1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sổ tay quy trình thực hành hộ sinh trung học - Môn học 17 ppt

50 693 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 379,06 KB

Nội dung

Môn học 17 Chăm sóc bà mẹ trong đẻ Chăm sóc sản phụ trong quá trình theo dõi chuyển dạ ư Lập hồ sơ sản khoa, phát hiện nguy cơ nếu có ư Chuyển sản phụ vào phòng chờ sinh, hướng dẫn vệ

Trang 1

ư Thực hiện tình dục an toàn (nói chung):

+ Không để cho bạn tình bị lây nhiễm các bệnh liên

quan đến đường tình dục

+ Không để có thai ngoài ý muốn, để những hậu

quả không tốt về thể chất và tinh thần

ư Thực hiện tình dục có trách nhiệm (nói chung):

+ Hai người phải quan tâm, thông cảm với nhau,

làm cho cả hai cùng thoải mái, chứ không phải chỉ

để thoả mãn sự ham muốn, khoái cảm của một

người, mà bắt buộc hoặc gò ép, làm cho bạn tình bị

đau đớn, mệt mỏi

+ Tôn trọng nguyện vọng của bạn tình và thương

lượng sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp

(trong thời kỳ không có thai)

2.9 Hỏi lại thai phụ có điều gì chưa hiểu hay thắc mắc

để giải đáp

2.10 Thảo luận với thai phụ về kế hoạch vệ sinh và

sinh hoạt tình dục của bản thân thai phụ

2.11 Kết thúc cuộc tư vấn và hẹn thai phụ, nếu cần

Môn học 17

Chăm sóc bà mẹ trong đẻ

Chăm sóc sản phụ trong quá trình theo dõi chuyển dạ

ư Lập hồ sơ sản khoa, phát hiện nguy cơ (nếu có)

ư Chuyển sản phụ vào phòng chờ sinh, hướng dẫn vệ sinh cá nhân, chế độ ăn khi chuyển dạ, tư vấn khi chuyển dạ

ư Tư vấn vai trò của người nhà sản phụ trong theo dõi

và chăm sóc chuyển dạ

Trang 2

Nếu sản phụ chưa chuyển dạ nhưng có các nguy cơ

hoặc bệnh lý có chỉ định vào viện chờ sinh, ngoài những

vấn đề chăm sóc như các sản phụ khác, cần chú ý theo

dõi diễn biến của các yếu tố nguy cơ, tránh tai biến cho

mẹ và con

3 Lập kế hoạch chăm sóc

3.1 Vệ sinh thân thể tại phòng chờ sinh

ư Thai phụ đến sớm (Pha tiềm tàng)

+ Cho sản phụ tắm nếu có điều kiện

+ Vệ sinh vùng sinh dục, có thể hướng dẫn sản phụ

tự làm

+ Thay quần áo sạch, nếu có điều kiện cho sản phụ

mặc váy áo riêng của phòng sinh

+ Không cạo lông

+ Thay guốc dép sạch

+ Có thể đặt Microlax để khi sinh không có phân

(Không thụt tháo)

+ Thay vải trải giường (hoặc chiếu mới)

+ Hướng dẫn sử dụng các phương tiện sinh hoạt,

điện, nước

3.2 Tư vấn khi chuyển dạ

ư Tư vấn chung: diễn tiến của chuyển dạ, sự phối hợp cần

có giữa sản phụ và hộ sinh, chế độ ăn uống, vận động

ư Tư vấn đặc hiệu: tuỳ cụ thể từng sản phụ

3.3 Theo dõi chuyển dạ

ư Nếu ở pha tiềm tàng + Huyết áp: 4 giờ/ lần + Thân nhiệt: 4 giờ/ lần + Mạch: 1 giờ/ lần + Cơn co tử cung: 1 giờ/ lần + Tim thai: 1 giờ/ lần + Độ mở cổ tử cung: 4 giờ/ lần + Độ lọt: 4 giờ/ lần

+ ối: 4 giờ/ lần (cùng với độ mở cổ tử cung)

ư Nếu ở pha tích cực + Huyết áp: 4 giờ/ lần + Thân nhiệt: 4 giờ/ lần + Mạch: 1 giờ/ lần + Cơn co tử cung: 30 phút/ lần + Tim thai: 30 phút/ lần + Độ mở cổ tử cung: 2 - 4 giờ/ lần + Độ lọt: 2 - 4 giờ/ lần

+ ối: 2 - 4 giờ/ lần (cùng với độ mở cổ tử cung)

4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

ư Làm đầy đủ các nội dung đã lập kế hoạch như trên

ư Ghi đầy đủ kết quả theo dõi vào hồ sơ sản khoa

Trang 3

ư Chuyển các số liệu đó vào Biểu đồ chuyển dạ (Thăm

khám xong phải ghi ngay, không để đẻ xong mới ghi

hồi cứu)

5 Đánh giá

So sánh tiến triển của cuộc chuyển dạ với biểu đồ

chuyển dạ chuẩn để đánh giá:

ư Nếu biểu đồ độ mở của cổ tử cung nằm bên trái

đường báo động, tim thai trong giới hạn bình thường,

độ lọt thấp dần là tiến triển tốt, theo dõi để đẻ

đường âm hộ

ư Nếu biểu đồ độ mở cổ tử cung nằm ngang, tiếp cận

hoặc sang phải so với đường báo động, tim thai ngoài

giới hạn bình thường, nước ối có máu cần báo ngay

với bác sỹ để xử trí kịp thời Đồng thời cần điều chỉnh

kế hoạch chăm sóc cho phù hợp với thực trạng sản

1.2 Sứ khoẻ người mẹ: toàn trạng, dấu hiệu sinh tồn, sức rặn

1.3 Thai nhi: Tim thai, kiểu sổ

1.4 Tiến độ và các biến chứng có thể gặp trong giai

trí sẽ sử dụng ở thời điểm thích hợp

2.4 Số người chăm sóc: hợp đồng giữa những người

chăm sóc (có thể sử dụng cả người nhà - cần hướng dẫn trước)

2.5 Có khuyến khích, hỗ trợ sức rặn 2.6 Có thông tiểu

2.7 Có giữ tầng sinh môn, có dự kiến cắt TSM, cắt rách 2.8 Có sử dụng thuốc giảm đau

2.9 Theo dõi sức khoẻ người mẹ: tần suất đo mạch, huyết áp, thân nhiệt

2.10 Theo dõi sức khoẻ con: tần suất nghe tim thai 2.11 Phương tiện chăm sóc con ngay sau đẻ

3 Lập kế hoạch chăm sóc

3.1 Chuyển thai phụ sang phòng đẻ Thời điểm

ư Con dạ: Cuối giai đoạn mở (lúc chuyển tiếp của giai

đoạn 1 và 2)

