TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓ NỞ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô (Trang 31 - 33)

Theo tác giả Bùi Huy Hiền (2002), từ năm 1985 đến nay tình hình sử dụng phân đạm ở nước ta tăng trung bình là 7,2%/năm, phân lân là 13,9%/năm, phân kali là 23,9%/năm. Tổng lượng N + P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0%/năm. Tỷ lệ N : P2O5 : K2O trong 10 năm qua đã cân đối hơn với tỷ lệ tương ứng qua các năm 1990, 1995 và 2000 là 1 : 0,12 : 0,05; 1 : 0,46 : 0,12 và 1 : 0,44 : 0,37. Lượng phân bón/ha cũng đã tăng lên qua các năm 1990, 1995, 2000 với tổng lượng N : P2O5 : K2O tương ứng là 58,7; 117,7 và 170,8 kg/ha, tỷ lệ này còn thấp so với các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Nhật với tổng lượng N : P2O5 : K2O khoảng 240 – 400 kg/hạ

Tổng kết tình hình sử dụng phân bón trong lĩnh vực nông nghiệp các năm qua, nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng sử dụng phân bón tại Việt Nam gia tăng khá mạnh. So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2% trong chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đây cũng là một khoản chi phí tương đối lớn. Nhu cầu phân bón hằng năm của Việt Nam khoảng 7,5 – 8 triệu tấn phân bón các loại trong đó loại phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, kế đến là phân Urê 2 triệu tấn năm, phân lân 1,3 triệu tấn/năm. Theo Báo cáo nông sản Việt Nam năm 2008, cơ cấu nhu cầu từng loại phân bón được sử dụng trong năm như sau: Phân urê 25%; Phân SA 7%; Phân Kali 9% ; Phân lân 17%; Phân NPK 33%; Phân DAP 9% .

Như vậy, canh tác nông nghiệp nói chung và canh tác ngô nói riêng ở nước ta có xu hướng ngày càng sử dụng nhiều phân bón hóa học. Theo TS Trương Hợp Tác (Trưởng phòng đất & phân bón - Cục Trồng trọt) cho biết, tính từ năm 1985 đến nay, tổng diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%, nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517%. Tổng kết năm 2008, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng là 2,4 triệu tấn/năm. Trong đó, ngô 230 nghìn tấn (chiếm 8,96. Ngoài phân bón vô cơ hàng năm nước ta còn sử dụng hàng triệu tấn phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh các loạị Mặc dù so với các nước trong khu vực và trên thế giới, lượng phân bón sử dụng trên một đơn vị diện tích gieo trồng ở nước ta vẫn còn thấp, năm cao nhất mới chỉ đạt khoảng 195 kg NPK/hạ Tuy nhiên, theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hoá học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60 - 65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55 - 60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt, tầng nước ngầm và không khí.

Riêng với cây ngô, yêu cầu về phân bón tùy thuộc vào giống và loại đất. Theo khuyến cáo, liều lượng phân bón sử dụng cho ngô trên các loại đất khác nhau là khác nhau (Theo hướng dẫn của Công ty cổ phần vật tư nông sản).

Trên thực tế, lượng phân chuồng dường như không bao giờ được đáp ứng đủ trong sản xuất ngô, nhất là khu vực miền núi, nơi có diện tích trồng ngô chủ yếụ Điều đó càng khiến đất bị chai, thoái hóa nhanh ảnh hưởng đến năng suất và tính bền vững trong canh tác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)