Thí nghiệm trong nhà lưới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô (Trang 72 - 82)

Thí nghiệm được thực hiện đối với giống LCH9 ở vụ xuân hè 2010 trong nhà lưới với liều lượng phân NPK khoáng giảm từ 10 đến 30% so với nền bón thông thường. Kết quả được trình bày trong các bảng 9, 10 và 11.

Bảng 9. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống LCH9 vụ xuân hè 2010

Chỉ tiêu theo dõi

Công thức TN Cao cây (cm) Số lá Chiều cao đóng bắp (cm) CT1 100%NPK+VSV +HC 160 15 62,2 CT2 90% NPK +VSV+HC 158 15 60,6 CT3 80% NPK +VSV+HC 158 14,5 60,6 CT4 70% NPK +VSV+HC 152 14 57,6 CT5 100% NPK +HC 145 14 52,6 CT6 90% NPK+HC 140 14 48,3 CT7 80% NPK +HC 145 14 47 CT8 70% NPK +HC 135 14 45,3 LSd0,05 12,7 0,5 7,8 CV % 5,4 4,9 1,9

Số liệu nghiên cứu trình bày tại bảng 9 cho thấy tất cả các công thức có bổ sung vi sinh vật và giảm lượng phân khoáng đến 20 % đều cho các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn các công thức không bổ sung vi sinh vật. Các công thức bổ sung vi sinh vật có chiều cao cây biến động từ 152 cm ở công thức giảm 30% phân bón đến 160 cm ở công thức 100% và 90% , 80% phân bón là 158 cm. Các công thức không bổ sung vi sinh vật có chiều cao cây từ 135 cm đến 145 cm. Tuy nhiên, ở cùng một lượng phân hóa học 100%, công thức có bổ sung vi sinh vật có chiều cao cây là 160 cm, không bổ sung vi sinh vật là 145 cm. Khi giảm lượng phân bón xuống còn 80% thì công thức bổ sung vi sinh vật có chiều cao là 158 cm, công thức không bổ sung vi sinh vật là 145 cm. Đặc biệt, khi giảm phân bón 20% và bổ sung vi sinh có chiều cao cây là 158 cm vẫn cao hơn so với công thức không bổ sung vi sinh vật nhưng vẫn 100% lượng phân bón. Như vậy, ở thí nghiệm này cho thấy tác dụng của vi sinh vật đến sinh trưởng của cây ngô khá rõ bằng cách giảm lượng phân bón và bổ sung vi sinh thì các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn khi không có vi sinh mà vẫn giữ 100% phân bón.

Số lá ở tất cả các công thức thí nghiệm từ 14 đến 15 lá là tương đối đồng đều, cả ở công thức có vi sinh vật và không vi sinh vật. Tuy nghiên, ở các công thức bổ sung vi sinh vật có số lá cao nhất là 15 lá ở công thức 100% và 90% phân bón, công thức 80% là 14,5 lá , 14 lá ở công thức 70% phân bón. Các công thức không có vi sinh đều có số lá là 14 lá.

Chiều cao đóng bắp tăng dần từ 57,6 cm đến 62,2 cm. Các công thức không bổ sung vi sinh vật thì chiều cao cây biến động từ 45,3 cm ở 70% phân bón đến 52,6 cm ở 100%. So sánh từng cặp cùng lượng phân bón NPK và bổ sung hay không bổ sung vi sinh vật, thì các công thức có vi sinh vật đều cho các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn công thức không bổ sung vi sinh vật. Ở công thức giảm 20% phần trăm phân bón có bổ sung vi sinh có chiều cao đóng bắp là 60,6

cm và cao hơn công thức 100% lượng phân bón có chiều cao là 52,6 cm. Như vậy, vi sinh vật lại thể hiện hiện rõ tác dụng trong việc giúp cây ngô hấp thụ được nhiều dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn so với các công thức không sử dụng vi sinh.