ư Con so: ở đầu giai đoạn 2

ư Có thể dìu sang phòng đẻ hoặc chuyển bằng cáng nếu cần

Trang 4

3.2 Tổ chức kíp đỡ đẻ: Tối thiểu 2 người Người phụ phải

cần biết giúp người chính những việc gì Phải mặc áo, mũ

y tế và mang khẩu trang khi các hộp vô khuẩn đã mở nắp

3.6 Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài trước và sau khám

trong Thay vải hoặc ni lông trước, sau mỗi lần rửa

3.7 Theo dõi thể trạng người mẹ, các dấu hiệu sinh tồn

3.9 Có cần giảm đau (khi cắt TSM)

3.10 Người đỡ: rửa tay, đi găng Trong lúc rửa tay phải có

người phụ hoặc phải quan sát tránh đẻ rơi

4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Mười nội dung của kế hoạch chăm sóc cần được thực

hiện trong trường hợp cụ thể:

ư Với 3.1: tuỳ mức độ có thể để thai phụ tự đi, dìu, bế, cáng

ư Với 3.2: trường hợp chỉ có 1 nhân viên đỡ đẻ, cần sử dụng người nhà

ư Từ 3.3 đến 3.6: thường qui

ư Với 3.7: Nên phân công cho người phụ giúp Nếu chỉ

có một người, phải thường xuyên quan sát nét mặt, hô hấp

ư Với 3.8 đến 3.9: Bình thường không phải can thiệp gì

ư Với 3.10: Người hộ sinh phải có mặt đúng lúc để có thể rửa tay đúng qui cách, tránh trường hợp đi găng

Trang 5

1.2 Điều kiện môi trường

ư Tối thiểu phải có gói đẻ sạch dùng một lần

ư Hoặc túi đỡ đẻ ngoài cơ sở y tế (cơ sở sản khoa nào

cũng phải trang bị túi này – sẽ có đủ dụng cụ, thuốc

dùng cần thiết)

ư Khi có bất thường, chuyển viện bằng cách gì

2.4 Theo dõi tiến độ chuyển dạ và sức khoẻ người mẹ,

sức khoẻ thai nhi (xem bài đỡ đẻ thường ngôi chỏm - bài 8)

3 Lập kế hoạch chăm sóc

3.1 Chọn nơi đẻ: Vệ sinh môi trường, vệ sinh thai phụ

3.2 Sắp xếp nhân lực, phân công cụ thể 3.3 Chuẩn bị phương tiện đỡ đẻ: cắt rốn, làm rốn, tã lót

mũ áo cho bé với điều kiện vô khuẩn tối đa cho phép (Trường hợp đẻ ngoài cơ sở y tế có chủ định trước thì các mục 3.1, 3.2, 3.3, cần có kế hoạch ngay cả trước chuyển dạ)

3.4 Chuẩn bị phương tiện chuyển nếu gặp khó khăn 3.5 Động viên, hướng dẫn sản phụ và người nhà phối hợp trong quá trình xử trí

4 Thực hiện kế hoạch

Như kế hoạch chăm sóc, điều quan trọng là phải luôn

có túi cấp cứu để đỡ đẻ ở ngoài Túi này phải định kỳ kiểm tra cơ số và tiệt khuẩn lại hàng tuần

Tối thiểu phải có 2 nhân viên y tế để chủ động công việc

chăm sóc sản phụ trong thời kỳ

Bong rau - đỡ rau

1 Nhận định

1.1 Sổ rau thường: (không có các phần ghi ô bất thường)

Trang 6

1.2 Sổ rau bất thường: Ra máu, thời gian kéo dài, phải

can thiệp (bóc rau )

2 Chẩn đoán/ Các vấn đề cần chăm sóc

2.1 Có chảy máu trong thời kỳ bong rau

2.2 Có kéo dài thời gian bong rau

2.3 Có sót rau

2.4 Có chảy máu sau sổ rau

2.5 Mức độ chảy máu và ảnh hưởng đến thể trạng sản phụ

3 Lập kế hoạch chăm sóc

3.1 Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người mẹ ngay

sau sổ thai và sau sổ rau (tiếp đó xem phần theo dõi

Đo chiều cao tử cung ngay sau đẻ (chiều cao ban đầu)

ư Khi rau đang bong, chiều cao tử cung sẽ tăng

ư Khi rau sắp sổ, chiều cao tử cung thấp hơn

Hướng dẫn sản phụ rặn và nín rặn Khi nín rặn dây

rốn không bị kéo vào là rau đã bong

Làm nghiệm pháp bong rau: ấn tay sâu trên mu,

dây rốn không bị kéo vào là đỡ rau được

3.3 Chọn cách đỡ rau

Đỡ tự nhiên (quan sát các dấu hiệu bong rau, không

đỡ quá sớm hoặc quá muộn)

Đỡ nhân tạo (xem bài bóc rau)

Đỡ tích cực (xem bài đỡ tích cực)

3.4 Có đủ phương tiện để kiểm tra rau sau đẻ: khay

men, thước đo, cân

3.5 Cần lưu giữ bánh rau, phải có hộp đựng đề tên người

sinh để gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh lý, không cần lưu giữ phải có kế hoạch xử lý (chôn hoặc đốt)

3.6 Làm vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài: Đóng băng vệ

sinh sạch, theo dõi co hồi tử cung, ra máu, thể trạng (dấu hiệu bất thường sớm nhất là mạch nhanh )

4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

4.1 Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: nên có người phụ giúp vì

trong lúc này người hộ sinh phải khẩn trương chăm sóc bé rồi đỡ rau

4.2 Nếu đỡ rau theo cách cổ điển: Làm nghiệm pháp

bong rau

4.3 Nếu đỡ rau theo phương pháp tích cực, cần có sẵn bơm, kim tiêm, oxytoxin tiêm bắp khi thai sổ đến vai (xem bài đỡ rau tích cực)

4.4 Kiểm tra rau ngay sau đỡ: dây rốn, màng rau, múi rau

ư Nếu rau thiếu: xem có cần kiểm soát tử cung không

ư Nếu rau đủ: Làm vệ sinh, đóng băng sạch, theo dõi chảy máu thời kỳ sổ rau trong 2 giờ, giờ đầu 15phút/1 lần, giờ thứ hai 30 phút/1 lần sau đó một giờ 1 lần

đến giờ thứ sáu

Trang 7

5 Đánh giá

Đối với đẻ thường, giai đoạn sổ rau là quan trọng nhất

đối với tính mệnh người mẹ

5.1 Với sổ rau thường: Đánh giá theo việc thực hiện qui

trình chăm sóc, qui trình kỹ thuật

5.2 Với sổ rau bất thường: Phát hiện, chuyển hoặc xin ý

kiến bác sỹ kịp thời

5.3 Dựa vào bằng chứng (qua thực tế đỡ rau) tìm ra

được kinh nghiệm tốt nhất: giảm tỷ lệ sót rau, giảm băng

huyết, giảm tỷ lệ kiểm soát tử cung đến mức tối ưu

chăm sóc sản phụ Chấn thương đường sinh dục trong cuộc đẻ

huyết áp, da - niêm mạc ), tinh thần của sản phụ

2.2 Loại trừ chảy máu do đờ tử cung trong trường hợp

sót rau Nếu cần phải kiểm tra, bao giờ cũng phải giải

quyết bên trong trước

2.3 Vị trí – mức độ rách – khả năng phục hồi 2.4 Thời gian từ khi rách (khi đẻ) đến khi phát hiện, xử trí

(Khoảng cách càng dài nguy cơ nhiễm khuẩn càng tăng)

3 Kế hoạch chăm sóc

3.1 Trao đổi với sản phụ về tình trạng sức khoẻ, mức độ

tổn thương và khả năng phục hồi của vết rách Động viên sản phụ và người nhà bình tĩnh, tin tưởng vào khả năng

xử trí của thầy thuốc Hướng dẫn sản phụ và người nhà phối hợp với thầy thuốc trong quá trình xử trí

3.2 Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: tuỳ theo số đo mạch,

huyết áp để chỉ định theo dõi Tuy nhiên, cần chú ý có một

số trường hợp, huyết áp vẫn ở mức bình thường, nhưng mạch nhanh > 90 nhịp/ phút là có nguy cơ chảy máu nặng, cần theo dõi sát

3.3 Đánh giá khả năng co hồi của tử cung để loại trừ chảy máu do đờ tử cung

3.4 Kiểm tra kỹ bánh rau sau đẻ loại trừ sót rau

3.5 Tìm hiểu trạng thái tinh thần của sản phụ và người nhà, nếu sản phụ quá lo lắng hoặc buồn phiền có thể

ảnh hưởng đến mức độ chảy máu

3.6 Kiểm tra âm hộ, âm đạo phát hiện vị trí rách, mức độ rách

3.7 Kiểm tra cổ tử cung bằng 2 ngón tay, nếu nghi ngờ

có rách cổ tử cung cần kiểm tra bằng dụng cụ ngay 3.8 Nếu mức độ rách ngoài khả năng xử trí của hộ sinh, cần mời bác sỹ ngay hoặc chuyển viện Trong khi chờ

đợi cần thực hiện các biện pháp làm giảm chảy máu

Trang 8

3.9 Nếu người hộ sinh có khả năng xử trí tốt: Chuẩn bị

dụng cụ, nhân lực, sản phụ (giảm đau, vô khuẩn) để xử

trí kịp thời

3.10 Hồi sức, truyền dịch ngay, nếu huyết áp tối đa dưới

90 mmHg

3.11 Chăm sóc hồi phục sau khâu: thời gian cần nằm

tại giường, thời gian rút gạc, thời gian cắt chỉ, kháng

sinh và thuốc trợ sức khác nếu cần Chế độ ăn thích hợp

tuỳ theo từng sản phụ, không nên kiêng khem quá kỹ

(dẫn đến thiếu dinh dưỡng hoặc gây táo bón)

4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

4.1 Theo dõi chức năng sống tuỳ từng trường hợp Nếu

các số đo bình thường, chỉ cần ghi trước và sau xử trí Nếu

có choáng, phải theo dõi mạch, huyết áp 5 – 10 phút/ lần

4.2 Loại trừ sót rau và đờ tử cung trước khi chẩn đoán rách

4.3 Nếu rách ở nhiều vị trí khác nhau, bao giờ cũng phải

xử trí rách trong trước

4.4 Chú trọng các khâu giảm đau, vô khuẩn, hồi sức,

động viên sản phụ trong quá trình xử trí

Chăm sóc sản phụ chuyển dạ Đẻ khó do thai

1 Nhận định

ư Xác định thai to qua đo chiều cao tử cung, vòng bụng,

qua sờ nắn (đặc biệt là đầu thai nhi) Hỏi tiền sử, nghiệm pháp lọt

ư Kiểm tra xem có phải thai dị dạng không (qua thăm khám, siêu âm)

ư Có kèm theo vỡ ối sớm, sa chi không?

ư Nhân thân sản phụ, tiền sử sản khoa (tiền sử đẻ thai

to, đẻ nhiều lần, mắc bệnh tiểu đường)

ư Có dấu hiệu chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ tắc nghẽn không?

ư Có dấu hiệu suy thai không?

Trang 9

ư Báo bác sỹ xử trí nếu có chuyển dạ kéo dài/ tắc nghẽn

ư Thực hiện những vấn đề về cận lâm sàng, nếu có chỉ

định

3 Kế hoạch chăm sóc

ư Trao đổi với sản phụ về tình trạng thai nhi, chuyển

dạ Thảo luận với sản phụ về nơi đẻ thích hợp

ư Chuyển hoặc chủ động đến sinh ở nơi có cơ sở phẫu

thuật

ư Không mổ chủ động mà phải thông qua nghiệm

pháp lọt - đẻ chỉ huy nếu cơn co yếu

ư Lập biểu đồ chuyển dạ, theo dõi tương quan của

đường mở cổ TC với đường báo động/hành động

ư Lập kế hoạch đỡ đẻ đường dưới nếu các thông số theo

dõi chuyển dạ tiến triển tốt, chuẩn bị đầy đủ phương

tiện forceps, giác hút nếu cần

ư Có kế hoạch mổ lấy thai ngay khi có đủ dấu hiệu

sớm của chuyển dạ đình trệ, không được để doạ vỡ

TC mới mổ

ư Chăm sóc sau đẻ cho mẹ và con theo xử trí đã tiến

hành

ư Với thai dị dạng, xử trí của người hộ sinh là chuyển

đến các cơ sở kỹ thuật cao vì nguy cơ với não úng

thuỷ không phải chỉ định duy nhất là chọc sọ

ư Khi có sa chi trước ngôi tìm cách đẩy chi lên để chi sa

không còn là vật cản làm tăng thể tích

ư Trường hợp thai to, đầu đẻ được nhưng vai mắc thì

phải tìm cách hạ tay để chuyển đường kính 2 mỏm

vai thành vai - nách hoặc nách - nách

4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

ư Cơ sở chỉ đỡ đẻ thường không nhận đỡ thai được chẩn

đoán là to

ư Phải thông qua nghiệm pháp lọt với công cụ theo dõi

là biểu đồ chuyển dạ (ghi kịp thời, trung thực)

ư Phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển dạ đình trệ để có chính xác các chỉ định đẻ chỉ huy, mổ lấy thai, foocxep, giác hút

ư Chăm sóc cho mẹ và con thích hợp với các xử trí đã tiến hành

5 Đánh giá

ư Có chẩn đoán đúng là thai to (trên 3500g)

ư Tỷ lệ can thiệp, tránh tỷ lệ mổ quá cao

ư Các tai biến cho mẹ và con do không chẩn đoán được thai to hoặc do xử trí chậm

Trang 10

2 Chẩn đoán/Những vấn đề cần chăm sóc

2.1 Khung xương

ư Chiều cao cơ thể

ư Đo khung chậu ngoài (giá trị không nhiều)

ư Dáng người, dáng đi: gù, vẹo cột sống, thọt

2.2 Phần mềm

ư Vách ngăn dọc, ngang âm đạo

ư Lỗ rò âm đạo

ư Tầng sinh môn dài, dầy, rắn

2.3 Khối u tiền đạo

Xác định qua khám trong

3 Lập kế hoạch chăm sóc

ư Theo dõi chuyển dạ và chuẩn bị cho cuộc đẻ (ăn,

uống, vệ sinh, tư vấn ) như các trường hợp đẻ khó có

khả năng phải phẫu thuật

ư Với những trường hợp không có điều kiện đẻ đường

dưới (u tiền đạo, vách ngăn ngang âm đạo) thì chuẩn

bị mổ lấy thai khi đã có dấu hiệu chuyển dạ

ư Với khung xương hẹp, méo, không có chỉ định mổ

tuyệt đối mà phải thông qua nghiệm pháp lọt

ư Với vách ngăn dọc: chỗ đầu xuống vách giãn mỏng thì

1 Nhận định

Đẻ khó do cơn co là:

ư Nguyên phát

ư Thứ phát Vì xử trí 2 loại này có khác nhau

2 Chẩn đoán/Những vấn đề cần chăm sóc

2.1 Cơn co quá hiệu năng

Đề phòng đẻ rơi gây chấn thương cho thai nhi, đứt dây rốn, không chuẩn bị kịp phần vô khuẩn sản khoa

Trang 11

2.2 Cơn co yếu còn gọi là đờ TC khi chuyển dạ

ư Đờ TC nguyên phát (ảnh hưởng của lần đẻ, tuổi, tâm

lý người mẹ)

ư Đờ TC thứ phát: Hậu quả của đẻ khó cơ giới: thai to,

khung xương hẹp, ngôi bất thường

2.3 Cơn co cường tính (tăng trương lực cơ giữa 2 cơn co)

ư Do con so lớn tuổi

ư Cơn co không đồng bộ làm cổ TC cứng không mở

3 Lập kế hoạch chăm sóc

ư Với đẻ cực nhanh: (Thời gian chuyển dạ chỉ 2-3 giờ)

phải chuẩn bị đỡ đẻ tốt, lúc nào cũng sẵn sàng về

người và phương tiện, không để đẻ rơi

ư Với cơn co yếu: Đẻ chỉ huy/ ghi tiến độ qua Biểu đồ

chuyển dạ và phiếu truyền đẻ chỉ huy

ư Với đờ tử cung thứ phát: phải chẩn đoán đúng

nguyên nhân (nếu do nguyên nhân cơ giới mà cho đẻ

chỉ huy thì rất nguy hiểm)

ư Với cơn co mạnh: Sử dụng thuốc giảm co như

Papaverin, sfasfon, theo dõi tim thai, dấu hiệu doạ vỡ

ư Trao đổi với sản phụ và người nhà về quá trình chăm

ư Nếu không có kết quả thì báo cáo xin xử trí kịp thời

Chăm sóc sản phụ Chuyển dạ kéo dài -

Chuyển dạ đình trệ

1 Nhận định

1.1 Chuyển dạ kéo dài: - Trên 12 giờ đối với con dạ

ư Trên 16 giờ đối với con so

1.2 Chuyển dạ đình trệ: Sau 4 giờ không có tiến triển về

độ mở và độ lọt tuy cơn co tốt: tần số 3, mỗi cơn co 30 giây

2 Chẩn đoán/Những vấn đề cần chăm sóc

2.1 Chuyển dạ kéo dài

ư Có nhiễm khuẩn ối

ư Có suy thai

ư Có đờ TC thứ phát (xem bài 16)

ư Có dấu hiệu doạ vỡ (xem bài 22)

Trang 12

3 Lập kế hoạch chăm sóc

ư Chẩn đoán chính xác chuyển dạ thật (phân biệt với

chuyển dạ giả) để tính số giờ Khởi điểm là cơn co tần

số 2/10phút và thời gian co từ 20 giây

ư Theo dõi tiến độ của chuyển dạ: cơn co, độ mở, độ lọt

(xem bài theo dõi chuyển dạ, biểu đồ chuyển dạ)

ư Tim thai: Có suy không tần số nghe theo quy định

ư Các dấu hiệu sống của người mẹ: có tăng giảm huyết

áp, mạch nhanh, sốt, suy kiệt, mất nước, tiêu hoá

(acetone trong nước tiểu) Tần số đo mạch, nhiệt,

huyết áp theo quy định

ư Hướng dẫn sản phụ chế độ ăn uống thích hợp, chế độ

vận động phù hợp, đặc biệt khuyến khích tư thế nằm

nghiêng trái

ư Các dấu hiệu doạ vỡ: chú ý từ lúc cơn co tăng bất

thường, không tương xứng với độ mở, độ lọt - Tử cung

kéo dài (đáy cao lên)

ư Xử trí kịp thời các dấu hiệu bất thường do chuyển dạ

kéo dài và đình trệ gây ra

ư Tuỳ tình huống mà tiếp tục theo dõi, hỗ trợ cơn co,

can thiệp đẻ đường dưới hoặc mổ lấy thai Người Hộ

sinh phải sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu xử trí trên

ư Động viên sản phụ, hướng dẫn sản phụ và gia đình

phối hợp trong quá trình chăm sóc và xử trí

4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Như kế hoạch đã lập trên

Không máy móc lệ thuộc giờ trên đồng hồ

5 Đánh giá

ư Có giảm được tỷ lệ can thiệp không cần thiết do chẩn

đoán không chính xác về giờ chuyển dạ

ư Có giảm được các tai biến cho mẹ và con do chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ đình trệ

ư Các dấu hiệu sinh tồn

ư Dấu hiệu chuyển dạ

ư Tinh thần sản phụ: sản phụ đã biết trước tình trạng

đẻ khó do ối (Qua khám thai, siêu âm, do ối vỡ từ trước khi đến viện )

2 Chẩn đoán/Những vấn đề cần chăm sóc

Đánh giá về ối bắt buộc phải khám trong

Trang 13

ư Khi khám phải vô khuẩn, có găng vô khuẩn, trước

khi thăm phải rửa âm hộ sạch sẽ

ư Phải hạn chế tối thiểu số lần khám trong (đánh giá

độ lọt có thể qua khám ngoài)

ư Sau khi ối vỡ: Nước ối có màu, có mùi là không bình

thường

ư Thiểu ối: Phải qua chẩn đoán siêu âm

ư Mức độ hiểu biết về tình trạng ối của sản phụ, tinh

ư Bấm ối khi đã chuyển dạ cho nước ối chảy chậm

phòng choáng do bụng giảm thể tích đột ngột

ư Kiểm tra có sa dây rốn, sa chi, ngôi bất thường

ư Phòng băng huyết sau đẻ (thuốc co TC )

3.2 Thiểu ối (thường gặp ở thai quá ngày sinh)

ư Tăng cường theo dõi khi lượng ối giảm (siêu âm)

ư Gây chuyển dạ hoặc mổ lấy thai (xem phần chăm sóc

ở những nội dung này)

3.3 Vỡ ối non, sớm

ư Băng vệ sinh sạch, hạn chế thăm khám, theo dõi chờ

chuyển dạ tự nhiên/ không chuyển dạ tự nhiên

ư Đẻ chỉ huy, không kết quả

ư Mổ lấy thai (xem phần chăm sóc cho người phải mổ)

3.3 Theo dõi quá trình chuyển dạ theo biểu đồ chuyển dạ, đặc biệt theo dõi phát hiện và xử trí sớm nhiễm khuẩn ối

3.4 Động viên sản phụ và người nhà phối hợp trong quá trình theo dõi và xử trí

3.5 Hướng dẫn sản phụ chế độ ăn thích hợp, tránh khó khăn nếu phải mổ lấy thai

4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Theo kế hoạch đã lập

5 Đánh giá

ư Kết quả chăm sóc tốt: chẩn đoán đúng nguyên nhân,

xử trí kịp thời, an toàn cho mẹ và con

ư Chưa tốt: Cuộc chuyển dạ có biến chứng như sa dây rau, suy thai

Chăm sóc sản phụ chuyển dạ có Sa dây rau

Trang 14

ư Dây rau đã vào âm đạo

ư Dây rau đã ra ngoài âm hộ

1.3 Thai còn sống hay đã chết

1.4 Nguyên nhân: Nhiều ối, bấm ối không đúng kỹ thuật,

ngôi bất thường, dây rau dài

1.5 Tình trạng sản phụ: Thể trạng, tinh thần, dấu hiệu

sinh tồn, quá trình chuyển dạ

2 Chẩn đoán/Những vấn đề cần chăm sóc

ư Dây rau hết đập, tim thai: không còn gì để phải chăm

sóc dây rau sa

ư Nếu sa trong ối: nguy cơ chết thai cao khi để ối vỡ tự

nhiên – có nên chủ động mổ hay chờ cổ TC mở, bấm ối

đẩy dây rau lên?

ư Nếu dây rau sa còn đập: Phải tìm cách đẩy lên,

không kết quả mới chuyển mổ Sa dây rau gây chết

thai do bị chèn ép giữa ngôi và khung chậu và do bị

thay đổi môi trường mạch máu tự ngừng đập

ư Tình trạng tinh thần của sản phụ

3 Kế hoạch chăm sóc

ư Khám một sản phụ chuyển dạ phải chú ý nghe tim

thai Nếu tim thai có “vấn đề” đối với người đã vỡ ối

phải kiểm tra ngay xem có sa dây rau không

ư Nếu dây rau có sa, xem vị trí và mức độ sa

+ Sa phía trước nguy cơ chèn ép tăng

+ Sa càng thấp nguy cơ chết thai càng tăng

ư Xem dây rau còn đập + Nếu còn đập phải tìm cách đẩy dây rốn lên ngay

Đẩy xong chờ có cơn co mới rút tay để đầu xuống, không còn chỗ cho dây rau sa lại, đẩy xong nghe tim thai nếu đập đều trở lại là thành công

+ Nếu còn đập mà không đẩy lên được phải chuẩn bị

mổ lấy thai, đắp gạc nóng để bảo vệ dây rau Chú ý: Giải pháp đẩy bao giờ cũng phải chọn trước

ư Nếu dây rau hết đập: Không còn gì để chăm sóc dây

rau xử lý đỡ thai theo ngôi thế

ư Nếu sa trong ối: không được tự động bấm Người Hộ

sinh phải cho sản phụ chuyển viện hoặc xin Bác sỹ

xử trí

ư Chế độ ăn uống, vận động phù hợp

ư Trao đổi với sản phụ về tình trạng cấp cứu, động viên

sản phụ và người nhà phối hợp với thầy thuốc trong quá trình chăm sóc và xử trí

4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Theo các tình huống đã phân tích trên

5 Đánh giá

ư Chăm sóc và xử trí tốt: Đẩy được dây rau lên hoặc mổ

lấy thai kịp thời không ảnh hưởng đến thai và sản phụ

ư Chưa tốt: Thai chết hoặc ngạt thai

Trang 15

Chăm sóc sản phụ chuyển dạ có dấu hiệu

doạ vỡ tử cung

1 Nhận định

ư Các nguyên nhân tiềm năng

+ Mẹ: Khung xương hẹp, u tiền đạo

+ Con: Thai to, ngôi bất thường

+ Dùng thuốc co tử cung: Fortaglandin, oxytocin

ư Chọn đường đẻ để lấy thai ra sớm nhất, tùy thuộc

mức độ doạ vỡ, độ mở, độ lọt, ngôi thai

2 Chẩn đoán/Những vấn đề cần chăm sóc

ư Thể trạng, các dấu hiệu sống, tinh thần để có phương

án hồi sức

ư Tiến độ chuyển dạ: Cơn co, độ mở, độ lọt để có

phương án lấy thai tránh vỡ tử cung

ư Lấy thai đường dưới (foocep) cần phải kiểm soát tử

cung để loại trừ vỡ tử cung, cần có các biện pháp đề

phòng băng huyết

ư Mời khoa nhi phối hợp chăm sóc trẻ sơ sinh vì thường

có suy thai, ngạt thai

ư Tình trạng sản phụ: Các dấu hiệu sinh tồn, thể

ư Phân tích biểu đồ chuyển dạ: có dấu hiệu đình trệ

(xem bài chuyển dạ đình trệ) kết hợp nhận định các dấu hiệu lâm sàng

ư Tiêm thuốc giảm co (xem bài đẻ khó do cơn co)

ư Hồi sức thai nếu có suy thai

ư Chuẩn bị thai phụ như cho một cuộc đẻ can thiệp

ư Nếu có chỉ định Forceps: chuẩn bị đầy đủ dụng cụ,

phương tiện, nhân lực, thông tiểu, giảm đau, kiểm soát tử cung sau đẻ

ư Nếu mổ, chuẩn bị thật khẩn trương, mời khoa Nhi phối hợp chăm sóc trẻ sơ sinh

4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Như kế hoạch đã lập Phải hết sức khẩn trương và luôn

đề phòng khả năng xấu hơn là tử cung đã vỡ mà chưa chẩn đoán được

5 Đánh giá

ư Khả năng theo dõi lâm sàng, chẩn đoán sớm (không

đợi đến lúc đoạn dưới giãn mỏng, vòng thắt dâng cao)

ư Tính khẩn trương trong xử trí

ư Đúng qui trình, việc nào cần làm trước

Trang 16

ư Do dùng thuốc co tử cung quá liều

ư Do thủ thuật: Forceps cao, nội xoay, cắt thai (loại

nguyên nhân này thường gây rách phức tạp, nguy

ư Vỡ không hoàn toàn: nếu nhầm đoạn vỡ lấy thai

đường dưới sẽ rất nguy hiểm

ư Vỡ hoàn toàn: Hồi sức khẩn trương, chuyển mổ ngay,

không đợi nâng huyết áp

3 Kế hoạch chăm sóc

ư Thảo luận với người nhà sản phụ về sự cần thiết phải phẫu thuật, động viên sản phụ và người nhà phối hợp trong quá trình chăm sóc sản phụ trước và sau phẫu thuật

ư Theo dõi các chức năng sinh tồn, đánh giá mức độ choáng và mất máu

ư Hồi sức khẩn trương, truyền máu (sau khi lấy máu chéo)

ư Chuyển mổ ngay sau khi đã làm đủ phần chuẩn bị phẫu thuật

ư Gây mê hồi sức tốt trong và sau mổ Tiếp tục truyền máu trong và sau mổ (nếu cần)

ư Chăm sóc chu đáo các vấn đề sau mổ: Khi có chỉ định

đặt thông bàng quang tại chỗ, đặt mèche ổ bụng

Trang 17

Chăm sóc sản phụ Chảy máu

trong thời kỳ sổ rau và sau đẻ

1 Nhận định

ư Thể trạng: Sắc mặt, tinh thần, huyết áp, mạch, nhịp

thở, tinh thần sản phụ

ư Mức co hồi tử cung: Mật độ, chiều cao tử cung

ư Mức độ ra máu, phát hiện sớm chảy máu bất thường,

nguyên nhân do vỡ tử cung

2 Chẩn đoán/Những vấn đề cần chăm sóc

ư Thể trạng, các dấu hiệu sinh tồn, tinh thần sản phụ

ư Co hồi tử cung

ư Máu ra đường âm đạo (phân biệt sinh lý và bệnh lý)

ư Phân biệt vỡ tử cung với rách đường sinh dục sau đẻ

3 Lập kế hoạch chăm sóc

ư Theo dõi ngay sau đẻ

Giờ đầu: 15 phút/lần: Mạch, huyết áp, co tử cung, ra máu

ư Dấu hiệu mạch nhanh là dấu hiệu báo sớm và cũng

là dấu hiệu để theo dõi phát hiện, tiên lượng

ư Đo huyết áp ngay sau đẻ, nếu có bất thường như

mạch nhanh, sắc mặt xanh, tử cung mềm, máu âm

đạo ra nhiều, phải kiểm tra lại huyết áp ngay

ư Nắn tử cung: Nếu thấy đáy tử cung trên rốn, mật độ

mềm, xoa tử cung máu càng chảy (bình thường xoa tử cung gây co bóp máu chảy giảm dần)

ư Quan sát lượng máu ra đường âm đạo (quá 250ml mà máu vẫn tiếp tục ra)

ư Tiêm ngay thuốc co tử cung (oxytocin, ecgometrin)

ư Xoa bóp tử cung, ép tử cung giữa 2 tay, chèn động mạch chủ

ư Truyền oxytocin

ư Báo bác sỹ xử trí – kiểm soát tử cung Sau đó nếu tử

cung đã co tốt, kiểm tra đường sinh dục, nếu rách phải khâu phục hồi ngay

ư Nếu tử cung vẫn đờ, xử trí nội sản không kết quả phải chuyển mổ cắt tử cung

4 Thực hiện kế hoạch

Theo trình tự đã lập mà xử trí nội khoa, sản khoa, ngoại khoa đúng và khẩn trương

5 Đánh giá

ư Theo dõi ngay sau đẻ có đúng qui định về số lần và

nội dung để phát hiện kịp thời chảy máu trong thời

kỳ sổ rau và sau đẻ

ư Xử trí có kịp thời và đúng cách không

ư Hồi sức có kịp thời không

ư Sự kết hợp đúng đắn, đúng lúc của các xử trí sản khoa, nội khoa, ngoại khoa

Trang 18

Phần 2: Qui trình thực hành

chuẩn bị cho một cuộc đẻ

1 Chuẩn bị thai phụ

ư Vệ sinh thân thể: Nếu sản phụ mới chuyển dạ, cổ tử

cung mở dưới 2cm, khuyên sản phụ tắm gội sạch sẽ

ư Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, dùng băng vệ sinh

vô khuẩn

ư Hướng dẫn sản phụ chế độ ăn: Ăn nhẹ, ăn thức ăn dễ

tiêu (cháo, uống sữa, uống nước cam ), ăn ít một,

tránh ăn các thức ăn đã để lâu

ư Khi cổ tử cung đã mở trên 5cm, không để sản phụ đi

đại tiểu tiện ở nhà vệ sinh để tránh đẻ rơi

ư Khuyên sản phụ nằm đầu cao, tốt nhất là nằm

nghiêng trái

ư Hạn chế đi lại tránh vỡ ối sớm

ư Động viên, giải thích để sản phụ yên tâm thực hiện

theo hướng dẫn của thầy thuốc: Cách thở, tư thế

nằm, cách rặn

2 Chuẩn bị dụng cụ cho cuộc đẻ

2.1 Dụng cụ theo dõi thai phụ và thai nhi trong chuyển dạ

ư ống nghe tim phổi

ư ống nghe tim thai

ư Thước dây

ư Thước đo khung xương

ư Đồng hồ có kim giây

ư Khay đựng dụng cụ

2.2 Dụng cụ làm vệ sinh và vô khuẩn cho thai phụ

ư áo, váy hấp, băng vệ sinh vô khuẩn

ư Guốc dép riêng để đi trong phòng đẻ

2.3 Dụng cụ vô khuẩn cho người đỡ đẻ

Trang 19

2.4 Dụng cụ đỡ đẻ thường

ư Hai hộp dụng cụ đỡ đẻ thường, mỗi hộp gồm: 1 kéo và

+ 2 kẹp phẫu tích: 1 có mấu, 1 không mấu

+ 2 kim cong: 1 khâu cơ, 1 khâu da

+ 1 khay men đỡ rau

+ 1 khay men để dụng cụ chưa vô khuẩn

+ Các hộp hấp để lấy bổ sung: Hộp khăn vải hấp, hộp

găng vô khuẩn, hộp bông hấp, hộp băng gạc…

ư Các phương tiện chăm sóc trẻ sơ sinh:

