PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô (Trang 47 - 49)

Các phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học của các chủng vi sinh vật nghiên cứu bao gồm:

+ Hoạt tính cố định ni tơ của vi sinh vật được xác định bằng đo hoạt tính nitrogienza theo phương pháp khử axetylen thành etylen, định lượng bằng phương pháp sắc kí khí.

+ Hoạt tính phân giải hợp chất photpho khó tan của vi sinh vật được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8565:2010)(TCVN 6167-1996)

Khả năng phân giải photphat khó tan được xác định bằng phương pháp đo vòng phân giải Ca3(P04)2 trên môi trường đặc; đó là vòng tròn trong suốt bao quanh khuẩn lạc (đối với trường hợp cấy điểm) hoặc lỗ thạch (đối với trường hợp khoan lỗ thạch), nơi mà vi sinh vật phân giải Ca3(P04)2. Thông qua hàm lượng P2O5 hòa tan trong dịch nuôi cấy – phương pháp so màu “Xanh molipden

+ Khả năng phân giải silicat được xác định bằng phương pháp đo vòng phân giải Silicat trên môi trường đặc có chứa bột thủy tinh; đó là vòng tròn trong suốt bao quanh lỗ thạch, nơi mà vi sinh vật phân giải bột thủy tinh

+ Khả năng sinh tổng hợp IAA thô của vi sinh vật được xác định theo phương pháp Salkowsky cải tiến (Mathurot Chaiharn, Saisamorn Lumyoung, Curr Microbiol, 2011).

Độ an toàn sinh học của các chủng vi sinh vật được xác định thông qua định danh các chủng bằng phương pháp sinh học phân tử dựa trên cơ sở giải trình tự đoạn gen 16s ARN riboxom của các chủng vi khuẩn nghiên cứu, so sánh với các trình tự có sẵn trong ngân hàng gen quốc tế EMBL bằng phương pháp FASTA 33 để định loại đến loài các chủng vi sinh vật. Cặp mồi được thiết kế dựa trên trình tự đoạn gen mã hóa 16s ARN riboxom của chủng Ẹcoli

(J01695), tương ứng với các vị trí nucleotid 15-33 (cho mồi xuôi) và 1548- 1532 (cho mồi ngược). Trình tự nucleotit của các chủng nghiên cứu được giải trình trên máy tự động ABI-377 của Hãng Perkin-Elmer (Mỹ), sau đó được xử lý bằng chương trình SeqEd1.03 và chương trình AssemblyLIGN 1.9 trong hệ chương trình MacVector 6.5.3 (Oxford Molecular Inc.). Truy cập Ngân hàng Gen bằng chương trình Entrez/nucleotide/ tìm kiếm các trình tự gen 16s ARN riboxom của vi khuẩn. So sánh đối chiếu và xử lý số liệu của tất cả các chuỗi bằng chương trình GENDOC2.5. Thành phần nucleotit được thu nhận bằng cách sử dụng bộ mã của vi sinh vật bậc thấp (vi khuẩn) trong Ngân hàng Gen (bảng mã di truyền số 11) thông qua chương trình GENDOC 2.5. Tên vi sinh vật được xác định với xác xuất tương đồng cao nhất.

Khả năng tương tác của các chủng VSV tuyển chọn được đánh giá thông qua mức độ đối kháng của các chủng trên môi trường thạch đĩa và trên cây ngô trong nhà lướị

Ảnh hưởng của các vi sinh vật nghiên cứu đối với cây ngô được thực hiện thông qua các thí nghiệm trong nhà lưới tại Viện Thổ nhưỡng nông hóa với các công thức:

CT1: VSV kích thích sinh trưởng + nền NPK

CT2: VSV Phân giải hợp chất phốt phát + nền NPK CT3: VSV Phân giải silicat + nền NPK

CT4: VSV cố định ni tơ + nền NPK CT5: Hỗn hợp các chủng + nền NPK CT6: ĐC: không VSV + nền NPK

Các giống ngô Nếp lai số 1, LVN10, LCH9 được trồng trong xô nhựa, có thể tích 15 lit/xô, chứa 15 kg đất. Mỗi công thức được lặp lại 3 lần. Các khâu gieo hạt, tỉa thưa, chăm sóc và bón phân được thực hiện theo qui trình của tác giả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô (Trang 47 - 49)