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng cần phải tích luỹ được một lượng chất khô nhất định thông qua quá trình quang hợp. Chính vì vậy thông qua lượng chất khô mà cây đồng hoá chúng ta có thể biết được khả năng quang hợp diễn ra trong câỵ Theo tác giả Đào Quang Vinh: Năng suất hạt và sự tích luỹ chất khô có tương quan thuận rất chặt. Muốn tăng lượng chất khô tích luỹ mà nhằm tăng năng suất hạt cần tăng cường sự phát triển của bộ lá ở giai doạn đầu, duy trì bộ lá và khả năng quang hợp ở giai đoạn saụ Theo Đỗ Thị Xô và cs 1995, hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1 tạ thân lá ngô (kg tính theo chất khô) là: 0,78 N; 0,29 P2O5; 1,25 K2Ọ Vậy, khối lượng thân lá càng lớn, đồng nghĩa với khả năng tích lũy chất khô càng cao thì lượng dinh dưỡng trả lại cho đất càng nhiềụ

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của vi sinh vật đối với khả năng tích lũy chất xanh của của giống ngô LCH9 được trình bày trong bảng 10 cho thấy, ngoài các chỉ tiêu sinh trưởng, vi sinh vật còn có tác dụng giúp cây tích lũy chất xanh. Cụ thể, ở tất cả các công thức có bổ sung vi sinh vật và cùng nền NPK đều cho năng suất chất khô cao hơn hơn các công thức không bổ sung vi sinh vật. Đây chính là nguyên liệu được sử dụng làm phân bón trả lại cho đất và hạn chế dùng phân hóa học.

Ngoài sự tác động của vi sinh vật đến sinh trưởng phát triển và khả năng tích lũy chất khô, một lần nữa vi sinh vật lại thể hiện ưu điểm đối với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô lai LCH9 ở vụ xuân hè 2010.

Bảng 10. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến khả năng tích lũy chất xanh của của giống ngô LCH9 vụ xuân hè 2010

Chỉ tiêu theo dõi Công thức TN

Khối lượng cây tươi (g) Khối lượng cây khô (g) CT1 100% NPK+VSV +HC 300 190 CT2 90% NPK +VSV+HC 300 175 CT3 80% NPK +VSV+HC 290 176 CT4 70% NPK +VSV+HC 270 169 CT5 100% NPK +HC 270 130 CT6 90% NPK+HC 245 125 CT7 80% NPK +HC 210 105 CT8 70% NPK +HC 210 98

Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây ngô khi được nhiễm hỗn hợp vi sinh vật và ảnh hưởng của chúng đến năng suất khô được trình bày trong bảng 11. Ở thí nghiệm này, chiều dài bắp ở các công thức bổ sung vi sinh từ 19,0 cm đến 20,5 cm, không bổ sung vi sinh vật từ 17,2 cm đến 18,5 cm. Đặc biệt, cùng nền phân bón 80% NPK thì công thức có bổ sung vi sinh vật là 20,0 cm còn không bổ sung vi sinh vật là 18,0 cm. Khi công thức không vi sinh giữ 100% NPK thì chiều dài bắp là 18,5 cm vẫn ngắn hơn công thức 80% NPK có bổ sung vi sinh vật.

Số hàng trên bắp biến đổi từ 10,7 hàng đến 12,2 hàng. Các công thức bổ sung vi vật và giảm lượng phân khóang đến 20% có số hàng trên bắp cao

hơn các công thức không vi sinh giữ nguyên 100 % lượng phân khoáng. Số hạt trên hàng của các công thức bổ sung vi vật dao động từ 24,7 hạt ở công thức 70% NPK đến 25,5 ở công thức 100% NPK, các công thức không bổ sung vi sinh chỉ dao động từ 22,3 ở công thức 70% NPK đến 22,7 ở công thức 100% NPK. Ở cùng nền phân bón là 80% NPK, thì công thức có bổ sung vi sinh vật có số hạt trên hàng là 25,2 hạt, công thức không vi sinh là 22,5 hạt, khi tăng lên 100% NPK mà không có vi sinh thì số hạt là 22,7 hạt vẫn thấp hơn công thức 80% NPK có vi sinh vật.