+ Bông cầu

+ Cồn iod, cồn 700 + Tã, áo, mũ

2.5 Dụng cụ đề phòng cuộc đẻ khó

ư Nền, tường không thấm nước để có thể rửa được bằng nước và xà phòng, có hệ thống kín dẫn nước thải

ư Trong phòng không dùng quạt trần, mà dùng quạt bàn hoặc điều hòa nhiệt độ

ư Các cửa sổ phải có kính mờ cao hơn sàn nhà 1,5 m, nếu không có kính phải có lưới che hoặc vải xô tránh ruồi muỗi bay vào

ư Khi không có sản phụ đẻ phải đóng kín tuyệt đối, không làm việc khác trong phòng đẻ

ư Bàn đẻ luôn sạch sẽ, có thể nâng cao hoặc hạ thấp phần trên để thích hợp với tư thế của sản phụ trong từng giai đoạn của cuộc đẻ

ư Sau mỗi ca đẻ, phải thay tấm lót bàn, lau chùi sạch

sẽ tấm trải bàn, rồi mới tiếp tục sử dụng

Trang 20

ư Bục lên xuống dành cho sản phụ phải chắc chắn,

tránh ngã cho sản phụ

ư Phòng đẻ phải được rửa hàng tuần (nền, tường) bằng

các loại dung dịch sát khuẩn, chiếu đèn cực tím để

khử trùng Sau mỗi ca đẻ, phải lau sạch sẽ bằng dung

dịch sát khuẩn

ư Phải có guốc dép đi riêng trong phòng đẻ:

4 Chuẩn bị thuốc cho cuộc đẻ

ư Dịch truyền:Glucose hoặc dextrose đẳng trương, ưu

trương; đung dịch natri chlorua

2 vô khuẩn trong sản khoa

Dụng cụ đã dùng

Khử nhiễm

Nóng

Sấy khô

Ngâm hoá chất 20 phút

Bảo quản Làm sạch

Sử dụng

Trang 21

Rửa tay - mặc áo - đI găng

1 Chuẩn bị

ư Thùng đựng nước chín, vòi có cần gạt

ư Xà phòng chín hoặc dung dịch rửa tay

ư Bàn chải vô khuẩn

ư Hộp đựng khăn lau tay vô khuẩn

ư Hộp đựng áo blu vô khuẩn

ư Hộp đựng găng tay hấp hoặc găng tay vô khuẩn

ư Xắn tay áo trên khuyủ tay 10 cm

ư Sát khuẩn đầu ngón tay bằng cồn iod

ư Mở vòi nước thấm ướt 2 bàn tay, cẳng tay

ư Lấy xà phòng vào bàn chải

ư Cọ rửa tay theo thứ tự: Ngón tay- bàn tay- cẳng tay

ư Ngâm tay trong dung dịch sát khuẩn 5 phút

ư Lau khô tay bằng khăn vô khuẩn

ư Lấy áo blu từ trong hộp hấp ra

ư Mặc áo: Xỏ tay trái trước, tay phải sau

ư Nhờ người phụ buộc dây khẩu trang và dây đai lưng

ư Lấy 1 đôi găng tay vô khuẩn

ư Đi găng tay trái trước, tay phải sau

ư Sửa ngón găng, kéo cổ găng trùm tay áo

ư Nắm 2 tay để cao trước ngực

Làm sạch dụng cụ sau thủ thuật

1 Đi găng bảo vệ (găng dày, cổ găng tay dài), găng này không được dùng để làm chuyên môn

2 Rửa nước Tháo rời dụng cụ, nếu có thể

3 Ngâm nước xà phòng bột

4 Dùng bàn chải, tốt nhất loại bàn chải nhỏ có cán như bàn chải đánh răng, đánh rửa sạch các vết bẩn, các khe kẽ, các chỗ bắt khớp của dụng cụ

5 Rửa nước lại 3 lần, rửa dưới vòi nước chảy hay rửa trong chậu cũng phải 3 lần Rửa vòi thì sạch và tiện hơn, nhưng lại sợ bắn tung toé chất bẩn vào người

Trang 22

rửa dụng cụ Nếu đeo kính hoặc tấm trong để bảo

vệ mặt, găng có cổ tay dài, đeo tạp dề ni lông, thì có

thể bảo vệ người rửa dụng cụ Hoặc cho dụng cụ vào

chậu và vặn vòi cho nước chảy tràn đến khi nước

thật trong, cũng có tác dụng làm sạch tốt

6 Lau hoặc để khô trong không khí trước khi xử lý tiếp

7 Không làm sạch dụng cụ ở trong phòng thủ thuật

8 Đối với đồ vải, nên giặt trong máy giặt, tốt nhất là

máy giặt có nước nóng

Làm sạch và tiệt khuẩn găng

1 Đeo găng bảo vệ 2 tay

2 Lộn trái găng ra và ngâm trong dung dịch tiệt

khuẩn 10 phút

3 Rửa sạch bên trong và bên ngoài găng bằng nước xà

phòng

4 Rửa sạch nước xà phòng bằng vòi nước chảy

5 Kiểm tra xem găng có bị thủng không

6 Lau khô nhẹ nhàng cả 2 mặt găng (có thể phơi trên

dây nơi không có nắng)

7 Găng tay đã được làm sạch, phải được rắc bột tale

và gấp xếp thành từng đôi, gấp cổ găng ra ngoài

8 Xếp găng đã gấp vào sọt sắt thoáng (hoặc hộp hấp)

theo chiều nghiêng, không chồng lên nhau, để cho

hơi nước thấm qua tốt nhất

9 Hấp ở nhiệt độ 121C trong 15 phút

10 Sau khi hấp bảo quản ở điều kiện vô khuẩn

11 Đựng trong hộp đậy kín 1 tuần Sau một tuần phải tiệt khuẩn lại

tiệt khuẩn dụng cụ bằng hoá chất

1 Chuẩn bị một xô bằng nhựa hoặc bình thuỷ tinh có nắp đậy, đựng dung dịch tiệt khuẩn sao cho độ sâu vừa đủ ngập dụng cụ

2 Chuẩn bị một xô (hoặc chậu) vô khuẩn có nắp đậy,

đựng nước vô khuẩn để tráng

3 Ngâm dụng cụ đã được làm sạch vào dung dịch tiệt khuẩn, ít nhất 10 giờ (Cidex 2%)

4 Lấy dụng cụ ra bằng kẹp vô khuẩn

5 Tráng dụng cụ bằng nước vô khuẩn

6 Dùng kẹp vô khuẩn gắp dụng cụ sang hộp vô khuẩn, có nắp đậy kín

7 Dán nhãn, đề tên dụng cụ, ngày tiệt khuẩn trên nắp hộp

8 Cất giữ không quá 1 tuần (nếu hộp hấp không kín, nơi bảo quản không vô khuẩn, thì dùng ngay sau khi tiệt khuẩn)

(Chú ý: Ngâm dụng cụ trong 20 phút có thể sử dụng

được ngay, đối với trường hợp chỉ cần khử khuẩn ở mức độ cao)

