - 18 Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường: Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - thường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm phần các giải pháp vệ sinh nhà ở Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa... đoạn: mở cửa ra vào, cửa sổ, không khí bên ngoài và bên trong biểu hiện suốt năm với một khoảng cách nhiệt độ dáng kể Do tỷ trọng của chúng khác nhau nên có những luồng không khí được thiết lập duy trì sự cân bằng Bằng cách thông gió này có lúc làm đổi mới không khí trong vài phút Cách làm này rất cần ở khu nhà tập thể 96 + Thông hơi liên tục: Nhờ vào những khe cửa ra vào và khe cửa sổ, nhờ vào ống dẫn... lưu thông Ô nhiễm từ bên ngoài không phải là nguyên nhân chính nhưng không khí môi trường chung có chứa nhiều chất độc hại có từ khói bụi của khí thải xe máy, ô tô, công nghiệp cũng có thể lọt vào trong nhà ở Một số nơi khu nhà kín mức độ ô nhiễm cao gấp hàng trăm lần ngoài trời Ô nhiễm từ bên trong là chính và bao gồm: - Các chất hóa học: đây chính là nguồn ô nhiễm chủ yếu, xuất phát tử các trang thiết... trí kiến trúc trong nhà cho hợp lý để cho không khí nóng tự động ra ngoài ở phía trên giáp trần nhà và không khí mới vào trong nhà ở phía dưới - Tốc độ không khí vượt qua lỗ hở vào trong nhà không vượt qua 0 ,5 m/s Như vậy cần cải thiện chất lượng không khí trong nhà (IAQ) bằng việc tăng cường giáo dục và thông tin 4.4 Cung cấp đấy đủ ánh sáng trong nhả Nhà ở thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến thị giác, làm... tận dụng được vườn hoa và khả năng sắp xếp trên những vùng đất rộng rãi Bệnh viện trung tâm đặt ở giữa thành phố, tạo điều kiện dễ dàng cho sự đi lại của thầy thuốc, bệnh nhân và người đến thăm hỏi Chọn một khu vực trong một khu phố yên tĩnh, xa xưởng máy, trường học, doanh trại bộ đội Đất xây dựng bệnh viện phải khô và sạch (phải làm thoát nước bẩn và cung cấp đủ nước sạch) và có lợi cho việc tận... quá 15m trong mỗi đơn nguyên 101 điều trị Hành lang, cầu thang phải rộng rãi để có thể chuyên chở giường bệnh nhân qua được Hành lang phải rộng 2,20m (nếu ở bên ngoài) và rộng từ 2,30 – 2 ,50 m (nếu ở bên trong) Trong những buồng và những buồng riêng biệt mỗi giương phải đủ 10 - 11 m - Buồng phải được lau chùi tốt và bảo đảm không có tiếng vang Những góc chân tường, chỗ tiếp giáp tường với trần và sàn... không được gây ra tiếng động và không nên có bậc thềm vì còn phải đưa bệnh nhân ra vào bằng xe kéo 2.1.4 Chống tiếng ồn Đó là một điều rất quan trọng vì phần lớn bệnh nhân cần được yên tĩnh để điều trị 2.1 .5 Chống cháy Đây là một vấn đề cũng rất quan trọng, hạn chế sử dụng gỗ dễ cháy và những nguyên liệu có thể cháy được dễ dàng 2.1.6 Chiếu sáng và thông gió Chiếu sáng và thông gió có một ảnh hưởng... ồn để so sánh giữa lý thu rết và thực tiễn xem có phù hợp hay không? 2 Vận dụng thực tế Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về hội chứng SBS để có thể áp dụng đánh giá nhanh tác động của môi trường không khí nhà ở bị ô nhiễm đặc biệt là cho những người sống trong các nhà ở hình ống Tuyên truyền cho người dân nên xây dựng nhà ở thoáng mát, có nhiều cửa sổ và cửa ra vào, trồng nhiều cây xanh 3 Tài . - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường. môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường. Khoa (19 95) , Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo d ục. 91 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại