Giống ngô lai đơn LCH9 của Viện nghiên cứu ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô (Trang 42 - 96)

Nguồn gốc: Giống ngô lai LCH9 do Viện Nghiên cứu ngô lai tạo từ

năm 2001 bằng phương pháp lai đỉnh giữa mẹ (K-29) với 15 dòng khác nhau, giống bắt đầu được đưa vào mạng lưới khảo nghiệm ngô quốc gia từ năm 2002-2003 và được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống cho sản xuất thử năm 2004 cho các tỉnh miền Bắc.

Một số đặc điểm, đặc tính của giống: thời gian sinh trưởng: vụ xuân 105 -

119 ngày; vụ thu 90 - 95 ngày; vụ đông 110 - 115 ngàỵ Khả năng chống đổ và chịu hạn tốt, ít sâu bệnh. Chiều cao cây 200 ± 10 cm, cao đóng bắp 100 ± 10 cm, bắp dài 20 ± 1 cm, có 14-16 hàng hạt, khối lượng 1.000 hạt 320 ± 15 gram; Hạt màu vàng, dạng

Quy trình kỹ thuật thâm canh:

- Chọn đất và làm đất: chọn đất tơi xốp, thoát nước. Đất sạch cỏ dại, ruộng bằng phẳng trước khi gieọ

- Thời vụ: Bố trí gieo trồng ở thời vụ tốt nhất của địa phương, cần bố trí sao cho ngô tránh trỗ cờ khi khô nóng (các tháng 7-8) ở miền Bắc, hoặc khô lạnh (15/2). Gieo được cả 3 vụ trong năm.

- Mật độ gieo trồng : Mật độ 5,7 vạn cây/ha (khoảng 2.000 cây/sào Bắc bộ); Khoảng cách 70 x 28 cm (1 cây/hốc; Lượng giống 20 kg/hạ

Phân bón và cách bón:

- Để đạt hiệu quả cao cần bón đủ loại và đủ lượng phân, bón xa hạt khi gieo và xa gốc khi cây non. Lượng phân bón cho 1 ha: 8-10 tấn phân chuồng + 300 kg ure + 300 kg lân supe + 120 kg kali cloruạ

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân (hoặc NPK hỗn hợp); Bón thúc lần 1 khi ngô 3-4 lá, xới phá váng, bón 1/3 lượng ure + 1/2 kali và vun lấp kín phân sau khi bón; Thúc lần 2 khi ngô 9-10 lá, xới cỏ trong hàng, bón 1/3 ure + 1/2 kaly, vun cao lấp phân; Thúc lần 3 trước khi ngô trỗ 7-10 ngày, bón hết số đạm còn lại, vun lấp phân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô (Trang 42 - 96)