Phân biệt đúng sai cho các câu từ 19 đến 23 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai 19 Không có cơ chế tác dụng tổng hợp của chất độc với cơ thể 20 Chất độc tư
Trang 117 Tác hại của gốc tự do:
3 Phân biệt đúng sai cho các câu từ 19 đến 23 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu
đúng và cột B cho câu sai
19 Không có cơ chế tác dụng tổng hợp của chất độc với cơ thể
20 Chất độc tương tác ít với hệ thống miễn dịch
21 Các chất độc không làm ảnh hưởng tới di truyền và sinh sản
22 Chất khí tương tác với việc vận chuyển O2 của hemoglobin
23 Khi gốc tự do sinh ra ồ ạt làm cho hệ thống tự vệ rối loạn
HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI
HỌC
1 Phương pháp học
- Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học Khi nghiên cửu phần nguyên nhân
sinh gốc tự do cần tham khảo thêm “Giáo trình độc chất học" tài liệu sau đại học, tr 90 – 95
- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định
hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường -Dịch tễ tập I Vệ sinh môi trường
- Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm cơ chế tác dụng của chất độc, sự biến đổi chuyển
hóa và đào thải các chất độc trong cơ thể
- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu
với giáo viên để dược giải đáp
Sinh viên quan sát các con dường xâm nhập của các chất độc trong môi trường vào cơ thể
theo các con đường nào, ví dụ như sự xâm nhập của chì
2 Vận dụng thực tế
Trang 2Sinh viên vận dụng các kiến thức về độc động học, độc lực học để xác định con đường xâm nhập, chuyển hóa, đào thải của các chất độc từ đó có những biện pháp phòng cho những người tiếp xúc với các loại chất độc
3 Tài liệu tham khảo
1 Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục
2 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh ngôi trường dịch tễ tập 1,
Trường Đại học Y khoa Hà Nội
3 Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học
4 Viên lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học
5 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên
6 Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại
học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường -
Dịch tễ Trường Đại học Y khoa Hà Nội
7 Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
8 Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
Trang 3BIỆN PHÁP TIÊU ĐỘC
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1 Trình bày được nguyên tắc quản lý các nguy cơ gây nhiễm độc 2 Mô tả được các phương pháp tiêu độc
2 Mô tả được các phương pháp tiêu độc
1 Nguyên tắc quản lý các nguy cơ gây nhiễm độc
- Xác định môi trường tiếp xúc: đo nồng độ chất độc trong môi trường không khí, đất nước, thực phẩm
- Xác định cường độ tiếp xúc: thông thường phụ thuộc vào liều lượng và thời gian tiếp xúc
- Theo dõi sinh học:
+ Dùng các test đánh giá tiếp xúc: xác định lượng chất độc trong bệnh phẩm như nước tiểu, máu, tóc, chất nôn
+ Xác định mức độ thay đổi sinh hóa học hoặc hình thái, sinh lý, men
- Quản lý nguy cơ: là cung cấp các thông tin về nguy cơ độc chất môi trường cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định để không gây ra tổn thất môi trường hoặc những ảnh hưởng xấu tới cơ thể
- Hệ thống đánh giá nguy cơ:
+ Thành phần hệ thống đánh giá nguy cơ gồm:
Mức độ của từng loại nguy cơ khác nhau, cho từng nhóm dân cư khác nhau
Ranh giới của dòng vật chất, tài chính: giới hạn địa lý, khoảng thời gian, ranh giới dân cư chịu ảnh hưởng của chất độc
Các biểu hiện của nguy cơ gồm các vấn đề xả thải, khối lượng, đường thải, hàm lượng, sự tiếp xúc, ảnh hưởng tới sức khỏe
2 Các phương pháp tiêu độc
Công tác thải trừ chất độc đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người, vật
Trang 4dụng và môi trường sống Hiện nay có ba phương pháp tiêu độc chủ yếu được sử dụng là phương pháp cơ học, phương pháp vật lý và phương pháp hóa học Tùy theo loại chất độc khác nhau mà ta lựa chọn phương pháp thích hợp, có thể phối hợp cả ba phương pháp để xử lý ô nhiễm môi trường do chất độc
2.1 Phương pháp cơ học
Phương pháp này được tiến hành bằng cách hớt bỏ hoặc vùi lấp bề mặt đất bị nhiễm độc chiều sâu hoặc lớp đất phủ phải dày trên 10 cm Đây là biện pháp tạm thời không triệt để bởi bán chất độc tính của chất độc chưa được tiêu hủy
2.2 Phương pháp vật lý
Sử dụng các tác nhân vật lý để loại trừ tác hại của chất độc, tuy nhiên phương pháp này cũng chưa giải quyết tận gốc bản chất của chất độc Một số biện phát lý học được sử dụng như sau:
- Dùng các tia vật lí làm tăng nhiệt độ của chất ô nhiễm để chất ô nhiễm bay hơi
Làm tăng nhiệt độ của chất ô nhiễm để tự chúng bốc hơi
- Làm cháy các chất ô nhiễm
2.3 Phương pháp hóa học
Đây là phương pháp tiêu độc triệt để, đạt hiệu quả cao, được sử dụng rộng rãi dựa theo nguyên tắc là cho hóa chất phản ứng với chất độc để tạo ra sản phẩm không còn độc tính Các dung môi hữu cơ dùng để hòa tan chất độc bám trên bề mặt của đối tượng tiêu độc Các dung môi này chỉ có tác dụng hoà tan, lôi kéo chất độc ra khỏi đối tượng tiêu độc và làm giảm nồng độ độc tại chỗ đáng kể Sau khi tiêu độc thì bản thân dung môi đó lại trở thành nguồn gây nhiễm độc nhưng ở nồng độ thấp Một số dung môi thường được sử dụng là:
- Xăng, dầu hỏa
- Dùng than hoạt tính dễ hấp thụ
- Dùng Silicagen để hút nước và các khí phân cực
- Dùng Zeolit tổng hợp (gọi là sàng phân tử) phân đoạn theo kích thước phân tử
Trang 52.3.2 Nhóm hấp thụ:
Phương pháp này chủ yếu đối với các chất khí tan trong chất lỏng
- Dùng vòi phun, chất lỏng phun thành hạt nhỏ dạng khí dung
- Rửa khí dạng Cyclon, sử dụng chất lỏng phun từ trung tâm, Cyclon làm cho khí và chất lỏng tiếp xúc nhiều nhất
- Gia tốc rửa khí, khi dung dịch được tăng tốc qua các khe nhỏ hẹp biến chất lỏng thành sương mù
2.3.3 Nhóm ngưng tụ, làm giảm nhiệt độ của hệ, phương pháp này áp dụng để:
- Ngưng tụ những chất có mùi hôi thối
- Ngưng tụ những chất có dầu mỡ trong các nhà máy cơ khí
Ngưng tụ những chất thải trong các ngành công nghiệp hóa học
2.3.4 Nhóm kiềm
Chủ yếu dùng để tiêu độc các chất độc thần kinh với cơ chế thủy phân chất độc Các hóa chất thường dùng là:
- NaOH dùng dung dịch 5% để tiêu độc các dụng cụ không bị xút làm hỏng như thuỷ tinh,
đồ sành sứ Không dùng để tiêu độc đồ vải, da, kim loại
- NH4OH: dùng dung dịch 10-15% để tiêu độc chất độc thần kinh trên da người
- Na2CO3 dung dịch 2% để rửa mắt, 3 - 5% tiêu độc đồ vải
- Nếu không có các hóa chất trên có thể dùng nước xà phòng dung dịch 10% để tiêu độc da
và quần áo Dùng nước vôi tỷ lệ 1/9 gạn lấy nước để tiêu độc nhà cửa
2.3.5 Nhóm oxy hóa và clo hóa
- Clorua vôi: 3CaCl(OCl).4H2O có độ clo hoạt động 35% thường dùng để tiêu độc nhà của, mặt đất, đường đi
- Hỵpoclorit calci 3Ca(OCl)22Ca(OH)2 có độ hoạt động là 56%, sử dụng như clorua vôi
- Monocloramin, dicloramin 10% dùng tiêu độc các vật dụng dễ han gỉ
- Thuốc tím và nước oxy già cũng sử dụng để tiêu độc
2.4 Phương pháp sinh học
Hiện nay người ta đã biết tới 1500 loài vi sinh vật hoặc sản phẩm của chúng có khả năng chống các loại sâu hại tiết ra các chất độc, có khoảng 100 loài vi khuẩn tiết ra delta toxin (nội độc tố) alpha, betatoxin (ngoại độc tố) gây chết sâu bọ
- Một số tảo tiết kháng sinh diệt vi khuẩn trong nước, ấu trùng muỗi, tăng cường đấu tranh sinh học để giảm các bệnh dịch đường ruột cho con người
- Công nghệ sinh học giúp ta xử lý các nhiên liệu dư thừa thải ra môi trường
Ví dụ: Dùng vi khuẩn oxy hóa sắt Fe+2 thành Fe+4
Lưu huỳnh trong than đá ở dạng pirit Fe+2, người ta dùng vi khuẩn oxy hóa thành H2SO4
Trang 6sau đó cho rửa trôi
- Xử lý quặng kim loại chuyển chúng ở dạng Sulphua hoặc oxyt không thành dạng tan
Ví dụ: oxy hóa quặng U+4 không tan thành dạng U+6 tan
- Hoặc dùng vi khuẩn tách Uranium ra khỏi dung dịch
- Trong công nghệ xử lý môi trường người ta chú ý tới 46 loài vi khuẩn oxy hóa các sản phẩm dầu hỏa
TỰ LƯỢNG GIÁ
Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm
Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng
giá bằng trả lời các câu hỏi sau:
1 Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 10 bằng cách điển từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống
1 Bốn yếu tố cần thiết để đo nồng độ chất độc trong môi trường là:
Trang 7lớp dày 10cm
A……
B……
7 Phương pháp cơ học để loại bỏ chất độc là phương pháp (A): nhưng chưa giải
quyết (B) cơ bản, bản chất của chất độc
2 Phân biệt đúng sai cho các câu từ 11 đến 17 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu
đúng và cột B cho câu sai
11 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ những chất không có mùi hôi thối
12 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ những chất có mùi hôi thối
13 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ những chất có dầu mỡ
14 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ những chất không có dầu mỡ
15 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ chất thải khu công nghiệp
16 Nhóm ngưng tụ áp dụng để ngưng tụ chất hữu cơ hóa học thải ra môi
trường
17 Clorua vôi có độ đo hoạt động là dưới 35%
HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI
HỌC
1 Phương pháp học
Trang 8- Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học Khi nghiên cứu phần các phương pháp tiêu độc cần tham khảo thêm "Giáo trình độc chất học", tài liệu sau đại học, tr 85 - 90
- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm sự biến đổi chuyển hóa và đào thải các chất độc trong cơ thể
- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp
- Quan sát các phương pháp tiêu độc trong môi trường mà cộng đồng đang áp dụng, so sánh giữa thực tiễn và lý thuyết
2 Vận dụng thực tế
Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về tiêu độc để áp dụng vào thực tế thực hành xử trí tiêu độc một số chất trong môi trường Ví dụ như hóa chất diệt muôi
3 Tài liệu tham khảo
1 Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục
2 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường
Đại học Y khoa Hà Nội
3 Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học
4 Viên lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học
5 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên
6 Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại
học Y Việt nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường -
Dịch tễ Trường Đại học Y khoa Hà Nội
7 Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
8 Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái nguyên
9 Giáo trình môi trường - Độc chất (2005), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
Trang 9MỘT SỐ CHẤT ĐỘC VÔ CƠ TRONG MÔI TRƯỜNG
VÀ SỰ TÁC ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1 Trình bày được các nguồn gốc gây ô nhiễm của một số~chât độc vô cơ trong môi trường
2 Trình bày được các biện pháp phòng chống nhiễm độc các chất vô cơ trong môi trường
Chất độc có khá nhiều Nhiều yếu tố vô cơ, hữu cơ là chất nguy hiểm cho môi trường, nhưng lại là vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể người
và động vật Vì vậy Schwartz đã dùng danh từ cửa sổ nồng độ (concentration window) để vạch
ra giới hạn nhân tạo giữa ba mục khác nhau:
- Mức vi lượng cần thiết: để đảm bảo sự sống
- Mức nhỏ hơn vi lượng cần thiết - mức thiếu - gây rối loạn chuyển hóa cho cơ thể sống
- Mức cao hơn vi lượng cần thiết - mức nhiễm độc - gây tác dụng phụ
Ngay cả những nguyên tố độc đã biết rõ như arsen, chì, cadimi cũng đòi hỏi một vi lượng cần thiết để duy trì và phát triển cơ thể sống
1 Nguồn gốc gây ô nhiễm của một số chất độc vô cơ
1.1 Chì và các hệ chất của nó
Chì là một kim loại mềm màu xám, nó chịu được ăn mòn, nhưng hòa tan được trong acid nước và acid sulfuric nóng Độ tan trong nước của các hợp chất vô cơ của chì rất thay đổi Các acid và sulfid ít tan, nhưng các muối của nitrat, clorid, clorat chì tan được trong nước khi đun nóng Chì tạo muối với các acid hữu cơ như acid acetic, acid lactic
1.1.1 Nguồn gốc của chì trong môi trường
- Nguồn gốc của chì trong tự nhiên có ở:
+ Vỏ trái cây: hàm lượng trung bình của chì là 10 - 20mg/ kg Hàm lượng chì trong đất thay dồi phụ thuộc vào hoạt động của con người, đặc điểm của đất, thường đao động trong khoảng 10 - 70 mg/ kg
+ Trầm tích: trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng chì trong trầm tích ở nước ngọt và biển rất thấp, khoảng 10% mức hiện nay
+ Nước: Nồng độ chì rất thay đổi ở trong nước nhưng trong nước ngầm và nước mặt, nồng
độ chì không vượt quá 10µg/1 Trong nước biển nồng độ chì thay đổi theo vị trí địa lý, theo chiều sâu Ở bề mặt chì có nồng độ cao cỡ 3 - 30µg/l, càng xuống sâu, nồng độ càng giảm + Không khí: theo ước lượng của một số tác giả, hàng năm lượng chì đưa trực tiếp vào khí
Trang 10quyển khoảng 330.000 tấn, trong đó 80 - 90% bắt nguồn từ chất phụ gia alkyl chì
- Nguồn nhân tạo:
+ Lượng chì tiêu thụ hàng năm trên thế giới ngày một tăng Lượng chì tiêu thụ được khai thác từ các mỏ chì sulfid (Galena PbS), chì carbonat (Cerrusite PbCO3) và chì sulfat PbSO4 các nước có lượng chì khai thác nhiều là Canada, Mỹ, Australia và Peru