Khối lượng 1000 hạt và năng suất cá thể của tất cả các công thức bổ sung vi sinh vật và giảm lượng phân khoáng đến 20 % đều cao hơn các công thức không bổ sung vi sinh. Ở các công thức có vi sinh vật thì khối lượng 1000 hạt từ 244,1 g ở công thức 70% NPK đến 245,5 g ở công thức 100% NPK. Các công thức không bổ sung vi sinh có khối lượng 1000 hạt từ 244,1 g ở công thức 70% NPK đến 244,3 g ở công thức 100% NPK.

Ở cùng lượng phân bón 100% NPK, năng suất cá thể của công thức có vi sinh vật là 105,1g còn công thức không vi sinh là 88,9 g. Khi giảm lượng phân bón xuống 80% và bổ sung vi sinh thì năng suất cá thể là 102,7 g cao hơn công thức không vi sinh và 100% NPK.

Bảng 11. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống LCH9 vụ xuân hè 2010

Chỉ tiêu theo dõi

Công thức TN Hàng/ bắp Dài bắp (cm) Hạt/ hàng P1000 (g) Năng suất thực thu ( g/cây) CT1 100%NPK+VSV+HC 12,2 20,5 25,5 245,5 105,1 CT2 90% NPK +VSV+HC 12,0 20 25,5 245,3 102,8 CT3 80% NPK +VSV+HC 12,0 20 25,2 244,7 102,7 CT4 70% NPK +VSV+HC 11,3 19 24,7 244,1 101,0 CT5 100% NPK +HC 10,3 18,5 22,7 244,3 88,9 CT6 90% NPK+HC 11,0 18,4 22,5 244,1 88 CT7 80% NPK +HC 10,7 18 22,5 244,1 88,4 CT8 70% NPK +HC 10 17,2 22,3 244,1 81,1 LSd 0,05 1,6 1,4 2,4 3,7 CV % 6,4 4,9 5,6 1,8

Từ các thí nghiệm trên cho thấy, ở thời vụ khác nhau, giống khác nhau hay khác thời vụ nhưng vẫn 1 giống thì hiệu quả của vi sinh vât đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô vẫn phát huy tác dụng, ngay cả khi giảm lượng phân bón xuống 20% thì các chỉ tiêu sinh trưởng và các yếu tố cấu

thành năng suất vân cao hơn khi giữ nguyên 100% NPK mà không có vi sinh. Điều đó làm cơ sở để đề tài tiến hành thử nghiệm trên ruộng sản xuất đối với giống LCH9 đang sản xuất phổ biến ở vụ xuân hè 2011 tại Đông Anh, Hà Nộị

3.2.2. Thí nghiệm trên ruộng sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh hưởng của vi sinh vật đến khả năng sử dụng dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của giống ngô LCH9 trong điều kiện sản xuất

Bảng 12. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống LCH9 vụ xuân hè 2011

Chỉ tiêu theo dõi

Công thức TN Cao cây ( cm) Số lá Chiều cao đóng bắp ( cm) CT1 100% NPK + HC 193,6 15 88,8 CT2 80% NPK + HC 193,4 14,6 89 CT3 100%NPK+ VS + HC 210,0 16,5 100,8 CT4 80% NPK+ VS + HC 202,4 16 100,5 LSd0,05 8,6 0,9 10,4 CV % 3,4 4,9 8,9

Bảng 12 cho thấy, chiều cao cây dao động từ 193,4 cm ở công thức nền NPK 80% đến 210 cm ở công thức nền NPK 100% bổ sung vi sinh . Chiều cao cây của của 2 công thức có bổ sung vi sinh cao hơn các công thức còn lại có

cùng nền phân bón. Ở công thức sử dụng vi sinh có chiều cao 210 cm trên nền 100% NPK và 202,4 cm khi giảm còn 80% NPK cao hơn các công thức còn lạị

Số lá ở tất cả các công thức không sai khác đáng kể, nó dao động từ 14,6 lá ở công thức 80% NPK đến 16,5 ở công thức 100% NPK bổ cơ vi sinh.

Chiều cao đóng bắp dao động từ 88,8 cm ở công thức 100% NPK đến 100,8 cm ở công thức 100% NPK bổ sung VS. Nhìn chung, tất cả các công thức có bổ sung vi sinh vật đều cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn công thức chỉ dùng nền NPK, hai công thức có bổ sung vi sinh là cao nhất, ngay cả khi giảm 20% NPK thì vẫn cao hơn công thức nền 100% NPK.