Trang 23

khử khuẩn cao bằng nhiệt đun sôi

1 Dùng cho bơm tiêm, dụng cụ kim loại hoặc cao su

khi không có điều kiện sấy khô hấp ướt

2 Xếp dụng cụ đã làm sạch vào nồi luộc, nên xếp

chung những thứ cùng chủng loại

3 Cho nước sạch vào nồi ngập dụng cụ Đậy nắp kín

4 Đun sôi – duy trì từ lúc bắt đầu sôi 20 phút Nếu ở

nơi cao hơn mặt biển, cứ 100m phải thêm 5 phút

5 Trong quá trình luộc không được cho thêm dụng cụ

khác, nếu cho thêm phải tính lại thời gian từ lúc đó

6 Dùng kẹp vô khuẩn hoặc đã khử khuẩn cao, lấy

dụng cụ cho vào hộp đựng, hộp đựng cũng phải

được tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn cao

7 Không để ngâm dụng cụ trong nước đã nguội Dùng

ngay hoặc bảo quản trong 24 giờ

Ghi chú:

ư ở ngoài cơ thể, HIV rất dễ bị tiêu diệt hoặc bị bất

hoạt bằng các tác nhân

ư ở nhiệt độ ướt, HIV rất dễ bị phân huỷ ở 560C trong

20 phút, ở nhiệt độ khô HIV bị huỷ ở 680C trong 2 giờ

sấy khô

1 Dùng để tiệt khuẩn dụng cụ kim loại

2 Dụng cụ sau khi đã khử nhiễm, làm sạch: Cho từng

bộ vào hộp đựng có nắp rồi đặt vào tủ sấy, cách

2 Vải, găng đều đã giặt sạch, phơi khô

3 Xếp đồ hấp vào hộp, thành hộp hấp phải có lỗ thông, mở vành đai đậy lỗ Đặt gói to ở dưới, gói nhỏ ở trên, có khoảng trống cho hơi nước đi qua

4 Mở nắp nồi hấp, đổ nước vào trong nồi theo quy

định của hãng sản xuất, nên dùng nước cất để tránh đóng cặn

5 Cho hộp hấp vào nồi hấp

6 Đậy kín nắp nồi hấp, mở van xả ( tư thế đứng)

7 Đốt nóng: Khi thấy hơi nước xì mạnh, để 4 phút để hơi nước đuổi hết không khí trong nồi, mới đóng van xả (tư thế ngang), nhờ không có không khí bên trong, hơi nước nóng sẽ toả đến mọi điểm

Trang 24

8 Duy trì đến khi kim áp lực chỉ đến 1,5kg/cm

(1200C) thì duy trì 30 phút

9 Xả hơi: Khi đã đạt được nhiệt độ và thời gian cần

thiết, thì tắt nguồn nhiệt, mở từ từ khoá xả hơi cho

áp lực về số 0, sau đó tháo lỏng ngay ốc vặn nắp, để

tránh hiện tượng chân không trong nồi, khó mở

nắp

10 Làm khô và làm nguội: Đợi nồi hết nóng hãy lấy đồ

hấp ra bảo quản, ghi ngày tiệt khuẩn Với nồi hấp

kiểu tang trống, phải đóng ngay vành đai

11 Bảo quản trong 05 ngày

khử khuẩn lạnh

(Dùng cho dụng cụ không thể sấy khô, hấp ướt)

1 Đi găng, mang kính bảo vệ mắt, mở thoáng cửa sổ

2 Pha dung dịch CIDEX 2% nơi thoáng gió

3 Hộp ngâm phải có nắp và đủ kích thước để ngâm

ngập dụng cụ

4 Chuẩn bị một hộp tương tự đựng nước vô khuẩn để

tráng rửa hoá chất

5 Dụng cụ đã qua làm sạch

6 Ngâm ít nhất 10 giờ

7 Lấy dụng cụ bằng kẹp vô khuẩn

8 Tráng rửa trong nước vô khuẩn (nước cất, huyết thanh)

9 Lau khô bằng khăn vô khuẩn và bảo quản trong hộp vô khuẩn trong 1 tuần

ư pH dưới 6 hoặc trên 10 cũng bất hoạt được virus

Do đó khi khử khuẩn cao bằng hoá chất hay tiệt khuẩn bằng hoá chất đều có tác dụng diệt HIV

theo dõi chuyển dạ

1 Chuẩn bị

1.1 Phòng chờ đẻ nằm liền kề phòng đẻ

ư Có cân và thước đo chiều cao cho sản phụ

1.2 Chuẩn bị phương tiện dụng cụ

ư ống nghe tim thai

Trang 25

ư Thước dây (đo cao tử cung và vòng bụng), thước

Beaudeloque

ư Bảng tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh

ư Nước sạch rửa ngoài, ấm hoặc bốc đựng nước rửa

ư Các dung dịch truyền: Glucose, muối

ư Bộ dây truyền, bơm, kim tiêm

ư Cồn 700

ư Bông sát khuẩn vô khuẩn

1.4 Chuẩn bị thai phụ

ư Giải thích diễn biến của cuộc chuyển dạ

ư Trao đổi với thai phụ về công việc của người hộ sinh sắp làm

ư Hướng dẫn sản phụ tư thế nằm, thở, rặn đẻ Nhắc thai phụ uống nước

2 Hỏi, nghe, ghi chép vào hồ sơ và biểu đồ chuyển dạ

ư Thông tin về nhân thân thai phụ (họ tên, tuổi )

ư Dấu hiệu đầu tiên của chuyển dạ:

+ Đau bụng: Chị bắt đầu đau khi nào, cơn đau xuất hiện như thế nào?

+ Ra dịch nhầy hồng âm đạo: Đó là dấu hiệu sớm của chuyển dạ, thai phụ có thể phân biệt với ra máu trước đẻ ở chỗ là chất nhầy dính và có thể căng ra giữa 2 ngón tay

+ Ra nước ối: Ra khi nào, ồ ạt hay ra ít?

+ Chị có ra máu âm đạo không: Ra máu âm đạo trong quá trình chuyển dạ là dấu hiệu đáng lo ngại, cần chuyển tuyến trên hoặc mời bác sỹ đến khám

ư Hỏi thai phụ ăn bữa cuối khi nào Chuyển dạ có thể làm cho thai phụ nôn khi ăn no Khuyên thai phụ không nên ăn quá nhiều, giải thích đâu là những đồ

ăn thức uống thích hợp với thai phụ và nên ăn từng ít một

ư Hỏi thai phụ đi đại tiện lần cuối khi nào Trực tràng rỗng làm cho thai nhi xuống tốt hơn Nếu thai phụ

Ngày đăng: 25/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w