Người ta đánh giá chì có nguồn gốc tự nhiên gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể, nguồn ô nhiễm chủ yếu là do hoạt động của con người: quy trình khai thác chì, tinh luyện chì ước tính những biến đổi của các loại đá và hoạt động của núi lửa đã đưa vào khí quyển hàng năm 19.000 tấn bụi chì Trong khi đó lượng chì phát tán hàng năm vào khí quyển từ các
mỏ chì và nhà máy tinh luyện chì là 126.000 tấn Mức độ gây ô nhiễm chì phụ thuộc vào nhiều yếu tố
+ 24 nước phát triển khối OECD chiếm 65%
+ Liên Xô và Đông Á (cũ) chiếm 21%
1.1.2 Vòng tuần hoàn chì trong môi trường
Quá trình lắng đọng của chì là từ khí quyển lên bề mặt cây cối, nhà cửa, đất đai, nguồn nước Quá trình vận chuyển chì giữa các thành phần của môi trường diễn ra liên tục Sự vận chuyển và phân bố chì xuất hiện từ nguồn tĩnh, nguồn di động và nguồn tự nhiên được thực hiện chủ yếu qua trung gian là khí quyển Phần chính chì phát ra khí quyển được lắng đọng gần nguồn thải, chỉ những hạt có đường kính d < 2µm được vận chuyển đi xa theo gió gây ô nhiễm Chì từ khí quyển có thể đi vào cơ thể sống qua ô nhiễm thực phẩm, nước, bụi hay trực tiếp qua đường hô hấp
Chì vào nước dù từ nguồn nước nào cũng phân bố ngay giữa pha nước và đáy trầm tích
Trang 11Quá trình phân bố phụ thuộc vào:
- Trị số pH của nước
- Hàm lượng muối hòa tan (TDS)
- Sự có mặt của chất hữu cơ tạo phức có chì
1.1.3 Nồng độ chì trong môi trường và sự phơi nhiễm của người
Mức độ phơi nhiễm của chì phụ thuộc:
- Tình trạng hút thuốc lá
- Nghề nghiệp
- Vị trí nhà ở: gần đường ô tô, cạnh nhà máy luyện thép, nơi giải trí
- Đối với trẻ em: do không khí, nước uống, thức ăn, đồ chơi
- Nồng độ chì trong không khí, nước rất thay đổi, phụ thuộc vào những yếu tố như mức độ công nghiệp hóa, đô thị hóa
+ Trong thành phố không dùng xăng pha chì, người ta thấy nồng độ chì khoảng 0,2µg/m3không khí
+ Không khí gần lò luyện thép có thể chứa 10µg/m3
- Trong nước: trong nước trọng tại nguồn hàm lượng chì thường nhỏ hơn 5µg/1 Nếu lấy ở vòi qua ống nước, hàm lượng chì có thể đến 100µg/1, nhất là khì nước nằm lại trong ống nước nhiều giờ
- Người ta ước tính lượng chì thâm nhập vào người:
+ Qua không khí ô nhiễm ở thành phố dùng xăng pha chì khoảng 10µg/ngày
+ Qua nước uống: 15µg/ngày
+ Thực phẩm: 200 - 300µg/ngày
- Trong khi đó lượng chì trao đổi trong cơ thể là 20µg/ngày Như vậy lượng chì dư trên 200µg/ngày gây nguy hiểm cho hoạt động sống của con người Nếu không khí có hàm lượng chì cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép, mức thâm nhiễm chì tăng cao, đạt 1mg/ngày trở lên, có thể gây ngộ độc mạn tính
- Chì thể hiện độc tính trên nhiều cơ quan và các hệ cơ quan của người
+ Khi nồng độ chì trong máu dưới 1,2µmol/l (25 µg/dI) người ta ghi nhận có sự giảm hệ bố thông minh (IQ)
+ Thực nghiệm trên súc vật chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa mức độ phơi nhiễm và tác động thần kinh Đã phát hiện những suy giảm trong chức năng thần kinh khi nồng độ chì - máu vượt quá 0,53 - 0,72µmol/l (II 15µg/dI), những suy giảm này có thể tồn tại lâu sau khi hết phơi nhiễm
+ Khi nồng độ chì - máu trên 1,44µ/mol/l (30 µg/dI) xuất hiện sự suy giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh ngoại biên ở người Nếu chì - máu trên 1,92 µmol/l (40 µg/dI) có thể rối loạn chức năng vận động và chức năng của hệ thần kinh thực vật