Ngoài chỉ tiêu sinh trưởng, vi sinh vật còn ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất xanh của ngô ở bảng 13.

Bảng 13. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến khả năng tích lũy chất xanh của giống ngô LCH9 vụ xuân hè 2011

Chỉ tiêu theo dõi Công thức thí nghiệm Khối lượng cây tươi (g) Khối lượng cây khô (g) % tạo chất khô thân lá CT1 100% NPK + HC 240 120 50,00 CT2 80% NPK + HC 220 115 52,27 CT3 100%NPK+ VS + HC 342,2 200 58,45 CT4 80% NPK+ VS + HC 340,2 195 57,32 Lsd0,05 26,64 19,3 CV % 7,5 9,2

Nhìn vào bảng 13 cho ta thấy, tất cả các công thức có bổ sung vi sinh vật đều cho cao hơn các công thức còn lại trên cùng nền NPK, 2 công thức bổ sung HC và VS cho năng suất cao nhất ngay cả khi giảm 20% phân bón thì vẫn cao hơn các công thức khác ở 100% NPK.

Bảng 14. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống LCH9 vụ xuân hè 2011

Chỉ tiêu theo dõi

Công thức TN Dài bắp (cm) Hàng/bắp Hạt/ hàng (hạt) P1000 (g) Năng suất (tạ/ha) CT1 100% NPK + HC 19 12,2 35,4 297,5 74 CT2 80% NPK + HC 19 12,4 35 296,0 73,5 CT5 100% NPK+VS + HC 21,7 13,8 41,2 300,0 82 CT6 80% NPK+ VS + HC 20,5 13,7 40,6 298,0 80 Lsd0,05 1,4 1,4 3,8 5,1 CV % 5,5 8,7 8,3 8,4

Kết quả ở bảng 14 cho thấy, tất cả các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức bổ sung vi sinh vật đều cho các chỉ số cao hơn các công thức còn lại ở cùng mức phân bón. Đặc biệt là công thức bổ sung vi sinh cho các chỉ số cao hơn hẳn, ngay cả công thức giảm 20% lượng phân bón NPK thì các chi tiêu năng suất và năng suất vẫn cao hơn các công thức khác.

Chiều dài bắp ở công thức 100% NPK có bổ sung vi sinh là 21,7 cm, , không bổ sung vi sinh là 19 cm. Khi giảm phân bón xuống còn 80% thì dài bắp là 20,5 cm có bổ sung vi sinh, bổ sung hữu cơ là 19 cm. Chúng ta thấy, giảm

NPK xuống còn 80% và bổ sung vi sinh thì chiều dài bắp vẫn dài hơn công thức 100% NPK không bổ sung một loại phân khác hay chỉ bổ sung 1 loạị

Số hàng trên bắp dao động từ 12,2 hàng ở công thức không bổ sung vi sinh đến 13,8 hàng ở công thức NPK bổ sung vi sinh. Trong đó, 2 công thức có bổ vi sinh có số hàng trên bắp là cao nhất, ngay cả khi giảm lượng NPK xuống 80%.

Số hạt trên hàng và khối lượng 1000 hạt của các công thức có bón bổ sung vi sinh đều cao hơn công thức không bổ sung. Khi giảm lượng phân bón hóa học 20% thì số hạt trên hàng cũng như khối lượng 1000 hạt vẫn cao hơn công thức 100% NPK không bổ sung vi sinh.

Năng suất của giống ngô LCH9 ở thí nghiệm này cao nhất là 82 tạ/ha ở công thức bổ sung vi sinh trên nền 100% NPK và 80 tạ/ha khi giảm xuống 80% NPK, cao hơn cả công thức 100% NPK

Như vậy, khi sử dụng hỗn hợp hữu cơ vi sinh nói riêng và vi sinh vật nói chung làm phân bón cho ngô thì năng suất cao hơn hẳn các công thức còn lạị Không những thế, sử dụng phân hữu cơ vi sinh còn giảm lượng phân bón đáng kể là 20%, giúp người dân tiết kiệm chi phí cho sản xuất cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô (Trang 72 - 82)