Ảnh hưởng của vi sinh vật đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô (Trang 66 - 72)

của giống ngô LVN10 và nếp lai số 1 và LCH9 ở vụ Thu Đông 2009

Số hàng hạt trên bắp là yếu tố cấu thành năng suất được quy định bởi yếu tố di truyền, ít chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh và tương đối ổn định.

Số hạt/hàng chịu tác động của yếu tố di truyền, ngoài ra nó còn chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh như: Điều kiện chăm sóc, khí hậu thời tiết…Vào thời kỳ thụ phấn nếu gặp điều kiện bất thuận, làm giảm khả năng thụ tinh thụ phấn dẫn tới giảm số hạt/hàng.

Khối lượng 1000 hạt (P1000) là yếu tố tương quan chặt chẽ với năng suất. Các giống có hạt nhỏ, khối lượng 1000 hạt thấp, năng suất không cao và ngược lại P1000 hạt cao thì năng suất caọ P1000 là yếu tố di truyền nhưng chịu tác động của nhiều yếu tố trong quá trình canh tác như: Tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong phân bón, quá trình làm cỏ, vun xớị Nó phản ánh được phần nào chất dinh dưỡng tích lũy trong hạt và độ lớn của hạt. Khối lượng 1000 hạt liên quan tới tiềm năng năng suất của các giống.

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các vi sinh vật nghiên cứu đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô nếp lai số 1 được tổng hợp trong bảng 6 cho thấy, số hàng trên bắp biến thiên từ 10,6 hàng ở công thức không bổ sung vi sinh, 11,0 hàng ở công thức bổ sung đơn chủng phân giải silicat, 11,2 hàng ở công thức bổ sung chủng cố định ni tơ tự do, 11,3 với công thức bổ sung chủng có khả năng kích thích sinh trưởng và 11,5 khi bổ sung chủng phân giải phốt phát khó tan, cuối cùng là cao nhất ở công thức bổ sung hỗn hợp cả 4 chủng là 12,5 hàng. Như vậy, tất các công thức bổ sung vi sinh vật ở dạng đơn lẻ đều cho số hàng tương đương với đối chứng, duy nhất công thức hỗn hợp chủng cho số hàng cao nhât.

Số hạt trên hàng cao nhất ở công thức bổ sung hỗn hợp các chủng là 21,7 hạt/hàng, thấp nhất là công thức không bổt sung vi sinh vật là 18,7 hạt/ hàng, các công thức bổ sung vi sinh vật ở dạng đơn lẻ đều cho số hạt/hàng tương đương với công thức không bổ sung vi sinh vật

Khối lượng 1000 hạt của giống là đại lượng liên quan chặt chẽ đến năng suất. Ở bảng này cho thấy, khối lượng 1000 hạt của các công thức tương đối đồng đều, ở công thức sử dụng hỗn chủng đạt cao nhất là 214g, công thức không bổ sung vi sinh vật thấp nhât là 212,8 g. Các công thức bổ sung đơn chủng dao động từ 212,5g đến 213,8 g.

Kết quả nghiên cứu cũng xác nhận năng suất của giống nếp lai số 1 cao nhất là 45,3 tạ/ha khi sử dụng hỗn hợp các chủng, rồi giảm dần ở các công thức sử dụng đơn chủng, cuối cùng là thấp nhất là 42,2 tạ/ha ở công thức không sử dụng vi sinh vật. Tuy nhiên, năng suất ở các công thức sử dụng vi sinh vật ở dạng đơn lẻ không sai khác so với công thức 6 (không bổ sung vi sinh vật).

Bảng 6. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống Nếp lai số 1

Chỉ tiêu theo dõi Công thức Số hàng trên bắp Số hạt trên hàng P1000hạt (gr) Năng suất hạt (tạ/ha) CT1 NPK + 11107 11,5 20,6 213,8 43,5 CT2 NPK + B57 11,3 20,3 213,5 43,8 CT3 NPK + 3.1 11,0 20,2 212,8 43,5 CT4 NPK + AT73 11,2 20,3 212,5 43,8 CT5 Hỗn hợp các chủng 12,5 21,7 214,0 45,3 CT6 ĐC: không VSV 10,6 18,7 212,8 42,2 LSD0,05 1,8 2,8 2,1 CV 5% 7,8 5,3 1,4

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các vi sinh vật nghiên cứu đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô LVN 10 được tổng hợp trong bảng 7 cho thấy, số hàng trên bắp của giống LVN10 biến thiên từ 12,1 hàng ở công thức không bổ sung vi sinh vật đến 13,8 hàng ở công thức bổ sung hỗn

hợp vi sinh vật. Trong đó, các công thức bổ sung đơn chủng có số hạt trên hàng lần lượt là 12,3 đến 12,7 hàng và không sai khác so với đối chứng là 10,6 hàng. Công thức có bổ sung hỗn hợp vi sinh vật cho số hàng trên bắp là 13,8 hàng và cao hơn công thức không bổ sung vi sinh vật có số hàng là 12,1.

Số hạt trên hàng của giống LVN10 đạt từ 18,7 hạt ở công thức không bổ sung vi sinh vật đến 21,1 hạt ở công thức bổ sung chủng phân giải silicat, 21,0 hạt ở công thức bổ sung chủng cố định ni tơ tự do, 21,1 hạt ở công thức bổ sung chủng có khả năng sinh chất kích thích sinh trưởng và 21,0 hạt ở công thức sử dụng chủng phân giải hợp chất phốt phát khó tan, cuối cùng là cao nhất 21,7 hạt ở công thức sử dụng hỗn hợp tất cả cá chủng vi sinh vật.

Khối lượng 1000 hạt của giống LVN10 cao nhất ở công thức bổ sung hỗn chủng vi sinh vật là 250,5g, thấp nhất là 250g ở công thức không bổ sung vi sinh vật. Các công thức bổ sung đơn chủng tương đối đồng đều, nó dao động từ 250,1 g đến 250,5g.

Số liệu bảng 7 cũng xác nhận các công thức có sử dụng vi sinh vật ở dạng đơn lẻ có năng suất không sai khác so với công thức không bổ sung vi sinh vật và cao nhất lá công thức sử dụng hỗn hợp các chủng. Cụ thể, công thức không sử dụng vi sinh có năng suất thấp nhất là 54,4 tạ/ha, công thức bổ sung đơn chủng phân giải silicat là 55,2 tạ/ha, chủng phân giải phốt phát khó tan là 55,7 tạ/ha, với chủng cố định ni tơ tự do là 55,5 tạ/ha, khi bổ sung chủng có khả năng kích thích sinh trưởng là 55,1 tạ/ha, cuối cùng công thức có năng suất cao nhất 58,3 tạ/ha là sử dụng hỗn hợp 4 chủng vi sinh vật.

Bảng 7. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống LVN10

Chỉ tiêu theo dõi Công thức Số hàng trên bắp Số hạt trên hàng P1000hạt (gr) Năng suất hạt (tạ/ha) CT1 NPK + 11107 12,4 21,1 250,2 55,7 CT2 NPK + B57 12,7 21,0 250,5 55,1 CT3 NPK + 3.1 12,3 21,1 250,2 55,2 CT4 NPK + AT73 12,5 21,0 250,1 55,5 CT5 Hỗn hợp các chủng 13,8 21,7 250,5 58,3 CT6 ĐC: không VSV 12,1 18,7 250,0 54,4 LSD0,05 1,6 2,5 3,5 CV 5% 6,7 5,6 1,4

Tổng hợp kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vi sinh vật đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống ngô LCH9 được trình bày trong bảng 8. Kết quả thí nghiệm xác nhậnvới giống LCH9, số hàng trên bắp cao nhất ở công thức sử dụng hỗn hợp 4 chủng vi sinh vật là 12,6 hàng, rồi thấp dần ở công thức sử dụng đơn chủng phân giải silicat là 12,2 hàng, công thức bổ sung chủng có khả năng sinh kích thích tăng trưởng là 11,9 hàng, ở 2 công thức sử dụng 11107 và AT73 có sơ hàng trên bắp là 11,6 hàng, cuối cùng là công thức không bổ sung vi sinh vật có số hàng thấp nhất là 11,0 hàng. Như

vậy, các công thức sử dụng vi sinh vật đơn lẻ có số hàng trên bắp không sai khác so với đối chứng và cao nhất ở công thức sử dụng hỗn hợp các chủng.

Số hạt trên hàng ở các công thức sử dụng đơn chủng vi sinh vật là 20,1 hạt ở công thức bổ sung chủng 3.1, công thức bổ sung chủng AT73 là 20,3 hạt, 20,4 là khi bổ sung chủng 11107, công thức bổ sung B57 cho số hạt trên hàng là 20,7 hạt. Đặc biệt, ở công thức bổ sung hỗn hợp 4 chủng cho số hạt trên hàng là cao nhất 20,9 hạt còn công thức cho số hạt trên hàng thấp nhất 17,6 hạt là công thức không sử dụng vi sinh vật và không sai khác so với công thức sử dụng hỗn chủng.

Khối lượng 1000 hạt ở công thức bổ sung hỗn chủng đạt cao nhất là 250,4g, thấp nhất ở công thức không sử dụng vi sinh vật là 250 g. Các công thức còn lại sử dụng đơn chủng có khối lượng từ 250,1g đến 250,3g.

Từ kết quả thứ nghiệm nêu trên có thể thấy năng suất ngô của công thức sử dụng hỗn chủng đạt cao nhất là 59,3 tạ/ha và thấp nhất ở công thức không sử dụng vi sinh vật là 55,1 tạ/hạ

Bảng 8. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống LCH9

Chỉ tiêu theo dõi Công thức Số hàng trên bắp Số hạt trên hàng P1000hạt (g) Năng suất hạt (tạ/ha) CT1 NPK + 11107 11,6 20,4 250,1 57,4 CT2 NPK + B57 11,9 20,4 250,2 56,1 CT3 NPK + 3.1 12,2 20,1 250,3 57,2 CT4 NPK + AT73 11,6 20,3 250,1 56,1 CT5 Hỗn hợp các chủng 12,6 20,9 250,4 59,3 CT6 ĐC: không VSV 11,0 17,6 250,0 55,1 LSD0,05 1,57 2,9 3,65 CV 5% 6,5 5,9 1,8

Từ các kết quả thí nghiệm nêu trên có thể rút ra nhận xét: Tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cả 3 giống ngô thí nghiệm ở công thức có bổ sung vi sinh vật ở dạng hỗn hợp luôn cho hiệu quả cao nhất, các công thức ở dạng dơn lẻ không sai khác so với đối chứng là không sử dụng vi sinh vật.

3.2. HIỆU QỦA CỦA VI SINH VẬT ĐẾN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG DINH DƯỠNG CỦA CÂY NGÔ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)